Hình 4.6. Vi khuẩn chủng 1 Hình 4.7. Vi khuẩn chủng 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế (Trang 31 - 43)

thái bào tử, túi bào tử, cách sinh sản bào tử, đo

kích thước bào tử

Kết luận và phân loại nấm

Môi trường nuôi cấy nấm được hấp tiệt trùng ở 1210C. Sau đó để nguội tới khoảng 500C, cho kháng sinh Streptomycine và Peniciline với liều lượng 1g/100ml vào môi trường, lắc cho kháng sinh hòa tan đều hết trong thạch, đổ vào đĩa lồng.

− Dùng cồn 70 % sát trùng vết loét, tơ mang. Dùng kéo cắt lấy tơ mang và phần cơ nằm ngay dưới vết loét đặt lên đĩa môi trường nấm. Kiểm tra sự phát triển của nấm trong thời gian nuôi cấy.

− Phân loại nấm: Lấy mẫu sợi nấm soi tươi hoặc nhuộm Green Malachite.

Quan sát hình dạng, đặc điểm của khuẩn ty, bào tử và dựa vào tài liệu phân loại để xác định.

3.4.3.4. Xử lí số liệu

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DỊCH TỄ

Qua quá trình điều tra về tình hình dịch bệnh lở loét tại các huyện Hương Trà, Thị trấn Thuận An được xem là những vùng nuôi cá Chẽm chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thu đã thu được tổng cộng 25 phiếu ở quy mô nông hộ. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi sử dụng các phụ lục hình ảnh cũng như mô tả rất kỹ các biểu hiện của bệnh lở loét để người dân xác nhận bệnh đã xảy ra hay chưa, hơn nữa trình độ học vấn của người dân trung bình là 2,24 (tương đương với mức phổ thông cơ sở) do đó các kết quả phỏng vấn thu được là rất đáng tin cậy.

Tần xuất và mùa vụ xuất hiện bệnh

Trong tổng số 25 hộ được phỏng vấn có tới 19 hộ nuôi trả lời đã từng xuất hiện bệnh trong ao nuôi (chiếm tỷ lệ 76%), còn lại chỉ có 6 hộ (tỷ lệ 24%) cho rằng bệnh lở loét chưa từng xảy ra. Điều này cho thấy bệnh lở loét đã xuất hiện trong nhiều ao nuôi cá Chẽm của người dân tại đây. Năm xuất hiện và tần xuất xuất hiện của bệnh được biểu thị qua biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Năm xuất hiện và tần xuất xuất hiện bệnh lở loét tại Thừa Thiên Huế

Qua biểu đồ 4.1. chúng ta thấy bệnh lở loét xuất hiện tại Thừa Thiên Huế bắt đầu từ năm 2010. Bệnh kéo dài trong cả vụ nuôi và xuất hiện không đồng đều qua các năm. ( năm 2012 là 45% trong khi đó năm 2013 là 14% ).

Kết quả điều tra về mùa vụ xuất hiện bệnh cho thấy cá Chẽm nuôi tại Thừa Thiên Huế thường mắc bệnh vào tháng nuôi thứ hai, sau khi thả giống được 6 tuần.

Biểu đồ 4.2. Thời điểm xuất hiện hội chứng lở loét qua các tháng.

Theo kết quả ghi nhận từ thực tế, chúng tôi nhận thấy hội chứng lở loét xuất hiện tại địa bàn điều tra vào bất kỳ thời điểm nào của vụ nuôi và không theo quy luật. Tần xuất xuất hiện bệnh liên lục, bệnh âm ỉ, kéo dài trong cả vụ nuôi dẫn tới quá trình phòng trị gặp rất nhiều khó khăn.

4.2. BỆNH CÁ CHẼM NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ.

Đặc điểm mẫu cá đã thu được:

Tổng số lượng mẫu thu là 6 con cá bệnh.

Dấu hiệu bệnh lí:

Cá bị bệnh có triệu chứng kém ăn đến bỏ ăn, bơi chậm chạp trên tầng mặt, một số cá còn cọ xát vào bờ. Trên thân cá có vết loét nhỏ hoặc lớn, không có hình dạng nhất định, ăn sâu vào thịt cá, để lộ cơ ra ngoài. Cá nhiễm bệnh thường màu da sẫm đen hơn cá khỏe, xuất huyết tại gốc vây, trên thân, dọc theo đường bên, một số cá còn kèm theo vây đuôi bị cụt. Tuy nhiên, một số cá bị bệnh vẫn có thể sống kéo dài từ 1 – 2 tuần đến khi vết loét mở rộng, kí sinh trùng và nấm tấn công vào cơ, cá mới chết.

Hình 4.1 : Cá Chẽm bị bệnh lở loét

Giải phẫu những cá bị bệnh lở loét điển hình, quan sát bên trong, thường thấy gan bầm, hoặc xuất huyết, nội tạng cũng xuất huyết, lá lách đen thẫm, xong bụng có tích dịch màu vàng. Nếu cá bị bệnh nặng, gan thường nhão ra. Dạ dày và ruột ít hoặc không có thức ăn. Hậu môn sưng to hoặc xuất huyết. Các cơ quan mềm nhão, hệ thống cơ trong xoang bụng không chặt chẽ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các dấu hiệu trên đều xuất hiện ở cá nhiễm bệnh. Có dấu hiệu lặp đi lặp lại, có dấu hiệu chỉ xuất hiện vài lần.

Hình 4.2 : Nội quan cá bị xuất huyết

Bảng 4.1. Dấu hiệu bệnh lí của hội chứng ở loét trên cá Chẽm

Dấu hiệu bệnh lí Tần số xuất hiện Tỉ lệ

Cá bỏ ăn 6/6 100%

Da sẫm màu 4/6 66,66%

Bị mòn vây, cụt đuôi 3/6 50% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bị lở loét 6/6 100%

Nội quan xuất huyết 2/6 33,33%

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN 4.3.1. Kết quả nghiên cứu kí sinh trùng.

Qua thu mẫu và kiểm tra thu được kí sinh trùng trên cá Chẽm

Ngành Lớp Bộ Họ Giống Loài Trùng lông Ciliophora (Dolflein, 1901) Oligohymenop -hora De Puytorac, 1974 Peritrichida Mobilina Kahl, 1933 Trichodonidae Clau,1874 Trichodina Ehrenberg, 1830 Trùng bánh xe Trichodina sp

Trichodina sp

Hình 4.3. Kí sinh trùng trên cá Chẽm

Trong khoảng thời gian nghiên cứu, số lượng các giống loài kí sinh trùng chúng tôi thu thập chưa nhiều, điều này có thể lí giải do môi trường nuôi còn trong sạch, nguồn nước cấp từ các con suối từ núi có độ trong cao, môi trường nuôi chưa bị ô nhiễm, nên kí sinh trùng không có điều kiện để sinh sản phát triển. Kí sinh trùng phần lớn có mặt trên những con cá bị lở loét. Chúng góp phần làm cá yếu hơn, vận động chậm hơn, chết nhanh hơn khi mang bệnh. Tuy nhiên, có một số mẫu bị lở loét nhưng vẫn không có kí sinh trùng.

Trichodina là mẫu kí sinh trùng duy nhất bắt gặp trên mẫu cá Chẽm với tần số xuất hiện khá cao là 80%, cường độ nhiễm thấp chỉ khoảng 1,2 kí sinh trùng/lam.

Ở Việt Nam, loài kí sinh trùng này thường gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống, phát sinh trên nhiều loài cá khác nhau như cá chép, cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trê…Nếu cá bị nhiễm nhẹ thì gầy yếu, nếu không kịp xử lí sẽ nhanh chóng bị nhiễm nặng (20 -30 trùng/ttk), sẽ khiến cá ngạt thở và chết hàng loạt.

4.3.2. Kết quả nghiên cứu vi khuẩn

4.3.2.1 Kết quả quan sát khuẩn lạc

Hình 4.5. Khuẩn lạc của cá Chẽm 8 tuần tuổi tại Thuận An

Bảng 4.2. Kết quả quan sát khuẩn lạc

Hình dạng Màu sắc Số lượng Kích thước Mẫu Hương Trà Tròn Vàng 15 2-4 mm

Mẫu Thuận An Tròn Vàng Nhiều 2-4mm

4.3.2.2. Kết quả nhuộm Gram

Từ những mẫu khuẩn lạc trên tôi tiến hành nhuộm Gram các vi khuẩn để kiểm tra. Kết quả quan sát ở kính hiển vi soi dầu ở vật kính 100x.

Theo Đỗ Thị Hòa và Bùi Quang Tề ( 2004) , sở dĩ vi khuẩn Gram (-) bắt màu hồng của thuốc nhuộm Fushin là do vi khuẩn này chỉ có vách peptidoglucan ở một phía của tế bào, nên trong quá trình nhuộm Gram dưới tác dụng của cồn 950, thuốc nhuộm Crystal violet đã bị tẩy sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn bắt màu hồng của thuốc nhuộm thứ 2 là Fushine.

Kết quả nhuộm thu được 2 loại vi khuẩn : Chủng 1 : Gram (-), hình roi, thẳng Chủng 2 : Gram (+), hình que, thẳng

Bảng 4.3. Danh sách tiêu bản

Chủng 1 Chủng 2 Mẫu thu Hương Trà 1 tiêu bản 3 tiêu bản Mẫu thu Thuận An 2 tiêu bản 2 tiêu bản

Từ kết quả trên ta thấy chủng 1, 2 xuất hiện rất nhiều. có thể chúng chình là nguyên nhân gây nên hội chứng lở loét.

Hình 4.6. Vi khuẩn chủng 1 Hình 4.7. Vi khuẩn chủng 2 4.3.2.3. Kết quả thử phản ứng sinh hóa

Bảng 4.4. Kết quả test sinh hóa trên các chủng vi khuẩn phân lập được

Hương Trà 6 tuần tuổi Thuận An 8 tuần tuổi

KIA +/- +/- Indol + - Citrate - + Methyl Red - - V-P + - Mobi - - Mui - + Glucose + + Lactose + + Maltose + + Manitol + + Saccharose + + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chú thích: - :phản ứng âm tính; + : phản ứng dương tính)

4.3.2.4. Kết quả định danh vi khuẩn :

Từ kết quả quan sát khuẩn lạc, nhuộm Gram và test sinh hóa tôi đã tiến hành đối chiếu với khóa phân loại của Bergey và Nguyễn Lân Dũng nhưng chưa cho ra kết quả tương ứng. Tôi tạm thời đặt tên:

Vi khuẩn Gram (-), hinh roi, thẳng là VK1.

Vi khuẩn Gram (+), hình que, là chủng VK2.

4.3.2.5. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ.

Kết quả thử nghiệm sàng lọc kháng sinh giúp chúng tôi đánh giá được mức độ tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây bệnh của các loại kháng sinh. Từ đó, đưa ra những nhận xét. Tôi chọn vi khuẩn VK1 làm vi khuẩn thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của kháng sinh. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Hình 4.8. Thử nghiệm kháng sinh vớiVK1

Từ kết quả ghi nhận được, tôi nhận thấy có 2 loại kháng sinh không ngăn chặn được sự phát triển của VK1 là Amoxicillin và Cotrimazine. Còn lại Oxy - tetracycline có khả năng làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này .

4.3.3. Kết quả nghiên cứu nấm.

Phân lập nấm từ mang và vết loét của các mẫu cá bệnh, nuôi cấy trên môi trường PYGA thấy xuất hiện một dạng sợi nấm với đặc điểm như sau:

Sợi nấm màu trắng, chiều dài khoảng 3 – 5mm, hình ống có phân nhánh, nhưng không có vách ngăn, trên đầu sợi nấm mọc lên những túi bào tử nằm trên 1 cuống dài thẳng đứng, kích thước 35 – 50μm, với các hình thức sinh sản như sinh dưỡng, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín và sinh sản hữu tính.

Hình 4.9. Nuôi cấy nấm trong môi trường PYGA

Hình 4.10. Nấm nhìn qua kính hiển vi vật kính 40

Theo các báo cáo bệnh học và tài liệu nghiên cứu trên thế giới thì đây được xác định là Saprolegnia giống nấm bậc thấp, chủ yếu kí sinh trên các đối tượng thủy sản nước ngọt để gây bệnh, phổ biến nhất là bệnh nấm thủy mi. Chúng có thể làm ung trứng cá, làm cá ngứa ngáy, cà vào các vật thể khác làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập, song sự cảm nhiễm nấm sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh, tăng tỷ lệ chết. Nấm

Saprolegnia spp. mỗi năm làm thiệt hại tới 50% sản lượng (tương đương với 40

PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN.

1. Cá Chẽm bị bệnh lở loét co dấu hiệu bỏ ăn, mòn vây, cụt đuôi, bị lở loét xuất hiện trên thân, bụng, và đường biên.

2. Vi khuẩn phân lập được và định danh gồm 2 loại gây bệnh loại 1 : VK1 Gram (-) hình roi, thẳng

loại 2 : VK2 Gram (+) hình que, thẳng

Kháng sinh Oxy - tetracycline là kháng sinh có khả năng làm giảm tốc độ sinh trưởng của VK1

Kí sinh trùng gồm 1 loại : Trichodina sp ( Trùng bánh xe ) Nấm gồm 1 loại có khả năng là nấm bậc thấp Saprolegnia sp .

5.2. KIẾN NGHỊ.

Quá trình nghiên cứu này chỉ mới áp dụng một số phương pháp truyền thống để định danh, sự chuẩn xác của phương pháp này chỉ ở mức tương đối. Cần dùng phương pháp gen để định danh lại các loài vi khuẩn phát hiện từ mẫu cá bệnh.

Ngoài các chủng vi khuẩn đã cảm nhiễm, các chủng sinh vật còn lại cần được tiếp tục thí nghiệm để xác định khả năng gây bệnh của chúng đối với cá Chẽm.

Mở rộng nghiên cứu chế tạo vaccine phòng một số bệnh thường gặp trong ở cá Chẽm cũng cần được tính đến trong tương lai gần nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá Chẽm phát triển ổn định và bền vững hơn tại Thừa Thiên Huế và cả nước.

PHẦN 6 : TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đỗ Thị Hoà (1996), Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm sú (Penaeus (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

monodon Fabricius 1798) nuôi ở khu vực Nam Trung Bộ, Luận án PTS Khoa

học Nông nghiệp, Trường Đại học Thuỷ sản, Nha Trang.

2. Đỗ Thị Hoà và Nguyễn Thị Muội (2003), Bài giảng Bệnh học thuỷ sản, phần I: Bệnh cá, Trường Đại học Thuỷ sản, Nha Trang.

3. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004), Bệnh học thủy sản, NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

4. Hà Ký (1992), Phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng ở (dịch từ bản gốc của V.A. Musselius), Bộ Thủy Sản, Hà Nội.

5. Hoàng Thủy Long (1991), Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học, NXB Văn Hóa, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Nhiên (1992), Sổ tay thí nghiệm bệnh cá vi sinh (dịch từ bản gốc của J.A. Plumb & P.R. Bower), Bộ thuỷ sản, Hà Nội

7. Bùi Quang Tề (2006), Bệnh học thủy sản, 161 – 165

8. Bùi Quang Tề (2002), Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng cá, Viện NCNTTS1, Hà Nội.

9. Bùi Quang Tề(1995), Thực hành chẩn đoán bệnh tôm cá, Viện NCNTTSI, Bộ Thuỷ Sản, Hà Nội.

10.Nguyễn Ngọc Phước (2007), Bài giảng “Bệnh và phương pháp chuẩn đoán bệnh thủy sản”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hội chứng lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi tại thừa thiên huế (Trang 31 - 43)