+ Vị trí, hình dáng và diện tích, + Nhiệt độ, + Cường độ dòng điện, + Điện trở.
* Các chỉ số nghiên cứu đặc điểm huyệt Thận du được xác định 1 lần ở người khỏe mạnh. Các chỉ số về nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da và điện trở da ở người bệnh đau thắt lưng được xác định 2 lần tại các thời điểm trước điều trị và sau 7 ngày điều trị.
2.2.2.2. Chỉ số nghiên cứu về hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư thắt lưng thể thận hư
+ Mức độ đau + Ngưỡng đau
+ Độ giãn cột sống thắt lưng
+ Chức năng hoạt động sinh hoạt hàng ngày + Điện cơ đồ các cơ vùng thắt lưng
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở
+ Số lượng hồng cầu, bạch cầu tiểu cầu trong máu + Hàm lượng β-endorphin, catecholamin trong máu
- Mức độ đau, ngưỡng cảm giác đau, độ giãn cột sống thắt lưng, ảnh hưởng của đau thắt lưng lên các chức năng sinh hoạt hàng ngày được đánh giá hàng ngày và lượng giá ở các thời điểm trước điều trị, sau điều trị lần 1, sau 3 ngày và sau 7 ngày điều trị.
- Xét nghiệm điện cơ, hàm lượng β-endorphin, catecholamin trong máu được xác định tại các thời điểm trước điều trị, sau điều trị lần 1và sau 7 ngày điều trị.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Phương tiện nghiên cứu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu vềđặc điểm của huyệt Thận du
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được nghỉ tại phòng 15 phút trong cùng một điều kiện giống nhau về nhiệt độ, độ ẩm, trong cùng một thời gian từ 8h30 đến 12h tại phòng đo có nhiệt độ 25- 260C, độ ẩm 55- 60% trước khi tiến hành. Đo các chỉ số về diện tích, nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da và điện trở da ở tư thế nằm sấp thoải mái, chân tay duỗi thẳng, song song với thân mình. Dùng miếng gạc mềm hoặc bông lau nhẹ qua mặt da trước khi đo, không lau mạnh để tránh gây giãn mạch, làm thay đổi tính chất của da.
- Phương pháp xác định vị trí huyệt Thận du.
+ Xác định vị trí huyệt bằng thốn đồng thân: Đo khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2 ngang ra 2 bên 1,5 thốn, đánh dấu vị trí này sau đó dùng thước thẳng chia vạch đến 1 mm đo khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2 đến vị trí đã đánh dấu.
+ Xác định vị trí huyệt bằng máy: Xác định vị trí huyệt Thận du bằng máy Neurometer RB- Type 65, đánh dấu vị trí này sau đó dùng thước thẳng chia vạch đến 1 mm đo khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai sau đốt sống thắt lưng L2 đến vị trí đã đánh dấu.
- Phương pháp xác định hình dáng và diện tích huyệt Thận du.
Di nhẹ điện cực đo của máy dò huyệt từ vị trí huyệt ra xung quanh bề mặt da vùng huyệt, dùng bút khoanh vùng da có cường độ dòng điện đồng
nhất, cao hơn hẳn vùng da xung quanh, đó là vùng huyệt. Đo đường kính vùng huyệt bằng compa rồi tính diện tích vùng huyệt theo cách tính của tác giả Đỗ Công Huỳnh và Vũ Văn Lạp [7], [9], [10].
- Đo nhiệt độ da tại huyệt Thận du
Nhiệt độ da được xác định bằng nhiệt kế điện Thermo- Finer type N-1 do Nhật Bản sản xuất (hình 2.1). Nhiệt độ da được tính bằng 0C.
Hình 2.1. Máy Thermo- Finer type N-1
Cách xác định nhiệt độđược tiến hành như sau:
+ Sau khi xác định huyệt bằng máy dò huyệt, đặt đầu dò của máy đo nhiệt độ vào chính giữa huyệt, vuông góc với mặt da.
+ Đọc kết quả nhiệt độ trên thang chia độ khi kim ngừng giao động. + Đo 3 lần và lấy kết quả trung bình của 3 lần đo.Áp lực của đầu đo tới da ở mức độ vừa phải và giống nhau ở tất cả các lần đo.
-Đo cường độ dòng điện qua da và điện trở da huyệt Thận du
Cường độ dòng điện qua da được xác định bằng máy Neurometer type RB-65 do Nhật Bản sản xuất (hình 2.2) điện thế cố định là 6 Volt. Cường độ dòng điện được tính bằng μA.
Hình 2.2. Máy Neurometer type RB-65
Điện trở da được xác định bằng điện trở kế Electrodermometer PD-1 type MR W-52 do Nhật Bản sản xuất (hình 2.3) và được tính bằng kΩ.
Cách xác định cường độ dòng điện và điện trở da được tiến hành như sau:
+ Điện cực trung tính được đặt trong lòng bàn tay của đối tượng nghiên cứu và được giữ cố định trong suốt thời gian đo.
+ Điện cực đo đặt vuông góc với mặt da vùng huyệt Thận du. + Đọc kết quả khi kim trên máy ngừng giao động.
+ Đo 3 lần và lấy kết quả trung bình của 3 lần đo. Áp lực của đầu đo tới da ở mức độ vừa phải và giống nhau ở tất cả các lần đo.
- Đo nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da và điện trở da vùng xug quanh huyệt Thận du: Nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da và điện trở da vùng xung quanh huyệt Thận du được đo tương tự như cách đo tại huyệt nhưng ở cách vùng huyệt đã được xác định khoảng 5 mm, nơi không trùng với huyệt khác và không nằm trên bất kỳ đường kinh nào.
2.2.3.2. Phương tiện nghiên cứu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu về hiệu quả của điện châm trong điều trịĐTL thể thận hư
- Nghiên cứu về mức độ đau
+ Công cụ: Đánh giá cảm giác đau chủ quan của bệnh nhân bằng thước đo độ đau VAS (Visual Analogue Scale) của hãng Astra – Zeneca (hình 2.4) là thước có hai mặt. Một mặt được chia thành các vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm. Một mặt có 5 hình tượng, để quy ước và mô tả ra các mức để bệnh nhân tự lượng giá cho đồng nhất mức độ đau như sau:
+ Hình tượng thứ nhất, từ 0 đến 2 điểm: Bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau đớn khó chịu nào.
+ Hình tượng thứ hai, từ 2 đến 4 điểm: Bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường
+ Hình tượng thứ ba, từ 4 đến 6 điểm: Bệnh nhân đau vừa, khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, không dám cử động hoặc có phản xạ kêu rên.
+ Hình tượng thứ tư, từ 6 đến 8 điểm: Bệnh nhân đau nhiều, đau liên tục, ngại vận động, luôn kêu rên.
+ Hình tượng thứ năm, từ 8 đến 10 điểm: rất đau, đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng ngất.
Hình 2.4. Thước đo độ đau VAS (Visual Analog Scales)
+ Cách tiến hành: Trước khi đánh giá, bệnh nhân được nghỉ, không bị các kích thích khác từ bên ngoài và được giải thích phương pháp đánh giá cảm giác đau qua 5 hình tượng biểu thị các mức độ đau, từ đó tự chỉ ra mức độ đau của mình.
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
Kết quả thang
đau Đánh giá mức độ đau Cho điểm Đánh giá kết quả điều trị
Từ 0-2 điểm Không đau 4 Tốt
Từ 3-4 điểm Đau ít 3 Khá
Từ 5-6 điểm Đau trung bình 2 Trung bình
Từ 7-8 điểm Đau nhiều 1
Từ 9-10 điểm Đau không chịu nổi 0 Kém
- Nghiên cứu về ngưỡng cảm giác đau
Ngưỡng cảm giác đau được xác định trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư điều trị bằng điện châm, so sánh với nhóm bệnh nhân dùng thuốc.
+ Công cụ: Ngưỡng cảm giác đau được xác định bằng máy đo cảm giác đau Analgesy-Metterdo hãng Ugor- Basile (Italia) sản xuất (phụ lục 2).
Máy hoạt động theo nguyên tắc cho một lực tác động tăng dần theo tỷ lệ hằng định, lực này tác động liên tiếp lên “con chạy” di động trên một thước thẳng gắn với một trục ấn hình nón đầu nhọn hướng xuống đè lên trên một điểm của cơ thể dùng để xác định ngưỡng cảm giác đau. Dưới trục ấn là đế được làm bằng nhựa teflon trơ về mặt sinh học và có hệ số ma sát thấp.
+ Cách tiến hành:
Để gốc móng ngón tay út của đối tượng cần đo vào vị trí phía dưới trục ấn hình nón của máy.
Người nghiên cứu ấn bàn đạp “đóng- mở” cho lực của trục ấn hình nón tác động lên gốc của móng ngón tay út của đối tượng. Khi “con chạy” chuyển động và đầu nhọn gây đau thì đối tượng tự rút tay ra, khi đó người nghiên cứu nhả bàn đạp, “con chạy” dừng lại và ghi chỉ số trên thước đo.
Ngưỡng cảm giác đau được xác định bằng chỉ số trên thước đo và tính bằng gam trên giây (g/s). Hệ số giảm đau (K) được tính bằng tỷ số của mức cảm giác đau sau và mức cảm giác đau trước (K= Đs/Đt).
- Nghiên cứu đánh giá mức hạn chế vận động CSTL (nghiệm pháp Schober).
Mức độ hạn chế vận động của CSTL được xác định ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư điều trị bằng điện châm, so sánh với nhóm bệnh nhân điều trị dùng thuốc giảm đau, giãn cơ.
+ Công cụ: Mức độ hạn chế vận động của CSTL được xác định theo phương pháp đánh giá độ giãn CSTL của Schober.
+ Cách tiến hành: Bệnh nhân đứng thẳng, chụm 2 gót chân, bàn chân mở, gối thẳng. Đánh dấu một điểm cách khe đốt sống L5- S1 10cm về phía trên. Cho bệnh nhân cúi tối đa, đo lại ở khoảng cách đã đánh dấu.
Kết quả được tính bằng số đo sau trừ 10cm. Bình thường giá trị này từ 4 – 6cm, độ giãn CSTL được coi là giảm khi chỉ số này nhỏ hơn 4cm.
- Tiêu chuẩn đánh giá:
Kết quả đo độ giãn CSTL
Đánh giá mức độ đau
Cho điểm Đánh giá kết quả điều trị
d ≥ 4cm Không đau 4 điểm Tốt
3cm ≤ d < 4cm Đau ít 3 điểm Khá
2 cm ≤ d < 3cm Đau trung bình 2 điểm Trung bình
1cm ≤ d < 2cm Đau nhiều 1 điểm
d < 1cm Đau không chịu nổi 0 điểm
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của đau thắt lưng lên các chức năng sinh hoạt của người bệnh
Đánh giá ảnh hưởng của tình trạng đau thắt lưng lên các chức năng sinh hoạt của người bệnh và khi có can thiệp điều trị bệnh bằng điện châm, so sánh với nhóm điều trị dùng thuốc.
+ Công cụ: Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá chức năng sinh hoạt của bệnh nhân đau thắt lưng Roland Morris Low back pain Question (RMQ) do Roland Morris xây dựng (phụ lục 3).
Bộ câu hỏi này gồm 24 câu hỏi về các hoạt động thể chất và tinh thần của người bệnh, mỗi câu hỏi được tính 1 điểm.
+ Cách tiến hành đánh giá: Sau khi được mô tả, giải thích để hiểu phương pháp đánh giá, người bệnh sẽ tự chọn một mức độ trả lời phù hợp nhất với tình trạng của bản thân và đánh dấu vào ô mà họ thấy đúng nhất.
(Điểm lần phỏng vấn trước- Điểm lần phỏng vấn lần sau) Điểm lần phỏng vấn trước
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
Tỷ lệ % điểm phỏng vấn
Đánh giá mức độ đau
Cho điểm Đánh giá kết quả điều trị
81- 100 % Không đau 4 điểm Tốt
61- 80 % Đau ít 3 điểm Khá
41- 60 % Đau trung bình 2 điểm Trung bình
21- 40 % Đau nhiều 1 điểm
0- 20 % Đau không chịu nổi 0 điểm
Kém
- Đánh giá mức độ bệnh và kết quảđiều trị
Đánh giá kết quả điều trị dựa vào tổng số điểm của 3 chỉ số nghiên cứu gồm mức độ đau theo thang điểm VAS, cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng, cải thiện chức năng sinh hoạt theo bộ câu hỏi của Roland Moris.
x 100 Tỷ lệ=
Mức độ bệnh Điểm Kết quả điều trị
Không bệnh 10 đến 12 Tốt
Nhẹ 7 đến 9 Khá
Vừa 4 đến 6 Trung bình
Nặng ≤ 3 Kém
- Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số sinh lý (mạch, huyết áp, nhịp thở):
Các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở được xác định bằng máy monitor (phụ lục 2) do hãng Nihon- Kohden (Nhật Bản) sản xuất. Các chỉ số này được xác định tại thời điểm trước và sau điều trị trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư điều trị bằng điện châm, so sánh với nhóm dùng thuốc.
- Nghiên cứu sự biến đổi của điện cơ.
Các chỉ số điện cơ vùng thắt lưng xác định trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư được điều trị điện châm các huyệt, so sánh với giá trị của các chỉ số này ở người bình thường khỏe mạnh.
+ Công cụ: Đo điện cơ bằng hệ thống Powerlab (phụ lục 2) của hãng A/D Instrument (Úc) sản xuất. Sử dụng module đo điện cơ FE132 Bio Amp và phần mềm LabChart 7 Pro để ghi, phân tích điện cơ, phân tích số liệu dưới dạng biểu đồ kỹ thuật số (hình 2.5) tại Khoa Sinh lý học- Học viện Quân y.
+ Cách tiến hành ghi điện cơ
+ Bệnh nhân nằm sấp thư giãn trên giường.
+ Dán điện cực ghi điện cơ lên khối cơ vùng lưng, ngang đốt sống L4-L5 (mỗi bên 2 điện cực, cách nhau 2cm, các điện cực cách đường giữa cột sống 3cm, điện cực tham chiếu đặt ở đường giữa cột sống ngang đốt sống L3).
+ Ghi điện cơ khi bệnh nhân nằm yên thư giãn trong khoảng 1 phút. + Ghi điện cơ khi bệnh nhân nằm yên và co cứng khối cơ vùng thắt lưng trong thời gian 5 giây.
+ Phân tích điện cơ.
Điện cơ sau khi ghi được xử lý và phân tích bằng module Peak Analysis (phân tích đỉnh) và Spectral Analyis (phân tích phổ) của phần mềm LabChart 7 Pro. Lựa chọn đoạn dữ liệu cần phân tích, điều chỉnh các tham số được cài đặt trong module để việc phát hiện chính xác các đỉnh và loại bỏ các nhiễu. Chọn các tham số cần tính toán và xuất dữ liệu ra dưới dạng file excel. Các thông số phân tích điện cơ gồm:
+ Cường độ điện cơ khi nghỉ (Baseline): là cường độ điện cơ trung bình khi toàn bộ các cơ nghỉ ngơi.
+ Cường độ co tối đa (Peak): là cường độ tối đa khi co cơ tạo ra.
+ Vùng dưới đường cong (PeakArea): là diện tích vùng ở phía dưới đường cong co cơ tạo ra. Đây là thông số thể hiện tổng năng lượng tạo ra trong quá trình co cơ.
+ Thời gian đạt đỉnh (Time to Peak): là thời gian tính từ khi cơ bắt đầu co đến khi cơ co tối đa.
- Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số hóa sinh máu.
Các chỉ số hóa sinh máu xác định trên bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư được điều trị điện châm các huyệt tại các thời điểm trước điều trị, sau điều trị lần 1 và sau 7 ngày điều trị tại Trung tâm Sinh Y Dược học quân sự- Học viện Quân y.
+ Công cụ: Các chỉ số hóa sinh máu được xác định bằng máy hóa sinh tự động Autohumanlyzer 900s Plus (phụ lục 2) của Cộng hòa Liên bang Đức sản xuất.
+ Cách tiến hành:
* Chuẩn bị mẫu.
+ Thời điểm lấy mẫu: từ 8 – 10 giờ sáng
+ Cách lấy mẫu và bảo quản: Lấy 5ml máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA, bảo quản từ 20C- 80C sau đó ly tâm tách lấy huyết tương. Huyết tương được bảo quản ở - 200C đến khi sử dụng.
* Nghiên cứu sự thay đổi của hàm lượng β-endorphin trong máu
Các chỉ số nghiên cứu về hàm lượng β-endorphin trong máu được xác định trên bệnh nhân ĐTL điều trị bằng điện châm theo phương pháp ELISA.
+ Hóa chất: Sử dụng kit xét nghiệm miễn dịch enzym của hãng MD- Biosciense (Mỹ). Các kit này được thiết kế để phát hiện một đoạn peptide đặc hiệu và các peptide liên quan dựa trên nguyên lý xét nghiệm miễn dịch enzyme cạnh tranh.
+ Nguyên lý: Đĩa miễn dịch trong bộ kit này được bao bọc bởi kháng thể thứ cấp (secondary antibody) và các vị trí gắn không đặc hiệu được phong bế. Kháng thể thứ cấp có thể gắn với mảnh Fc của kháng thể sơ cấp (kháng thể peptide) mà mảnh Fab gắn cạnh tranh với peptide biotyl hoá (biotylated peptide) và chuẩn peptid hoặc peptid đích trong mẫu. Peptide biotyl hoá có