- Đầu tư KTCB bq/ha 1000đ 28
2.4.3. Hướng thứ 3: Hộ trồng Cao su – Nhà máy chế biến mủ cao su Hương Vân – Xuất khẩu
Xuất khẩu
Tỉ lệ lượng mủ mà các hộ nông dân bán trực tiếp cho nhà máy sơ chế mủ cao su đóng tại xã Hương Vân ở mức 15 %. Do quãng đường vận chuyển mủ đến nhà máy Hương Vân ngắn hơn ra Quảng Trị nên tỉ lệ có cao hơn mặc dù giá thu mua có thấp hơn so với ở ngoài Quảng Trị. Sau khi thu mua xong, nhà máy chế biến mủ Hương Vân sẽ tiến hành chế biến thành mủ cốm để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, hướng tiêu thụ mủ Cao su của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hương Trà thể hiện qua sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Chuỗi cung Cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh
Giống Phân bón + Hóa chất Lao động Dụng cụ sản xuất
Công ty CS Quảng Trị
Thương Lái Nhà máy chế biến mủ CS
Hương Vân Xuất khẩu
Hộ trồng Cao su 10%
* Phân tích chuỗi cung Cao su:
Khác với các loại nông sản bình thường, cao su là cây công nghiệp dài ngày. Sản phẩm được khai thác không tập trung trong một khoảng thời gian nhất định mà thường kéo dài từ 8 – 9 tháng trong một năm (trung bình khai thác 18 - 20 ngày/ tháng). Ngay sau khi khai thác, mủ cao su phải được đưa ngay đến nhà máy chế biến, nếu để càng lâu sự hao hụt càng lớn và chất lượng mủ càng giảm do mủ cao su bị biến chất. Đặc điểm của huyện là có nhà máy chế biến ngay trên địa bàn nhưng sản lượng mủ bán cho nhà máy này chiếm tỉ trọng nhỏ (15%) do giá thu mua thường thấp hơn ở Quảng Trị nên mặc dù chi phí vận chuyển có cao song các thương lái vẫn chọn thị trường Quảng Trị để nhập mủ cao su.
Do phải bỏ các chi phí thu gom, bảo quản sơ, vận chuyển, hao hụt... nên làm cho chênh lệch giá ở các điểm trong chuỗi cung là khá lớn. Sở dĩ có sự khác biệt này là so các nguyên nhân:
* Để đứng ra làm đại lý trung gian hoặc tư thương thu mua sản phẩm từ nông hộ thì người mua cần có lượng vốn lớn, có khả năng kinh doanh, có thời gian và dám làm, phải tạo được mối làm ăn và kinh nghiệm. Trong khi đó, hầu hết người dân trên địa bàn huyện đều làm nghề nông, không có điều kiện về mặt thời gian để kết hợp với việc buôn bán suốt năm. Mặt khác, nguồn vốn lại có hạn, không có kiến thức về kinh doanh do vậy chỉ có một số ít người có khả năng thu mua sản phẩm mủ cao su. Do ít người mua nên sự cạnh tranh giữa những người mua không mạnh làm cho giá cả bị cầm chừng.
* Hầu hết lượng mủ thu gom được đều được tập trung sau đó bán lại cho công ty cao su Quảng Trị, giá thu vào ở công ty được áp dụng như nhau cho tất cả các đối tượng nên không thu gom nào giám phá giá mua với mức giá quá cao từ nông hộ vì làm như vậy nguy cơ bị lỗ là rất lớn. Tuy nhiên, giá bán tại công ty chắc chắn cao hơn nhiều so với giá mà thương lái mua của người dân.
Khảo sát toàn bộ chuỗi cung chúng ta có thể thấy được, giá trị của mủ cao su đã tăng dần lên trong quá trình tiêu thụ.
- Sau khi khai thác tại vườn mủ cao su phải được đưa về hộ gia đình vì xe tải không thể lên tận lô Cao su để mua được, với chi phí khoảng 10.000đ/tạ (chi phí vận chuyển mủ).
khi bán mủ cho các tư thương hoặc công ty cao su, chi phí cho công đoạn này khoảng 10.000đ/tạ.
`- Nếu mủ được bán thông qua các thu gom trên địa bàn thì phải tốn thêm chi phí thu mua của các thu gom. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng, thông thường thì các thu gom sẽ đến trực tiếp các hộ nông dân để thu mua mủ, phương tiện chủ yếu được sử dụng là xe máy hoặc xe lam, xe vận tải loại 3,5 tấn, chi phí thu mua khoảng 7000đ/tạ, sau đó các thu gom lại tiếp tục vận chuyển mủ đến công ty cao su. Nếu mủ được hộ bán trực tiếp cho công ty cao su thì người nông dân phải trực tiếp vận chuyển mủ, chi phí vận chuyển cũng vào khoảng 10.000đ/tạ.
Như vậy, giá trị của mủ cao su đã tăng lên khoảng 15.000 đến 20.000đ/tạ cho việc xử lý mủ, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy chế biến. Tuy chi phí tăng lên qua các khâu nhưng chất lượng mủ lại có xu hướng giảm xuống do bị lẫn tạp chất và biến đổi do ảnh hưởng của môi trường.
Thực tế qua điều tra chúng tôi biết rằng, việc trao đổi buôn bán giữa thương lái và hộ trồng cao su không phải lúc nào cũng nhanh, vẫn có tình trạng ép giá, kì kèo, đây cũng là tình trạng thường thấy trong kinh doanh buôn bán nhỏ, tùy theo chất lượng mủ (tỉ lệ nước trong mủ nhiều hay ít) mà thương lái trừ 10 đến 20 kg trên 1 tạ mủ. Và giá tại công ty cao su Quảng Trị thường gấp 1,5 đến 2 lần giá mà thương lái trả cho người dân. Đây là khoản chênh lệch Marketing khá cao trong công tác tiêu thụ mủ cao su từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu chế biến cuối cùng.