1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư

139 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt lưng (ĐTL) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ở vùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 – S1. Nguyên nhân chính của đau thắt lưng là do thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm thoái hóa đốt sống thắt lưng, đĩa đệm và xương sụn khớp đốt sống thắt lưng [1], [2]. Tuy đau thắt lưng là chứng b ệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm khả năng lao động và hiệu quả công việc ở người trưởng thành. Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng có bệnh danh là “Yêu thống" đã được mô tả rất rõ trong các y văn cổ. Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc củ a Y học cổ truyền (YHCT) đã góp phần không nhỏ trong điều trị các chứng bệnh trong đó có chứng "Yêu thống". Châm cứu có cơ sở chữa bệnh là huyệt và kinh lạc. Trong hệ thống huyệt của các đường kinh trong cơ thể có nhiều loại huyệt, trong đó có huyệt bối du. Huyệt bối du là nơi dương khí tạng phủ tỏa ra ở vùng lưng, mỗi tạng phủ có một huy ệt bối du. Huyệt phân bố cách đều trục giữa cột sống 1,5 thốn, nằm trên kinh Túc Thái dương Bàng quang. Khi tạng phủ có bệnh, thường ở huyệt bối du tương ứng sẽ xuất hiện cảm giác ấn đau hoặc tê tức, vì vậy chữa bệnh của bản tạng tại huyệt bối du có hiệu quả rõ rệt [3], [4]. Thận du là huyệt bối du của tạng Thận, ký hiệu quố c tế là UB23. Huyệt Thận du có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa thận khí, kiện cân cốt, chữa đau lưng, minh mục, thông nhĩ Với lý giải bằng y lý YHCT, lưng là phủ của thận nên những bệnh lý đau lưng đều có liên quan đến tạng thận và huyệt Thận du thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý của tạng Thận trên lâm sàng. 2 Mặc dù huyệt Thận du đã được ứng dụng nhiều trên lâm sàng, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm sinh học của huyệt này trên cơ thể người Việt Nam bình thường khỏe mạnh và trên cơ thể người bệnh. Để góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của huyệt Thận du, những biến đổi của các đặc điểm này khi cơ thể bị bệnh và khi có tác động điện châm vào huyệt cũng như khẳng định hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau: 1. Xác định một số đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du ở người bình thường khỏe mạnh. 2. Xác định sự biến đổi các đặc điểm sinh lý của huyệt này trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới ảnh hưởng của điện châm. 3. Đánh giá hiệu quả của điện châm huyệt Thận du kết hợp với các huyệt Giáp tích L2-L5, Thứ liêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. HUYỆT VỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM 1.1.1. Huyệt vị châm cứu 1.1.1.1. Quan niệm của Y học cổ truyền về huyệt châm cứu - Khái niệm về huyệt Theo thiên Cửu châm thập nhị nguyên của sách Linh khu, huyệt là nơi thần khí lưu hành, xuất nhập, chúng được phân bố khắp phần ngoài (biểu) của cơ thể, nhưng không phải hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xươ ng. Theo các sách xưa, huyệt còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như du huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt, khí phủ Huyệt là tên gọi ngày nay quen dùng nhất [3], [4]. - Phân loại huyệt. Huyệt được phân bố khắp mặt ngoài cơ thể, mỗi huyệt có một tên có ý nghĩa nhất định. Căn cứ vào học thuyết kinh lạc, có thể chia làm ba loại huyệt chính: huyệt của kinh (kinh huyệt), huyệt ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt) và huy ệt ở chỗ đau (a thị huyệt) [3]. + Huyệt của kinh (Kinh huyệt): là những huyệt nằm trên 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm, mạch Đốc. Một số huyệt có chức năng và tác dụng giống nhau được chia thành những nhóm huyệt và được gọi bằng những tên chung như huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du ở lưng, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du, huyệt Khích, Bát hội huyệt và Giao hội huyệt. + Huy ệt ngoài kinh (Kỳ ngoại huyệt): là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và hai mạch Nhâm, Đốc. Huyệt thường có vị trí ở ngoài các đường kinh, nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường tuần hành của kinh mạch chính song không phải là huyệt của kinh mạch đó. Huyệt ngoài kinh chưa được nói tới trong cuốn Nội kinh, đó là những huyệt do các nhà châm cứu đời sau quan sát và phát hiện dần. Trên lâm sàng chúng có hiệu quả điều trị rõ ràng và có vị trí cố định. 4 + Huyệt A thị: Sách Nội kinh có viết "lấy chỗ đau làm huyệt", những huyệt đó sau này được gọi là huyệt A thị. Đó là những huyệt không có vị trí cố định, cũng không tồn tại mãi mãi, nó chỉ xuất hiện ở những chỗ thấy đau, nó không phải là những huyệt của các kinh mạch chính và huyệt ngoài kinh. Đặc tính của huyệt A thị là châm vào đó có thể chữa chứ ng đau nhức rất tốt vì có tác dụng lưu thông khí huyết. - Vai trò và tác dụng của huyệt. Sách Tố Vấn viết "Người ta có 12 khớp lớn, 365 khe nhỏ chưa kể huyệt của 12 kinh mạch, đều là nơi vệ khí lưu hành. Đó cũng là nơi tà khí vào cơ thể và lưu lại, phải dùng châm, cứu để đuổi tà khí đi" [3], [5]. Như vậy, huyệt vừa là nơi thần khí lưu hành xuất nh ập, vừa là nơi tà khí xâm nhập vào cơ thể, vừa là nơi dùng kim hay mồi ngải tác động vào đó để đuổi tà khí ra ngoài. + Về sinh lý: Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt là nơi thần khí vận hành qua lại vào ra, nơi tạng phủ kinh lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể, làm cho cơ thể thành một khối thống nh ất, góp phần duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở trong trạng thái bình thường [3], [4], [6]. + Về bệnh lý: Huyệt cũng là cửa ngõ xâm nhập của tà khí lục dâm. Khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì tà khí qua các huyệt này vào gây bệnh cho các đường lạc, nếu bệnh tiến triển nặng hơn tà khí sẽ từ kinh vào sâu trong tạng phủ [3], [4], [6]. + Về chẩn đoán: Khi tạng phủ bị bệ nh, có thể có những thay đổi bệnh lý phản ánh ra ở huyệt như đau nhức, hoặc ấn vào đau, hoặc hình thái huyệt bị thay đổi Thay đổi này là tín hiệu giúp các nhà lâm sàng có thêm tư liệu để quyết định chẩn đoán bệnh [3], [4], [6]. + Về phòng và điều trị bệnh: Huyệt là nơi tiếp nhận những kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt một lượng kích thích thích hợp có thể điều hòa được khí, khí hòa thì huyế t hòa, khi huyết hòa thì tuần hoàn của huyết trong mạch mới thuận lợi, được chuyển đi để nuôi dưỡng cơ thể, lấy lại thăng bằng 5 âm dương, nghĩa là làm ổn định những rối loạn bệnh lý, lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể [3], [4], [6]. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về huyệt của y học hiện đại Y học hiện đại (YHHĐ) dựa trên bằng chứng của các nghiên cứu lâm sàng, thực nghiệm, qua các phân tích cụ thể chính xác bằng các phương tiện ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đã ch ỉ ra vị trí giải phẫu của các huyệt trên đường kinh, đã đề cập đến cấu trúc giải phẫu và điện sinh học của huyệt. - Đặc điểm giải phẫu của huyệt. + Về hình dáng và diện tích da vùng huyệt: Các nhà khoa học khi nghiên cứu về huyệt đã nhận định rằng huyệt vị trên cơ thể không phải chỉ là một điểm mà mỗi huyệt có vùng hình chi ếu tương ứng trên mặt da. Huyệt đa số có hình tròn và chiếm vị trí nhất định trên mặt da, kích thước các huyệt dao động trong khoảng từ 4 đến 18 mm 2 , là những vùng da nhạy cảm hơn và có chức năng đặc hiệu hơn so với các cấu trúc xung quanh [7], [8], [9], [10]. + Về tổ chức học vùng huyệt: Nghiên cứu các thành phần tổ chức học của Bosy J. cho thấy 29% số huyệt có các sợi thần kinh kiểu não- tủy. Các xung động thần kinh phát sinh tại các huyệt được truyền theo các sợi này về tủy sống và não bộ, 42% số huyệt có dây thần kinh dưới da và 46% số huyệt có tĩ nh mạch dưới da và đám rối thần kinh bao quanh (theo [7]). Nghiên cứu của Portnov Ph.G. cho thấy có khoảng 80% các huyệt cũng như vùng da xung quanh có các sợi thần kinh và mạch máu dưới da, trong đó khoảng 30% có các sợi thần kinh, động mạch dưới da và mạch bạch huyết, khoảng 30% có các sợi thần kinh và tĩnh mạch nhỏ dưới da, 10% số huyệt tìm thấy tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch dưới da. Nghiên cứu hình thái của huyệt dưới kính hi ển vi điện tử, tác giả đã phát hiện ra đặc điểm của các sợi thần kinh tại huyệt có đường kính từ 20- 200 µm, gồm cả các sợi có và không có myelin, hầu hết các sợi thần kinh ở huyệt có đường kính lớn và rất giàu mucosacarid và cho phản ứng dương tính với serotonin. Gần sợi thần kinh còn có các ống bạch huyết, có các tế bào mast cũng như các lưới mạch máu. Tế bào 6 mast được coi như là nhân tố quan trọng trong điều hòa sự cân bằng nội môi bởi nó có chứa các hạt có hoạt tính sinh học cao tham gia điều hòa các chức năng của cơ thể như heparin, histamin, serotonin, acid hyaluronic, các chất có khả năng gây ảnh hưởng đến điện thế màng tế bào và tính thấm thành mạch làm cho tế bào mast có thể đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau như cơ học, nhiệt, hóa h ọc, tia, các enzym Số lượng lớn tế bào mast chịu sự điều hòa của hệ nội tiết và hệ thần kinh trung ương. Ngược lại các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào mast như heparin, histamin, serotonin không những gây ra tác dụng tại chỗ mà còn có thể tham gia điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và nội tiết. Bên cạnh đó, các chất trung gian còn có khả năng gây ảnh hưởng đến điện thế màng t ế bào, đến tuần hoàn mao mạch, tính thấm thành mạch và màng tế bào, nghĩa là ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó có thể xem tế bào mast như một bộ máy đặc biệt tại huyệt (theo [7], [9]). Hsiu H. và cs đã sử dụng tia laser doppler flowmetry (LDF) để phát hiện các đặc điểm vi thể tại huyệt và các mô xung quanh huyệt Hợp cốc và Kinh cốt. Kết quả cho thấy tại huyệt có mạng lưới mao mạch lớn hơ n nhiều so với vùng ngoài huyệt [11]. Yan X.H. và cs đã sử dụng bức xạ synchrotron để nghiên cứu cấu trúc của các huyệt Tam âm giao, Thiên khu, Nội quan và Túc tam lý trên chuột. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các huyệt có tồn tại nhiều vi mạch mà trong các mô xung quanh của huyệt người ta không thể tìm thấy loại cấu trúc đó. Các vi mạch đã làm nên cấu trúc đặc biệt của huyệt, có mối quan hệ nhất định với chức năng của huyệt và đóng vai trò quan trọng trong châm cứu [12]. Bürklein M. đã sử dụng laser quang phổ doppler CO 2 để so sánh lưu lượng máu dưới da huyệt Kiên tỉnh và da vùng cơ thang phía ngoài huyệt. Kết quả cho thấy tại huyệt Kiên tỉnh có lưu lượng máu dưới da lớn hơn so với lưu lượng máu dưới da ngoài huyệt (p<0,05) [13]. Khi nghiên cứu sử dụng ánh sáng laser quang học công suất thấp để nghiên cứu đặc điểm của các huyệt Nội quan và Giản sử trên người tình 7 nguyện khỏe mạnh có độ tuổi trung bình là 23,6±1,2, Huang Y. và cs thấy có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm quang học giữa các huyệt và vị trí ngoài huyệt thể hiện qua sự suy giảm hệ số khuếch tán và phổ phát xạ. Các tác giả cho rằng các đặc điểm này tạo ra những tương tác nhân-quả với sự thay đổi chức năng của các mô [14]. Như vậy, có th ể nhận định rằng các huyệt châm cứu có cấu trúc hình thái nhất định chiếm một diện tích trên bề mặt da. Vùng huyệt có số lượng khá cao các sợi thần kinh ngoại vi, động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dưới da. Các sợi thần kinh ngoại vi tạo thành mạng lưới quấn quanh mạch máu, có nhiều đầu mút thần kinh và các tế bào mast có hoạt tính sinh học cao. - Đặc điểm sinh học của huyệt. + Về đặc điểm nhiệt độ da tại huyệt: Khi nghiên cứu nhiệt độ bằng máy đo nhiệt độ da tại các huyệt châm cứu, Darras J.C. đã thấy một số huyệt cao hơn và ngược lại một số huyệt thấp hơn so với vùng xung quanh huyệt và khi một bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm sẽ có cảm ứng ra các huyệt của đường kinh tương ứ ng làm nhiệt độ da tại huyệt tăng cao hơn từ 1 0 C đến 2 0 C [15]. Nghiên cứu của Xu Y.X. ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng cơ thể con người có hiện tượng bức xạ hồng ngoại với cường độ khác nhau giữa các vùng da trong huyệt và ngoài huyệt. Nhiệt độ da trong huyệt cao hơn so với ngoài huyệt. Chuyển hóa năng lượng tại các huyệt trên cùng đường kinh cao hơn so với vùng ngoài huyệt và cao hơn so với các huyệt không cùng đường kinh [16]. Nghiên cứu của Vũ Văn Lạp về đặc điểm huyệt Túc tam lý cho thấy nhiệt độ da tại huyệt Túc tam lý là 31,18 0 C, cao hơn vùng xung quanh huyệt. Sau 30 phút điện châm, nhiệt độ da tại huyệt Túc tam lý tăng cao hơn so với trước điện châm trong khi đó nhiệt độ da ngoài huyệt không có sự khác biệt ở hai thời điểm trước và sau điện châm [10]. Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm nhiệt độ tại 12 cặp huyệt Nguyên ở người trưởng thành thuộc các lứa tu ổi 20- 25, 50-67 cho thấy tại 12 cặp huyệt Nguyên có nhiệt độ da cao hơn hẳn so với 8 vùng xung quanh, không có sự khác biệt về nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên giữa bên phải và bên trái cơ thể, nhưng có sư khác nhau giữa nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên ở các nhóm lứa tuổi, ở nhóm lứa tuổi 20-25 có nhiệt độ cao hơn so với ở nhóm lứa tuổi 50-67 [17]. Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có sự khác nhau về nhiệt độ giữa huyệt và vùng ngoài huyệ t, giữa các huyệt trên cơ thể người khỏe mạnh bình thường. Đối với cơ thể đang bị bệnh thì có sự thay đổi nhiệt độ tại các huyệt hoặc các huyệt Nguyên liên quan đến tạng phủ bị bệnh [17], [18]. Thông qua đo nhiệt độ của kinh lạc, huyệt vị có thể xác định sự mất cân bằng âm dương của kinh lạc, từ đó có thể phân tích nguyên nhân gây bệnh, đư a ra phương pháp điều trị. + Về điện trở da và cường độ dòng điện qua da vùng huyệt: Các nhà khoa học cho rằng đặc điểm điện sinh lý của huyệt bao gồm điện trở da và cường độ dòng điện qua da vùng huyệt là hai thông số để phát hiện đặc điểm sinh học sớm nhất của huyệt và là phương tiện để có thể tìm hiểu cơ chế tác dụng của châm cứu. Colbert A.P. (2008) đã tiến hành ghi điện trở da tại nhiều huyệt cùng một lúc bằng thiết bị đa kênh tự động để nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tại huyệt Nội quan, Ngư tế và tại điểm ở giữa đường nối cổ tay và khuỷu tay của 8 tình nguyện viên lứa tuổi từ 27- 62. Kết quả nghiên c ứu cho thấy điện trở da ở huyệt Nội quan và Ngư tế đều thấp hơn so với vị trí không phải huyệt ở gần đó [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Thái (1996) về ảnh hưởng của điện châm lên ngưỡng đau và một số đặc điểm của huyệt châm cứu đã nhận thấy dưới tác dụng của điện châm, nhiệ t độ da ở đa số huyệt đều biến đổi theo xu hướng tăng, độ thông điện tại huyệt tăng còn điện trở da lại giảm xuống [20]. Nghiên cứu của Phạm Hữu Lợi (2003) về một số đặc điểm sinh học tại huyệt Nguyên ở trẻ bình thường và bệnh nhi viêm não Nhật Bản, đánh giá hiệu quả phục hồi vận động bằng điện châm của cho thấy nhiệt độ tại các huyệt Nguyên của trẻ viêm não Nhật Bản cao hơn so với trẻ bình thường. Sau điều trị 9 bằng điện châm, thấy có sự tương ứng giữa mức độ phục hồi trên lâm sàng với sự trở về bình thường của nhiệt độ và cường độ dòng điện tại các huyệt Nguyên [18]. Nghiên cứu của Đỗ Công Huỳnh (1994), Vũ Văn Lạp (1996), Hoàng Khánh Hằng (2001), Bùi Mỹ Hạnh (2003) đều cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về điện trở và cường độ dòng điện vùng huyệt so với vùng da xung quanh. Da vùng huyệt có điện trở thấp và cường độ dòng điện cao hơn da vùng xung quanh huyệt [7], [8], [9], [10]. Phạm Thị Xuân Vân (1985) nghiên cứu đặc điểm các huyệt vùng bụng trên động vật thực nghiệm cũng cho thấy cường độ qua da vùng huyệt lớn hơn và điện trở da vùng huyệt nhỏ hơn vùng ngoài huyệt [21]. 1.1.2.3. Sự tương đồng về huyệt theo Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Theo lý luận YHCT, huyệt là nơi thần khí ra vào lưu hành (ở phần biểu của cơ thể), có thể hiểu đó là nơi liên thông giữa cơ thể với ngoại môi, nơi cơ thể đáp ứng (xuất), tiếp nhận (nhập), lưu hành (làm việc không ngừng) [3], [4], [6]. Y học hiện đại cũng có một cơ quan như vậy, đó là hệ thống c ơ quan cảm thụ. Hệ thống cơ quan cảm thụ gồm đầu mút thần kinh tự do, các tiểu thể, các tận cùng có và không có myelin ở chân lông có chức năng tiếp nhận cảm giác xúc giác (cảm giác sờ mó), cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau, đáp ứng với cảm giác bản thể (cảm giác sâu), đáp ứng với các thay đổi của tạng phủ. Từ các phân tích trên nhận thấy hệ thống cơ quan cảm th ụ có chức năng như hệ thống huyệt. Các cơ quan cảm thụ xúc giác, nóng, lạnh, đau tương tự kinh huyệt (của mạch khí); các cơ quan cảm thụ đáp ứng cảm giác bản thể tương tự như huyệt hội ở cân, cốt, các tổ chức; các cơ quan cảm thụ đáp ứng thay đổi của tạng phủ tương tự hệ thống huyệt du, mộ tại tạng phủ, ngũ du, và nguyên huyệt, huyệt bát hội (tạng, phủ, mạch) nằm trên các đường kinh, thống huyệt ở cân cơ. Hệ thống cơ quan cảm thụ có cấu trúc của nó, không phải là da, cân, xương nhưng nằm ở da, cơ, gân, xương (màng). Chỉ có dùng kính hiển vi mới thấy được các cấu trúc này. Vì vậy, Y học cổ truyền chỉ có thể nói chúng không phải là da, gân, xương. 10 Như vậy, qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt về hình thái cũng như đặc điểm chức năng giữa huyệt và cấu trúc da xung quanh huyệt và đưa đến nhận định rằng huyệt là một vùng nhỏ trên cơ thể có sự tập trung các sợi thần kinh. Huyệt có nhiệt độ cao hơn vùng da xung quanh và có cường độ dòng đ iện qua da lớn hơn vùng lân cận, và điện trở nhỏ hơn vùng ngoài huyệt. 1.1.2. Phương pháp châm và điện châm 1.1.2.1. Phương pháp châm Châm là dùng kim châm vào huyệt để kích thích sự phản ứng của cơ thể nhằm gây được tác dụng điều khí, làm thông kinh mạch, tạo nên trạng thái cân bằng âm dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạ t động bình thường để đạt được mục đích phòng bệnh và chữa bệnh [3], [4], [6], [22], [23], [24], [25]. Khi điều trị bệnh người thầy thuốc dựa trên trạng thái hư- thực của bệnh nhân, theo học thuyết kinh lạc, học thuyết ngũ hành mà sử dụng thủ pháp bổ- tả trong châm. Bổ- tả là thủ thuật được áp dụng khi châm để nâng cao hiệu quả của châm sau khi châm đạt đắc khí. Bổ pháp được sử dụng trong điều trị những bệnh mà YHCT chẩn đoán là hư, thường là những bệnh mắc đã lâu, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm trong trường hợp công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút (gọi là chính khí hư). Tả pháp thường được sử dụng trong điều trị những bệnh mà YHCT chẩn đoán là thực, là tà khí thực và thườ ng thấy ở bệnh mới mắc, cơ thể bệnh nhân còn khỏe, sức chống đỡ với bệnh còn mạnh. Các thầy thuốc khi điều trị bệnh thường sử dụng thủ pháp bổ- tả theo các nguyên tắc hư thì bổ, thực thì tả, hư thì bổ mẹ, thực thì tả con. Bổ tả có thể tiến hành theo các cách như bổ tả theo nhanh- chậm (châm kim chậm, rút kim nhanh là tả; châm kim nhanh, rút kim chậ m là bổ), bổ tả theo nghịch- thuận (châm kim thuận theo hướng tuần hành của đường kinh là bổ; châm kim ngược theo hướng tuần hành của đường kinh là tả), Bổ tả theo hướng vê kim (sau khi châm đã đắc khí, vê kim theo hướng [...]... nghiệm của Y học hiện đại Vì vậy nghiên cứu đặc điểm sinh học của huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng theo thể bệnh thận hư là việc làm cần thiết để làm rõ hiệu quả của điện châm trong điều trị các thể lâm sàng của đau thắt lưng, một chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại 1.2.3 Các nghiên cứu sử dụng huyệt Thận du trong điều trị đau thắt lưng Thận du là bối du huyệt của. .. rằng điều trị kết hợp điện châm với baclofen cho hiệu quả hơn baclofen điều trị đơn thuần để giảm đau trong điều trị đau thắt lưng mạn tính [73] Phác đồ điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng của Ngô Châu Hồng ở Trung Quốc (2003) gồm các huyệt Thận du, Đại trường du, so sánh với nhóm được điều trị bằng thuốc chống thoái hóa trong thời gian một tháng cho thấy hiệu quả điều trị của nhóm châm. .. viêm như lympho B, lympho T, IL-2 và TNF-alpha [67] Có thể nói vai trò của châm cứu trong điều hòa đáp ứng miễn dịch là kết quả của chuỗi phản ứng hóa học của hệ thần kinh- nội tiết- miễn dịch 1.2 HUYỆT THẬN DU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HUYỆT THẬN DU TRONG ĐIỀU TRỊ 1.2.1 Vị trí, liên quan giải phẫu và tác dụng của huyệt Thận du Thận du là huyệt thứ 23 của kinh Túc Thái dương bàng quang có ký hiệu quốc... dụng của dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt châm cứu [3], [22], [23], [24] Ưu điểm của điện châm là rung kim đều kết hợp với tác dụng của dòng điện như không gây đau, tạo cảm giác dễ chịu, do vậy điện châm ra đời đã đáp ứng được mục đích điều khí của châm cứu nhanh mạnh lại không gây đau đớn và đã trở thành phương pháp chủ yếu trong châm cứu hiện nay Dùng dòng điện kích thích lên huyệt châm cứu. .. phối hợp Thận du với các huyệt khác trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến chức năng của tạng thận, trong đó có chứng yêu thống Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc 22 điểm sinh học của huyệt Thận du và chứng minh hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng theo thể bệnh thận hư của Y học cổ truyền dựa trên các bằng... lưng và phác đồ điều trị đau thắt lưng trên hai mươi lăm kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong điều trị đau thắt lưng Kết quả khảo sát cho thấy các huyệt thường được sử dụng trong điều trị là Thận du, Đại trường du, Uỷ trung [68] 23 Nghiên cứu của Cabioglu M.T ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008 cho thấy sự thay đổi trong các cơ quan nội tạng gây ra dưới tác dụng của châm cứu có thể được giải thích... pháp châm cứu thông thường [76] 25 Như vậy, qua báo cáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho thấy huyệt Thận du đã được sử dụng trong hầu hết các phác đồ điều trị chứng đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân, cho kết quả điều trị rất thuyết phục trên lâm sàng và cũng khẳng định châm là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả 1.3 CHỨNG ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y... các huyệt: Thận du, Phục lưu (đối với thận dương hư) ; Thận du, Thái khê (đối với thận âm hư) - Nhĩ châm: Thần môn, Thận, Nội tiết (đối với thể thận dương hư) Thần môn, Thận, Tuyến thượng thận (đối với thể thận âm hư) - Dùng thuốc: Yêu thống thể thận dương hư, dùng bài Hữu quy hoàn gia giảm, yêu thống thể thận âm hư, dùng bài Tả quy hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư) - Các phương pháp khác: Cứu, xoa bóp bấm huyệt, ... nghiên cứu điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp điện mãng châm các huyệt Thận du, Giáp tích cho thấy điện mãng châm có hiệu quả cao trong điều trị đau lưng với kết quả tốt chiếm 60%, khá là 40% [71] Ở Mỹ năm 2003, Meng C.F và cộng sự tại khoa khớp, Bệnh viện phẫu thuật khớp New York đã sử dụng phác đồ điện châm gồm các huyệt Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Bàng quang du, Yêu dương... quản và đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian 30 phút lưu kim, tương đương với hiệu quả của salbutamol [43], theo Medici T.C (2002) châm có hiệu quả trong điều trị hen phế quản mức độ nhẹ và trung bình [44] 1.1.3.3 Ảnh hư ng của châm lên hệ tiêu hóa Wang C và cộng sự (2007) thấy điện châm huyệt Nội quan làm giảm đáng kể tình trạng trướng bụng ở mèo [45] Theo nghiên cứu của Ma X.P (2009) điện châm huyệt . đặc điểm này khi cơ thể bị bệnh và khi có tác động điện châm vào huyệt cũng như khẳng định hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư, chúng tôi tiến hành nghiên. nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới ảnh hư ng của điện châm. 3. Đánh giá hiệu quả của điện châm huyệt Thận du kết hợp với các huyệt Giáp tích L2-L5, Thứ liêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền trong điều. miễn dịch. 1.2. HUYỆT THẬN DU VÀ CÁC NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HUYỆT THẬN DU TRONG ĐIỀU TRỊ. 1.2.1. Vị trí, liên quan giải phẫu và tác dụng của huyệt Thận du. Thận du là huyệt thứ 23 của kinh Túc Thái

Ngày đăng: 24/09/2014, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng [78] - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng [78] (Trang 25)
Hình 2.1. Máy Thermo- Finer type N-1 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 2.1. Máy Thermo- Finer type N-1 (Trang 43)
Hình 2.2. Máy Neurometer type RB-65 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 2.2. Máy Neurometer type RB-65 (Trang 44)
Hình 2.3. Máy Electrodermometer PD-1 type MR W-52 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 2.3. Máy Electrodermometer PD-1 type MR W-52 (Trang 44)
Hình 2.4. Thước đo độ đau VAS (Visual Analog Scales) - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 2.4. Thước đo độ đau VAS (Visual Analog Scales) (Trang 46)
Hình 2.5. Giao diện module Peak Analysis trong phân tích điện cơ - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 2.5. Giao diện module Peak Analysis trong phân tích điện cơ (Trang 50)
Hình 2.6. Vị trí các huyệt trong phác đồ điều trị [22], [23]. - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Hình 2.6. Vị trí các huyệt trong phác đồ điều trị [22], [23] (Trang 55)
Bảng 3.2. Diện tích huyệt Thận du (mm 2 ) - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.2. Diện tích huyệt Thận du (mm 2 ) (Trang 60)
Bảng 3.3. Nhiệt độ da ( 0 C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18- 29 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.3. Nhiệt độ da ( 0 C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18- 29 (Trang 61)
Bảng 3.4. Nhiệt độ da ( 0 C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.4. Nhiệt độ da ( 0 C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39 (Trang 61)
Bảng 3.5. Nhiệt độ da ( 0 C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi trên 40 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.5. Nhiệt độ da ( 0 C) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi trên 40 (Trang 62)
Bảng 3.7. Cường độ dòng điện ( μ A) qua da trong và ngoài huyệt Thận du ở   nhóm tuổi 18-29 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.7. Cường độ dòng điện ( μ A) qua da trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18-29 (Trang 63)
Bảng 3.8. Cường độ dòng điện qua da ( μ A) trong và ngoài huyệt Thận du ở   nhóm tuổi 30-39 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.8. Cường độ dòng điện qua da ( μ A) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39 (Trang 63)
Bảng 3.9. Cường độ dòng điện qua da ( μ A) trong và ngoài huyệt Thận du ở   nhóm tuổi trên 40 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.9. Cường độ dòng điện qua da ( μ A) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi trên 40 (Trang 64)
Bảng 3.10. So sánh cường  độ dòng điện qua da ( μ A) trong và ngoài huyệt  Thận du  giữa các nhóm tuổi - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.10. So sánh cường độ dòng điện qua da ( μ A) trong và ngoài huyệt Thận du giữa các nhóm tuổi (Trang 64)
Bảng 3.12. Điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39 - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.12. Điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du ở nhóm tuổi 30-39 (Trang 66)
Bảng 3.14. So sánh điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du theo giới  tính giữa các nhóm tuổi - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.14. So sánh điện trở da (kΩ) trong và ngoài huyệt Thận du theo giới tính giữa các nhóm tuổi (Trang 67)
Bảng 3.18. Đặc điểm của huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư  theo thể bệnh của YHCT, so sánh với người bình thường khỏe mạnh - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.18. Đặc điểm của huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư theo thể bệnh của YHCT, so sánh với người bình thường khỏe mạnh (Trang 70)
Bảng 3.19. Biến đổi nhiệt độ da ( 0 C) tại huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng  thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.19. Biến đổi nhiệt độ da ( 0 C) tại huyệt Thận du ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) (Trang 71)
Bảng 3.26. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm đau - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.26. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm đau (Trang 74)
Bảng 3.27. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể bệnh của YHCT - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.27. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể bệnh của YHCT (Trang 75)
Bảng 3.30. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.30. Sự cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS (Trang 78)
Bảng 3.31. Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.31. Sự thay đổi của ngưỡng đau (g/s) trước và sau điều trị (Trang 78)
Bảng 2.32. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt của người bệnh sau điều trị theo  bảng câu hỏi RMQ - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 2.32. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt của người bệnh sau điều trị theo bảng câu hỏi RMQ (Trang 80)
Bảng 3.34. Sự cải thiện mức độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.34. Sự cải thiện mức độ giãn cột sống thắt lưng sau điều trị (Trang 81)
Bảng 3.35. Sự biến đổi  điện cơ  ở bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng  của điện châm (n=30) - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.35. Sự biến đổi điện cơ ở bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=30) (Trang 82)
Bảng 3.36.  Sự biến  đổi mạch, nhiệt  độ, huyết áp, nhịp thở  của bệnh nhân  ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.36. Sự biến đổi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) (Trang 83)
Bảng 3.39. Kết quả điều trị - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.39. Kết quả điều trị (Trang 85)
Bảng 3.38. Sự biến  đổi hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure và creatinin trong  máu bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.38. Sự biến đổi hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure và creatinin trong máu bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90) (Trang 85)
Bảng 3.40. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị - Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư
Bảng 3.40. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w