Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở các nhóm tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 30 - 33)

Sau khi thu thập và xét nghiệm 300 mẫu phân của lợn ở các nhóm tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi (101 mẫu), trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi (108 mẫu), trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi (30 mẫu), trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi (21 mẫu) và trên 12 tháng tuổi (40 mẫu) kết quả thu được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở các nhóm tuổi

Nhóm tuổi (tháng) Số mẫu kiểm tra (n) Số mẫu dương tính (+) Tỷ lệ (%) Cường độ nhiễm + % + + % + + + % Ss - 2 101 0 0 0 0 0 0 0 0 >2 - 4 108 4 3,70 4 100 0 0 0 0 >4 - 6 30 9 30 8 88,89 1 11,11 0 0 >6 - 12 21 5 23,81 3 60 1 20 1 20 >12 40 13 32,5 6 46,15 4 30,77 3 23,08 (Ss: sơ sinh)

Qua bảng 2 ta thấy tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm sán lá ruột lợn không giống nhau ở các nhóm tuổi khác nhau. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo nhóm tuổi lợn nhưng không hoàn toàn theo qui luật. Lợn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 0 %; lợn thuộc nhóm từ trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp 3,70 % trong đó cường độ nhiễm (+) chiếm tỷ lệ 100%, không nhiễm ở cường độ (+ +) và (+ + +); lợn thuộc nhóm từ trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 30 % trong đó cường độ nhiễm (+) chiếm

0%; lợn thuộc nhóm trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi nhiễm 23,81 % trong đó cường độ nhiễm (+) chiếm tỷ lệ 60 %, cường độ nhiễm (+ +) và (+ + +) đều chiếm tỷ lệ 20 %; lợn trên 12 tháng tuổi nhiễm 32,5 % trong đó nhiễm ở cường độ (+) 46,15 %, ở cường độ (+ +) 30,77 %, cường độ (+ + +) 23,08 %.

Lợn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi ở trên địa bàn 4 xã của huyện Hương Trà đều có tỷ lệ nhiễm 0 % (không tìm thấy trứng sán lá ruột khi kiểm tra 101 mẫu phân). Điều này không có nghĩa là lợn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi không nhiễm sán lá ruột lợn, vì quá trình lấy mẫu được tiến hành cả trên lợn nái có cường độ nhiễm (+ +) và (+ + +) và con được sinh ra từ nái đó, chúng đều sử dụng chung một nguồn thức ăn và nguồn nước, trong đó có rau thủy sinh được bón phân tươi của những con lợn này thải ra mà chưa qua xử lý để đảm bảo sạch nguồn bệnh nhưng khi kiểm tra phân vẫn không tìm thấy trứng sán lá ruột lợn. Có kết quả này do vòng đời của sán lá ruột chưa thể hoàn thành ở lợn dưới 2 tháng nên dù lợn có nhiễm thì khi xét nghiệm không thể tìm thấy trứng sán trong phân.

Lợn trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi khi kiểm tra 108 mẫu phân có 4 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 3,70 % và cả 4 mẫu đều có cường độ (+) chiếm tỷ lệ 100 %. Một số hộ chăn nuôi vẫn có thói quen cho lợn ăn rau, bèo sống lấy từ hồ, ruộng có phân lợn thải trực tiếp xuống, có ốc vật chủ trung gian sinh sống hoặc rau sống cạn được tưới nước từ hồ, ruộng trên. Mầm bệnh sán lá ruột trong thực vật thủy sinh có cơ hội tiếp xúc, xâm nhập và gây bệnh cho lợn. Nhưng thời gian tiếp xúc với mầm bệnh của lợn ở nhóm tuổi này còn ngắn, vấn đề vệ sinh được quan tâm hơn, tính phàm ăn thấp, tính chọn lọc thức ăn cao và có thể lợn đã nhiễm sán lá ruột nhưng sán chưa phát triển đến giai đoạn trưởng thành đẻ trứng nên khi kiểm tra phân thấy tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm không cao.

Lợn trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi khá phàm ăn. Đối với lợn nuôi thịt đây là giai đoạn vỗ béo để xuất chuồng nên rất nhiều hộ chăn nuôi cho lợn ăn thức ăn sống trong đó có cả rau thủy sinh mà nguy cơ nhiễm kén cao, rau không được rửa sạch, kén Aldolescariae có cơ hội xâm nhập vào ruột non gây bệnh cho lợn; hầu hết các hộ chăn nuôi không quan tâm đến vấn đề tẩy sán cho lợn. Thời gian tiếp xúc với mầm bệnh của lợn ở nhóm tuổi này đã nhiều hơn so

với lợn thuộc nhóm trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi nên có nguy cơ bội nhiễm. Do vậy lợn thuộc nhóm tuổi này có tỷ lệ nhiễm khá cao: 9 mẫu dương tính trên 30 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 30 %, lợn nhiễm ở cả hai cường độ trong đó nhiễm nhiều nhất ở cường độ (+) có 8 mẫu trên 9 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 88,89 %, cường độ (+ +) có 1 mẫu trên 9 mẫu dương tính chiếm 11,11 %.

Lợn trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với lợn thuộc nhóm trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi: có 5 mẫu dương tính trên 21 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 23,81 %; lợn nhiễm ở cả 3 cường độ trong đó nhiễm nhiều nhất ở cường độ (+) có 3 mẫu trên 5 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 60 %, cường độ (+ +) có 1 mẫu trên 5 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 20 %, ở cường độ (+ + +) cũng có 1 mẫu trên 5 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 20 %. Nguyên nhân điều kiện hiện nay người chăn nuôi đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhiều người dân nuôi lợn hướng nạc, sử dụng các loại thức ăn tăng trọng, thức ăn bổ sung, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nên khả năng tăng trọng của lợn cao, lợn thường được nuôi với thời gian ngắn, xuất chuồng sớm nên ở lứa tuổi này không có lợn nuôi thịt mà hầu hết là lợn nái (chỉ có 1 lợn đực). Lợn nái phải trải qua thời kỳ động dục, sinh và nuôi con nên sức đề kháng giảm. Tuy nhiên trong thời kì nuôi con lợn được chăm sóc rất chu đáo, cho ăn thức ăn được nấu chín và uống nước sạch, chuồng trại sạch sẽ. Trong thời gian chờ phối sau khi tách sữa nhiều hộ có tẩy giun sán cho lợn nhưng chỉ ở vài lứa đầu, sau đó họ không tẩy nữa và cho lợn ăn lại thức ăn có rau sống lấy từ hồ, ruộng có bón phân lợn tươi chưa qua xử lý làm cho nguy cơ tái nhiễm và bội nhiễm của lợn ở nhóm tuổi này càng cao.

Lợn trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất: có 13 mẫu dương tính trên 40 mẫu kiểm tra chiếm tỷ lệ 32,5 %, cường độ nhiễm cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác: ở cả 3 cường độ lợn đều nhiễm trong đó cường độ (+) có 6 mẫu trên 13 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 46,15 %, cường độ (+ +) có 4 mẫu trên 13 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 30,77 %, cường độ (+ + +) có 3 mẫu trên 13 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 23,08 %. Khi kiểm tra 40 mẫu chỉ có 1 mẫu của lợn đực nhưng không bị nhiễm, cả 13 mẫu nhiễm đều của lợn nái. Ở lứa tuổi này nguy cơ lợn nhiễm do tái nhiễm và bội nhiễm cao vì thời gian tiếp xúc với mầm bệnh của lợn nhiều khi được cho ăn rau sống lấy từ hồ,

ruộng có khả năng chứa mầm bệnh sán lá ruột; bệnh không có miễn dịch hoàn toàn, lợn không được tẩy sán sau mỗi lứa nuôi cộng với sự giảm sức đề kháng khi lợn phải trải qua thời kỳ động dục và sinh, nuôi con.

Như vậy ở bất cứ lứa tuổi nào lợn đều có nguy cơ nhiễm sán lá ruột. Theo kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo nhóm tuổi nhưng không hoàn toàn theo qui luật do mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên phụ thuộc vào tình hình chăn nuôi của các nông hộ nên không có tính đồng đều về số lượng mẫu giữa các nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi trên 12 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm cao nhất 32,50 %, cường độ nhiễm (+ +) và (+ + +) cũng cao nhất (46,15 % và 30,77 %). Ở nhóm tuổi trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi tỉ lệ nhiễm thấp nhất 3,70%, cường độ nhiễm (+) cao nhất 100 %. Cần khuyến cáo cho người dân biết cách chăm sóc cho lợn ở tất cả các lứa tuổi nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm sán lá ruột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sán lá ruột lợn trên địa bàn huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế và kết quả thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w