Sự biến đổi các chỉ số sinh lý ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư (Trang 82 - 139)

hư được điều trị bằng điện châm

Sự biến đổi các chỉ số sinh lý (gồm ghi điện cơ các cơ vùng thắt lưng, chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở) của bệnh nhân đau thắt lưng dưới tác dụng của điện châm các huyệt tại các thời điểm trước điều trị, sau 1 lần điều trị và sau 7 ngày điều trị được trình bày trên các bảng 3.35 và 3.36. Bng 3.35. Sự biến đổi điện cơ ở bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=30) Thời điểm Vị trí Trước điều trị (1) Sau điều trị 1 ngày (2) Sau điều trị 7 ngày (3) Người BT (a) 0,30 ± 0,07 Điện thế điện cơ cơ sở (mV) BN ĐTL (b) 1,47 ± 0,27 1,40 ± 0,29 1,29 ± 0,32

pa-b<0,01 pa-b<0,01 pa-b<0,01

P p1-2>0,05, p1-3<0,01 Người BT (a) 4,43 ± 0,76 Điện thế đỉnh (mV) BN ĐTL (b) 3,36 ± 0,58 3,45 ± 0,54 3,87 ± 0,51

pa-b<0,01 pa-b<0,01 pa-b<0,05

p p1-2>0,05, p1-3<0,01 Người BT (a) 1,54 ± 0,46 Điện thế dưới vùng đỉnh (mV/s) BN ĐTL (b) 1,21 ± 0,40 1,26 ± 0,41 1,35 ± 0,47

pa-b<0,01 pa-b<0,05 pa-b<0,05

p p1-2>0,05, p1-3>0,05 Người BT (a) 253,25 ± 42,34 Thời gian bắt đầu co cơđến khi đạt đỉnh (ms) BN ĐTL (b) 283,32 ± 49,45 279,47 ± 41,53 273,25 ± 39,40

pa-b<0,01 pa-b<0,05 pa-b>0,05

p p

Nhận xét:

- Điện thế điện cơ cơ sở ở bệnh nhân trước khi điều trị cao hơn rõ rệt so với trên người bình thường (p<0,01), chỉ số này giảm nhẹ sau 1 ngày điều trị (p>0,05) và giảm rõ rệt sau 7 ngày điều trị (p<0,01).

- Điện thế đỉnh khi cơ co tối đa ở người bình thường cao hơn so với chỉ số này ở BN trước khi điều trị. Sau 1 ngày điều trị giá trị này có tăng nhẹ nhưng không có sự khác biệt so với trước điều trị (p>0,05). Sau 7 ngày điều trị thì lên rõ rệt (p<0,01) và gần bằng so với ở người bình thường (p>0,05). - Điện thế vùng dưới đỉnh ở người bình thường cao hơn so với ở bệnh nhân trước khi điều trị (p<0,01). Sau 1 ngày điều trị giá trị này có tăng nhẹ nhưng không có sự khác biệt so với trước điều trị. Sau 7 ngày điều trị, giá trị này đã tăng rõ so với trước điều trị (p<0,05).

- Thời gian từ khi cơ bắt đầu co đến khi cơ co tối đa trước khi điều trị ở BN cao hơn rõ so với ở người bình thường (p<0,01). Sau điều trị, chỉ số này giảm nhẹ sau 1 ngày điều trị (p>0,05) và giảm rõ rệt sau 7 ngày điều trị (p<0,05), trở về tương đương với giá trị bình thường (p>0,05).

Bng 3.36. Sự biến đổi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90). Thời điểm Chỉ số NC N0 (1) N1 (2) N7 (3) Nhóm điện châm 77,17 ± 4,40 76,21± 4,15 76,48 ± 4,09 Mạch (lần/phút) Nhóm dùng thuốc 78,36 ± 3,41 78,02 ± 2,40 78,33 ± 2,72 Nhóm điện châm 19,26 ± 1,43 18,50 ± 0,99 18,62 ± 0,92 Nhịp thở (lần/phút) Nhóm dùng thuốc 19,60 ± 0,73 19,01 ± 0,97 18,90 ± 0,97 Nhóm điện châm 120,17 ± 12,64 117,89 ± 10,49 118,28 ± 10,39 Huyết áp tối đa (mmHg) dùng thuNhóm ốc 119,89 ± 11,56 119,44 ± 10,21 119,83 ± 9,76 Nhóm điện châm 77,22 ± 9,03 76,61 ± 7,45 76,39 ± 7,15 Huyết áp tối thiểu (mmHg) dùng thuNhóm ốc 76,67 ± 8,21 75,06 ± 8,06 75,11 ± 7,15 p p1-2>0,05 p1-3>0,05 p2-3>0,05

Nhận xét:

- Các chỉ số về mạch, nhịp thở và huyết áp của bênh nhân ổn định trong suốt quá trình điều trị ở cả hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).

- Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số tần số mạch, nhịp thở, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu của nhóm điện châm và nhóm dùng thuốc tại các thời điểm trước điều trị, sau điều trị lần 1 và sau 7 ngày điều trị (p > 0,05).

3.3.5. Sự biến đổi các chỉ số hóa sinh và huyết học ở bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư được điều trị bằng điện châm

Sự biến đổi các chỉ số hóa sinh (gồm hàm lượng β- endorphin, adrenalin, noradrenalin), các chỉ số huyết học (gồm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nồng độ ure, creatinin, AST, ALT) trong máu bệnh nhân tại các thời điểm trước điều trị, sau 1 lần điều trị và sau 7 ngày điều trị được trình bày trên các bảng 3.37 và 3.38.

Bng 3.37. Sự biến đổi hàm lượng β- endorphin, adrenalin, noradrenalin trong máu bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=30).

Các chỉ tiêu nghiên cứu Thời điểm NC β- endorphin (pg/ml) Adrenalin (pg/ml) Noradrenalin (pg/ml) N0 (1) 58,12 ± 10,34 48,37 ± 14,98 342,35 ± 60,24 N1 (2) 63,39 ± 12,57 49,86 ± 13,65 366,87 ± 63,29 N7 (3) 67,25 ± 13,26 57,63 ± 13,89 379,41 ± 72,67 p p1-2<0,05 p1-3<0,001 p2-3<0,05 p1-2>0,05 p1-3<0,01 p2-3<0,01 p1-2<0,05 p1-3<0,01 p2-3<0,05 Nhận xét:

- Sau điện châm lần 1 và sau 7 ngày điều trị, hàm lượng β- endorphin, adrenalin và noradrenalin trong máu bệnh nhân tăng lên rõ rệt so với trước khi điện châm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và p < 0,01.

Bng 3.38. Sự biến đổi hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ure và creatinin trong máu bệnh nhân ĐTL thể thận hư dưới tác dụng của điện châm (n=90)

Người bình thường (3) Thời điểm Chỉ tiêu NC NC N0 (1) N7 (2) Nam Nữ Hồng cầu (T/l) 4,57 ± 0,45 4,42 ± 0,40 4 ÷ 9 Bạch cầu (G/l) 6,46 ± 1,22 6,42 ± 0,86 4,0 ÷ 5,0 Tiểu cầu (G/l) 251,68 ± 50,61 249,31 ± 39,36 200 ÷ 440 Ure (mmol/l) 5,24 ± 0,69 5,29 ± 0,70 2,5 ÷ 7,5 Creatinin (µmol/l) 64,36 ± 12,45 64,81 ±10,02 62 ÷ 120 53 ÷ 100 AST (U/l) 23,44 ± 5,56 22,80 ± 4,83 <37 <31 ALT (U/l) 22,76 ± 6,57 22,70 ± 5,75 <41 <31 p p1-2>0,05 p1-3>0,05 p2-3>0,05 Nhận xét:

- Chưa có sự khác biệt về các chỉ số huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) cũng như chỉ số hóa sinh trong máu đánh giá chức năng gan, chức năng thận tại các thời điểm trước và sau điều trị cả ở bệnh nhân đau thắt lưng và người bình thường (p>0,05).

3.3.6. Kết quả điều trị chung

Bng 3.39. Kết quảđiều trị

Nhóm điện châm (a)

(n=90) Nhóm dùng thuốc (b) (n=90) Nhóm NC Kết qu điu tr n % n % Tốt 67 74,45 48 53,33 Khá 22 24,44 41 45,56 Trung bình 1 1,11 1 1,11 Không kết quả 0 0 0 0 p pa-b>0,05

Nhận xét:

- Ở nhóm điện châm có kết quả: Loại tốt 74,45%, khá 24,44%, trung bình 1,11%. Ở nhóm dùng thuốc có kết quả: Loại tốt 53,33%, khá 45,56%, trung bình 1,11%. Không có bệnh nhân nào có kết quả điều trị đạt loại kém.

- Kết quả điều trị loại tốt và khá ở hai nhóm là tương đương (p > 0,05).

Bng 3.40. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị

Vựng châm Chảy máu Nhiễm trùng Dấu hiệu Ngày điều trị n % n % n % N1 0 0 2 2,22 0 0 N2 0 0 0 0 0 0 N3 0 0 2 2,22 0 0 N4 0 0 0 0 0 0 N5 0 0 1 1,11 0 0 N6 0 0 0 0 0 0 N7 0 0 0 0 0 0 Cộng 0 0 5 5,55 0 0 Nhận xét:

Qua theo dõi dọc trong liệu trình 7 ngày điều trị trên 90 BN đau thắt lưng thể thận hư được điều trị bằng phương pháp điện châm, chúng tôi không thấy có bệnh nhân nào có tai biến vựng châm hoặc bị nhiễm trùng do châm. Chỉ có 5/90 bệnh nhân bị chảy máu sau rút kim, xảy ra vào ngày điều trị đầu tiên, ngày điều trị thứ 3 và thứ 5.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HUYỆT THẬN DU Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHỎE MẠNH

Theo Y học cổ truyền, tạng thận có công năng tàng tinh. Tinh giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh, phát triển cơ thể. Quá trình phát sinh, phát triển của con người qua nhiều giai đoạn và có sự khác nhau giữa hai giới nam và nữ [4], [5].

Thiên Niên (thiên 54) sách Linh khu có viết "Con người từ lúc sinh ra cho đến lúc lên 20 tuổi huyết khí bắt đầu thịnh, cơ nhục đang lúc sinh trưởng; Lúc lên 30 tuổi, ngũ tạng đã hoàn toàn ổn định, cơ nhục đã rắn chắc, huyết khí thịnh mãn; Lúc lên 40 tuổi thì ngũ tạng lục phủ, mười hai kinh mạch thịnh đến trần và bắt đầu suy giảm....[26].

Thiên Thượng cổ chân luận, sách Nội kinh Tố vấn có viết "...ở nữ 7 tuổi thì thận khí thịnh, răng thay, tóc dài, 14 tuổi thì thiên quý đến, mạch xung thịnh, mạch nhâm thông cho nên thấy kinh; 21 tuổi thận khí thịnh, cơ thể phát triển hoàn thiện sung sức, gân xương rắn chắc, răng mọc đủ, tóc dài...; 35 tuổi thận khí suy giảm,mạch dương minh suy, da bắt đầu khô, tóc bắt đầu rụng. Khi được 7 thiên quý (7x7=49 tuổi) thì mạch Nhâm hư, mạch Thái xung suy thiểu, thiên quý kiệt, địa đạo không thông nên không có khả năng sinh sản. Quá trình phát triển ở nam muộn hơn so với ở nữ, theo đó 8 tuổi thận khí thực thì tóc tốt, thay răng; 16 tuổi thì thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí tràn đầy, âm dương hòa có thể có con; 24 tuổi thì thận khí quân bình, gân xương chắc, răng khôn mọc hết, 32 tuổi thì gân xương long thịnh, cơ bắp đầy đặn, đến 48 tuổi thì dương khí suy ở trên, da mặt khô, tóc bắt đầu bạc, 56 tuổi can khí suy, thân không muốn động, thiên quý kiệt, tinh thiểu, tạng thận suy. Khi 64 tuổi thì tóc rụng, răng long [5].

Căn cứ quá trình phát sinh, phát triển của cơ thể theo lý luận YHCT, chia 270 đối tượng nghiên cứu vào ba nhóm tuổi: Nhóm tuổi 18-29 là giai đoạn cơ thể đang phát triển, nhóm tuổi 30-39 là giai đoạn cơ thể phát triển đầy đủ và nhóm tuổi 40 tuổi trở lên là giai đoạn cơ thể đã phát triển đến trần và bắt đầu suy giảm, thoái hóa, mỗi nhóm 90 người, 45 nam và 45 nữ để đánh giá ảnh hưởng công năng tạng thận đến một số đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du, huyệt bối du của thận, nơi dương khí tạng thận tỏa ra ở vùng lưng.

4.1.1. Về vị trí, hình dáng và diện tích huyệt Thận du

- V v trí huyt Thn du:

Để xác định chính xác vị trí huyệt Thận du, chúng tôi sử dụng hai phương pháp xác định vị trí huyệt, đó là xác định huyệt theo cách lấy thốn đồng thân theo các sách kinh điển và xác định bằng máy dò huyệt.

Nhằm tìm hiểu vị trí huyệt dựa vào mốc giải phẫu trên cơ thể và thốn đồng thân, chúng tôi tiến hành đo khoảng cách từ đầu dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng L2 ngang ra hai bên 1,5 thốn và tìm mối tương quan giữa khoảng cách xác định huyệt bằng thốn với chiều cao. Các đối tượng trong nghiên cứu có chiều cao dao động trong khoảng từ 150cm đến 176 cm.

Kết quả trình bày trên bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy có mối tương quan tuyến tính giữa hai đại lượng này với hệ số tương quan r=0,74.

Theo các y văn cổ, độ dài của thốn đồng thân được tính bằng 1/75 chiều cao của cơ thể, tức là khoảng 2 cm đến 2,4 cm nên 1,5 thốn sẽ có chiều dài khoảng từ 3 đến 3,5 cm. Kết quả vị trí huyệt Thận du theo cách lấy huyệt bằng thốn đồng thân của nghiên cứu này là 32,39 ±1,60 mm. Còn vị trí huyệt được xác định được bằng máy là 32,32 ± 1,84 mm, không có sự khác biệt giữa cách xác định vị trí huyệt Thận du theo y học cổ truyền bằng lấy thốn đồng thân và bằng máy dò huyệt (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Mỹ Hạnh, Hoàng Khánh Hằng về mối tương quan giữa cách xác định huyệt bằng thốn và bằng máy khi nghiên cứu đặc điểm huyệt Nội quan và huyệt Hợp cốc [7], [8].

Như vậy, việc xác định huyệt dựa vào cách lấy thốn của chính bản thân người đó (thốn đồng thân) theo y học cổ truyền là có cơ sở khoa học, là phương pháp xác định có giá trị và tiện dụng trong thực hành châm cứu trên lâm sàng. Sử dụng máy để xác định vị trí huyệt đóng vai trò xác định chính xác vị trí của các huyệt châm cứu.

- V hình dáng và din tích huyt Thn du:

Diện tích huyệt Thận du được xác định trên 270 đối tượng gồm 135 nam, 135 nữ từ 18 tuổi trở lên. Kết quả đo đạc được trình bày trên bảng 3.2 cho thấy huyệt Thận du có dạng hình tròn, diện tích trung bình là 16,06 ± 2,08 mm2, không có sự khác biệt về diện tích huyệt Thận du giữa giới nam và nữ ở cả hai bên cơ thể, trên các đối tượng ở các nhóm tuổi khác nhau (p>0,05). So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khi nghiên cứu đặc điểm các huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Hợp cốc, Nội quan chúng tôi thấy Thận du là huyệt có diện tích tương đương so với các huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, nhưng lớn hơn so với diện tích của các huyệt Hợp cốc, Nội quan [7], [8], [10], [90]. Tuy vậy, các huyệt đều có diện tích nhỏ dưới 17mm2 nên việc xác định đúng huyệt là cần thiết, có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Nhờ xác định đúng huyệt, châm chính xác vào huyệt có hiện tượng "đắc khí" mới đạt hiệu quả trong điều trị bệnh và ít xảy ra tai biến khi châm những huyệt mà ở dưới là tạng đặc hay thần kinh, mạch máu.

4.1.2. Về nhiệt độ da tại huyệt Thận du

Theo nghiên cứu của Darras J.C. thì nhiệt độ da tại huyệt biểu thị hoạt động năng lượng tại huyệt và đường kinh tương ứng [15].

Các kết quả trình bày ở bảng 3.3 đến 3.5 cho thấy không có sự khác nhau về nhiệt độ da tại huyệt Thận du giữa hai bên cơ thể và giữa hai giới ở các đối tượng nghiên cứu là người khoẻ mạnh thuộc cả ba nhóm tuổi (p>0,05). Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì hoạt động năng

lượng ở hai bên cơ thể người bình thường khoẻ mạnh luôn ở trạng thái cân bằng, thể hiện bằng sự tương đồng về nhiệt độ của huyệt ở hai bên cơ thể và tuân theo quy luật âm dương bình hành của học thuyết âm dương.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác khi nghiên cứu về đặc điểm nhiệt độ ở các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Tam âm giao. Các tác giả đều kết luận rằng không có sự khác biệt ở hai bên cơ thể cũng như ở hai giới của người khoẻ mạnh [7], [8], [90].

So sánh nhiệt độ da trong và ngoài huyệt Thận du theo các nhóm tuổi (bảng 3.6) cho thấy huyệt Thận du ở nhóm tuổi 18-29 có nhiệt độ da là 32,73 ± 0,55

0C, ở nhóm tuổi 30-39 là 32,66 ±0,57 0C, ở nhóm tuổi trên 40 là 32,61 ± 0,610C, cao hơn hẳn so với nhiệt độ da ở vùng xung quanh huyệt tương ứng ở các nhóm tuổi là 31,84 ± 0,77 0C, 31,77 ±0,69 0C và 31,70 ± 0,67 0C (p<0,01).

Theo các y văn cổ, huyệt là nơi thần khí hoạt động vào ra, nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương. Thận du là bối du huyệt của tạng Thận, nơi dương khí của tạng thận toả ra ở vùng lưng [4], [5], [22], [23], [24]. Do mạch khí (thần khí) phát ra ở huyệt, khí thuộc dương, thuộc nhiệt nên các đặc điểm này chỉ có ở huyệt mà không thể có ở ngoài huyệt, bởi vậy huyệt sẽ có nhiệt độ cao hơn so với vị trí không phải là huyệt.

Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu về đặc điểm nhiệt độ da trong và ngoài huyệt Nguyên, huyệt Hợp cốc, huyệt Nội quan ở người khỏe mạnh của các tác giả trong nước [7], [8], [91]. Các tác giả đều đưa ra nhận định rằng, nhiệt độ da tại các huyệt đều cao hơn nhiệt độ da vùng xung quanh huyệt với sự chênh lệch giao động trong khoảng từ 0,3 đến 0,50C. Xu Y.X. và cộng sự ở Trung Quốc nhận định rằng nhiệt độ da trong huyệt cao hơn so với ngoài huyệt và nhiệt là một dạng của quá trình chuyển hóa năng lượng. Do đó các nghiên cứu về nhiệt có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể [16].

So sánh về nhiệt độ da ở huyệt Thận du giữa các nhóm tuổi cho thấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của huyệt thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thận hư (Trang 82 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)