Qua thời gian thực tập tại 4 xã Hương An, Hương Chữ, Hương Vân, Hương Vinh thuộc địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột trên địa bàn huyện Hương Trà là 10,33 %, xã Hương An tỷ lệ nhiễm 12,5 %; xã Hương Chữ 16 %, xã Hương Vinh 15 %, xã Hương Vân 0 %.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột tăng theo nhóm tuổi (sơ sinh đến 2 tháng tuổi không bị nhiễm, trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi nhiễm 3,70 %, trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi nhiễm 30,00 %, trên 6 tháng đến 12 tháng nhiễm 23,81 %, trên 12 tháng tuổi 32,50 %).
- Cường độ nhiễm sán lá ruột theo nhóm tuổi cũng tăng dần theo lứa tuổi lợn.
+ Lợn từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi không tìm thấy trứng sán lá ruột trong phân
+ Lợn trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi nhiễm 100 % ở cường độ (+), cường độ (+ +), (+ + +) là 0 %
+ Lợn trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi nhiễm 88,89 % ở cường độ (+), nhiễm 11,11 % ở cường độ (+ +), không nhiễm ở cường độ (+ + +)
+ Lợn trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi nhiễm 60 % ở cường độ (+), ở cường độ (+ +), (+ + +) đều là 20 %
+ Lợn trên 12 tháng tuổi nhiễm ở cường độ (+) 46,15 %, cường độ (+ +) 30,77 %, cường độ (+ + +) 23,08 %
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo phương thức chăn nuôi
+ Lợn được nuôi theo phương thức cho ăn thức ăn hỗn hợp, cám, hèm, rau nấu chín có tỷ lệ nhiễm 19,35 % trong tổng số mẫu dương tính
+ Lợn nuôi theo phương thức cho ăn thức ăn hỗn hợp, cám, hèm rượu và rau cho ăn sống tỷ lệ nhiễm 80,65 % trong tổng số mẫu dương tính
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo tính biệt
+ Lợn cái nhiễm 15,82 %, lợn đực nhiễm 2,44 %. Trong đó:
+ Nhóm trên 2 tháng đến 4 tháng tuổi lợn đực nhiễm 1,72 %, lợn cái nhiễm 6 %
+ Nhóm trên 4 tháng đến 6 tháng tuổi lợn đực nhiễm 11,76 %, lợn cái nhiễm 53,85 %
+ Nhóm trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi lợn đực nhiễm 0 %, lợn cái nhiễm 25 %
+ Nhóm trên 12 tháng tuổi lợn đực nhiễm 0 %, lợn cái nhiễm 33,33 % - Mật độ ốc trên địa bàn các xã Hương An, Hương Chữ, Hương Vân, Hương Vinh
+ Xã Hương An mật độ ốc trung bình ở Ruộng lúa 29,00 ± 3,00 ốc/m2
Ruộng rau muống 33,60 ± 4,16 ốc/m2 + Xã Hương Chữ mật độ ốc trung bình ở Ruộng lúa 40,20 ± 3,96 ốc/m2
Ruộng rau muống 44,60 ± 5,77 ốc/m2 + Xã Hương Vân mật độ ốc trung bình ở Ruộng lúa 22,00 ± 2,92 ốc/m2
Ruộng rau muống 27,00 ± 2,12 ốc/m2 + Xã Hương Vinh trung bình ở
Ruộng lúa 39,00 ± 4,85 ốc/m2
Ruộng rau muống 34,00 ± 4,53 ốc/m2 - Tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá ruột ở + Xã Hương An
Ruộng lúa 10 %
Ruộng rau muống 20 % + Xã Hương Chữ
Ruộng lúa 15 %
Ruộng rau muống 30 %
+ Xã Hương Vân cả ruộng lúa và ruộng rau muống 0 % + Xã Hương Vinh ở
Ruộng lúa 15 %
Ruộng rau muống 25 %
- Sự phát triển của trứng sán lá ruột ở các môi trường nước cất, nước hồ, nước muối 0,5 %, nước muối 0,9 %
+ Ở môi trường nước cất thời gian phôi bào phân chia 4,67 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu hình thành 6,33 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu hoạt động 8,33 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu thoát vỏ 13,00 ± 1,00 ngày
+ Ở môi trường nước hồ thời gian phôi bào phân chia 5,33 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu hình thành 7,33 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu hoạt động 9,67 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu thoát vỏ 14,33 ± 1,15 ngày.
+ Ở môi trường nước muối 0,5 % thời gian phôi bào phân chia 3,67 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu hình thành 5,33 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu hoạt động 7,67 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu thoát vỏ 12,33 ± 1,15 ngày
+ Ở môi trường nước muối 0,9 % thời gian phôi bào phân chia 6,00 ± 1,00 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu hình thành 9,67 ± 0,58 ngày, thời gian mao ấu bắt đầu hoạt động 12,33 ± 1,15 ngày, thời gian mao ấu thoát vỏ 18,33 ± 2,08 ngày
- Sự phát triển của ấu trùng sán lá ruột lợn trong ốc vật chủ trung gian + Ở môi trường nước cất thời gian tìm thấy bào ấu trong ốc 5,33 ± 0,58 ngày, thời gian tìm thấy lôi ấu 8,33 ± 0,58 ngày, thời gian tìm thấy vĩ ấu 12,33 ± 0,58 ngày
+ Ở môi trường nước hồ thời gian tìm thấy bào ấu 4,67 ± 0,58 ngày, thời gian tìm thấy lôi ấu 8,67 ± 0,58 ngày, thời gian tìm thấy vĩ ấu 11,67 ± 0,58 ngày
+ Ở môi trường nước muối 0,5 % sau 2 ngày thì ốc vật chủ trung gian chết + Ở môi trường nước muối 0,9 % sau 3 giờ ốc chết
- Hiệu quả sử dụng thuốc tẩy Vime – Ono và thuốc tẩy Bioxinil
+ Tỷ lệ ra sán sau khi tẩy của cả thuốc tẩy Vime – Ono và thuốc tẩy Bioxinil đều đạt 100 %
+ Tỷ lệ sạch sán sau 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày kiểm tra đối với thuốc tẩy Vime - Ono và thuốc tẩy Bioxinil đạt 100 %.
Do thời gian thực tập và kinh phí phục vụ cho việc nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tiến hành được hết nội dung liên quan đến đề tài.
5.3. Đề nghị
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một vài ý kiến, đề nghị như sau:
Phải tuyên truyền cho người dân biết được những thiệt hại do bệnh sán lá ruột lợn gây ra làm giảm hiệu quả kinh tế. Nguy hiểm hơn bệnh có khả năng lây sang cho người làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người chăn nuôi cũng như của cộng đồng. Từ đó khuyến cáo cho người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ thích hợp.
Tẩy sán định kỳ cho lợn, nơi bệnh nặng tẩy 2 lần/ năm, nơi bệnh nhẹ tẩy 1 lần/năm, nên sử dụng các loại thuốc tẩy vừa hiệu quả, vừa an toàn và giá cả phải phù hợp.
Thay đổi phương thức chăn nuôi nhất là những nơi còn nuôi lợn lẻ tẻ, những vùng đã có bệnh sán lá ruột không nên dùng các thực vật thủy sinh (nhất là ở các hồ, ruộng bón phân lợn tươi) cho lợn ăn sống.
Áp dụng các biện pháp xử lý phân theo biện pháp sinh học để tiêu diệt trứng sán lá và ngăn ngừa mầm bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài như thu hết phân lại ủ bằng phương pháp nhiệt sinh học hoặc xây bể biogas bổ sung chế phẩm EM (5 % hoặc 1 %) để làm mất khả năng phát triển của trứng.
Áp dụng những biện pháp tiêu diệt ốc vật chủ trung gian ở các đồng ruộng, ao, hồ, mương nước tù như dùng nước vôi 5 – 10 %, sunphat đồng (CuSO4) 5/10.000 bón ruộng, phát quang, xẻ bờ, tạo điều kiện khô cạn, nuôi vịt...