Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu so sánh trước sau và so sánh với nhóm chứng tiến hành trên 180 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thắt lưng do thoái hóa cột sống theo YHHĐ, có triệu chứng của thể thận hư theo YHCT đủ tiêu chuẩn đưa vào diện nghiên cứu, chia ngẫu nhiên làm hai nhóm:
- Nhóm I: gồm 90 BN ĐTL điều trị bằng phương pháp điện châm
Châm tả các huyệt: Giáp tích L2- L5, Thứ liêu, Uỷ trung, Dương lăng tuyền Vị trí các huyệt trên các đường kinh, sự liên quan giữa các huyệt với giải phẫu thần kinh được trình bày trên bảng 2.1 và hình 2.2
* Kỹ thuật châm
- Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm sấp trên giường, hai tay để thoải mái, song song với thân mình.
- Tiến hành châm:
+ Tay thuận cầm kim, tay còn lại căng da vùng huyệt để tán vệ khí. + Châm kim thật nhanh qua da và đẩy kim từ từ tới huyệt cho đến khi “Đắc khí”, người bệnh có cảm giác căng, tức nặng vùng huyệt được châm, thầy thuốc dùng ngón tay lay nhẹ vào đốc kim thì thấy cảm giác chặt như kim bị mút xuống huyệt.
Châm tả là châm kim theo hướng ngược chiều hoặc chếch với hướng đi của đường kinh.
Châm bổ là châm xuôi theo hướng đi của đường kinh. Độ sâu của kim châm vào các huyệt như sau:
Huyệt Thận du: dùng kim dài 6 cm, châm thẳng, sâu 1,5- 2 thốn (3- 4cm) Huyệt Thứ liêu: dùng kim dài 6 cm, châm thẳng, sâu 1- 1,5 thốn (2- 3cm) Huyệt Ủy trung: dùng kim dài 5 cm, châm thẳng, sâu 0,5- 1 thốn (1- 2cm) Huyệt Dương lăng tuyền: dùng kim dài 6-8 cm, châm thẳng, sâu 1,5- 2 thốn (3- 4cm) Huyệt Giáp tích L2- L5: Dùng kim dài 8- 10 cm, châm chếch kim so với mặt do một góc 150- 200, xuyên từ Giáp tích L2 đến L5.
Các huyệt trên được châm cả hai bên.
* Kỹ thuật vận hành máy điện châm: sử dụng máy điện châm M8 (phụ lục 2) với kích thích là xung điện.
- Bật công tắc nguồn, kiểm tra sự kết nối đầu ra của các giắc cắm. - Nối kim với máy bằng các giắc cắm theo các cặp huyệt tương ứng. - Điều chỉnh tần số kích thích:
Vặn núm tần số kích thích bổ đến vị trí số 2 của máy (tương đương với tần số kích thích từ 1- 3 Hz).
Vặn núm tần số kích thích tả đến vị trí số 2 của máy (tương đương với tần số kích thích từ 5- 10 Hz).
- Điều chỉnh cường độ kích thích: Vặn núm cường độ kích thích của từng cặp huyệt đã được nối với máy điện châm, cường độ kích thích được tăng dần từ khi người bệnh cảm thấy cơ rung theo tần số xung kích thích của máy điện châm tới ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được (người bệnh cơ rung mà không thấy đau tại vị trí huyệt châm).
* Liệu trình điều trị: 30 phút/lần điều trị x 1 lần/ngày x 7 ngày.
* Theo dõi người bệnh: Theo dõi toàn trạng của người bệnh trong thời gian kích thích huyệt. Nếu người bệnh có biểu hiện vựng châm (hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, da xanh nhợt) thì ngay lập tức tắt máy, rút kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân, nghiêng về một bên. Lau mồ hôi, ủ ấm, cho uống nước chè nóng, nằm nghỉ tại chỗ, Theo dõi mạch, huyết áp.
* Rút kim, kết thúc điều trị:
- Tắt máy, vặn các nút cường độ của máy điện châm về mức 0, tháo các giắc của máy điện châm ra khỏi đốc kim.
- Rút kim từ từ ra khỏi cơ thể BN, sát khuẩn chỗ vừa châm.
- Nếu sau khi rút kim có chảy máu thì dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
- Nhóm II: gồm 90 BN được điều trị bằng uống thuốc theo phác đồ của khoa Nội Cơ- Xương- Khớp, Bệnh viện Bạch Mai là nhóm đối chứng để đánh giá hiệu quảđiều trị của phương pháp điện châm.
* Thuốc sử dụng trong nghiên cứu:
+ Mobic viên nén 7,5 mg
Nơi sản xuất: Boehringer Ingelheim Pharma GmbH &Co.KG Binger Str.173,55216 Ingelheim am Rhein- Germany.
Nhập khẩu bởi Vimedimex Bình Dương. +Myonal viên nén 50 mg
Nơi sản xuất: Eisai Co, Ltd 4-6-10 Koishikawa, Bunkyo- ku, Tokyo- Japan. Nhập khẩu bởi Vimedimex Bình Dương.
* Phác đồđiều trị:
Mobic 7,5mg x 2 viên/ngày x 7 ngày. Myonal 50mg x 2 viên/ngày x 7 ngày. Uống thuốc hàng ngày chia hai lần sau khi ăn no.
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu 2.2.2.1. Chỉ số nghiên cứu vềđặc điểm huyệt Thận du