Chi phí đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35 - 40)

- Các phương tiện thị trường:

6. Tham gia tập huấn Có

2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia làm hai

thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cao su là 07 năm nhưng do mức đầu tư cho thời kỳ này quá thấp lại không ổn định hoặc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như: chất đất, khí hậu… nên cây cao su chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để cạo mủ. Do vậy, hầu hết các hộ gia đình đều tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8. Chi phí cho thời kỳ KTCB chủ yếu là chi phí trồng mới ( bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón và hóa chất trừ Mối, chi phí lao động...). Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 chi phí tương đối ổn định, bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động.

Chi phí qua các năm KTCB bằng hiện vật và giá trị được phản ánh qua bảng 11 và bảng 12, cụ thể như sau:

Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây Cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (bao gồm chi phí về giống ban đầu, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bản nhiều). Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha cao su tính cả công lao động gia đình (đào hố, trồng, chăm sóc) là 6,053 triệu đồng trong đó chi phí phân bón và thuốc BVTV chiếm 37,18% trong tổng chi phí bằng tiền mặt, chi phí giống (555 cây/ha) chiếm tỉ trọng lớn là 40,21 % còn lại là chi phí cho phát thực bì và quản lý vườn cây.

Do các hộ có diện tích trồng không lớn nên hầu như không có lao động thuê ngoài mà giúp đỡ theo kiểu đổi công cho nhau. Đến năm thứ hai 1 ha cao su phải trồng lại khoảng 48 đến 50 cây do bị gãy, chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chi phí giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành...Trong năm này chi cho trồng lại (125 nghìn đồng) chiếm 14,9% trong tổng chi phí đầu tư bằng tiền mặt, hầu hết là chi phí cho phân bón và thuốc BVTV chiếm tỉ trọng lớn là 82,24%. Đặc biệt, đến năm thứ 3 (năm 1999) chúng tôi được biết do địa phương hết vốn nên không tiến hành giải ngân phân bón và thuốc BVTV cho người dân. Do đó, chi phí cho năm này chủ yếu là công người dân tự chăm sóc với tổng chi phí là 1,224 triệu đồng, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho mủ của vườn cây sau này và đây là nguyên nhân quan trọng kéo dài thời kỳ KTCB. Từ năm thứ 4 đến

năm thứ 7, nhìn chung mức đầu tư tương đối ổn định, chủ yếu tập trung vào chi phí cho phân bón và phun thuốc chống sâu bệnh.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường nên giá cả của các loại vật tư, phân bón tổng hợp thường không ổn định luôn có xu hướng tăng. Do vậy, tổng chi phí đầu tư qua các năm kiến thiết cơ bản có chênh lệch nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Duy chỉ có năm thứ 8, chuẩn bị cho năm thu bói đầu tiên (năm thứ 9) nên công chăm sóc nhiều (120 công) làm cho tổng chi phí khá lớn là 6,730 triệu đồng.

Trong quá trình điều tra thực tế chúng tôi biết rằng trong khoảng 03 năm đầu từ khi trồng mới các hộ có tiến hành trồng xen một số loại cây như: Gừng, sắn, chuối, Huệ để kiếm thêm thu nhập, nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và cho mủ của cây cao su. Qua bảng dưới ta thấy rằng với 08 năm kiến thiết cơ bản, tổng chi phí phải bỏ ra để đầu tư cho 1 ha cao su là 28,890 triệu đồng, và thời gian này chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm, do vậy phần chi phí này phải được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su kéo dài trong 22 năm còn lại.

Bảng 11: Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha cao su thời kỳ KTCB

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Tổng

- Giống Cây 555 50 - - - 605

- Phân Chuồng Tạ 27 - - - 27

- Lân+ Vi sinh+ chống Mối Tạ 5,63 - - - 5,63

- Phân bón NPK Tạ 0 2,8 0 4,2 5 5,5 5,5 5,5 28,5 - Thuốc BVTV Lít 4 2 0 4 4 4 4 4 26 - Khác (quản lý, thiết kế) 1000 đ 180 24 24 - - - 228 - Phát thực bì 1000 đ 600 - - - 600 - Đào hố Hố 555 - - - - - - - 555 - Trồng Công 4 - - - - - - - 4 * Chăm sóc + DCSX Công 55 40 40 40 40 50 50 120 435

Bảng 12: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1000đ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Tổng

- Giống 1.387,5 125 0 0 0 0 0 0 1.512,5

- Phân bón ( chuồng, lân

NC, vi sinh, chống Mối) 1.023 0 0 0 0 0 0 0 1.023 - Phân bón NPK 0 560 0 924 1250 1375 1375 1.650 7.134 - Thuốc BVTV 260 130 0 280 280 280 280 280 1.790 - Khác (quản lý, thiết kế) 180 24 24 0 0 0 0 0 228 - Phát thực bì 600 0 0 0 0 0 0 0 600 * Lao động GĐ (Đào hố, trồng, chăm sóc)+ DCSX 2.602,5 1.200 1.200 1.400 1.400 2.000 2.000 4.800 16.602,5 Tổng chi phí sản xuất 6.053 2.039 1.224 2.604 2.930 3.655 3.655 6.730 28.890

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w