Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ

53 650 1
Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) phổ biến ở những nước nhiệt đới thuộc vùng châu Á: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Indonesia... Ở nước ta điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho bệnh sán lá ruột lợn phát triển và lây lan làm cho lợn sinh trưởng chậm, trung bình một sán lá làm giảm 1,86 g - 2,57g thịt trong một ngày (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Ký Sinh Trùng Thú y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1996). Lợn nái nhiễm bệnh thường gầy còm, thiếu sữa làm lợn con dễ mắc bệnh ỉa phân trắng, ỉa chảy, còi cọc, chậm lớn và tỷ lệ chết cao khi cai sữa. Bệnh sán lá ruột lợn mở cửa cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh. Sự có mặt của sán trưởng thành làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, một phần thức ăn mà lợn hấp thụ được phải chia cho chúng, người chăn nuôi phải tốn thêm một khoản chi phí thức ăn, chi phí cho điều trị bệnh. Tuy nhiên việc điều trị cho lợn bệnh cũng gặp nhiều khó khăn khi thuốc tẩy sán có hiệu quả là Dipterex đã bị cấm sử dụng từ tháng 5 năm 2002, các loại thuốc thông thường không có tác dụng với sán lá ruột lợn. Những tác hại trên của bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsis) đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi nước ta, năng suất chăn nuôi thấp, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nguy hiểm hơn bệnh còn lây sang người làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thừa Thiên Huế là nơi có hệ thống sông, suối, ao, hồ, mương máng, ruộng nước thấp tương đối nhiều

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Nước ta là một nước nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân thực sự là mặt trận hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng, trong đó có ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn trở thành truyền thống có từ rất lâu đời với các hình thức từ tận dụng đến qui mô lớn đã góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều người, con lợn thực sự trở thành người bạn thân thiết của nhân dân ta… Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn không phải lúc nào cũng thuận lợi, dịch bệnh hoành hành làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển đàn và cả chất lượng thịt đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) phổ biến ở những nước nhiệt đới thuộc vùng châu Á: Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Indonesia Ở nước ta điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho bệnh sán lá ruột lợn phát triển và lây lan làm cho lợn sinh trưởng chậm, trung bình một sán lá làm giảm 1,86 g - 2,57g thịt trong một ngày (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Ký Sinh Trùng Thú y, NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1996). Lợn nái nhiễm bệnh thường gầy còm, thiếu sữa làm lợn con dễ mắc bệnh ỉa phân trắng, ỉa chảy, còi cọc, chậm lớn và tỷ lệ chết cao khi cai sữa. Bệnh sán lá ruột lợn mở cửa cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh. Sự có mặt của sán trưởng thành làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, một phần thức ăn mà lợn hấp thụ được phải chia cho chúng, người chăn nuôi phải tốn thêm một khoản chi phí thức ăn, chi phí cho điều trị bệnh. Tuy nhiên việc điều trị cho lợn bệnh cũng gặp nhiều khó khăn khi thuốc tẩy sán có hiệu quả là Dipterex đã bị cấm sử dụng từ tháng 5 năm 2002, các loại thuốc thông thường không có tác dụng với sán lá ruột lợn. Những tác hại trên của bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsis) đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi nước ta, năng suất chăn nuôi thấp, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nguy hiểm hơn bệnh còn lây sang người làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thừa Thiên Huế là nơi có hệ thống sông, suối, ao, hồ, mương máng, ruộng nước thấp tương đối nhiều, điều kiện khí 1 hậu ẩm ướt, lụt lội thường xuyên cùng với thói quen dùng thực vật thuỷ sinh và rau sống cho lợn ăn vẫn còn phổ biến ở nhiều nông hộ làm nguy cơ mắc bệnh sán lá ruột lợn tương đối cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, để nắm được một cách chính xác hơn tình hình nhiễm bệnh sán lá ruột lợn và nhằm tìm ra loại thuốc có tác dụng hiệu quả để khuyến cáo cho người dân sử dụng, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, cô giáo hướng dẫn Lê Thị Vân Hà chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ” từ đó làm cơ sở cho việc phòng trừ bệnh sán lá ruột lợn một cách có hiệu quả hầu góp phần nhỏ phục vụ tốt hơn cho ngành chăn nuôi lợn và bảo vệ sức khoẻ con người. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột trên thế giới Bệnh sán lá ruột lợn, do Fasciolopsis buski (Lankaster, 1857) Odhner, 1802, gây ra là một bệnh chung cho người và lợn. Loại sán này được phát hiện đầu tiên vào năm 1843 do Busk tìm thấy ở tá tràng tử thi một người hải quân Ấn Độ, tại bệnh viện hàng hải ở Luân Đôn. Sau đó vào năm 1857, Lankaster đã mô tả về hình thái của sán này. Hai năm sau, Cobbold bổ sung thêm về hình thái. Năm 1899, Loss xác định vị trí của nó về mặt phân loại. Trường phái Nhật Bản tìm ra chu kì phát dục của Fasciolopsis buski từ năm 1920-1921 [26]. Về vòng đời của sán, đầu tiên do Nakagawa (1921) và Barlow (1925) nghiên cứu thành công gây nhiễm cho lợn và người ở Trung Quốc [26]. Sán lá ruột là một loài sán phổ biến nhất ở vùng viễn đông (châu Á), ngoài Đông Dương còn thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Philippin, Đài Loan, Srilanca… [29], [13], [14]. Ở Trung Quốc người ta thấy rằng tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở người tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhiễm của lợn. Ở Quảng Châu điều tra thấy tỷ lệ nhiễm ở người là 10 – 15 %, và lợn nhiễm 26% (Trần Tâm Đào, 1953). Ở Tân Hội người bị nhiễm 82 – 83 % và lợn nhiễm 32 – 43 % (Quan Tắc Đạt, 1938). Ngô Quang (1938) cho biết ở Triết Giang người mắc 36 %, lợn mắc 14 % [13], [26], [14], [9]. Có vùng có đến 65 % người mắc bệnh sán lá ruột, trẻ em mắc nhiều hơn người lớn và phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới [29]. Theo Wiwannikit và cộng sự (2002), tại Thái Lan bệnh sán lá ruột chiếm đến 10 % số ca nhiễm ký sinh trùng đường ruột [6]. Ngô Quang (1937) cho biết Fasciolopsis buski có thể sinh trưởng ở trong cơ thể chó, thỏ, hổ và trâu tới thời kỳ sắp đẻ trứng, ngược lại sán này hoàn toàn không thể sinh trưởng được ở trong cơ thể của mèo, dê, cừu, bò, chuột lang, chuột bạch [26]. Nghiên cứu về các loài ốc làm ký chủ trung gian, Trần Tâm Đào (1956) cho biết các loài ốc đĩa cảm nhiễm ấu sán khá cao, kiểm tra 5.514 ốc H. 3 umbilicalis tỷ lệ nhiễm ấu sán tới 1,45 %; trong 105 ốc Segmentina hemisphaerula tỷ lệ nhiễm tới 2,68 %. Theo Wanllace (1936) kiểm tra 504 ốc S. calathus tỷ lệ nhiễm ấu sán 0,66 %. Trần Vạn Lý báo cáo, ở Triết Giang tỷ lệ nhiễm ấu sán của Planorbis là 1,6 - 4,6 % [26]. Loài Echinostoma malayanum tìm thấy ở người sống gần Batang gần đường biên giới Sino - Tibetan (Bare, 1930). Đối với loài Gastrodiscoides hominnis được phát hiện ở người India và lợn. Sharma (1930) cho biết tỷ lệ nhiễm của những người lính Hindu là 3,2 %. Brau và Bruyant đã báo cáo một trường hợp ở người Cochin (Trung Quốc). Mathis và Leger cũng đã tìm thấy loài sán này ký sinh ở lợn với tỷ lệ 5 % [9]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở Việt Nam Ở Việt Nam, bệnh sán lá ruột lợn đã có từ lâu đời, nhưng mãi đến năm 1911, Mathis, Leger, và Brauche mới mô tả loài sán này khi thu thập mẫu vật từ ruột lợn và một số người bệnh ở Bắc Bộ, điều tra ở lợn thấy tỷ lệ nhiễm là 6 %. Hewdemen và Trần Thọ Huy (1925) cho biết 73 % lợn nhiễm sán. Đặng Văn Ngữ và Galliard (1941) thấy lợn nhiễm 6 – 12 % vào tháng 3 và 47 % vào tháng 12. Ở Huế, Railiet và Henry cho biết 16 % lợn nhiễm sán lá ruột. Cũng theo các tác giả ấy, Fasciolopsis buski là một ký sinh trùng phổ biến ở Bắc Bộ nhưng hiếm thấy ở người. Đặng Văn Ngữ và Galliard (1941) đã thấy 5 người bị nhiễm sán lá ruột lợn trong 5 năm [13], [14], [26], [29]. Bùi Lập và cộng sự (1989) nghiên cứu về giun sán lợn miền Trung và biện pháp phòng trừ cho biết tỷ lệ nhiễm Fasciolopsis buski ở lợn miền Trung rất thấp chỉ chiếm 2,53 % cường độ nhiễm từ 1 - 312 sán lá/cá thể, được phân bố đồng đều giữa các vùng. Ở miền núi tỷ lệ nhiễm 1,1 %, cường độ nhiễm 2 sán lá/lợn, vùng đồng bằng ven biển tỷ lệ nhiễm 1 %, cường độ nhiễm 1 - 2 sán lá/lợn. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1990) đã mổ khám 787 lợn ở 4 lứa tuổi khác nhau ở các tỉnh phía Nam thấy tỷ lệ nhiễm là 3,4 %. Những kết quả điều tra của nhiều tác giả đã xác định bệnh sán lá ruột lợn phân bố rộng khắp ở các tỉnh thuộc miền núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển từ Bắc đến Nam nước ta (Bùi Lập, 1977; Nguyễn Đăng Khải, 1977; Phạm Văn Khuê, 1982; Lương Văn Huấn, 1994…) [13]. 4 Khi nghiên cứu giun sán ký sinh ở lợn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Hữu Hưng (2002) thấy tại tỉnh Đồng Tháp tình hình nhiễm Fasciolopsis buski ở thị xã Cao Lãnh 11 %; Sa Đéc 1,25 %; huyện Hồng Ngự 10,5 %; huyện Tân Hồng 3,6 %. Tại tỉnh Hậu Giang, tình hình nhiễm Fasciolopsis buski ở huyện Châu Thành 10,34 %; huyện Thốt Nốt 0 %; huyện Vị Than 7,5 %; huyện Phụng Hiệp 5,5 %; thành phố Cần Thơ 1,06 %, huyện Thạch Trị 0 %. Tại tỉnh Kiên Giang và An Giang nhiễm Fasciolopsis buski ở huyện Gò Quao 14,6 %; huyện Giồng Riềng 31,64 %; Rạch Giá 17,72%; thị xã Long Xuyên 6,25%; huyện Phú Tân 8,82 %; huyện Tri Tôn 3,13 % [10]. Về cường độ nhiễm Fasciolopsis buski ở nước ta, khoảng từ 1 - 283 sán trong một cơ thể lợn. Có trường hợp thấy 1.746 sán ký sinh trong một lợn nái 600 kg ở nông trường Thống Nhất (Phạm Văn Khuê, 1925) [26]. Theo Đặng Văn Ngữ (1941), sán lấy ở nhiều lợn khác nhau thì kích thước khác nhau, trái lại ở cùng một lợn thì hầu như sán trưởng thành có cùng một kích thước, sán ký sinh ở lợn Việt Nam to hơn sán ký sinh ở lợn Trung Quốc [11], [22], [26]. Nguyễn Hoàng Yến (1971) đã thực nghiệm chu kỳ sán lá ruột với những điều kiện vật chủ trung gian và khí hậu ở Việt Nam thấy sự phát triển của chu kỳ sán lá ruột ở Việt Nam thực hiện nhanh hơn so với những tài liệu nước ngoài [25]. Đặng Văn Ngữ, Đỗ Dương Thái, Đỗ Trần Thận đã thấy các loại kháng nguyên của sán Fasciolopsis buski, Fasciola hepatica, Paragonimus ringeri đều cho những phản ứng chéo và do đó có thể kết luận sán lá ruột có những kháng nguyên chung với các sán lá ký sinh khác. Miễn dịch của sán lá ruột cũng được Vũ Thị Tuyết, Võ An Chấn nghiên cứu. Thí nghiệm trên một số nhỏ lợn cho thấy những lợn được bảo vệ bằng vacxin có hiện tượng giảm sán rõ rệt so với lợn đối chứng (Võ An Chấn, 1971) [25]. Theo Nguyễn Văn Thọ, Phan Lục (1999) khi nghiên cứu ấu trùng Cercariae ở ốc quanh khu vực chăn nuôi gia đình tại các địa điểm thuộc Gia Lâm và Đông Anh (ngoại thành Hà Nội), kiểm tra 41.365 ốc thấy tỷ lệ nhiễm Cercariae của sán lá là 13,8 % trong đó phát hiện được 2 loài ốc Polypilis 5 hemispherula và Gyraulus sinensis nhiễm Cercariae của sán lá ruột lợn 5,6 % [31]. Sán lá ruột Fascilopsis buski chủ yếu ký sinh trên lợn đã xác định ký sinh trên người ở một số tỉnh tại Việt Nam, trong đó có Ninh Bình và Nghệ An. Năm 2004, Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hòa đã tiến hành giải trình tự và phân tích chuỗi gen 18S ARN Ribosome của sán lá ruột lợn trưởng thành trên người thu thập tại hai tỉnh này. Cả 2 mẫu sán đều được xác định bằng hình thái học là Fasciolopsis buski [3]. Đối với loài Gastrodiscoides hominnis, những tài liệu cũ cho biết đã thấy ở lợn Trung Bộ, Nam Bộ (5 %); cũng thấy ở ruột già người Nam Bộ (Brau và Bruyant, 1911). Năm 1978, Lê Văn Hòa và Lê Thị Mỹ San đã tìm thấy loài này ký sinh ở lợn nhưng với tỷ lệ nhiễm thấp [9], [26]. Đối với Echinostoma malayanum ở Nam Bộ nhiễm 5,8 % nhưng lại ít gặp ở các tỉnh phía Bắc. Theo Phạm Chức (1986) cho biết lợn Hậu Giang nhiễm Echinostoma sp 9,3 %. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1978) cho biết lợn 6 tỉnh đồng bằng miền Tây và miền Đông Nam Bộ nhiễm Artyfechinostomum sufrartyfex với tỷ lệ 7,01 % [9]. 2.2. Vị trí của sán lá ruột lợn trong hệ thống phân loại Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) thuộc: Ngành sán dẹt Plathelminthes Lớp sán lá Trematoda Phân lớp Prosostomidea Bộ Fasciola Phân bộ Fasciolata Họ Fasciolidae Phân họ Fasciolopsinae Odher, 1910 Giống Fasciolopsis Loss, 1899 Loài Fasciolopsis buski (Lankaster, 1857) [18], [38]. 2.3. Hình thái và chu trình phát triển của Fasciolopsis buski, Echinostoma malayanum, Gastrodiscoides hominis 2.3.1. Fasciolopsis buski 2.3.1.1. Hình thái 6 Fasciolopsis buski có hình lá, màu đỏ hồng, phình rộng về phía sau, thon nhỏ về phía đầu. Sán dài 20 – 70 mm, dày 0,5 – 3 mm. Trên thân có phủ những gai nhỏ, có hai giác bám gần nhau ở phía trước cơ thể. Giác bám bụng lớn hơn giác bám miệng, thực quản ngắn, hầu nhỏ, manh tràng phân thành hai nhánh ngoằn ngoèo ở hai bên và kéo dài tới cuối thân [11]. Hai tinh hoàn phân nhánh hình cành cây, xếp trên dưới nhau. Buồng trứng phân nhánh nằm phía trước tinh hoàn, xếp lệch về bên trái. Tử cung uốn khúc nằm từ buồng trứng đến giác miệng. Tuyến noãn hoàng hình hạt xếp ở hai bên thân sán [4]. Trứng màu vàng, vỏ mỏng, phình rộng ở giữa, thon dần về phía hai đầu, ở đầu nhỏ hơn có nắp trứng, kích thước của trứng dài 0,125 – 1,47 mm x 0,063 – 0,084 mm. Phân bào phân bố đều, xếp kín trứng. Ranh giới giữa các phôi bào không rõ ràng [4]. 2.3.1.2. Chu trình phát triển Fasciolopsis buski phát triển gián tiếp có sự tham gia của vật chủ trung gian là những ốc nước ngọt Planorbis schemacheri, Gyraulus sinensis, G. saigonensis, Segmentina calathus, Polypilis hemisphaerula [4]. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn, trung bình mỗi ngày đẻ 15.000 - 48.000 trứng. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thích hợp (nước, nhiệt độ 27 – 32 0 C, pH 6 - 7, ánh sáng) nở thành mao ấu (Miracidium) chui ra khỏi trứng [9]. Phạm Văn Khuê (1971) đã thí nghiệm nuôi trứng sán ở nước muối 0,5%, nhiệt độ tủ ấm (28 - 32 0 C) và trong phòng nhiệt độ khoảng 30 - 34 0 C thì thấy thời gian trứng nở lần lượt là 13 - 14 ngày và 15 - 18 ngày. Mao ấu vừa mới nở phải chui vào trong cơ thể của ốc vật chủ trung gian thích hợp thì mới tiếp tục phát triển được, sau khi nở 1 - 2 giờ khả năng chui vào trong cơ thể ốc mạnh nhất và có thể sống trong nước 6 - 8 giờ. Mao ấu sau khi chui vào ốc thì tới hạch lâm ba biến thành bào ấu (Sporocyst). Sau 9 - 10 ngày hình thành Rediae ở trong gan, tụy của ốc và sau đó hình thành nhiều Cercariae chui ra khỏi ốc. Sau 1 - 3 giờ bơi tự do trong nước, Cercariae rụng đuôi tiết chất nhờn tạo kén Aldolescariae. bám vào cây cỏ thủy sinh [11], [26]. Khi lợn, người nuốt phải Aldolescariae còn sống vào ruột non vỏ bọc ngoài bị phân hủy dưới tác dụng của men tiêu hóa, ấu trùng được giải phóng và phát triển thành dạng trưởng thành, sau 3 tháng lại tiếp tục đẻ trứng và có 7 thể sống ở lợn đến 2 năm (Dương Thuật Tổ, 1936), ở người 4 - 4,5 năm (Thái Quang Đình, 1964) [9], [11], [26]. Theo Ross, sán có thể sống tới 30 năm [26]. 2.3.1.3. Đặc điểm ấu trùng Mao ấu (Miracidium) hình quả lê, dài 0,123 mm, rộng 0,049 mm, bên ngoài bao phủ bởi một lớp tiêm mao, cơ quan thị giác ở dạng vết mắt, hệ tiêu hóa đơn giản, mô thần kinh, hai tế bào ngọn lửa và rất nhiều tế bào phôi. Khi mao ấu vừa mới nở, nhờ có lông nên chuyển động trong nước rất mạnh. Bào ấu (Sporocyst) có dạng hình túi, kích thước 0,131 x 0,083 mm. Ở thời kì cuối bào ấu to độ 0,308 x 0,108 mm, rộng 0,100 - 0,200 mm. Lôi ấu (Rediae) Rediae mẹ có túi miệng, hầu và ruột hình túi dài và rộng, có lỗ sinh sản và một đôi cơ quan phụ, dài 0,600 - 0,800 mm, rộng 0,100 - 0,200 mm, trong đó có khoảng 22 khối phôi bào và một số Rediae con đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau. Rediae con dài 0,736 - 0,896mm, rộng 0,159 - 0,165mm, trong cơ thể có 1 - 45 vĩ ấu (Cercariae) đã thành thục. Vĩ ấu (Cercariae) dài 0,693 mm, cơ thể chia hai phần thân và đuôi, thân dài 0,195 mm, rộng 0,145 mm. Phần trước của thân và mặt bụng có gai nhỏ và có hai giác bám. Giác miệng to hơn hầu và giác bụng. Đường tiêu hóa có miệng, hầu, thực quản và ruột. Vĩ ấu sau khi chui ra khỏi ốc thì chuyển động rất mạnh trong nước, rụng đuôi và tiết chất nhờn bọc thành kén Aldolescariae. Kén (Aldolescariae) có kích thước 0,216 x 0,187 mm, hình tròn dẹp, có giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản, ruột, đặc biệt có ống bài tiết, trong ống có nhiều hạt lấm tấm phân bố không đều ở hai bên, đó là một đặc điểm quan trọng giúp cho việc xác định loại Aldolescariae của sán lá ruột, ngoài ra còn có túi bài tiết. Aldolescariae có lớp màng ngoài dễ vỡ, lớp màng trong chắc chắn, rất bền, dịch vị không thể tiêu hóa được, chỉ khi tới ruột non, do tác dụng của dịch ruột và dịch mật mới phân giải được màng trong. Một đặc điểm khá kì lạ là những ấu trùng bọc kén này hình như chọn một số cây để bám. Ở nước ta người ta đã xác định được những loài cây chính mà ấu trùng sán thường bám như cây củ ấu (cả lá và củ), bèo hoa dâu, rau lấp, rau muống, bèo cái, cây niễng, cây súng… Barlow (1925) đã đếm được trên một củ ấu có tới 200 nang kén [26], [28]. 8 CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FASCIOLOPSIS BUSKI 1. Trứng 5. Cercariae ở môi trường 2. Trứng trong môi trường nước 6. Aldolescariae (nang ấu) 3. Miracidium (mao ấu) 7,8. Sán trưởng thành trong lợn và người 4. Ốc vật chủ trung gian 4a Sporocysts (bào ấu) 4b Rediae (lôi ấu) 4c Cercariae (vĩ ấu) 9 2.3.2. Echinostoma malayanum 2.3.2.1. Hình thái Echinostoma malayanum Leiper, 1911 đồng nghĩa với Euparyphium malayanum (Leiper, 1911), Artyfechinostomum sufrartyfex (Lane, 1915; Bhalerao, 1931). Sán dài 12mm, rộng 3mm, giác miệng nhỏ hơn giác bụng có hình vành khăn. Trên vành khăn miệng có 42 - 43 gai xếp thành hai hàng. Toàn thân phủ đầy gai. Túi sinh dục dài nằm trước giác bụng. Buồng trứng hình hạt đậu nằm ở giữa thân. Hai tinh hoàn phân thùy xếp trên dưới nhau, mỗi tinh hoàn chia 4 - 6 thùy. Tuyến noãn hoàng dày đặc hai bên thân. Trứng gần giống với trứng của F.buski nhưng tròn hơn [4], [9]. 2.3.2.2. Chu trình phát triển Chu trình phát triển của Echinostoma malayanum thông qua vật chủ trung gian thứ nhất là ốc Limnea luteola, vật chủ trung gian thứ hai là ốc Limnea luteola, Indoplanorbis exustus, cá Barbus stigma. Trứng ra ngoài sẽ phát triển thành Miracidium xâm nhập vào ốc Limnea, Indoplanorbis, cá Barbus, và ốc bươu Fila sau ba tháng. Khi lợn ăn phải vật chủ trung gian thứ hai sau 3 - 4 tuần sẽ trưởng thành ở ruột non [4], [9]. 2.3.3. Gastrodiscoides hominis 2.3.3.1. Hình thái Gastrodiscoides hominis thuộc họ Paramphistomatidae. Sán có hình lê hay trái tim, phía đầu thon nhỏ, phía sau phình rộng, màu đỏ, dài 6 – 8 mm, rộng 3 – 4 mm, dày 2 mm. Giác miệng nhỏ nằm ở đỉnh đầu, giác bụng rất lớn nằm ở phần sau cơ thể. Hai tinh hoàn hình khối hay hình đĩa nằm ở giữa thân. Tuyến noãn hoàng phân bố ở phía sau thân. Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp dài 0,150 mm, rộng 0,072 mm [4], [9]. 2.3.3.2. Chu trình phát triển Chưa được nghiên cứu đầy đủ. Loss (1948) cho rằng cũng như loài Gastrodiscoides aegyptiacus phát triển ở vật chủ trung gian là những động vật chân bụng Cleopatra bulimoides và C. cyclostomoides và ốc Helicorbis coenosus. Cercariae hình thành ở môi trường nước sau vài giờ thành 10 [...]... ra sán - Tỷ lệ ra sán = x 100 Tổng số lợn được tẩy Số lợn tẩy ra sạch sán - Tỷ lệ sạch sán = x 100 Tổng số lợn được tẩy Trong đó: Số lợn tẩy ra sán là những lợn khi tẩy thấy có sán trong phân Số lợn tẩy ra sạch sán là những lợn sau khi tẩy kiểm tra ở ngày thứ 5, thứ 10 và ngày thứ 15 không tìm thấy trứng sán trong phân - Xử lý số liệu: số liệu được xử lý theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp thống kê... Vân, Hương Vinh, Hương An, Hương Chữ của huyện Hương Trà Sau khi thu thập và kiểm tra 300 mẫu phân lợn ở tất cả các nhóm tuổi tại các xã Hương An, Hương Chữ, Hương Vân, Hương Vinh của huyện Hương Trà kết quả thu được trình bày ở bảng 1 Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn ở một số xã thuộc huyện Hương Trà Địa điểm (Xã) Hương An Hương Chữ Hương Vân Hương Vinh Tổng Số mẫu xét nghiệm (n) 80 75 85 60 300 Số. .. điểm nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ 5/1 đến 09/5/2009 Mẫu được lấy từ một số xã ở huyện và xét nghiệm tại phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại Học Nông Lâm Huế 3.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu: 3.3.1 Nội dung: Đề tài gồm 3 phần: - Tình hình nhiễm bệnh sán lá ruột lợn tại các xã trên địa bàn nghiên cứu - Tình hình nhiễm mầm bệnh sán lá ruột trong môi trường - Đánh giá hiệu quả thuốc. .. thuốc tẩy trừ 3.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn tại các xã trên địa bàn nghiên cứu - Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ở các nhóm tuổi - Tỷ lệ nhiễm theo tính biệt - Tỷ lệ nhiễm theo phương thức cho ăn (nấu chín, ăn sống) - Mật độ ốc và tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá ruột lợn ở ốc vật chủ trung gian trong môi trường tự nhiên - Sự phát triển của trứng sán lá ruột lợn trong một số môi... nghiên cứu [9], [11], [26] Có thể dùng một số loại thuốc tẩy sán để tẩy thử một số con, rồi theo dõi phân từ 24 - 48 giờ sau khi cho thuốc, nếu có sẽ thấy sán tẩy ra theo phân [26] 2.7 Biện pháp phòng trừ 2.7.1 Tẩy trừ sán cho lợn Đối với dịch tễ học việc nghiên cứu thời gian tẩy sán trước lúc trưởng thành chưa kịp đẻ trứng đồng thời diệt sán còn non có ý nghĩa lớn trong thực tế sản xuất Tẩy sán cho lợn. .. có một lợn nái, lợn con tách sữa được nuôi thịt ở chuồng riêng, một số hộ không nuôi nái thì mua giống của các hộ gần nhà mình hoặc trong vùng Điều này làm giảm nguy cơ mầm bệnh lan từ nơi khác đến Tính bình quân trên địa bàn huyện Hương Trà tỉnh Thừa thiên Huế tỷ lệ nhiễm sán lá ruột là 10,33 % Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1990) tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở Bình Trị Thiên (cũ) là 46 %, Henry và. .. về số mẫu ở các lứa tuổi và tính biệt 4.4 Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo phương thức cho ăn Tình hình nhiễm sán lá ruột nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tập quán cho lợn ăn sống hay chín, phụ thuộc vào thức ăn xanh trồng trên cạn hay dưới nước Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phương thức cho ăn và tình hình nhiễm sán lá ruột lợn chúng tôi điều tra về tình hình chăn nuôi và phương thức cho 34 lợn ăn của 4 xã Hương. .. lợn ăn của 4 xã Hương Vân, Hương Vinh, Hương An, Hương Chữ trên địa bàn huyện Hương Trà và nhận thấy có nhiều phương thức cho ăn khác nhau nhưng có thể gộp vào hai nhóm: một nhóm hoàn toàn sử dụng thức ăn và rau xanh được nấu chín và một nhóm sử dụng thức ăn có rau sống Kết quả thu được trình bày ở bảng 4 Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo phương thức cho ăn Phương thức Số mẫu kiểm tra cho ăn (n)... nhưng tỷ lệ lợn nuôi theo phương thức này nhiễm sán lá ruột cao 80,65 % (25 mẫu trên 31 mẫu dương tính) Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khuê (1968), lợn ăn sống có tỉ lệ nhiễm cao hơn hẳn lợn ăn rau xanh nấu chín Điều này cho thấy tập quán cho ăn sống và cho ăn chín có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ nhiễm sán lá ruột và mầm bệnh còn tồn tại nhiều trong môi trường khi phân lợn không... bệnh Lợn và người nhiễm sán lá ruột là do ăn thực vật thủy sinh (có mang kén Aldolescariae) còn sống hoặc chưa được nấu chín Kết quả nghiên cứu của khoa Chăn nuôi trường Đại Học Nông Nghiệp I (1968 - 1969) cho thấy lợn ăn thức ăn rau xanh nấu chín tỷ lệ nhiễm sán từ 3,4 – 4 %; ăn rau sống và thức ăn tinh ủ tỷ lệ nhiễm sán từ 12,4 - 20,5 % Kết quả thí nghiệm khẳng định lợn ăn rau sống có tỷ lệ nhiễm sán . tài: Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ từ đó làm cơ sở cho việc phòng trừ bệnh sán lá ruột lợn một cách. Nam 2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột trên thế giới Bệnh sán lá ruột lợn, do Fasciolopsis buski (Lankaster, 1857) Odhner, 1802, gây ra là một bệnh chung cho người và lợn. Loại sán này được. 5 hemispherula và Gyraulus sinensis nhiễm Cercariae của sán lá ruột lợn 5,6 % [31]. Sán lá ruột Fascilopsis buski chủ yếu ký sinh trên lợn đã xác định ký sinh trên người ở một số tỉnh tại Việt

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan