Sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 42 - 44)

Ốc vật chủ trung gian là mắt xích quan trọng trong vòng đời của sán lá ruột lợn, ốc giúp cho ấu trùng của sán lá ruột lợn phát triển từ giai đoạn chưa có khả năng gây nhiễm đến giai đoạn có khả năng gây nhiễm. Trong ốc vật chủ trung gian mầm bệnh gia tăng về số lượng, sau khi trứng nở thành mao ấu (Miracidium) chui vào ốc phát triển thành bào ấu (Sporocysts), từ 1 Sporocysts sinh ra 15 - 20 rediae mẹ, từ 1 rediae mẹ sinh ra 20 - 25 vĩ ấu (Cercariae). Như

vậy, từ một mao ấu nở ra từ trứng sán sau khi xâm nhập vào ốc vật chủ trung gian sinh ra hàng trăm vĩ ấu có khả năng gây bệnh. Để hiểu rõ về các giai đoạn phát triển của ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian, các điều kiện sống thích hợp của ốc vật chủ trung gian chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi ốc gây nhiễm trong môi trường nước cất, nước hồ, nước muối 0,5%, nước muối 0,9% ở điều kiện bình thường của phòng thí nghiệm và theo dõi thời gian biến đổi của ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian.

Khi cho ốc vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn vào môi trường nước muối 0,5 % ốc chết sau 2 ngày, nước muối 0,9 % ốc chết sau 3 tiếng. Như vậy, ở môi trường nước muối 0,5 % và nước muối 0,9 % trứng sán lá phát triển tốt nhưng ốc vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn không tồn tại được. Điều này giải thích vì sao ở các vùng đồng bằng ven biển, vùng ngập mặn tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn thấp như kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Lập và cộng sự (1985 - 1989), vùng đồng bằng ven biển miền Trung tỷ lệ lợn nhiễm Fasciolopsis buski rất thấp (chỉ 1,0 %).

Ốc nuôi trong môi trường nước cất và nước hồ phát triển bình thường chúng tôi tiến hành gây nuôi nhiễm và mổ kiểm tra qua các giai đoạn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 7.

Bảng 7: Sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian

Qua bảng 7 chúng tôi nhận thấy rằng ở môi trường nước cất có pH = 6,70 ± 0,66 , nhiệt độ 27,51 ± 2,72 và môi trường nước hồ có pH = 7,37 ± 0,07, nhiệt độ 27,66 ± 2,80 rất thuận lợi cho sự sinh sống của ốc vật chủ trung gian, rong bèo

Môi trường nuôi ốc pH (X ± m) Nhiệt độ (0C) (X ± m)

Thời gian biển đổi của ấu trùng trong ốc vật chủ trung gian (ngày) Sporocysts (X ± m) Redia (X ± m) Cercaria (X ± m) Nước cất 6,70 ± 0,66 27,51 ± 2,72 5,33 ± 0,58 8,33 ± 0,58 12,33 ± 0,58 Nước hồ 7,37 ± 0,07 27,66 ± 2,80 4,67 ± 0,58 8,67 ± 0,58 11,67 ± 0,58

(Cercariae) chỉ mất khoảng 13 ngày. Với môi trường nước cất thời gian tìm thấy bào ấu (Sporocysts) 5,33 ± 0,58 ngày kể từ ngày cho ốc vật chủ trung gian vào môi trường nuôi, thời gian tìm thấy lôi ấu (Rediae) 8,33 ± 0,58 ngày, thời gian tìm thấy vĩ ấu (Cercariae) hay còn gọi là ấu trùng đuôi 12,33 ± 0,58 ngày, với nước hồ thời gian tìm thấy bào ấu (Sporocysts) ngắn chỉ có 4,67 ± 0,58 ngày kể từ ngày cho ốc vào nuôi, thời gian tìm thấy lôi ấu (Rediae) 8,67 ± 0,58 ngày, thời

gian tìm thấy vĩ ấu (Cercariae) 11,67 ± 0,58 ngày ngắn hơn so với nước cất. Kết quả trên cho thấy điều kiện bình thường của phòng thí nghiệm rất thuận lợi cho sự sinh sống của ốc vật chủ trung gian và sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột lợn qua các giai đoạn trong ốc. Qua đây chúng tôi khuyến cáo người dân không nên vớt thực vật thủy sinh ở các hồ ao gần chuồng lợn hoặc ở các ruộng có bón phân lợn tươi cho lợn ăn sống, nhất là ở vùng đã có bệnh sán lá ruột, cần thực hiện các biện pháp xử lý phân và diệt ốc vật chủ trung gian để ngăn chặn mầm bệnh phát tán trong môi trường và hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh vào vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 42 - 44)