Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theosông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùngnhiệt đới xích đạo Cây Cao su được nhập vào nước ta năm 1897,trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây côngnghiệp có giá trị kinh tế cao Sản phẩm chính của cây Cao su là mủcao su được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành côngnghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao sucho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộcphục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu , cây cao su còn có vị tríquan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái
Hiện nay, giá Cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thônên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên Tuy nhiên, năng lực sảnxuất cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mứcsống cải thiện và sự tăng trưởng dân số trên thế giới Tình trạng thiếu cao su thiênnhiên đã được dự đoán từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiêntrên thế giới gia tăng đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậmchí cả ở những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu
tư, thâm canh để đạt năng suất cao
Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan,Indonesia và Malaysia Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000tấn, trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mứccao nhất từ trước đến nay Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sảnxuất khẩu có giá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kimngạch xuất khẩu của Việt Nam Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ câycao su là rất lớn
Thực hiện phát triển cao su tiểu điền tại Thừa Thiên Huế đã góp phần thực
Trang 2nghiệp, nông thôn; giải quyết việc làm, định canh định cư đối với đồng bào vùngsâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số Tuy vậy thực trạng việc phát triển sản xuấtcao su ở Thừa Thiên Huế còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là phần lớn diện tíchtrồng cao su có độ dốc cục bộ lớn, manh mún, thời tiết khí hậu không ưu đãi; hơnnữa, Thừa Thiên Huế được xem là vùng ngoài truyền thống về phát triển cây cao su,người dân địa phương mới bắt đầu thích nghi, trình độ tay nghề chưa có, cán bộ kỹthuật thiếu, yếu
Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa thiên Huế có đầy đủ cácdạng địa hình từ vùng đồi núi, đồng bằng đến đầm phá ven biển Bên cạnh nhữnglợi thế để phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ; Hương Trà cũng có nhiều lợi thế
về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng
và phong phú Tuy nhiên trong những năm qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp trênđịa bàn huyện tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp chuyểndịch chậm, kinh tế trang trại chưa phát triển Trong những năm gần đây, theo địnhhướng phát triển kinh tế của tỉnh, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đãphát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của ngườidân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69
ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha(thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa bàn huyện đã lên đến 2.156 ha(thuộc 1.715 hộ) Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà đã đạtđược những thắng lợi bước đầu quan trọng, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chếnhất định làm ảnh hưởng đến việc phát triển cao su tiểu điền không đạt được hiệuquả kinh tế cao nhất như mong muốn
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình
* Mục đích, nội dung của đề tài:
- Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao sutrên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bànhuyện trong thời gian tới
Trang 3* Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau
- Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây cao su
- Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích quá trình tiêu thụ mủ Cao
Su của nông hộ
- Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đềtài Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương Sốliệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ trồng cao su tiểu điền, với số mẫu điềutra là 60 hộ, trong đó 30 hộ ở xã Hương Bình, 15 hộ ở xã Hương Thọ và 15 hộ ở XãBình Điền
- Phương pháp quy đổi tất cả các khoản đầu tư của các năm về hiện giá tạithời điểm hiện tại để xem xét năm hoàn vốn đầu tư của nông hộ
- Phương pháp phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sản xuấtCao Su của nông hộ (Phương pháp phân tích ANOVA trên phần mềm SPSS)
Chúng tôi sử dụng phuơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên với kíchthước mẫu là 60 hộ trồng cây cao su (30 hộ ở xã Hương Bình,15 hộ ở xã HươngThọ và 15 hộ ở Xã Bình Điền)
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tậptrung nghiên cứu các vấn đề:
+ Đối tượng: Tình hình phát triển sản xuất cao su của các hộ trên địa bànhuyện
+ Phạm vi: - Về không gian: Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Từ 2005 – 2008 với các số liệu thứ cấp và trongnăm 2008 với các số liệu sơ cấp
Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phíaquý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp/ đơn vị
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản trị, đảm bảo sử dụng tất
cả các nguồn lực của DN nhằm đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu
Qua quan điểm trên, ta thấy hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp/ đơn vị đượcbiểu hiện qua 02 phạm trù đó là kết quả và chi phí
Kết quả là những gì đạt được sau quá trình kinh doanh được đo bằng các chỉtiêu như doanh thu, lợi nhuận, sản lượng
Chi phí là toàn bộ những hao phí lao động sống và vật hoá vào sản phẩmkinh doanh cho 1 thời kỳ nhất định thường được tính theo tháng, quý, năm
Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết là một đại lượng
so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa hiệu quả đạt được và các chi phí sảnxuất kinh doanh, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội, thước đo củahiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đahoá kết quả đạt được hoặc tối thiểu hoá chi phí, là nhà kinh doanh làm thế nào để tối
đa hoá kết quả đạt được và tối thiểu hoá chi phí là một nhiệm vụ hàng đầu
Quan điểm thứ hai do ngành thống kê đưa ra: hiệu quả sản xuất kinh doanh
là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánhtrình độ khai thác các nguồn lực với chi phí, trình độ, các nguồn lực đó trong quátrình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh
Ngoài ra còn có các quan điểm khác như: hiệu quả nghĩa là không lãng phí,hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phítrong một đơn vị hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của lao động sản
Trang 5xuất trong một thời kỳ nhất định, hay hiệu quả sản xuất là là mức độ hữu ích củasản phẩm được sản xuất tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị.
Tóm lại, tất cả các quan điểm về hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả sản xuấtkinh doanh) đều xoay quanh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, với đầu vào là ítnhất và đầu ra là cao nhất trong đó có thể đề cập đến các lợi ích của xã hội Hiệuquả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo về mặt chất lượng, không nhữngphản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mọidoanh nghiệp/đơn vị; hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao doanh nghiệp càngđứng vững trên thương trường nhờ đó nâng cao được sức cạnh tranh, đầu tư thêmtrang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại tạo điều kiện nâng cao đời sống choCBCNV và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước Vì vậy, khi nhận xét đánh giáhiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp ta phải đặt nó trong mối quan hệ trong toàn bộnền kinh tế quốc dân để hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế, làchỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu sản xuất của từng đơn vị kinh tế trong giaiđoạn hiện nay
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
1.2.1 Đặc điểm sinh học
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khiđược nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống đượcgiới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB) :
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây Đây làkhoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m.Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùngduyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm Tuy nhiên, vớiđiều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồngthích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD):
Trang 6Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi cótrên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thểdài từ 25 - 30 năm Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mứcthấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên,sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năngsuất đạt cao dần và ổn định Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ
18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưabão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũnggiảm sút Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su
1.2.2 Đặc tính của mủ cao su
Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su Mủ nước là một dungdịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ theogiống cây Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 ( khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991( khi DRC = 25%)
1.2.3 Vai trò và giá trị kinh tế của cây Cao su
Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mởrộng Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguy ên liệu chính của Ngànhcông nghiệp thế giới Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ Sản phẩm cầndùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: lốp ô tô chiếm 70% sản lượng cao su thế
Trang 7giới, kế đến là cao su dùng để làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chốngmài mòn, các thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao
Ngoài giá trị mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn, mặthàng đồ gỗ cao su Việt Nam chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị đồ gỗ xuất khẩu,giá gỗ cao su có thể dao động từ 400 - 600 USD/m3 ( bản tin cao su Việt Nam số 10ngày 30/07/2006) Hàng năm sau năm thứ 7, cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 -
300 kg hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10 - 20% trọng lượng hạt; lượng prôtêintrong hạt, dầu cao su có thể dùng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độnpha thuốc kích thích mủ cao su hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầuthực phẩm; cuối cùng việc trồng cao su đem lại những lợi ích về môi trường, về rừngphòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất góp phần xây dựngchương trình XĐGN, ổn định xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm cho đồngbào dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa và là môi trường tốt để nuôi ong
Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độcquyền trong trong thời gian đầu của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ II sựxuất hiện của cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ, cao su thiên nhiên bị cạnh tranh gaygắt trong nhiều thập kỷ Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành côngnghiệp nên giá mủ cao su luôn ổn định trong thời gian dài Tuy vậy, những năm gầnđây cùng với thị trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su Việt Nam trên 70%
kế đến là thị trường Nga, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; cũng nhưchất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân2.054 USD/tấn ( bản tin cao su Việt Nam - số 10 ngày 30/07/2006) đã đem lại nhiềulợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ
1.2.4 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất Cao su
Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu
về kỹ thuật trồng Các yêu cầu đó là:
Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25
-300C Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệtđới có nhiệt độ bình quân năm bằng 280 + 20C và biên độ nhiệt trong ngày là 7 -
Trang 880C Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buối sángsớm ( 1 - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.
- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500
- 2.000 mm nước/năm Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao sucần lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm Các trận mưa lớn kéo dài nhất làcác trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khảnăng lây lan, phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su
- Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Trồng cao su
ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm
bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được
- Giờ chiếu sáng, sương mù:
+ Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây vànhư thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủgiúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhậntốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ
ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùngđất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra
Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung vàđặc biệt là huyện Hương trà nói riêng có 04 dạng địa hình chính là: vùng ven biển,vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi Trong đó: Cây cao su thích hợp với cácvùng đất gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m Điều này là một
Trang 9thuận lợi lớn của địa phương trong việc nhân rộng diện tích cây cao su Càng lêncao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.
- Độ dốc
Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất Đất càng dốc, xói mòn càng mạnhkhiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng Khitrồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chốngxói mòn như hệ thống đê, mương, đường đồng mức Hơn nữa các diện tích cao sutrồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ
Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc
Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây Cao su ở huyện HươngTrà đã chú ý đến độ dốc: đối với những Xã đất có độ dốc dưới 100 thì trồng theohàng ngang (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 100 thìtrồng theo đường đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sựphát triển của cây
Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùngkhí hậu trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 250C; tầng đất dày > 120 cm,lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500 mm/năm, số ngày mưa bình quân năm: 150ngày; số giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao su phát triển
* Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su
Do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầulớn, thời gian đầu tư ban đầu ( Kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm ( từ 7 - 8 năm)cho nên tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triểnkhai đúng quy trình
Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:
- Mật độ đông đặc tốt ( đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệđồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao
- Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đấtthích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh
có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển
Trang 10và nhất là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽmang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đếnhiệu quả kinh tế của vườn cây Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn cácdiện tích đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoángkhông bị ngập hoặc úng nước
Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khaihoang cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa Công tác khaihoang càng đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi íttốn kém
- Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửatrôi đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càngnghiêm trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi Vì vậy cần áp dụng các biện phápchống xói mòn như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theođường đồng mức
* Các loại bệnh
Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một sốloài bệnh hại Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất20% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mất 15%sản lượng
Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biếnnhư bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng,bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ Mức độ tác hại của mỗiloại bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc dẫn đến các loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độảnh hưởng loại bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận
Tuy nhiên, với quy mô phát triển cao su ra các vùng Duyên hải miền Trung
và các tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vậtkhông được kiểm dịch thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển các loại bệnh trên
Trang 11vẫn có nguy cơ xuất hiện tại các vùng này Kinh nghiệm cho thấy trong cùng mộtvùng sinh thái dễ nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là nhẹ trên các diện tích
có phòng trị bệnh kịp thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không đượcphòng trị đúng mức
Ở huyện Hương Trà, một số diện tích đã xuất hiện bệnh: loét sọc mặt cạo vànứt vỏ xì mủ (khoảng 1- 2% số cây trên 1 ha) đã làm giảm đi sản lượng mủ đáng kể
Để việc phòng trị bệnh có hiệu quả, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biệnpháp sau:
- Phải có một đội ngủ bảo vệ thực vật tương xứng với quy mô diện tích vàtình trạng bệnh hại Đội ngủ bảo vệ thực vật và công nhân phải được tập huấn nângcao tay nghề cũng như trình độ hiểu biết về các loại bệnh
Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các thời điểm bộc phát của mỗi loạibệnh Phải định danh đúng loại bệnh và xác định đúng mức độ bệnh
- Đối với vườn cây khai thác, một số bệnh xảy ra vào mùa mưa, có độ ẩmcao và nhiệt độ thấp, cần phòng tránh không cạo mủ khi cây còn ướt, vườn cây phảisạch cỏ, thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh mặt cạo
- Ngay sau khi phát hiện bệnh, phải triển khai ngay việc phòng trị để giảm bớttác hại của bệnh đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho việc chữa bệnh
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp để dập tắcngay sự lây lan của bệnh
- Sau mỗi đợt trị bệnh, phải kiểm kê đánh giá lại mức độ bệnh để có kếhoạch hữu hiệu cho đợt trị bệnh tiếp theo
* Kỹ thuật khai thác mủ
Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏkinh tế của cây cao su Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm tronglớp vỏ cạo khiến cho chất dịch đang chưa trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thuđược một sản phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su
Trang 12Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để nghiên cứutìm các biện pháp cạo mủ hợp lý nhằm đảm bảo chẳng những thu được mức sảnlượng tối đa tại thời điểm khai thác mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho cây để có thểkhai thác đủ niên hạn kinh tế của cây Cho đến nay, việc cạo mủ cao su là một côngtác được lặp lại hầu như suốt năm theo một định kỳ nhất định ( 2 - 3 ngày/lần) và kéodài từ 20 - 30 năm.
Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:
- Tiêu chuẩn cây cạo
Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( mỏ cạo) khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất
1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trởlên Lô cao su KTCB có từ 50% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thìđược đưa vào cạo mủ
-Thời vụ cạo mủ cao su trong năm
Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào cáctháng 3 - 4 và tháng 10 Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 - 4 ( cạo úp
cả năm), tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 ( cạo úp 5 tháng/năm)
Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tuỳ theo dòng vô tính, nền đất trồng( đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu Vì vậy vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước.Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim, cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định Vườncây nào có tán lá ổn định trước thì cho cạo trước
- Độ sâu cạo mủ: cạo cách tượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả 2 miệng ngửa
và úp Tránh cạo cạn, cạo sát, cạo phạm
- Tiêu chuẩn đường cạo: đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng,
vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng
- Giờ cạo mủ: tuỳ theo điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn
thấy rõ đường cạo Mùa mưa chờ võ cây khô ráo mới bắt đầu cạo Nếu đến 11 - 12giờ trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo
Trang 13Tóm lại, cạo mủ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ thuật vàtính kỷ luật cao Sự khai thác cao su hợp lý sẽ tạo nên sự cân bằng giữa hoạt độngtái tạo mủ của các tế bào ống mủ với những hoạt động sinh lý khác trong cây nhằmđảm bảo thu được sản lượng mủ cao mà không ảnh hưởng đến đời sống lâu dài củacây nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho cây cao su.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU
Để đánh giá một cách chi tiết ta phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng, mức độtác động của từng nhân tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây để từ đóthấy được những hướng tác động khác nhau của từng nhân tố mà có biện pháp thíchhợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mủ cao su, chúng ta có thể xếpchúng thành những nhân tố sau
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế
Chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của nhà nước đối với sản xuấtkinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm hãm nềnkinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng Mỗi chính sáchphù hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện kinh tế xã hội nhấtđịnh Vì vậy, các chính sách kinh tế luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiệnthực tế Đối với sản xuất cao su, cần phải sản xuất trên quy mô lớn, tập trung và yêucầu về vốn lớn nên cần có những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp vớinhững đặc điểm sản xuất của nó
- Thị trường - giá cả
+ Thị trường: trong nền kinh tế phát triển, thị trường vừa là điều kiện vừa là
phương tiện đển thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa ngườisản xuất và người tiêu dùng Xác định thị trường cho sản phẩm có tác dụng quantrọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của ngành Vì vậy nghiêncứu thị trường luôn là vấn đề quan tâm đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, cácnhà nghiên cứu kinh tế
Trang 14+ Giá cả: Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các
nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớnđến thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt hơn, cao su là cây côngnghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn Sản xuất cao su làquá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng chưchịu sự tác động của chúng
- Sự phát triển hệ thống dịch vụ
Sự phát triển của hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất có tác động rất lớn đến
việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa Nó đảm bảo cho quá trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồngthời nó góp phần nâng cao giá trị của nông sản hàng hóa nói chung và hàng hóa cao
su nói riêng
Số lượng các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh càng lớn chothấy mức độ cạnh tranh trong hệ thống thị trường càng cao, điều này sẽ tạo ra đượcnhững thuận lợi nhất định cho người sản xuất
1.3.2 Các nhân tố vi mô
- Mức độ tập trung hoá sản xuất
Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: vốn, đất đai, laođộng và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm Quá trình đó cóthể diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu
Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa vềruộng đất Mức độ tập trung về ruộng đất lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: chínhsách của Nhà nước, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hộ, trình độ tổ chức quản lý của chủ thể quản lý Tập trung ruộng đất lại gắn liềnvới tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao động và tư liệu sản xuất sao cho giữacác yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất
- Mức độ đầu tư thâm canh
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng những thành tựu khoahọc kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thuỷ
Trang 15lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng câytrồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sảnxuất ra, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạchxuất khẩu nông sản
Với quỹ đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp, tình trạng thiếu nông phẩmhoành hành và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường như hiện nay thì mức
độ thâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng hơn Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăngmức độ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng đến hoạt động bảo vệ tài nguyên vàmôi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững
- Tổ chức sản xuất
Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn Do vậy, việc quyhoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai củatừng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay
Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn Sản phẩmchính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn câycần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phântán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăngchi phí vận chuyển
Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóacao, mang cả đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹthuật canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng quantrọng trong sản xuất kinh doanh
1.4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, điều kiện thu thập số liệu chúng tôi sửdụng các chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra
1.4.1 Tổng Giá trị sản xuất (GO)
Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo
ra trong một kỳ nhất định, thông thường là một năm
Trang 16GO = P x Q Trong đó: P: giá bán/kg mủ cao su
Q: sản lượng mủ cao su
1.4.2 Chi phí
- Chi phí trung gian ( IC): là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm: chi
phí vật chất và chi phí thuê ngoài (thuê Lao động)
- Chi phí đầu tư cơ bản bình quân 1ha: là toàn bộ các khoản chi phí cho khai hoang,
trồng và chăm sóc vườn cây Cao su từ khi bắt đầu cho đến năm đầu tiên cho sản phẩm
- Tổng chi phí sản xuất ( TC): là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và lao
động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kỳ sản xuất
TC = IC + KH + Công lao động gia đình
1.4.3 Chỉ tiêu (GO- TC)
- GO -TC: là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí sản
xuất, đây là chỉ tiêu để xác định năm hoà vốn hoạt động
Giá trị (GO- TC)/TC: chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí bỏ ra thì
thu về được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng
1.4.4 Chỉ tiêu lợi nhuận
- Lợi nhuận: là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh; là một khoản
tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các hộ hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọichi phí cho hoạt động đó
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí 1.4.5 Năm hòa vốn hoạt động
Là năm mà doanh thu từ hoạt động trồng cao su năm đó bù đắp được chi phíhoạt động trong năm đó
1.4.6 Năm hoà vốn đầu tư
Là năm mà hiện giá tích lũy của doanh thu bù đắp được hiện giá tích lũy củachi phí Chỉ tiêu này giúp cho các đơn vị xác định được đến năm nào đó hoạt độngkinh doanh cây cao su đã bù đắp được chi phí đầu tư và bắt đầu có lãi
1.4.7 Giá trị tương lai của khoản đầu tư (FV)
FV= ∑ Ai * (1+ r) n
Trang 17Trong đó: FV là giá trị tương lai
Ai: Doanh thu năm thứ ir: lãi suất chiết khấu, được xác định bằng lãi suất cho vay của ngânhàng theo Dự án là 10,2%/năm
i: Năm thứ in: Số năm của chu kỳ sản xuất Trong báo cáo này chúng tôi quy đổi tất cả các khoản đầu tư của 12 năm vềhiện giá tại thời điểm năm 2008
Ngoài ra để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế ta còn sử dụng các chỉ tiêu:
- Lợi nhuận/ha
- Lợi nhuận/đơn vị sản phẩm
1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây cao suHevea Brasiliensis đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới Mặc dùcao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc giasản xuất chính ngành hàng này
Bảng 1: Diện tích trồng cao su tại các quốc gia chính ĐVT: 1000đ
Trang 18Việt Nam 394.9 412 415.8 428.8 440.8 454.1 480.2
Nguồn: Cơ quan thống kê cao su thế giới
Trong đó Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam làcác nước sản xuất chính, các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia
và Việt Nam Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng suất vàsản lượng cao su Đứng vị trí thứ hai và thứ ba là Malaysia và Indonesia Việt Namđứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên
Diện tích cây cao su thiên nhiên tăng mạnh trong những năm đầu thế kỷ XX:năm 1905 toàn thế giới trồng được 52000 ha, sản lượng cao su đạt khoảng 49,9nghìn tấn Đến năm 1910 được 455.000 ha với sản lượng cao su đạt mức cao nhất là
80 nghìn tấn Theo viện nghiên cứu cao su Malaysia thì tổng diện tích cao su hiệnnay khoảng 9,7 triệu ha và được trồng trên 30 nước Châu Á, đặc biệt là các nướcĐông Nam Á chiếm khoảng 90% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, khoảng75% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ở Thailan, Indonesia, Malaysia
1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Cao su tại Việt Nam
1.5.2.1 Tình hình sản xuất
Ở Việt nam, cao su bắt đầu được gieo trồng từ năm 1897 do Raoul, một dược
sỉ hải quan Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitnzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ỏ Sông Bé và tại trại thí nghiệmcủa viện Pasteur tại suối Dầu Nha Trang do bác sĩ Yersin nhận 200 cây giống cao su
từ vườn Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhận trồng Sau đó ông Yersin đã nhậpnhiều hạt giống cao su từ Srilanca để thành lập đồn điền cao su ở nước ta Năm
1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng tại Đông Nam Bộ
Từ sau năm 1975 hậu quả của chiến tranh và cơ chế bao cấp đã kìm hãm sựphát triển của ngành cao su Sau thời kỳ đổi mới ngành cao su đã dần cải thiện được
vị trí cùa mình Năm 1991 đến nay một số nông trường được giải thể hay sát nhậpmột phần diện tích đất quy hoạch mà chưa sử dụng đến giao lại cho các địa phươngtheo nghị định NĐ 388/HĐBT Năm 1997, diện tích cao su tăng lên đến 329.400 havới sản lượng 180.700 tấn và lên đến 403.775 vào năm 2000 Diện tích, sản lượngcao su Việt Nam qua các năm 1999 – 2005 thể hiện qua bảng sau:
Trang 19Bảng 2: Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 1999 – 2005
Năm Diện tích ( 1000 ha) Sản lượng mủ khô(1000 tấn) Năng suất
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại ba mô hình tổ chức sản xuất cao su như sau:
- Cao su Quốc doanh của Tổng công ty cao su quản lý, đến năm 2006 có217.674 ha, trong đó có 178.457 ha đang khai thác mủ, trải rồng từ Đông Nam Bộđến Tây Nguyên và miền Trung, xuất khẩu 290.000 tấn chiếm 72% tổng sản lượngxuất khẩu cao su Việt Nam Công ty cao su Quốc doanh thực hiện nhiệm vụ trồng,chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su Mô hình này có tổ chức hoàn chỉnh gồm 4cấp: cấp công ty, cấp nông trường, cấp đội và cấp tổ chức sản xuất Tổ chức cao suQuốc doanh có ưu điểm là tập trung được nguồn vốn, có tư cách pháp nhân được liêndoanh với nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới nhanh Tuy vậy, mô hình này lại đòihỏi vốn đầu tư lớn, dài hạn và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bộ máy quản lý tốn kém
Trang 20- Cao su Quốc doanh địa phương: Đó là các công ty nông trường Quốcdoanh trực thuộc tỉnh, phần lớn tập trung tại vùng Tây Nguyên và Duyên hải miềnTrung.
- Cao su tiểu điền: Cao su tiểu điền phần lớn là do nông dân hay công nhâncao su có đất và vốn hay vay vốn của các quỹ tín dụng để tiến hành sản xuất với quy
mô dưới 4 ha Hầu hết chất lượng của các vườn cây cao suchưa cao do chưa ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khaithác mủ Sản phẩm thu hoạch được bán cho thị trường tự do dưới dạng mủ tươi( baogồm mủ nước và mủ tạp) Theo Hiệp hội cao su Việt Nam thì diện tích cao su tiểuđiền hiện tại đạt khoảng 180.000 ha, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ(65%), Tây Nguyên (23%), Bắc Trung Bộ ( 8%), Nam Trung Bộ (3,8%)
1.5.2.2 Tình hình tiêu thụ
Việt Nam xuất khẩu cao su trên thị trường 46 nước, đối tác lớn nhất là TrungQuốc, Mỹ, Nhật Bản Ngoài ra, có các nước như Singapore, Malaixia, Hàn Quốc làkhách hàng mới nhưng khối lượng mua tăng khá nhanh Theo đánh giá xếp hạngmới công bố của Hiệp hội cao su Thế giới thì Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất vàđứng thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới( sau Thái Lan, Indonesia, Malayxia).Giá bán cao su của Việt Nam băng 80 – 90% giá bình quân của thị trường thế giới,điều này chủ yếu do chất lượng sản phẩm chưa cao cũng như quá trình tổ chức xuấtkhẩu chưa tốt
Bảng 3: Thị trường xuất khẩu của cao su Việt Nam sang các thị trường chính
Trang 21Nguồn: www.vinanet.vn
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2006
Bên cạnh những sản phẩm chính làm từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao sugiai đoạn cuối vòng đời cũng là một nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho sản xuất
đồ gỗ nội thất Sản xuất đồ gỗ cao su nội thất xuất khẩu hiện là một hoạt động đầytiềm năng của ngành cao su Việt Nam Nguyên liệu gỗ từ vườn cao su được thanh
lý để chuẩn bị tái canh chưa đủ cung cấp gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ trong cảnước, hàng năm có khoảng 100.000–120.000 m3 gỗ phôi/năm được cung cấp từvườn cao su
1.6 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Cây cao su được trồng tại Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vào năm 1993, vớigiá trị kinh tế cao và kỹ thuật chăm sóc tương đối đơn giản, cho nên quy mô diệntích cũng như sản lượng mủ cao su trên địa bàn đã phát triển một cách nhanh chóng
Trong những năm qua được sự đầu tư của dự án đa dạng hóa nông nghiệp,Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập ban chỉ đạo trồng và chăm sóc cây cao su Saukhi tiếp quản diện tích cao su trồng theo chương trình dự án 327-CP, tỉnh đã nhanhchóng phân loại và đưa vào đầu tư chăm sóc 1382 ha Cơ sở hạ tầng cũng được xâydựng cho các vùng trồng cao su với 30km đường cấp phối và trên 7 km đường lô.Hầu hết diện tích cao su đều có đường ô tô nên thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh
và khai thác mủ Hầu hết các hộ tham gia dự án trồng cao su đều được Nhà nướccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác giải ngân vốn đầu tư cho các hộđược thực hiện 2 lần/ năm theo mùa vụ chăm sóc đã khuyến khích các hộ nghèotham gia tích cực Nếu như trong giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh chỉ trồng được1.600 ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500 ha, tập trung nhiềunhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, Phong Điền 2.500ha, Hương Trà2.500ha Diện tích cao su được khai thác trong năm 2007 là gần 3.500 ha, sảnlượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệuUSD/năm
Trang 22Bảng 4: Diện tích và sản lượng cao su tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm
2000 – 2007 Năm Diện tích (ha) Sản lượng mủ khô (tấn)
Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảmnghèo ở Thừa Thiên Huế, chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độnhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cao su Loại cây này
đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện nay như sắn, mía, chè, tiêu
Trang 23Năm 2009, tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa từ 1.300 ha đến 1.500 ha cây cao suvào khai thác mủ, dự tính sản lượng mủ khô đạt 2.800 tấn, thu 55 tỷ đồng/năm;trong khi đó sản lượng khai thác được trong năm 2007 vừa qua là 2.015 tấn mủ khô.
Sản phẩm cao su hiện đang được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường, nên cànglôi cuốn người dân phát triển mạnh cây cao su Trong giai đoạn từ nay đến năm
2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế có kế hoạch trồng mới hơn 4.000 ha cây cao su trênvùng gò đồi tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới,nâng diện tích cây cao su toàn tỉnh lên hơn 11.000 ha
Cây cao su đã thực sự làm đổi thay những vùng đất nghèo khó của ThừaThiên Huế và kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hànghóa và chế biến xuất khẩu ngay tại vùng nguyên liệu Cây cao su ngoài những lợiích về kinh tế lâu dài còn là loại cây rừng mang tính bền vững giúp cải tạo tốt môitrường sinh thái và cảnh quan nhưng cũng không ít khó khăn thách thức Nếu được
sự quan tâm đúng mức của các ngành các cấp chắc chắn sẽ tạo thêm động lực mớitrong phát triển kinh tế nông nghiệp từ cao su góp phần tích cực trong xoá đói giảmnghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa của Thừa Thiên Huế
Trang 24CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hương Trà có tổng diện tích tự nhiên là 520,9088 km2, chiếm 10,31% sovới tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế Toàn huyện có 15 xã và 1 thịtrấn, trong đó có 2 xã thuộc vùng đầm phá ven biển, 5 xã vùng núi, còn lại 8 xã và 1thị trấn thuộc vùng đồng bằng và bán sơn địa
Huyện Hương Trà nằm trong tuyến hành lang Huế - Đông Hà, nằm trên trụcgiao thông Bắc - Nam về đường bộ và đường sắt Trung tâm hành chính - kinh tế -văn hóa của huyện là thị trấn Tứ Hạ, cách thành phố huế 17 km về phía Bắc; có haicon sông lớn nhất tỉnh bao quanh là sông Hương và Sông Bồ; do ở vào vị trí trung độcủa cả tỉnh nên Hương Trà tiếp giáp với phần lớn các huyện, thành phố trong tỉnh
- Phía Bắc giáp biển Đông và huyện Quảng Điền;
- Phía Tây giáp huyện Phong Điền;
- Phía Đông giáp thành phố Huế, huyện Hương Thủy và huyện Phú Vang;
- Phía Nam giáp huyện A lưới
Trên địa bàn huyện có quốc lộ IA và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy quavới chiều dài 12 km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế chạy qua 19 km, có quốc
lộ 49A nối thành phố Huế với huyện miền núi A lưới qua địa bàn 42 km, quốc lộ49B qua xã vùng biển Hải Dương 7 km
Do vậy, Hương Trà là huyện có vị trí khá thuận lợi: tiếp giáp với thành phốHuế, nằm trên các trục giao thông quan trọng, địa hình đa dạng có điều kiện cho pháttriển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, là hậu cứ quan trọng trong chiến lược an ninh
Trang 25quốc phòng, đồng thời là cửa ngõ đi ra biển và sang nước Lào.Tuy nhiên, do nền sảnxuất chưa đa dạng về ngành nghề nên chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển.
Địa hình huyện Hương Trà thấp dần từ Tây sang Đông, tạo thành 3 vùngtương đối rõ rệt:
- Vùng đồi núi: có tổng diện tích 316,28 km2, chiếm 60,7% so tổng diện tíchtoàn huyện, địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, không thuận lợi cho pháttriển đường bộ và thủy lợi
-Vùng đồng bằng: có tổng diện tích tự nhiên 178,64 km2, chiếm 34,4%; sotổng diện tích toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng
- Vùng đầm phá và ven biển: có tổng diện tích 25,96 km2, chiếm 5% so tổngdiện tích toàn huyện
Trên địa bàn huyện Hương Trà có 12 loại đất chính Trong đó đất đỏ vàngtrên đá sét có 20.320,78 ha, chiếm 39,01% và đất đỏ vàng trên đá granit có 10.913,7
ha, chiếm 20,95% tổng diện tích Hai loại đất này phân bổ chủ yếu ở vùng gò đồi,phù hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nhưcao su, hồ tiêu…
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Hương Trà
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết sức quantrọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu câytrồng hợp lý
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hương Trà 52.090,88 ha, với diện tíchđất khá rộng nhưng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệpgặp rất nhiều khó khăn, bao gồm:
* Đất nông lâm nghiệp, thủy sản 30.494,14 ha, chiếm 58,54 % Trong đó:Đất sản xuất nông nghiệp 7.476,93 ha, với diện tích trồng cây lâu năm (cây lâmnghiệp) là 2.023,64 ha
* Đất chưa sử dụng 12.448,36 ha chiếm 23,9% Trong đó có đất bằng621,87 ha, đất đồi núi 11.748,38 ha…Đây là nguồn tài nguyên lớn để huyện pháttriển thêm diện tích Cao su trong thời gian tới
Trang 26Bình quân đất sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản trên 1 nhân khẩu 0,2600ha/người Trong đó: bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên nhân khẩu 0,0637 ha;đất lâm nghiệp 0,1930 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,0025 ha Cụ thể được thể hiệnqua bảng 5:
Bảng 5: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của huyện năm 2006
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 52.090,
88
100, 00
1 Đất nông lâm nghiệp, thủy sản 30.494,14 58,54
3.3.Đất núi đá không có rừng cây 78,11 0,63
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Trà năm 2007
Thực trạng về sử dụng đất đai đã thể hiện hướng đi mới trong phương hướngphát triển của toàn huyện Tuy nhiên, điều quan trọng phải đặt ra hiện nay là làmsao để một mặt mở rộng diện tích đất đai từ nguồn chưa sử dụng (621,87 ha), mặtkhác sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất hiện có của huyện
Trang 272.1.2.2 Tình hình dân số, lao động
Qua bảng 6, ta thấy rằng: dân số trung bình của huyện Hương Trà là 117.255người, chiếm 10,33 % so với dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó nam59.151 người chiếm 50,45 %, nữ 58.104 người chiếm 49,55 %
Trên địa bàn huyện gồm 6 dân tộc sinh sống: Kinh, Pa Kô, Kơ Tu, Tà Ôi, Pa
Hy, Vân Kiều nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 99,13 %
Tổng số hộ hiện có trên toàn huyện 23.446 hộ; trung bình 05 người trên 1 hộ
- Tỷ lệ tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm
1,2%; từ năm 2003 đến nay bình quân mỗi năm nhân khẩu trên địa bàn huyện tăngthêm khoảng 1.300 người/năm
* Lao động trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi (P) hiện có 71.340 người chiếm tỉ
lệ 60,84% so với tổng dân số Đây là nguồn lao động dồi dào, vấn đề đặt ra là chínhquyền địa phương phải có chính sách tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động địaphương để làm giàu chính đáng trên quê hương mình
- Dân số dự kiến: Dự báo dân số toàn huyện đến năm 2010 là: 123.268 người
- Bảng 6: Dân số và lao động huyện Hương Trà năm 2006
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
Trang 28Nhìn chung, dân số của huyện Hương Trà trong những năm gần đây không
có sự biến động mạnh Điều này được giải thích là do các xã đã thực hiện tốt chínhsách kế hoạch hóa gia đình nên số hộ sinh con thứ 3 đã giảm đi rõ nét Tổng số nhânkhẩu tăng lên không nhiều, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng của công tác dân
số toàn huyện
Tóm lại, lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗiquá trình tổ chức sản xuất, chất lượng lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc ứngdụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất
Những năm gần đây, bộ mặt của toàn huyện thay đổi hẳn, tỷ trọng giá trịngành dịch vụ và công nghiệp chiếm 61,4%, ngành nông nghiệp chiếm 38,6% Điềunày cho thấy bộ mặt kinh tế của huyện Hương Trà đang ngày một khởi sắc Chính
sự thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đã thu hút được một lực lượng lao động lớntham gia vào lĩnh vực nông nghiệp và tập trung vào cây công nghiệp chủ lực.Chương trình 327CT năm 1993, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp đã thực sự trởthành nền tảng cho vấn đề này
Hiện nay, khi dân số đến tuổi lao động họ thường lựa chọn các ngành nghềphi nông nghiệp để kiếm sống Điều này đã làm cho việc phát triển nông nghiệp củatoàn huyện gặp không ít khó khăn Do vậy, việc thu hút lại lực lượng lao động làmột trong những yêu cầu cấp thiết của chính quyền địa phương, để làm được điềunày huyện phải có những định hướng cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế củađịa phương Bên cạnh đó, do Hương Trà là một huyện đồng bằng nên có điều kiện
để phát triển các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp và xây dựng nên đã có sự thayđổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế huyện (từ 14,2% năm 2000 lên 21,7% năm 2006)
2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của huyện Hương Trà
- Về mạng lưới giao thông:
Tổng chiều dài đường quốc lộ đi qua huyện là 59 km, trong đó: đường quốc
lộ 1A chạy qua huyện dài 12 km; quốc lộ 49A qua huyện dài 22 km; quốc lộ 49B điqua xã Hải Dương dài 7 km Đường tránh thành phố Huế đi qua huyện dài 19 kmvới tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng Đường Quốc phòng có hai tuyến tổngchiều dài 39,4 km, trong đó tuyến Hương Văn - Hương Bình đi qua thị trấn Tứ Hạ
Trang 29đến xã Hương Bình, Bình Điền dài 25 km (Đã được nâng cấp thành tỉnh lộ), tuyếnHương Xuân- Hương Phong dài 14 km, trong đó 6 km đi qua địa bàn xã HươngToàn đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng.
Giao thông nông thôn ở các xã đồng bằng khá phát triển nhờ nguồn vốn củacác chương trình mục tiêu trên địa bàn huyện Tuy nhiên, một số xã vùng núi, vùngbiển giao thông còn khó khăn, nhiều đường huyện, xã xe cơ giới không đi lại được
về mùa mưa Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn là 474 km, năm 2005 có357,7 km bê tông hoá và nhựa hoá, chiếm 75% tổng chiều dài
Hệ thống giao thông nội vùng ở vùng núi đi vào các vùng sản xuất Lâm nghiệp,sản xuất cao su chưa được đầu tư xây dựng nhiều, đi lại ở vùng này còn khó khăn
- Về hệ thống thuỷ lợi:
Trên địa bàn huyện hiện có 34 trạm bơm điện, gồm: 30 trạm bơm tưới, 01trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 02 trạm bơm tiêu, 01 trạm bơm tạo nguồn; 158 máybơm bằng động cơ chạy dầu; có 6 hồ chứa, 6 đập dâng; tổng số kênh mương: 133,4
km đã bê tông hoá 58,3 km đạt 43,7%
Diện tích gieo trồng được tưới cả năm: 6.331 ha, chủ yếu là diện tích lúa
- Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn chỉ tưới được cho 94,0% diện tích gieo trồnglúa, còn lại các loại cây trồng khác chưa được tưới chủ động Hệ thống kênh mươngchưa được kiên cố hoá hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao
- Các phương tiện thị trường:
Các phương tiện tiếp cận thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian quatuy có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm
Toàn huyện hiện có 12 chợ, chủ yếu mua bán phục vụ tiêu dùng sinh hoạthằng ngày và hàng nông sản, trong đó có một số chợ có vai trò trung gian thu gomhàng để đưa ra thị trưòng bên ngoài như chợ La Chữ, Hương Văn, Hương Hồ,Hương Vinh
Về tiêu thụ sản phẩm, người dân phải tự tìm thị trường ngoài địa bàn (bánsản phẩm nông nghiệp tại các chợ đầu mối ở thành phố)
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG TRÀ
Trang 30Cây cao su đã thực sự đem lại giá trị kinh tế cho người dân toàn tỉnh ThừaThiên Huế nói chung và huyện Hương Trà nói riêng Dưới sự chỉ đạo của UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với nguồn vốn của dự án 327, huyện Hương Trà đưa câycao su vào trồng thử nghiệm vào năm 1993, với diện tích 67,69 ha Nhận thấy câyphát triển tốt và phù hợp với chất đất, địa phương đã tiếp tục nhân rộng diện tíchhàng năm
Đến năm 1997, tổng diện tích cao su toàn huyện có 532,5 ha Vào thời điểmtiếp theo, do nhận thức của người dân về hiệu quả cây trồng chưa cao, nên địaphương hết sức khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý và mở rộng vườn cây.Khó khăn nhất là năm 1998 và năm 1999, do địa phương hết vốn, hơn một năm câytrồng không được chăm sóc và quản lý Nhiều vườn cao su đã trở nên hoang hoá,
diện tích cao su cũng giảm đi đáng kể Do vậy, đến năm 2000, toàn huyện diện tích
cao su đã giảm xuống chỉ còn 510 ha
Nhận thấy tình hình khó khăn, Tỉnh đã đầu tư kinh phí và vận động bà contiếp tục chăm sóc cây trồng Sau 02 năm, được sự đầu tư của dự án đa dạng hoánông nghiệp, địa phương đã nhanh chóng khôi phục và phát triển các vườn cao su.Nhờ quản lý và chăm sóc tốt, năm 2002 một số diện tích cao su ở xã Hương Bình đãcho khai thác mủ lứa đầu tiên và sản lượng năm này đạt 60 tấn, vào thời điểm này,diện tích cao su toàn huyện đã lên đến 915 ha
Bảng 7: Diện tích và sản lượng cao su huyện Hương Trà qua các năm
Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Trà
Cơn bão số 6 (Xangsane) xảy vào năm 2006 làm cho cây cao su trên địa bànhuyện bị thiệt hại khá nặng nề Diện tích cao su đưa vào khai thác tuy có tăng so vớinăm 2005 nhưng sản lượng chỉ tăng 2,9 tấn (năm 2005 đạt 358 tấn), năng suất mủcây bị giảm mạnh do các vườn cây ít nhiều đều bị ảnh hưởng do bão
Trang 31Ý thức được hiệu quả kinh tế mà cây cao su mang lại cộng với sự quyết tâmvượt khó, nhân dân huyện Hương Trà đã trồng xong phần diện tích cao su gãy đổ,tích cực chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên sản lượng mủ khai thác được trongnăm 2007 đã tăng vọt, so với năm 2006 là 65,7% Mặc dù dự án đa dạng hóa nôngnghiệp đã kết thúc từ năm 2006 nhưng đến hết năm 2008 dân tự túc trồng mới được
12 ha (Bình Điền 10,65 ha và Bình Thành 1,35 ha), đưa tổng diện tích cao su đến
nay là 2.156 ha.
Tình hình phát triển diện tích Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà từ năm
1993 đến nay qua CT 327 và Dự Án Đa dạng hóa nông nghiệp (ĐDHNN) đượctổng hợp ở bảng 8
Công tác trồng mới, chăm sóc được nhân dân quan tâm đầu tư thâm canh,thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, cây giống đảm bảo yêu cầu nên chất lượng vườncây được nâng lên Qua bảng 9, ta thấy được cơ cấu các loại giống được trồng trong
đó các loại giống như: PB260, RRIV2, RRIV3, RRIV4 được trồng phổ biến nhất.Đặc biệt, giống PB260 từ năm 2001 – 2006 đã trồng 430,1 ha chiếm 23,4% tổngdiện tích các loại giống được trồng Do giống PB260 là thuộc dòng vô tính có thờigian sinh trưởng đồng đều, thời gian KTCB khoảng 6-7 năm, có thân thẳng tán cânđối, ít nhiễm bệnh và tăng trưởng khá ở giai đoạn khai thác, năng suất có thể đạt 2-2,5 tấn/ha/năm Tiếp sau đó là giống RRIV4 với diện tích 264,6 ha
Thấy được giá trị và hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại nên số lượng Hộtham gia vào hoạt động trồng mới ngày càng tăng Năm 1993, khi cây cao su mới đượcđưa đến địa bàn, do người dân chưa thấy được hiệu quả kinh tế nên chỉ huy động được
92 hộ tham gia, nhưng sau 15 năm số hộ tham gia đã tăng lên đến 1715 hộ (với diệntích 2.156 ha)
Tính đến nay, đã có 5/15 xã của huyện trồng Cao su và trong năm 2009 cóthêm khoảng 30- 40 ha cao su ở xã Hương Thọ sẽ đi vào khai thác vụ đầu tiên vàsản lượng dự kiến sẽ tăng vọt Đến năm 2010, khi mà phần lớn diện tích sẽ đưa vàokhai thác thì điều này cũng có nghĩa là cuộc sống của người dân nơi đây sẽ dầnđược cải thiện, từ đây họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình
Trang 32Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng mới 250 ha nếu có
dự án (Xã Bình Điền 50 ha, Hương Thọ 100 ha, Bình Thành 50 ha, Hồng Tiến 50ha) đưa tổng diện tích Cao su toàn huyện đến năm 2010 đạt 2522,82 ha
Trang 33Bảng 8: Tình hình phát triển diện tích Cao Su trên địa bàn huyện Hương Trà CT- DÁ Tổng số Xã Hương Bình Xã Bình Điền Xã Hương Thọ Xã Hồng Tiến Xã Bình Thành Năm DT
(ha)
% (ha) Hộ
Bảng 9: Cơ cấu các loại giống Cao su được trồng năm 2001- 2006 Năm
Trang 352.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ gia đình có diện tích cao su đãđưa vào khai thác trên đia bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Câycao su được đưa vào trồng từ năm 1993 nhưng ban đầu quy mô trên địa bàncòn nhỏ lẻ, ít hộ tham gia Đến năm 1997, các hộ mới nhận thấy được giá trịkinh tế mà cây cao su mang lại nên đã tiến hành trồng khá nhiều Do đó chúngtôi tiến hành điều tra những hộ có vườn cây trồng từ năm 1997 Đặc điểm vànăng lực sản xuất của các hộ điều tra được thể hiện thông qua bảng 10
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng: Chủ hộ là lao động chính trongquá trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su nhưng phần lớn họ lại xuấtthân từ những người nông dân, do vậy nhìn chung họ còn rất hạn chế về trình
độ quản lý sản xuất cũng như kỹ thuật canh tác vườn cây Lần đầu tiên canhtác cây cao su nên sự hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cây cao su của người dânvẫn còn nhiều hạn chế, hơn nữa tuổi trung bình của lao động chính khá cao(xấp xỉ 47 tuổi) và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp Đặc điểm này gây rarất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trongcông tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóccũng như khai thác mủ cao su
Ngoài ra, do hầu hết các hộ điều tra đều có thu nhập thấp trong thời kỳkiến thiết cơ bản nên không có điều kiện để đầu tư, họ vẫn chưa mạnh dạn vayvốn để đầu tư Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cao sucủa các hộ sau này
Trang 36Bảng 10: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Đối với các hộ nông dân thì quy mô diện tích trồng cao su có ý nghĩa hết sứcquan trọng, nếu diện tích lớn thì số tiền đầu tư trung bình trên một đơn vị diện tích
sẽ giảm xuống tương đối
Tổng diện tích trồng cao su của các hộ điều tra là 83,27 ha, khoảng một nửa cácvườn cây đã bước vào thời kỳ kinh doanh và đã cho sản phẩm, phần còn lại đang đượcđầu tư chăm sóc và trồng mới do đã gãy đổ trong đợt bão năm 2006 Theo số liệu điềutra, diện tích canh tác cao su bình quân của mỗi hộ là 1,52 ha, diện tích này vẫn chưa đủlớn để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài ra diện tích còn bị chia cắt thànhnhiều mảnh khá manh mún, đây là một trở ngại lớn cho người nông dân trong công tácchăm sóc và thu hoạch
2.3.2 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra
2.3.2.1 Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản
Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trìnhsản xuất kinh doanh Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia
Trang 37trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cao su là 07 năm nhưng do mức đầu tưcho thời kỳ này quá thấp lại không ổn định hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên như: chất đất, khí hậu… nên cây cao su chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cạo
mủ Do vậy, hầu hết các hộ gia đình đều tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8 Chi phícho thời kỳ KTCB chủ yếu là chi phí trồng mới ( bao gồm chi phí giống, chi phíphân bón và hóa chất trừ Mối, chi phí lao động ) Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 chiphí tương đối ổn định, bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động
Chi phí qua các năm KTCB bằng hiện vật và giá trị được phản ánh qua bảng
11 và bảng 12, cụ thể như sau:
Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây Cao su,
do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (bao gồm chi phí về giống ban đầu, chiphí thuê công khai hoang, làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bảnnhiều) Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su tính cảcông lao động gia đình (đào hố, trồng, chăm sóc) là 6,053 triệu đồng trong đó chiphí phân bón và thuốc BVTV chiếm 37,18% trong tổng chi phí bằng tiền mặt, chiphí giống (555 cây/ha) chiếm tỉ trọng lớn là 40,21 % còn lại là chi phí cho phátthực bì và quản lý vườn cây
Do các hộ có diện tích trồng không lớn nên hầu như không có lao động thuêngoài mà giúp đỡ theo kiểu đổi công cho nhau Đến năm thứ hai 1 ha cao su phảitrồng lại khoảng 48 đến 50 cây do bị gãy, chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.Chi phí giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườncây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành Trong năm này chi cho trồng lại (125 nghìnđồng) chiếm 14,9% trong tổng chi phí đầu tư bằng tiền mặt, hầu hết là chi phí chophân bón và thuốc BVTV chiếm tỉ trọng lớn là 82,24% Đặc biệt, đến năm thứ 3(năm 1999) chúng tôi được biết do địa phương hết vốn nên không tiến hành giảingân phân bón và thuốc BVTV cho người dân Do đó, chi phí cho năm này chủ yếu
là công người dân tự chăm sóc với tổng chi phí là 1,224 triệu đồng, điều này sẽ ảnhhưởng xấu đến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho mủ của vườn câysau này và đây là nguyên nhân quan trọng kéo dài thời kỳ KTCB Từ năm thứ 4 đến