1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

103 790 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự ántrong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc Lúc đầu, các hộ nông dântrực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lướicũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su

Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanhtrên đất Thừa Thiên Huế Nhiều vùng đất xưa kia nghèo khó, chỉ sau hơn 10 nămtrồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông),các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân,Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà) Gần 6.000 hộ gia đình nghèo ở vùng sâuvùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su.Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở HươngTrà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bìnhquân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nêndiện tích trồng cao su ở Thừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh Nếu giai đoạn1993 - 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đãlên đến 8.500ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, PhongĐiền 2.500ha, Hương Trà 2.500ha Diện tích cao su được khai thác trong năm2007 là gần 3.500ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu caosu đạt hơn 7 triệu USD/năm Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủlực trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế, bởi chưa một loại cây trồng nào ởThừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tếcao như cây cao su Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thốnghiện nay như sắn, mía, chè, tiêu ở huyện Nam Đông và Phong Điền Nhờ có câycao su mà một xã như Phong Mỹ nghèo nhất tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây, sauhơn 10 năm gắn bó với cây cao su nay đã vươn lên thành địa phương có thu nhậptính theo đầu người cao nhất huyện Phong Điền

Trang 2

Sau gần 15 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng địnhđược vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương,khẳng định vị thế của nông nghiệp hàng hóa, là “cây vàng” của hàng ngàn hộ dântrong cơ chế thị trường Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài,bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạchcụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác,chế biến, phân phối, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trườngtiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá nhưmột số loại cây trồng trước đây

Để có thể mô tả, đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát

triển của tỉnh, tôi quyết định chọn đề tài “Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng hình hình sản xuất cao su trên địabàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuấtnhững hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu cụ thể

Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàntừ đó tìm ra nguyên nhân tác động đến công tác sản xuất cao su nói chung và cao suhàng hóa nói riêng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mủcao su trong thời gian tới.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự vật hiện tượng trong

mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau có tính khách quan, logic và khoa học.

Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cây cao su.

Trang 3

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua

nhiều nguồn khác nhau có liên quan như báo chí, báo cáo, sách, tạp chí

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 90 hộ sản xuất cao su của3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh.

Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê: Để tổng hợp các số liệu thống kê

sử dụng các phương pháp sau:

+ Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp+ Phân tổ thống kê

+ Sơ đồ, bảng biểu

Phương pháp phân tích ANOVA được dùng để kiểm định sự khác nhau về

trị trung bình các ý kiến đánh giá của nông hộ điều tra về có hay không có sự khácnhau về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước đối vớinông hộ và năng lực của hộ sản xuất đến sản xuất cao su giữa các địa phương vớinhau và giữa từng địa phương với mức trung bình của các đơn vị điều tra.

Phương pháp phân tích chuỗi chung nhằm phân tích các khâu trung gian,

các đầu mối thu mua và quá trình tạo lại giá trị qua các khâu.

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu

Tình hình sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian

Đề tài nghiên cứu tại 3 xã của 3 huyện: Xã Phong Mỹ huyện Phong Điền; xãHương Bình huyện Hương Trà; xã Hương Hòa huyện Nam Đông Đây là 3 xã cósản xuất cao su hàng hóa với số lượng lớn, còn ở các xã khác chủ yếu là đang ở thờikỳ kiến thiết cơ bản.

+ Về thời gian

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009.

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA1.1.1 Khái niệm về sản xuất hàng hóa

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổchức kinh tế đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung tựcấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn trực tiếpnhu cầu của người sản xuất Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế ở đó sảnphẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường Hai kiểu tổ chức đó đãđưa một sản phẩm chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất thành mộthàng hóa trao đổi mua bán trên thị trường.

Không phải bất cứ một sản phẩm nào được sản xuất ra đều được gọi là hànghóa, nó chỉ được coi là hàng hóa khi có đủ những điều kiện sau đây:

+ Là sản phẩm của lao động sản xuất ra.

+ Thỏa mãn một hay một số nhu cầu nào đó của con người.+ Được mua bán trao đổi trên thị trường.

Một sản phẩm khi vượt qua ranh giới tự cung tự cấp được gọi là hàng hóa thìchỉ có hai con đường tồn tại hoặc không tồn tại, nếu nó được thị trường chấp nhận thìtồn tại còn nếu không thì ngược lại Ngành sản xuất có hai trạng thái là tự cung tự cấpvà sản xuất hàng hóa Để sản xuất hàng hóa ra đời cần có hai điều kiện sau:

Thứ nhất là phân công lao động xã hội, tức là phân chia lao động ra làm

nhiều ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội Phân công lao động xã hộitạo ra sự chuyên môn hóa, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất thành nhữngngành nghề khác nhau Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉtạo ra một số sản phẩm nhất định Nhưng nhu cầu tiêu dùng của con nguời thì vôhạn nên phải có sự trao đổi mua bán qua lại lẫn nhau giữa các thành phần sản xuấtkhác nhau.

Trang 5

Thứ hai là có sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sản xuất tức

là có sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thủy là chế độ tư hữunhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định được người sở hữu tư liệu sản xuất là người sởhữu sản phẩm lao động Như vậy, chính sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sảnxuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập nhau nhưng họ nằm trong hệthống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc nhau về sản xuất và tiêu dùng.

1.1.2 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là hình thức sản xuất vượt qua được ngưỡng tự cung tựcấp, vượt qua được ngưỡng tự sản tự tiêu để hướng đến đáp ứng được nhu cầu củathị trường mà biểu hiện cao hơn nữa là đáp ứng được đa nhu cầu và khó tính củangười tiêu dùng Sản xuất hàng hóa là biểu hiện bên ngoài và rõ nét về sự phát triểnchung của xã hội và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.Sản xuất hàng hóa đang ngày càng hướng đến nhu cầu dựa vào tính hữu dụng, tínhtự nhiên của vật phẩm, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật con người ngàycàng cố gắng tìm ra những đặc tính riêng để đáp ứng hơn nữa nhu cầu riêng của tínhhữu ích đó

Quá trình sản xuất đi từ sản xuất nhỏ lẻ chỉ đáp ứng được một số nhu cầuhiện hữu đến sự phát triển đại công nghiệp như ngày nay, người tiêu dùng đi từ sự“xếp hàng mua hàng” đến chức danh “thượng đế” mua hàng chính hiệu Người tiêudùng đang đứng trước sự lựa chọn đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả, hậu mãisau bán hàng phù hợp với yêu cầu và sở thích của mình Hiện nay, nhà sản xuấtkhông chỉ sản xuất và bán những cái mình có mà đi theo hướng sản xuất và bánnhững cái thị trường đang cần tức là sản xuất hướng nhu cầu người tiêu dùng Sảnxuất không những chỉ chạy theo số lượng mà đang ngày càng hướng đến chất lượngvới mục tiêu “chất lượng là hàng đầu” với việc áp dụng khoa học công nghệ là nềntảng, là kim chỉ nam cho sự phát triển riêng lẽ.

Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất mở của các quan hệ hàng hóatiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế

Trang 6

ngày càng phát triển Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất vàvăn hóa nhân dân.

1.1.3 Sản xuất hàng hóa nông sản

1.1.3.1 Khái niệm sản xuất nông sản hàng hóa

Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổchức kinh tế - xã hội sản xuất ra nông sản phẩm không phải để tự mình tiêu dùng màđể trao đổi, mua bán trên thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội, vừa có lợi nhuậncho người sản xuất ra nó để tái sản xuất mở rộng và hiện đại hóa nền nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là ngành sản xuất không những cung cấplương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngànhcông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thựcphẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thungoại tệ

Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọngtrong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được.Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp Đảmbảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn địnhchính trị, phát triển nền kinh tế [1].

Do nhu cầu phát triển của xã hội, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng củakhoa học công nghệ nên sản xuất hàng hóa nông nghiệp càng ngày càng phát triển.Cho đến nay sản xuất hàng hóa nông sản không những chỉ sản xuất theo số lượng,sản xuất để trao đổi mà cũng đang dần theo xu thế sản xuất hàng hóa nông sản cógiá trị cao trước thời kỳ hội nhập và phát triển.

Nông sản hàng hóa có giá trị cao không chỉ dựa vào năng suất và chất lượngcao, giá thành hạ, mà sản lượng hàng hóa phải nhiều, phong phú, luôn sẵn sàng xuấtbán cho thị trường trong và ngoài nước theo hợp đồng và đáp ứng ngay nhu cầu củathị trường mới kiến lập được Tổ chức sản xuất nông nghiệp hợp lý là một trongnhững yếu tố quyết định để hóa giải khó khăn, phát huy thuận lợi nhằm đáp ứng yêucầu trên.

Trang 7

1.1.3.2 Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản

Một là tính đa dạng của phân công lao động và sản phẩm Trong sản xuất

hàng hóa, những nhóm ngành được chia thành những ngành vùng nhỏ hơn, mà quátrình phân công lao động, ngoài việc diễn ra trong nội bộ ngành, vùng còn có sự liênkết hợp tác chặt chẽ với công nghiệp dịch vụ đặc biệt là công nghiệp nông thôn vàdịch vụ nông nghiệp.

Hai là, nông nghiệp hàng hóa là nông nghiệp đa dạng, tổng hợp nhưng trên

cơ sở tính đa dạng sinh học của vùng miền.

Ba là, sản xuất hàng hóa nông nghiệp có sự khác biệt tương đối so với sản

xuất hàng hóa công nghiệp, điều này thể hiện qua sự phân công lao động Phâncông lao động trong công nghiệp có sự phân công cao còn trong nông nghiệp baogiờ cũng kết hợp chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp Mặt khác nông nghiệpcòn phụ thuộc vào thiên nhiên trong khi sản xuất công nghiệp sản xuất phụ thuộcvào thị trường Sản xuất nông nghiệp hướng đến mùa vụ trong khi sản xuất côngnghiệp hướng đến nhu cầu người tiêu dùng Trong nền kinh tế hiện đại, sản xuấtnông nghiệp trở thành ngành sản xuất nông sản hàng hóa [9].

1.1.3.3 Những đặc trưng của nông sản hàng hóaGiá cả dễ biến động mạnh

Giá cả của sản phẩm nông sản dễ thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòngmột ngày hoặc một tuần Do không có công nghệ bảo quản và sơ chế nên hàng hóanông sản đều được mua bán dưới dạng tươi sống và phạm vi phân phối hẹp Mức độbiến động giá do nhu cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phảibán ngay Do đó, giá của sản phẩm nông sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngàyvì lúc này loại hàng hóa này bắt đầu hỏng Hơn nữa khi có một lượng nông sản lớnđột ngột xâm nhập do tính chất thu hoạch đại trà và rầm rộ nên làm cung vượt quácầu thị trường.

Bên cạnh đó, giá nông sản hiện nay còn phụ thuộc vào nhu cầu thế giớithông qua con đường xuất nhập khẩu, ngoài yếu tố nội tại trong nước còn phụ thuộcrất lớn vào mức độ khan hiếm của cung cầu thị trường thế giới

Trang 8

Tính thời vụ

Các sản phẩm nông nghiệp thường có thời vụ thu hoạch nhất định, hoặc theotừng chu kì nên giá cả hàng hóa nông sản lúc vào vụ thường rớt giá xuống thấp dolượng cung quá lớn nhưng sau đó lại được đẩy lên cao vào lúc khan hiếm hàng.Tính chất sinh học và tính thích nghi nên tạo mỗi loại cây trồng đều có những mùavụ nhất định trong năm Do đặc điểm khí hậu nước ta phân bố đều giữa các vùngmiền nên việc gieo trồng và thu hoạch các nông sản thường vào một thời điểmgiống nhau.

Sản phẩm nông sản khi thu hoạch là những sản phẩm tươi sống có chu kỳsống nhất định, nên không thể để được lâu nếu không sơ chế kịp thời Những nôngdân sản xuất nhỏ của nước ta không có phương tiện tồn kho, cất trữ và bảo quản thếlà phải bán đi hầu hết đầu ra của mình vào lúc giá tương đối hạ

Dao động mạnh về giá giữa các năm

Giá nông sản hàng hóa có thể dao động mạnh giữa các năm Điều kiện tựnhiên như thời tiết, dịch bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tácđộng của nó tới cung Do tính chất giá cả năm trước sẽ tác động mạnh đến quyếtđịnh việc đầu tư mở rộng hay thu hẹp quy mô của người sản xuất, cộng với tínhmùa vụ của cây trồng sẽ ảnh hưởng đến giá cả khác nhau của từng năm.

Phản ứng của nông dân đối với hiện tượng trên càng làm giá cả biến độngmạnh hơn Nông dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá cả của một mặt hàngnhất định tăng lên bằng cách mở rộng diện tích nuôi trồng và thâm canh sản xuấttrong những vụ tiếp theo làm cho lượng cung vượt quá cầu dẫn tới giảm giá trongthời điểm thu hoạch Trong tình huống ngược lại, nông dân lại giảm mạnh sản xuấtkhi giá sụt nghiêm trọng.

Tính rủi ro

Bất cứ một ngành sản xuất nào khi bước ra thị trường bên cạnh những thuậnlợi vốn có thì ẩn hiện những rủi ro đi kèm buộc người sản xuất phải biết điều phối,sống chung và có những biện pháp giảm thiệt hại một cách thấp nhất

Trang 9

Ngành sản xuất nông nghiệp ngoài những lý do chung thì còn có những lý domang tính đặc thù như: thiên tai, dịch bệnh, rớt giá, khó khăn trong tiêu thụ nôngsản phẩm là những vấn đề rủi ro trong nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Rủi ro trong nông nghiệp có thể được phân chia ra làm 2 dạng chính: rủi rovề sản lượng và rủi ro về giá cả Sự rủi ro về sản lượng có nguyên nhân từ sự tácđộng của điều kiện thiên nhiên, trong khi sự không chắc chắn về kinh tế dẫn đến rủiro về giá cả.

Bên cạnh đó, còn có một rủi ro rất lớn mà chúng ta ít đề cập đến đó là trongthời gian tới, khi những rào cản thương mại được bãi bỏ, thuế nhập khẩu giảm,nông sản nhập khẩu từ các nước phát triển bán trên thị trường với giá thấp sẽ gâysức ép lớn cho kinh tế nông thôn Nhiều doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguycơ phá sản, cả kinh tế nông hộ, nông dân lao động nông nghiệp thủy sản sẽ gặpnhiều khó khăn Nếu không nắm bắt lấy cơ hội quan trọng trong quá trình mở cửavà hội nhập để thúc đẩy kinh tế phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa Đâythực sự là thách thức lớn nhất cần phải vượt qua đối với phát triển nông nghiệpnông thôn.

Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao

Sau hơn 6 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ/TTg của Thủ tướng Chínhphủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, rấtnhiều doanh nghiệp và nông dân đã gặp nhau giữa “cung và cầu” Tuy nhiên,khoảng cách này đang khá lớn, hàng hóa nông sản phải đi qua nhiều khâu, nhiềukênh phân phối khác nhau, chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùngcuối cùng có một khoảng cách khá xa Đây là bất cập vẫn đang thách thức dẫn đếnbiên độ thị trường lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam [21].

Biên độ thị trường lớn là do quy mô sản xuất nông sản của các hộ nông dâncòn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa Vì thế, làm tăng chi phí thu gom, chiphí vận chuyển do các thương nhân phải đi đến tận nơi để thu mua Và mỗi lần thumua các tư thương cũng phân loại, sơ chế bảo quản, cất giữ và tạo một giá trị mớilớn hơn giá trị ban đầu để có lợi trước khi bán lại cho các khâu trung gian trongchuỗi tiếp theo.

Trang 10

Bên cạnh đó, hàng hóa nông sản trước thềm hội nhập WTO phải chịu sựcạnh tranh khốc liệt từ những hàng hóa nông sản có giá trị và chất lượng cao ở cácnước khác, việc tìm bạn hàng mới, thị trường mới cộng với chiến lược giá thấp vàchất lượng cao buộc ngành nông nghiệp hàng hóa phải đầu tư một lượng chi phí lớncho công việc quảng cáo và tiếp thị ở những thị trường mới [21].

Thiếu thông tin

Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọnglàm cho thị trường nông sản không hiệu quả Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biếtcủa nông dân về các phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế Bên cạnh đónông dân chưa tiếp cận được hoặc thiếu thông tin về cầu và giá cả Thiếu kiến thứclàm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội mang lại lợi nhuận caohơn Không nắm bắt được thông tin từ khách hàng nên hạn chế khả năng đáp ứngyêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý Thươngnhân và nhà chế biến cũng không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng vềthị trường, nên không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinhdoanh thay đổi Nói một cách tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị vàrủi ro cao dẫn tới điều phối cung cầu kém.

Nhu cầu ngày một phát triển, thị trường ngày một rộng mở, các yêu cầu khắtkhe về các chỉ số, thông số chất lượng của các bạn hàng đã buộc nông sản hàng hóaViệt Nam không ngừng cải tiến và vươn lên Việc nắm bắt được thông tin là một lợithế cho vấn đề trên còn không thì ngược lại Đây là trở ngại rất lớn cho nền nôngnghiệp hàng hóa Việt Nam trước thềm hội nhập.

Cung kém co giản theo giá

Nói chung lượng cung hàng hóa nông sản không đáp ứng nhanh với giá cả,đặc biệt trong ngắn hạn Nói cách khác, nông dân cần nhiều thời gian để điều chỉnhsản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi giá.

Người nông dân không thể tăng hay giảm diện tích khi giá cả của nông sảnđó biến động vì tính chất mùa vụ, thời gian gieo trồng và sản xuất kéo dài Chỉ cósự lựa chọn duy nhất là điều chỉnh vật tư đầu vào sao cho hợp lý với điều kiện thực

Trang 11

tế Ngoài ra còn một số hạn chế khác về vấn đề đất đai, lao động để mở rộng sảnxuất và khả năng tiếp cận những kỹ thuật để người sản xuất nâng cao sản lượng nhưgiống mới, hệ thống thủy lợi

Độ co giản của cầu theo giá lớn

Không giống như cung, cầu nông sản hàng hóa rất nhạy cảm với sự thay đổicủa giá Do có nhiều sản phẩm có thể thay thế được nên người tiêu dùng thườngchuyển hướng sang sử dụng loại sản phẩm khác nếu như giá của sản phẩm đang sửdụng tăng lên Sự đa dạng về chủng loại, chất lượng trong hàng hóa nông sản đãgiúp người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa khác nhau giữa những mặt hàng giốngnhau Trong thời kỳ hội nhập, sự xâm chiếm của thị trường hàng ngoại nhập buộccác doanh nghiệp nông nghiệp trong nước nói chung và tất cả các doanh nghiệp nóiriêng phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt làđa đạng hóa mặt hàng để đáp ứng được sự đa dạng nhu cầu của khách hàng.

1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CAO SU

Cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sảnphẩm đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiềungành công nghiệp hiện nay Ngoài ra cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũngcó công dụng không kém phần quan trọng như: gỗ, dầu hạt Cây cao su còn có tácdụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là các vùngmiền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới

Các sản phẩm kinh tế

a Mủ cao su nguyên liệu

Sản phẩm chủ yếu của cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao sutổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọxát, dễ sơ luyện Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời sốnghằng ngày của con người Các sản phẩm cao su có thể chia thành các loại chính như: Vỏ,ruột xe; các vật dụng phục vụ cho công nghiệp, y tế

b Gỗ cao su

Khi cao su hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ cao su là một sản phẩmrất quan trọng, một nguồn kinh tế đáng kể Sản lượng gỗ tùy thuộc vào mật độ cây

Trang 12

còn lại trên vườn và vào độ lớn của cây (đường kính, chiều cao cây ), nếu tính bìnhquân vườn cây cao su khi thanh lý còn 200 cây với sản lượng gỗ bình quân là 0,25 -0,3 m3 gỗ/cây thì mỗi ha cao su có được 50 - 60 m3 gỗ và một khối lượng củi ướclượng từ 30 - 40% lượng gỗ Gỗ cao su đang được giới tiêu thụ trên thế giới ưachuộng [13].

d Mật ong

Ngoài các sản phẩm nêu trên, hàng năm vào mùa cao su ra lá non vừa ổnđịnh, có thể nuôi ong để lấy mật từ các tuyến mật ở cuống lá Chất lượng mật ong từcây cao su rất tốt và có màu sáng Khoảng 30% lượng mật ong sản xuất từ Ấn độ làthu hoạch từ vườn cao su Tại Việt Nam, các nhà nuôi ong hằng năm vẫn đưa đànong vào các vườn cao su vào mùa thích hợp để lấy mật ong.

e Các sản phẩm khác

Ngoài các sản phẩm nêu trên, trong vườn cây cao su còn có thể thu được cácsản phẩm do các cây trồng giữa hàng cao su trong thời gian KTCB như: Cây thảmphủ, cây trồng xen

Ngoài ra có thể chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm trong vườn cao su.

1.3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐIVỚI CÂY CAO SU

1.3.1 Đặc điểm sinh học

Cây cao su cũng giống như các loại cây trồng khác, cũng có những đặc tínhsinh học riêng nên trong việc trồng và khai thác cần có những quy trình riêng chophù hợp Nhưng cao su lại có những đặc thù riêng so với loại cây khác đó chính là

Trang 13

quá trình trồng, chăm sóc và khai thác cao su được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạnthiết kế cơ bản và giai đoạn kinh doanh.

Giai đoạn thiết kế cơ bản: Là khoảng thời gian từ 5 - 8 năm đầu tiên củacây cao su khi trồng cây Đây là khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây cao suđạt được 50 cm đo cách mặt đất 1m Tùy theo điều kiện sinh thái, chăm sóc, giốngvà điều kiện sinh thái đặc thù của các vùng Việt Nam sẽ có những con số khácnhau Thời gian kiến thiết cơ bản phổ biến từ 7- 8 năm Tuy nhiên với điều kiệnchăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợpthì có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 tháng đến 1 năm [24].

Giai đoạn kinh doanh: Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su Cây cao su đượckhai thác khi có trên 50% tổng số cây có vành thân ≥ 50cm Giai đoạn kinh doanhcó thể dài từ 25 đến 30 năm Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởngnhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn kiến thiết cơ bản [24].

Để trồng cây cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần phải chú ýnhững đặc điểm, điều kiện về thực vật học của cây cao su và những điều kiện sinhthái nhất định để có những tác động thích hợp Những điều kiện đó là:

Điều kiện thời tiết, khí hậu

- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ trung bình ở mức cao và đều, với nhiệtđộ thích hợp nhất từ 25-30 oC Nhiệt độ trên 40oC cây sẽ trở nên khô héo và ở mứcdưới 10 oC cây có thể chịu đựng được một thời gian tương đối ngắn Mức nhiệt độtrung bình khoảng 25oC thì cây cho năng suất mủ ở mức cao nhất Trong khoảngthời gian khai thác mủ (1-5 giờ sáng) thì yêu cầu nhiệt độ phải mát dịu để lượng mủlấy ra đạt chất lượng tốt và nhiều [24].

- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưngthích hợp nhất vẫn là những vùng đất có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm Tuyvậy đối với các vùng có lượng mưa thấp <1500mm/năm thì lượng mưa cần phân bốđều trong các tháng của năm Đất trồng cao su phải có khả năng giữ nước tốt, cóthành phần sét trong đất chiếm khoảng 25% Ở những nơi không có những điềukiện thuận lợi như đã nêu ở trên thì cây cao su cần lượng mưa trung bình hàng nămvào khoảng 1800-2000mm [24].

Trang 14

- Bên cạnh lượng mưa theo yêu cầu chung thì mưa buổi sáng có ảnh hưởnglớn đến việc cạo mủ Nếu mưa từ 5 giờ sáng kéo dài đến 12 giờ trưa thì việc cạo mủcoi như không thực hiện được vì vỏ cây bị ướt và mủ sẽ bị rửa trôi nếu cạo mủtrong thời điểm này.

- Gió: Tốc độ gió thích hợp là từ 1-2m/giây vì gió giúp cho cây thôngthoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Nếu tốc độgió từ 8-13,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) sẽ làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách nên sẽảnh hưởng đến việc tăng trưởng và phát triển của cây cao su Bản thân cây cao su cótính giòn, dễ gãy nên gió quá mạnh sẽ làm cây gãy đỗ và bị xóa sổ vườn cây [24].

- Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quântừ 1800-2800 giờ/năm Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sảnlượng cao Nếu sương mù quá nhiều gây ra một tiểu khí hậu ẩm ướt sẽ tạo cơ hộicho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấntrắng trong thời gian qua.

Điều kiện địa hình

Cây cao su có khả năng sinh trưởng tốt ở địa hình không cao so với mựcnước biển, thường ở địa hình bằng phẳng hoặc dốc  5o là tốt nhất Nếu có độ dốccao, sẽ bị rửa trôi lớn, sạt lở và nếu là trong lòng chảo có độ cao thấp sẽ gây tìnhtrạng ngập úng Do vậy, cây cao su được phân bổ chủ yếu trên vùng đất gò đồi vànúi thấp, có địa hình chia cắt nhẹ, dốc thoải, thoát nước tốt Nếu điạ hình quá cao sovới mực nước biển thì cây càng chậm lớn và năng suất thấp Hơn nữa, những diệntích ở trên đất dốc sẽ phải có chi phí về hệ thống đê, mương lớn cũng như sẽ gặpkhó khăn trong công tác cạo mủ, thu mủ,vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.

Điều kiện về đất đai

Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau, ở vùng khí hậu nhiệtđới ẩm ướt, nhưng hiệu kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi nhân trồng caosu trên quy mô lớn vì chu kỳ sản xuất và kinh doanh kéo dài, đầu tư lớn, nên sẽ rủiro cao nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng Do vậy việc lựa chọn các vùng đất thíchhợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.

Trang 15

- Cao trình: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đốithấp Càng lên cao càng bất lợi do nhiệt độ thấp dần và gió càng mạnh Độ cao thíchhợp nhất là 500-600m so với mực nước biển.

- Độ dốc: Đất càng dốc thì độ xói mòn càng lớn, khiến cho chất dinh dưỡngở trong đất nhất là lớp đất mặt bị mất đi Khi trồng cây cao su ở vùng đất dốc nên cóhệ thống chống xói mòn đất, vì vậy nên trồng cao su ở khu ít đất dốc.

- Độ pH: Thích hợp cho cây cao su là 4,5-5,5

- Đất có tầng canh tác dày khoảng 2m, tuy nhiên trên thực tế các loại đất cótầng canh tác dày từ 1 mét trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su [24]

1.3.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su

Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su

Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng thì việc thực hiệnđúng cách các biện pháp, quy trình kỹ thuật là hết sức quan trọng Muốn vậy cầnnắm rõ các nhân tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến cây cao su và nắm vững các biệnpháp kỹ thuật thâm canh Hiện tại, quy trình kỹ thuật cao su chia thành 2 thời kỳ làKTCB và kinh doanh.

* Thời kỳ cao su KTCB: Bao gồm các khâu như chọn đất, khai hoang, trồng

mới và chăm sóc.

+ Chọn đất: Đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đếnhiệu quả kinh tế của vườn cây và là một yếu tố khó sửa đổi nhất Do đó cần xácđịnh và xếp hạng các diện tích có khả năng trồng cao su và nhất là loại bỏ ngay từđầu các diện tích không thích hợp cho cây cao su

+ Khai hoang: Yêu cầu công tác khai hoang là làm sạch thực bì, cân bằng độcao, nhất là loại bỏ được các mầm bệnh chứa trong các loại rễ cây rừng còn tồn tạitrong đất nhưng vẫn giữ được độ phì của đất.

+ Thiết kế lô trồng: Với diện tích cao su trồng của các hộ nông dân riêng lẻthì tùy thuộc vào địa hình mà thiết kế cho phù hợp Đối với những diện tích trồngđại điền cần chuẩn bị công tác thiết kế làm sao cho giảm chi phí thiết kế, chi phílàm đường lô, liên lô, giảm chi phí vận chuyển từ lô cao su đến nhà máy chế biến vì

Trang 16

công tác vận chuyển mủ được triển khai thường xuyên và liên tục trong cả năm vàtrong suốt thời gian 20 đến 25 năm

Căn cứ vào địa hình từng vùng đất mà thiết kế hàng thẳng hay hàng theođường đồng mức để chống xói mòn.

+ Trồng mới: Ngoài việc chuẩn bị đất, để công tác trồng mới không bị độngvà đạt kết quả tốt cần dự kiến đầy đủ nguồn vốn đầu tư, các vật tư cần thiết, nhất làphải chuẩn bị đủ lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng với các khâu công việctrong từng thời điểm đã định trong lịch công tác

Có hai phương pháp trồng: trồng bằng stum trần và trồng bằng bầu

Với diện tích ít có thể trồng bằng bầu, nếu trồng với diện tích lớn thường ápdụng trồng bằng stum trần và trồng dặm bằng bầu tầng lá.

* Chăm sóc cao su KTCB và vườn cây kinh doanh:

Việc chăm sóc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển củacây cao su Để vườn cây phát triển và sinh trưởng đồng đều, cần có sự chăm sócđúng quy trình.

- Công tác làm cỏ: Phải định kỳ làm cỏ, cày trên đường luồng đúng quytrình, đúng tiến độ, không để cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng của cây.

- Thực hiện tốt việc tỉa chồi thường xuyên cho cây và phải hoàn tất công táctạo tán trong thời gian từ 2,5 năm đến 3 năm sau khi trồng [27].

- Trồng xen, trồng thảm phủ: Trong thời gian 2 năm đến 3 năm đầu tiên sau khitrồng do tán cây còn nhỏ và khoảng cách giữa hàng cao su tương đối rộng (6m-7m)

Trang 17

nên có thể vận dụng để trồng xen cây lương thực ngắn ngày hoặc các cây thảm phủnhằm tăng thu nhập và chống xói mòn cho đất

- Bón phân: Ở giai đoạn KTCB cây chỉ yêu cầu tăng trưởng nhanh, khỏe.Khi có đủ chất dinh dưỡng cây phát triển nhanh rút ngắn thời gian KTCB.

- Công tác phòng bệnh: Thường xuyên kiểm tra cây bệnh trong vườn để chữatrị kịp thời Đặc biệt là từng thời điểm giao mùa và mùa mưa cây dễ có nhiều bệnh hại.

- Công tác phòng chống cháy: Cây cao su không chịu nhiệt độ cao (nhiệt độphải < 400C), mặt khác sản phẩm mủ thu nhờ bộ phận vỏ cây do vậy phải cóphương án phòng chống cháy, tuyệt đối không để cháy vườn cây và gia súc pháhoại [24]

* Chăm sóc cây cạo mủ

- Cây cao su sản xuất mủ nhờ lớp vỏ, để vườn cây có năng suất cao, không bịbệnh ở mặt cạo, theo quy trình hiện tại, cần chăm sóc cây cạo ở một số điểm sau:

+ Chăm sóc mặt cạo: Theo định kỳ (1 hay 2 tháng 1 lần) dùng nạo da me,nạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài ngay bên dưới miệng cạo cho tróc hết lớp mủ dây, mủ vỏvà lớp vỏ xù xì bên ngoài

+ Chăm sóc lớp vỏ tái sinh: Để giúp cho vỏ tái sinh được liền lại, không bị ubướu để khai thác lớp vỏ tái sinh

+ Kiểm tra bệnh cây trên vườn: bệnh rễ nâu, bệnh nấm hồng dễ lây lan trongmùa mưa.

Tóm lại, với công nghệ sinh học phát triển, ở nước ta cũng như nhiều nướctrồng cao su trên thế giới đang áp dụng các biện pháp thâm canh bằng cách áp dụngtổng hợp nhiều biện pháp: lai tạo giống mới có năng suất cao, áp dụng đúng các biệnpháp kỹ thuật chăm sóc khai thác nhằm nâng cao năng suất, sản lượng mủ cao su.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA1.4.1 Các nhân tố vĩ mô

- Chính sách kinh tế

Các chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của Nhà nước đối với sảnxuất kinh doanh Nó có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển hay kìm hãm nền

Trang 18

kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng Mỗi chính sáchphù hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện xã hội nhất định.Vì vậy các chính sách kinh tế luôn phải điều chỉnh cho phù hợp Đối với sản xuấtcao su cần phải sản xuất trên quy mô lớn tập trung và yêu cầu về vốn lớn, nên cầncó những chính sách chung và chính sách riêng, phù hợp với đặc điểm sản xuất củanó như chính sách đất đai, tín dụng, thuế tiêu thụ sản phẩm [1].

Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có những chính sách tácđộng đến việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên và đặc biệthiện nay đã cho phép trồng cao su ra các tỉnh phía Tây Bắc của nước ta Đồng thờicũng đã có những chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đỡ đầu về vốncho nông dân trồng cao su, chính sách về đất đai để tạo điều kiện cho các nhà đầu tưyên tâm đầu tư vào trồng cao su

Thị trường - giá cả

Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cảnông sản Thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triểncác vùng chuyên môn hoá nông nghiệp Xung quanh các thành phố, các trung tâmcông nghiệp lớn ở nhiều nước trên thế giới đều hình thành vành đai nông nghiệpngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng cung cấp chonhu cầu của dân cư.

Sản xuất cao su là sản xuất hàng hoá do đó thị trường và giá cả đóng vai tròquan trọng đối với quá trình sản xuất cao su Sản phẩm xuất ra, người sản xuất phải bánnó, muốn bán được phải được thị trường thừa nhận thông qua việc thực hiện giá cả.

Sản xuất cao su thiên nhiên được thực hiện chủ yếu ở các nước đang pháttriển, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm là chủ yếu ở các nước phát triển Các nướctrồng cao su cũng cố gắng phát triển ngành công nghiệp chế biến, tạo ra thị trườngnội địa vì thị trường tiêu thụ quyết định rất lớn đến quá trình sản xuất cao su Ngườita không sản xuất nếu không có thị trường tiêu thụ và ngược lại Cho nên phảinghiên cứu, phải lựa chọn thị trường đối với sản phẩm cao su, phân tích chiềuhướng phát triển của thị trường từ đó xây dựng chiến lược lâu dài và ổn định chophát triển cây cao su.

Trang 19

Song song với việc lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyên liệu đầuvào và sản phẩm đầu ra quyết định đến thành bại của hoạt động sản xuất kinhdoanh, đặc biệt cây cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động về giáảnh hưởng rất lớn Người sản xuất xác lập một chính sách giá, tìm ra mọi cách hạgiá thành nâng cao năng xuất cây trồng.

Đối với người nông dân sản xuất nông sản phẩm ngoài việc họ sản xuất ra đểtiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một lượng nông sản phẩmcủa mình và mua các mặt hàng tiêu dùng, mua các yếu tố đầu vào trên thị trường đểđầu tư cho sản xuất Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với mục tiêu là bánra thị trường, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su cũng như giá sản phẩm đầuvào trên thị trường có quyết định rất lớn đến hành vi người sản xuất Trên cơ sở giácả, khả năng của mình và căn cứ vào đất đai thổ nhưỡng khác mà hộ nông dân tựquyết định sản xuất cây gì, nuôi con gì với quy mô và quyết định đầu tư cho sản xuấtnhư thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sự phát triển hệ thống dịch vụ

Sự phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất có tác động rất lớn đến việc hìnhthành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồng thời nó góp phầnnâng cao giá trị nông sản hàng hóa nói chung và hàng hóa cao su nói riêng.

+ Hệ thống dịch vụ đầu vào

Hiện nay, với mục tiêu là phục vụ đến tận tay người nông dân, hệ thống các củahàng, quầy kinh doanh nhỏ đã về đến tận xã, thôn Số lượng các cơ sở chế biến và cácdoanh nghiệp kinh doanh càng lớn cho thấy mức độ cạnh tranh trong hệ thống thịtrường càng cao, điều này sẽ tạo được thuận lợi cho người sản xuất

Trong xu thế hội nhập, người nông dân cũng là những khách hàng và là nhữngkhách hàng tiềm năng có lợi thế lâu dài Hộ nông dân cũng cần được chăm sóc nhưnhững khách hàng thực thụ, họ phải được tạo những điều kiện tốt nhất về mọi dịch vụliên quan Các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cao suhàng hóa nói riêng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của ngườinông dân Hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý VTNN, hay được mua thông qua HTX

Trang 20

nông nghiệp với chất lượng tốt và giá cả phải chăng đã tạo cho nông dân một sự thuậnlợi và niềm tin trong sản xuất.

+ Hệ thống dịch vụ đầu ra

Bản chất lưu thông không tạo ra giá trị nhưng không có lưu thông thì không tạora giá trị mới được Lưu thông trong hàng hóa nông nghiệp lại có những đặc thù riêngvì ngay bản chất hàng hóa nông nghiệp nó đã có tính chất đặc biệt và đặc thù so vớihàng hóa thông thường khác Hiện nay, hệ thống thu gom tận nhà và bán lại cho nhàmáy tại các hộ nông dân trồng cao su đã tạo điều kiện dễ dàng cho nông hộ khi tiêu thụhàng hóa, hệ thống dịch vụ này được phân bố đều tại các địa phương.

1.4.2 Các nhân tố vi mô

- Mức độ tập trung hóa sản xuất

Tập trung hóa là qúa trình tập trung các yếu tố sản xuất như: ruộng đất, laođộng, vốn, tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm Quá trình đócó thể diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa vềruộng đất Mức độ tập trung về ruộng đất lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Chínhsách Nhà nước; trình độ phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội;trình độ tổ chức quản lý của chủ thể quản lý

Tập trung ruộng đất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất khác: laođộng, TLSX sao cho giữa các yếu tố có sự phối hợp chặt chẽ để có thể tạo ra nhiềusản phẩm nhất.

Tập trung hóa sản xuất làm cho quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.Nó tạo điều kiện thuận lợi nhằm sử dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn hệ thống cơ sởvật chất và áp dụng nhanh chóng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Tập trung hóasản xuất gắn bó chặt chẽ với quá trình chuyên môn hóa Nó là điều kiện để chuyênmôn hóa sản xuất hợp lý.

- Mức độ đầu tư thâm canh

Thâm canh trong nông nghiệp là phương thức tăng đầu tư và sử dụng mộtcách hợp lý, có hiệu quả các yếu tố nguồn lực với mục đích nâng cao độ phì nhiêukinh tế của ruộng đất nhằm tăng thêm khối lượng trên đơn vị diện tích đất đai, đồng

Trang 21

thời hạ giá thành sản phẩm Như vậy chúng ta phải hiểu thâm canh không chỉ đơnthuần đầu tư thêm vật tư, lao động để thu thêm khối lượng sản phẩm mà vấn đềquan trọng ở đây là với một khối lượng chi phí đầu tư như nhau trên một đơn vịdiện tích, nhưng nếu có sự kết hợp hợp lý trong cơ cấu đầu tư sẽ làm cho sản xuấtmang lại hiệu quả cao hơn hoặc việc đưa các yếu tố sản xuất mới vào làm cho chiphí trên đơn vị diện tích có thể giảm xuống.

Với sự phát triển của xã hội, thì nhu cầu về sản phẩm từ nông nghiệp của conngười ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng, trong khi đó diện tích đấtđai lại có hạn Đặc biệt, việc mở rộng diện tích nông nghiệp lại càng khó khăn Đòihỏi con người phải nâng cao chất lượng canh tác thông qua con đường thâm canhdựa trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp Bêncạnh đó việc gia tăng mức độ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng đến hoạt độngbảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

- Tổ chức sản xuất

Đa dạng hoá nông nghiệp là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn Do vậy việc quyhoạch, bố trí sản xuất phải gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hộicủa vùng, nên cần xác định đúng vùng cần trồng cao su, loại đất trồng cao su chophù hợp điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên xã hội.

Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên mônhoá cao mang đặc điểm sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp với quytrình kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến phức tạp, nên việc bố trí, quản lýcàng quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh.

1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀTẠI VIỆT NAM

1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới

1.5.1.1 Tình hình sản xuất

Năm 1873 Collin và Markham thu gom hạt cao su đưa về nhân trồng và đếnnăm 1910, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên đã đạt được trên 100.000 tấn Nhữngnăm tiếp theo, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên gia tăng rất nhanh, từ 125.000 tấn

Trang 22

Xét sản lượng cao su của từng nước trong thời gian từ 1985 đến 1995 ta thấy:Mã lai liên tục giảm sản lượng từ 1,469 triệu tấn năm 1985 xuống còn 1,089 triệutấn năm 1995 như vậy tỷ lệ sụt giảm sản lượng là - 25,9% trong 10 năm (BQ giảm2,6% mỗi năm) Indoneisa có sản lượng gia tăng đều đặn từ 1,130 triệu tấn năm1985 tăng đến 1,456 triệu tấn năm 1995 như vậy tỷ lệ gia tăng sản lượng là +28,8%trong 10 năm (BQ gia tăng 2,9% mỗi năm) Thái Lan có sản lượng cao su thiênnhiên gia tăng nhanh: từ 725 ngàn tấn năm 1985 tăng đến 1,784 triệu tấn năm 1995:gia tăng + 146,0% trong 10 năm (BQ là 14,6% mỗi năm) [13].

Xét về thứ hạng mức sản xuất cao su thiên nhiên: năm 1985 Mã lai là nước sảnxuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới đạt 1,469 triệu tấn, kế đến là Indonesia vớisản lượng đạt 1,130 triệu tấn (76,9% so với Mã lai) Thái lan xếp thứ 3 với sản lượngđạt 0,725 triệu tấn (49,5% so với Mã lai) Đến năm 1990 cả 3 nước Mã lai, Indonêsiavà Thái lan có sản lượng tương đương nhau đạt từ 1,256 đến 1,291 triệu tấn [13].

Đến năm 1991, sản lượng cao su Thái lan đã vượt qua Mã lai, Indonêsia vàtừ năm 1991 Thái lan là nước dẫn đầu về sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giớicụ thể năm 1995 Thái lan đạt sản lượng là 1,784 triệu tấn trong khi Inđonesia đạt1,456 triệu tấn được xếp hạng 2 và Mã lai tụt xuống hạng 3 với sản lượng đạt 1,089triệu tấn (61,0% so với Thái lan) Tiếp theo là Ấn độ năm 1985 đạt sản lượng là198,3 ngàn tấn, đến năm 1995 đạt 199,6 ngàn tấn, như vậy mức độ gia tăng là 152%trong 10 năm (BQ tăng 15,2% mỗi năm) Trung quốc đạt sản lượng là 187,9 ngàntấn năm 1985, đến năm 1995 đạt 360 ngàn tấn như vậy mức độ gia tăng là 91,6%trong 10 năm (BQ tăng 9,2% mỗi năm) [13].

1.5.1.2 Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cao su

Cao su thiên nhiên (NR) là loại hàng hoá có sự hồi phục lớn nhất trong vàinăm lại đây Với giá thấp kỷ lục 0,58 USD/kg năm 2001, giá cao su trung bình đãlên 2,01 USD/kg trong suốt năm 2006 và dự báo lên 2,40 USD/kg trong năm 2008,tăng 4 lần trong vòng 4 năm Việc tăng giá cao su một phần phản ánh nhu cầu caovà nhân tố quan trọng hơn cả là giá dầu thô cao Sản lượng cao su được sản xuấttrong năm 2005 gần 21 triệu tấn, trong đó khoảng 42% là cao su tự nhiên (tương

Trang 23

đương hơn 8,82 triệu tấn Thái lan và Indonesia là hai nước sản xuất cao su tự nhiênvới sản lượng cao, chiếm 32,8% và 25,6% tổng sản lượng và sự hiện diện của ViệtNam ngày càng rõ với sản lượng hiện tại (năm 2005) lên 436.000 tấn Trung quốc lànước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất, với nhu cầu lớn về làm lốp ôtô, môtô vàhiện chiếm khoảng 21% tiêu thụ toàn cầu Bảng 1.1 phản ánh thực trạng sản xuấttiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên của thế giới giai đoạn 2002- 2005 [13]

Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên

XUẤT KHẨU

Thái lan 2.354 45,0 2.573 45,2 2.627 42,5 2.581 40,9Indonesia 1.502 28,7 1.660 29,2 1.875 30,4 2.075 32,9

Một số nước khác 621 11,9 619 10,9 642 10,4 622 9,9Thế giới 5.232 100,0 5.687 100,0 6.175 100,0 6.309 100,0

Nguồn : [13]

1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam

Trang 24

Cây cao su du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do Pierre đưahạt giống vào trồng ở vườn bách thảo Sài Gòn nhưng không sống được cây nào Đếnnăm 1897, Raoul một dược sĩ hải quan Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườnthực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm Ông Yệm(Sông bé) và trạm thí nghiệm của Viện Pasteur tại Suối Dầu Nha Trang do bác sĩYersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn bách thảo Sài Gòn đã tổ chức nhân trồng.Như vậy, năm 1897 được công nhận là năm du nhập của cây cao su Việt Nam.

Từ năm 1995 trở lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ngàycàng tăng Đặc biệt là những năm gần đây.

Năm 2005, cả nước có khoảng 478.200ha, tăng hơn 5,4% so với 454.100hanăm 2004, chiếm 10,2% đất nông nghiệp ở Việt Nam Diện tích cao su chủ yếu pháttriển tại Đông Nam Bộ (312.150ha), kế tiếp là Tây Nguyên (109.340ha), vùngduyên hải phía Nam (18.310ha) và Bắc Trung Bộ (40.400ha) [13].

Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2005 là 468.600 tấn, tănghơn 11,8% so với mức 419.000 tấn năm 2004 Khu vực sản lượng cao nhất là ĐôngNam Bộ (375.470 tấn), tiếp theo là Tây Nguyên (72.780 tấn), Bắc Trung Bộ (13.680tấn) và Nam Trung Bộ (6.670 tấn)

Năng suất cao su thiên nhiên cao nhất tại Việt Nam là ở Đông Nam Bộ, ướcđạt 1.517 kg/ha tại Đông Nam Bộ, 1.215 kg/ha tại vùng Tây Nguyên, 968 kg/ha tạiBắc Trung Bộ và 1.245 kg/ha tại Nam Trung Bộ năm 2005.

Đông Nam Bộ là vùng cao su truyền thống, độ cao khoảng 200m, có điềukiện khí hậu thích hợp cho cây cao su phát triển.

Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 2003 -2005

Diện tích Sản lượng Năng suất

Nguồn: [13]

Trang 25

Tại Tây Nguyên, cao su được trồng ở độ cao 400-700m, vùng này có nhữnghạn chế về mặt khí hậu (nhiệt độ thấp, gió thường xuyên mạnh vào mùa khô, mưakéo dài, ít nắng )

Khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ được xem như là một khu vực ngoàitruyền thống và ít thuận lợi cho cây cao su do một số yếu tố khí hậu hạn chế (nhiệtđộ thấp, bão to, mưa lớn, gió nóng ).

Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng

Vùng trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất(kg/ha)Đông Nam Bộ

Tây Nguyên Bắc Trung BộNam Trung Bộ

Nguồn: [13]

Trong năm 2004-2005, diện tích cao su trồng mới chủ yếu là tiểu điền và tưnhân, ước tính khoảng 22.000ha, trong khi diện tích đại điền quốc doanh chỉ tăng ítkhoảng 4000 ha Năm 2005, diện tích cao su tiểu điền khoảng 188.500 ha, chiếm39,2% tổng diện tích cao su, nhưng sản lượng chỉ chiếm 23,6% tổng sản lượng caosu cả nước.

Năng suất cao su quốc doanh cao là nhờ việc ứng dụng các giống mới năngsuất cao và các kỹ thuật tiên tiến như sử dụng chất kích thích, máng che mưa, trồngbầu, công tác bảo vệ thực vật hiệu quả Ước lượng năng suất quốc doanh đạtkhoảng 1.590kg/ha trong năm 2005.

Quy mô cao su tiểu điền khác nhau tuỳ từng vùng, từ 1,43ha/hộ tại các tỉnhBắc Trung Bộ đến 3,21ha/hộ tại Tây Nguyên và diện tích cao su tiểu điền bình quânlà 2,49ha/hộ trong những năm 2004-2005 [13].

Năng suất cao su tiểu điền vẫn còn thấp do thiếu vốn đầu tư, kỹ năng kém.Ước tính đạt 1.095kg/ha trong năm 2005.

Trang 26

Khoảng 88% diện tích cao su được trồng bằng 5 giống được khuyến cáo Đólà PB235 (38,1%), GT1 (19,8%), RRIV4 (12,5%), PB260 (9,7%) và RRIM600(5,1%) CT1 và RRIM600 là những giống cũ nhập vào Viêt Nam trước năm 1975 vàsản lượng trung bình khoảng 1,2-1,5 tấn/ha/năm PB235 và PB260 được nhập vàoViệt Nam sau GT1 và RRIM600 Các giống này cho năng suất trung bình là 1,5-2,0tấn/năm/ha RRIV4 được tạo ra tại Việt Nam và được sử dụng nhiều nhất trên diệntích trồng mới vì có năng suất cao Giống này có thể đạt từ 2,0-2,5tấn/ha/năm [13].

- Đặc biệt năm 2006 mức sản xuất cao su Việt Nam đã đạt những kỷ lục,diện tích toàn quốc đạt gần 500.000ha, tổng lượng cao su xuất khẩu đạt 660.000 tấnvượt so với năm 2005 là 17,8% (năm 2005 xuất khẩu cao su đạt 560.000 tấn) đưaViệt Nam lên vị trí thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su chiếm 7,9% tổng giá trị xuấtkhẩu thế giới [24].

Tính đến năm 2006, diện tích cao su cả nước đạt 516.170 ha, sản lượng đạt553.000 tấn, như vậy diện tích tăng 6 lần và 14 lần về sản lượng so với năm 1976.Việt Nam là nước thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới, đứng thứ 5 vềsản lượng Đây là thời kỳ cao su có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhất từ trướcđến nay

Qua đây có thể thấy tốc độ phát triển của ngành cao su là rất nhanh lại thíchứng với cơ chế mới, đáp ứng được chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, thamgia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương phát triển thêmdiện tích trồng cao su Tây Nguyên trong giai đoạn 2006-2010 từ 45.000 đến50.000 ha cao su Đặc biệt trong năm 2007 đã đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệpcao su Việt Nam phân phối cao su ra các tỉnh phía bắc (Lai Châu, Điện Biên ).Điều này chứng tỏ sản phẩm cao su của Việt Nam ngày càng có vị thế trên thịtrường quốc tế [24].

1.6 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, căn cứ trên những số liệu thu thập được tôiđã sử dụng một số chỉ tiêu nghiên cứu như sau:

Trang 27

- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output):

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳnhất định, thường là một năm,

- Tổng chi phí sản xuất (TC)

Là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho tất cảcác hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ sản xuất,

- Chi phí trung gian (IC): Là phần cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm:

chi phí vật chất và chi phí thuê ngoài,

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added)

Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong mộtthời kỳ nhất định, thường là một năm.

Trong đó VA được tính như sau

+ Theo phương pháp sản xuất : VA = GO - IC+ Theo phương pháp phân phối: VA = C1 + V +m

Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu

này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đơn vịgiá trị gia tăng.

Lợi nhuận/ chi phí: đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng thu được

trong quá trình sản xuất Nó phản ánh năng lực của người sản xuất cũng như kết quảthu được.

Tỷ suất hàng hóa của sản phẩm: Là tỷ số giữa giá trị sản phẩm hàng hóa

với tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm.

Tỷ suất hàng hóa của hộ: Là tỷ số giữa sản phẩm hàng hóa nghiên cứu với

tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ sản xuất ra trong một chu kỳ.

Giá trị hiện tại thuần (NPV) là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu

trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn NPV đượctính theo công thức sau [14].

Trang 28

Trong đó:

t - thời gian tính dòng tiềnn - tổng thời gian thực hiện r - tỉ lệ chiết khấu

Ct - dòng tiền thuần tại thời gian tC0 - chi phí ban đầu để thực hiện dự án

Thời gian thu hồi vốn hoạt động: Là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các

luồng tiền ròng của dự án bù đắp được các khoản chi phí bằng tiền (IC).

Thời gian thu hồi vốn đầu tư: Là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các

luồng tiền ròng của dự án bù đắp được các khoản chi phí đầu tư(TC).

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ được xác định bằng việc tìm ra một tỷ lệ lãi suất mà tạiđó NPV (giá trị hiện tại của những dòng tiền tương tai) bằng với chi phí đầu tư.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ lệ lãi suất mong đợi của một dự án đầu tư.Nếu IRR vượt quá chi phí vốn được sử dụng để tài trợ cho dự án thì sẽ có một phầnthặng dư còn lại sau khi hoàn vốn.

Trang 29

CHƯƠNG II:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung, có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông Phía Bắc giáptỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCNDLào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông Diện tích tự nhiên 5.053,99 km2, dânsố trung bình năm 2003 ước là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích và1,5% về dân số so với cả nước Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 8 huyệnvà Thành phố Huế với 152 xã, phường, thị trấn [44].

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trụchành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 Thừa ThiênHuế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố HồChí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơigiao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc ThừaThiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đàotạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độsâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàngkhông Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theotỉnh, có 81 km biên giới với nước bạn Lào [44].

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế pháttriển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cảnước và quốc tế.

Trang 30

2.1.1.2 Địa hình

Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đốilập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại vàphát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo chođến hiện tại Xét về vị trí, địa hình hiện tại, lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem nhưlà tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướngTây Bắc - Đông Nam Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc - ĐôngNam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩtuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã- Hải Vân xuất hiện đột ngột Đặc trưng chung vềđịa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sôngMêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trungbình, núi thấp, đồi gò và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắnbờ và biển Đông, trong đó khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tíchlà đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ [44].

- Địa hình khu vực núi trung bình

Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnhthổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh Độ cao daođộng từ 750m đến gần 1.800m Đây là kiến trúc núi đồ sộ, tận cùng và được nângcao của dãy Trường Sơn Bắc Lãnh thổ núi trung bình là nơi phân bố đá cứngmacma hoặc đá trầm tích biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắtthành khối tảng và bị chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu vực khác,Thuộc vào khu vực địa hình núi trung bình bao gồm vùng núi trung bình Tây ALưới, vùng núi trung bình động Ngại, vùng núi trung bình Đông A Lưới - NamĐông và vùng núi trung bình Bạch Mã - Hải Vân.

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi

Núi thấp phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh Vùng này rất thích hợp cho pháttriển kinh tế vườn rừng nói chung và sản xuất cao su hàng hóa nói riêng.

Trang 31

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Đồng bằng duyên hải là lãnh thổtương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15 - 10m trở xuống, kể cả các trảng cátnội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tựnhiên của tỉnh.

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế,tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là cồn đụn cát chắnbờ và cuối cùng là biển ven bờ Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ qui ước là 12hải lý (tương đương 22,224km) Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khácnhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫnnhau trong suốt quá trình hình thành toàn bộ hệ thống lãnh thổ này Do vậy, có thểxem lãnh thổ bao gồm đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ thuộc cùng mộtđịa hệ và được gọi là đới ven bờ [44].

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn

Chế độ khí hậu Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo thời gian vàkhông gian Do vậy trước hết cần đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự hìnhthành, biến đổi chế độ khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếptừ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếpgiữa 2 miền Bắc và Nam Do vị trí, đặc điểm của địa hình nên khí hậu của ThừaThiên Huế mang sắc thái riêng và xếp vào khí hậu Đông Trường sơn có 2 mùa mưavà mùa khô rõ rệt: mùa hè thì khô nóng, mùa đông thì mưa nhiều và ẩm thấp

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác độngcủa chế độ gió mùa khá đa dạng Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa cáckhối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống,từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng cácdãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khíhậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núitrung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển,

Trang 32

trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dầnnhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từBắc xuống Nam Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Namcó liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính Các dãy núi trung bình Tây ALưới, Động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Namnối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòngcung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc vềmùa đông Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừachuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phíaĐông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - PhúLộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta Nếu như dãyTrường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lạidư ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùahè trên lãnh thổ này.

+ Do có nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ngày đêm lớn (7oC), số giờ nắng trongnăm nhiều (1,752 giờ) nên chế độ khí hậu rất thích hợp với một số cây trồng có giátrị hàng hoá như cây lạc, đậu, hồ tiêu cây ăn quả đặc biệt là cây cao su.

- Khó khăn

+ Trong năm có một số tháng khô hạn, khắc nghiệt như tháng 6 đến tháng 8,lúc này lượng mưa nhỏ, lượng bốc hơi cao, độ ẩm thấp Tháng 6 đến tháng 8 thườngcó gió khô nóng tây nam gây khô hạn, dễ gây cháy rừng, cây trồng kém phát triển.

+ Lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 12, mưa kéo dàigây ngập úng, lũ lụt Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô lạnh,gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Trang 33

Để hạn chế bớt khó khăn của chế độ khí hậu thời tiết cần chú ý các biện phápnhư: xây dựng hệ thống thuỷ lợi kênh mương đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trongmùa khô và tiêu nước trong mùa mưa, có cơ cấu mùa vụ cây trồng thích hợp, tăngđộ che của thảm thực vật.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008

Diện tích (ha)Cơ cấu (%)

Trong đó diện tích trồng cao su 7.885,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008

Đất đai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp, không có đất thì không có ngành sản xuât nông nghiệp, đất đai là căn cứ xácđịnh cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất nông nghiệp khá lớn chiếm tới 69,06%trong tổng 506.527,91 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp 10% và đất lâm

Trang 34

nghiệp 57,38% Đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng do Nhà nước quản lý (rừng phònghộ, rừng đặc dụng) còn lại 117.358,34 ha rừng sản xuất chủ yếu là các lâm trườngvà rừng đã giao khoán cho các hộ dân quản lý Trong cơ cấu đất trồng cây lâu năm,phần lớn trong đó là cao su: 7885 ha được phân bố đều giữa các huyện trong tỉnh,diện tích còn lại chủ yếu là phục vụ cho kinh tế vườn và một số cây lâu năm khác.Với 117.358 ha rừng sản xuất (theo đánh giá chung là không hiệu quả), cần cónhững chính sách chuyển sang các loại cây như cao su vừa đảm bảo độ che phủ vàcó hiệu quả kinh tế Với nhiều dãy núi cánh cung được phân bố ở những huyệnmiền núi có độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến 79.226,99 ha đất bỏhoang, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa khai thác (62.622 ha) và đất bằng chưasử dụng (15.315 ha) Một nghịch lý là các hộ nông dân trồng cao su thường bị giớihạn về đất sản xuất, trong khi quỹ đất bỏ hoang trên địa bàn tỉnh còn khá nhiều Đâycó thể coi là tiềm năng nhưng cũng là thách thức trong công tác quy hoạch sử dụngđất của tỉnh Vấn đề đặt ra là cần những chủ trương, chính sách hợp lý trong phâncông lao động, sử dụng vốn đầu tư nhằm khai thác và sử dụng quỹ đất một cách cóhiệu quả trong đó chú trọng đến công tác giao đất, giao rừng và bảo vệ chăm sócrừng trồng, cây công nghiệp lâu năm.

2.1.2.2 Tình hình dân số, lao động

Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi quátrình tổ chức sản xuất, chất lượng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việcứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và hiệu quả sản xuất.

Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế củađịa phương, nó vừa là động lực, vừa là thách thức Thừa Thiên Huế là một tỉnhđông dân và tỷ lệ sinh còn khá cao, tỷ lệ dân nông thôn chiếm đa số Tính đến năm2008, số dân ở khu vực nông thôn chiếm 747.931 người, gấp 1,88 lần so với dân sốở khu vực thành thị.

Trang 35

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hộitrên địa bàn tỉnh hiện nay chưa hợp lý Đặc biệt, nhu cầu sử dụng lao động trong sảnxuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ khá cao, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp không ổn định đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp.

2.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm của miền trung,là thành phố du lịch đặc thù của Việt Nam Trong những năm qua nhận biết được vịtrí quan trọng của hạ tầng trong tiến trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhândân, giao thương buôn bán tỉnh đã mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như viễnthông, điện lực, ngân hàng, y tế nhằm thõa mãn nhu cầu của người dân Một sốcông trình phục vụ cho việc phát triển ngành sản xuất như nhà máy sắn, nhà máychế biến cao su, các cơ sở chế biến mủ tư nhân và mạng lưới cung ứng vật tư đã tạođiều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trang 36

+ Mạng lưới điện: Những năm qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống điện vềđến tận thôn bản Mạng lưới điện phát triển nhanh đã tạo động lực mạnh mẽ để pháttriển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nông dân.

Năm 2007 có 100% số xã và 98,2% số thôn trong toàn tỉnh có điện, 156,392hộ nông thôn dùng điện đạt tỷ lệ 97,7% Hầu hết các địa phương trong tỉnh có tỷ lệhộ dùng điện đều tăng cao, số xã miền núi đạt 93,8%, số xã vùng cao đạt 96,6%, xãvùng khác là 92,3% Riêng các xã thuộc Chương trình 135 số hộ dùng điện đạt tỷ lệ90,5% trong đó xã đặc biệt khó khăn 92,6%, xã biên giới 86,9% [6].

+ Đường giao thông thường xuyên được quan tâm đầu tư nên có bước tiến bộcả về số lượng và chất lượng.

Giao thông có những bước phát triển mạnh mẽ, hệ thông giao thông đô thịthường xuyên được quan tâm sữa chữa, làm mới Thường xuyên mở, làm mớinhững con đường phục vụ dân sinh và giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùngtrong tỉnh Năm 2007 có 100% số xã có đường ô tô đến trụ sở ủy ban nhân dân xã,trong đó đường đã được rải nhựa và bê tông hóa đạt 92,4% tăng 32,6% so với năm2001 Có 96,7% số xã có đường liên thôn được nhựa và bê tông hóa tăng 37 xã sovới năm 2001 [6].

+ Chợ nông thôn được duy trì, cũng cố và phát triển tạo điều kiện thuận lợicho dân cư vùng nông thôn, nhất là các xã miền núi trong việc trao đổi hàng hóaphục vụ sản xuất và đời sống Năm 2007 khu vực nông thôn có 84 chợ, tỷ lệ xã cóchợ chiếm 69,4% Nhiều địa phương số xã có tỷ lệ chợ cao như Quảng Điền 100%,Phú Vang 89,5%,Phú Lộc 87,5% [6] Tuy nhiên, do sản xuất ở một số địa phươngcòn thiếu quy hoạch tập trung, thực trạng đang nhỏ lẽ, phân tán nên chưa hình thànhcác chợ đầu mối, chợ trung tâm cho các vùng, vì vậy tương lai sẽ gặp nhiều khókhăn cho việc tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất đạt trình độ chuyên môn hóa cao, sảnxuất hàng hóa phát triển mạnh.

+ Mạng lưới thông tin

Mạng lưới thông tin, văn hóa không ngừng phát triển, phong trào toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều mặt

Trang 37

hạn chế Năm 2007, có 92 xã có hệ thống loa truyền thanh, 117 xã có điểm bưu điệnvăn hóa, 100% UBND xã có điện thoại, số hộ sử dụng điện thoạt đạt 23,1% [6].Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, có thông tinnông dân cũng như doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và kinh doanhhàng hóa của mình

+ Cơ giới hóa, thủy lợi hóa nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triểnnhanh Mmáy móc thiết bị được đầu tư tăng cường, nhiều chủng loại phong phúphục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa Năm 2007, có 35 máy kéocông suất lớn (trên 35CV), máy kéo trung bình 720 chiếc (12-35CV), máy kéo nhỏlà 1.754 chiếc, máy tuốt lúa có 1.234 chiếc, lò sấy sản phẩm 28 chiếc, máy bơmnước 2.487 chiếc Năm 2007, tổng số chiều dài kênh mương thủy lợi do xã quảnlý là 1.512km trong đó được kiên cố hóa 481km Có 355 trạm bơm phục vụ sảnxuất nông nghiệp [6].

Sự hình thành và phát triển các mô hình sản xuất lớn, đi kèm với quy mô đất sảnxuất của hộ nông nghiệp ngày càng tăng đã khuyến khích các hộ tăng cường đầu tưmáy móc, trang thiết bị và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp,phục vụ kịp thời sản xuất đúng mùa vụ, tăng giá trị kinh trế trên đơn vị diện tích.

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪATHIÊN HUẾ

2.2.1 Tình hình phát triển diện tích cao su của tỉnh

Tỉnh Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu,đất đai phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái cây cao su Đứng trước lợi thế đó vàthực hiện Quyết định 327CT của Thủ Tướng Chính phủ ngày 15/2/1992, ThừaThiên Huế đã thực hiện trồng cây cao su ở 2 huyện Hương Trà (lâm trường Tiềnphong) và huyện Nam Đông (lâm trường Nam Đông) với diện tích hơn 10 ha [38].

Năm 1993, huyện Phong Điền cũng đã trồng với diện tích 56,98 ha và tổngdiện tích trồng được cả tỉnh 424,1 ha Năm 1995, cả tỉnh trồng 807,9 ha và cho đếnnăm 1997 toàn tỉnh đã trồng được 1.862 ha cao su dưới hình thức cao su tiểu điền.Từ năm 2001 sau khi cao su tiểu điền theo chương trình 327/CT đưa vào khai thác

Trang 38

và có hiệu quả, tỉnh đã mạnh dạn khuyến khích các hộ nông dân tiếp tục trồng vàphát triển thêm trên nhiều vùng khác nhau Để biết rõ chi tiết diện tích cao su củaTỉnh Thừa Thiên Huế ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 1993 - 2008

(Đơn vị tính: ha)

Năm 2007 sau khi dự án đa dạng hóa kết thúc, không còn sự hỗ trợ nữa nênviệc trồng mới cao su chỉ xảy ra một vài nơi nhỏ lẻ Chỉ trồng mới ở huyện NamĐông và một ít diện tích ở các huyện khác được 897,83 ha Năm 2008 diện tích caosu ở A Lưới giảm còn 436,83 ha do phải giải tỏa 56,54 ha ở xã Hồng Hạ để xâydựng thủy điện A Lưới.

Phương hướng của tỉnh là tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh để đưa cao su vào khaithác, ngoài ra còn kết hợp với trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh và trườngĐại học Nông Lâm Huế làm dịch vụ khoa học kỹ thuật và chế biến cao su cho toànvùng Xây dựng 2 nhà máy chế biến phục vụ sơ chế, chế biến đảm bảo mủ khai thácra được tiêu thụ và sơ chế kịp thời tránh hư hỏng, biến chất giúp các hộ nông dânyên tâm sản xuất cao su tiểu điền trong vùng.

Trang 39

Bên cạnh đó, một số địa phương có cao su trồng mới từ năm 2001 bắt đầuđưa vào khai thác: Phong Điền 39,52 ha, Hương Trà 180 ha, Nam Đông 60 ha, bổsung thêm diện tích khai thác trên toàn tỉnh và một lần nữa khẳng định thêm vị trívai trò của cao su trong phát triển kinh tế nông thôn [38]

2.2.2 Cơ cấu các loại giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh

Theo đánh giá của Tổng công ty cao su Việt Nam, Thừa Thiên Huế là mộttrong số ít tỉnh có được những điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển caosu Với một đới khí hậu ẩm ướt và một lượng mưa lớn trong năm cộng với sự phânbố đa dạng về địa hình trên toàn bộ vùng miền đã tạo điều kiện cho tỉnh trồng vàthử nghiệm nhiều loại giống cao su khác nhau Để biết được cơ cấu các loại giốngcao su ta xem bảng 2.4.

Bảng 2.4: Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001 - 2006

Trang 40

cho hiệu quả Hiện nay, bên cạnh những giống truyền thống, Trung tâm Khuyếnnông tỉnh đã khuyến khích các hộ nông dân đưa vào trồng các loại giống cao su mớicó năng suất cao và chống chịu tốt PB235, PB260, RRIV4 được trồng phân bố đềuở các huyện trong tỉnh.

Với số vốn đầu tư hạn chế nhưng kết quả đạt được như vậy là đáng khích lệ,chứng tỏ cây cao su trồng trên đất Thừa Thiên Huế sẽ đem lại hiệu quả kinh tế caonếu được đầu tư hợp lý Sự thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn đến 13% diện tíchđã trồng sinh trưởng yếu và kém [38].

2.2.3 Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh

Cây cao su khác hẳn với các loại cây trồng khác là không mất mùa, sản lượngkhai thác tăng đều hàng năm Qua bảng 2.5 ta thấy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếcó sự biến động lớn về năng suất và sản lương trong 3 năm xem xét Có sự biến độngnày một phần là do 2006 thiệt hại do cơ bão số 6 trên địa bàn huyện Nam Đông thứhai là diện tích đưa vào khai thác ngày càng tăng và biến động giá cả thị trường ngàymột tăng Diện tích khai thác giảm, dẫn đến sản lượng trên toàn tỉnh giảm từ 1.069tấn năm 2005 xuống 942 tấn năm 2006 Trong năm 2007, toàn tỉnh đưa vào khai thác1.026 ha, đã đẩy sản lượng thu hoạch trên toàn tỉnh tăng lên 1.034 tấn với tốc độ tăngsản lượng bình quân 0,98 lần và 1,01 lần về tốc độ tăng năng suất [5].

Bảng 2.5: Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh

Đơn vị

Năm 2005Năm 2006Năm 2007Tốc độ pháttriển bình quânSản

Sảnlượng

Sảnlượng

Năngsuất

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên (Trang 23)
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên (Trang 23)
Từ năm 1995 trở lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ngày càng tăng. Đặc biệt là những năm gần đây. - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
n ăm 1995 trở lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ngày càng tăng. Đặc biệt là những năm gần đây (Trang 24)
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 2003 -2005 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su trong nước giai đoạn 2003 -2005 (Trang 24)
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng (Trang 25)
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng (Trang 25)
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai (Trang 33)
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 (Trang 33)
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35)
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35)
Bảng 2.3: Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 199 3- 2008 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.3 Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 199 3- 2008 (Trang 38)
Bảng 2.4: Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001- 2006 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.4 Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001- 2006 (Trang 39)
Bảng 2.4: Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001 - 2006 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.4 Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001 - 2006 (Trang 39)
Bảng 2.5: Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.5 Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh (Trang 40)
Bảng 2.5: Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.5 Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh (Trang 40)
Bảng 2.6: Diện tích cao su đưa vào khai thác năm 2007 và năm 2008 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.6 Diện tích cao su đưa vào khai thác năm 2007 và năm 2008 (Trang 41)
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra (Trang 41)
Bảng 2.7: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.7 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra (Trang 41)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng độ tuổi của các chủ hộ khá cao, bình quân toàn tỉnh là 50 tuổi, trong đó Phong Mỹ 47 tuổi, Hương Hòa 52 tuổi và Hương Bình 52  tuổi - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
ua bảng số liệu ta thấy rằng độ tuổi của các chủ hộ khá cao, bình quân toàn tỉnh là 50 tuổi, trong đó Phong Mỹ 47 tuổi, Hương Hòa 52 tuổi và Hương Bình 52 tuổi (Trang 42)
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.8 Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra (Trang 43)
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.8 Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra (Trang 43)
Bảng 2.9: Chi phí sản xuất 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.9 Chi phí sản xuất 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ (Trang 45)
Bảng 2.9: Chi phí sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.9 Chi phí sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ (Trang 45)
Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy rằng công tác đầu tư chăm sóc cao su được phân bổ đều trong thời gian KTCB, đây là quá trình kéo dài, hơn nữa cây cao su cũng như các  cây kinh tế khác đều có mối liên hệ giữa công tác kỹ thuật đúng cách và hiệu quả  kinh tế sau  - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
h ìn vào bảng 2.9 ta thấy rằng công tác đầu tư chăm sóc cao su được phân bổ đều trong thời gian KTCB, đây là quá trình kéo dài, hơn nữa cây cao su cũng như các cây kinh tế khác đều có mối liên hệ giữa công tác kỹ thuật đúng cách và hiệu quả kinh tế sau (Trang 47)
Bảng 2.10: Tổng chi phí đầu tư 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ  điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.10 Tổng chi phí đầu tư 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra (Trang 47)
Bảng 2.11: Chi phí 1ha cao su thời kỳ kinh doanh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.11 Chi phí 1ha cao su thời kỳ kinh doanh (Trang 49)
Bảng 2.11: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.11 Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh (Trang 49)
Bảng 2.12: Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.12 Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra (Trang 51)
Bảng 2.12: Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.12 Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra (Trang 51)
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.13 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
t quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.13 (Trang 53)
Bảng 2.13. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.13. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra (Trang 53)
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Sơ đồ 2.1 Chuỗi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh (Trang 58)
Bảng 2.14: Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ gia đình năm 2008 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.14 Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ gia đình năm 2008 (Trang 60)
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ Khoảng cách tổ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ Khoảng cách tổ (Trang 71)
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ (Trang 71)
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.16 Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ (Trang 73)
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.16 Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ (Trang 73)
Bảng 2.17: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.17 Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng (Trang 74)
Bảng 2.18: Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố Chính sách nhà nước Chính sách Nhà nước - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.18 Phân tích ANOVA về nhóm nhân tố Chính sách nhà nước Chính sách Nhà nước (Trang 75)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w