BẢN LUẬN TỘI Thưa HĐXX: Các bị cáo Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo bị truy tố về tội cướp tài sản theo điểm d khoản 2 điều 133 BLHS Về tội danh cướp tài sản. Mặc dù tại hồ sơ vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay các bị cáo khẳng định là chỉ đánh anh Công và anh Dương để đe dọa không cho san Thủy Nguyên bán báo nửa và xin tiền bị hại để trả tiền xe ôm cho cács bị cáo về.Thực tế hành vi của các bị cáo đã cầu thành tội cướp tài sản .Bị cáo Trung và bị cáo Đạo đã xong ra dùng tay chân đấm đá vào mặt, vào lưng và vào bụng bị hại là anh Công và anh Dương.Đối với bị cáo Trung là người trực tiếp xong ra dùng dao đe dọa và sẽ cắt gân nếu các bị hại sang Thủy Nguyên bán bảo nửa. Bị cáo là người trực tiếp tấn công anh Bùi văn Công, trong lúc tấn công, bị cáo Trung là người đã dùng tay chiếm đoạt tài sản trong túi quần của anh Công và lấy luôn tiền trên rọ xe đạp của anh Công. Theo bản kết luận giám định pháp y số 577 ngày 265x của Tổ chức giám định pháp y Thành phố Hải Phòng kết luận: “Bùi Văn Công bị sưng nề, bầm tím và xây xát da và vùng gốc mũi, vùng mắt phải…các thương tích trên đều do vật tầy tác động gây nên…di chứng lâu dài giảm 1% sức lao động” Bị cáo còn bắt anh Công và anh Dương vứt báo xuống sông Bính, anh Công, anh Dương van xin và hứa không sang Thủy Nguyên bán báo nữa thì bị cáo Trung ép Công và Dương dắt xe đi bộ xuống chân cầu Bính. Bị cáo buộc anh Dương gọi thuê xe “ôm” của ông Đặng và đưa cho ông Đặng 100.000đ để trả tiền xe cho bị cáo. Như vậy từ ý định ban đầu là đánh răng đe nhưng sau đó bị cáo đã có hành vi sử dụng vũ khí gây nguy hiểm là con dao đối với chủ sở hữu tài sản để cướp tài sản.Hành vi của bị cáo trung đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản.Đối với bị cáo Đạo tuy không phải là người trực tiếp chiếm đoạt tài sản của bị hại và không cầm dao để đe dọa anh Công và Dương nhưng bị cáo là người thấy trực tiếp hành vi của bị cáo Trung, bị cáo đã tích cực phối hợp với Trung để chiếm giữ tài sản bằng các hành vi như tham gia tấn công anh Công và anh Dương, nhận tài sản mà bị cáo Trung vừa chiếm đoạt được .đồng thời bị cáo là người cùng với bị cáo Trung de dọa anh Công và anh Dương . không chỉ vậy bị cáo cũng là người ép anh Dương đi thuê xe ôm cho các bị cáo về. Như vậy Đạo là đồng phạm với Trung , cũng phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản theo quy định tại điều 133 BLHSHành vì của các bị cáo là dùng vũ khí nguy hiểm để cướp tài sản . Vì lẽ đó các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo điểm d khoản 2 điều 133 BLHSThưa HDXX hành vi của bị cáo đã xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp cũng như gây tổn hại sức khỏe cho người bị hại. Hành vi của bị cáo làm nguy hiểm cho xã hội, làm hoang man cho cộng đồng dân cư, khi phạm tội các bị cáo đã biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng các bị cáo vẫn thực hiện , điều đó cho thấy ý thức phạm tội của các bị cáo là rất rõ ràng.Bị cáo Trung là người có ý định phạm tội lôi kéo bị cáo Đạo cùng thực hiện, đồng thời cũng là người thực hành tích cực hành vi phạm tội của mình. Bị cáo Đạo tuy không trực tiếp cướp tài sản và cầm hung khi nguy hiểm để đe dọa bị hạiNhưng là người cùng tham gia đe dọa và phối hợp với Trung tấn công bị hại để thực hiện tội phạm.Hành vi pham tội cũng như hậu quả mà các bị cáo gây ra là rất rõ ràng.Hai bị cáo cũng là đối tượng từng có tiền án tiền sự.Bị cáo Trung có 1 tiền sự về tội trộm cắp tài sản. và là đối tượng nghiện ma túyBị cáo Đạo có một tiền sự về tội cố ý gây thương tích.Hành vi trên của bị các cáo cần nên cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian dài , để cho các bị cáo suy nghĩ về những hành động và việc làm sai trái của mình, sau này khi trở lại với đời sống xã hội các bị cáo trở thành một công dân có ích cho cộng đồng xã hội .Tuy nhiên tuổi đời của các bị cáo còn rất trẻ , gia đình bị cáo khó khăn , bị cáo Đạo gia đình có công với cách mạng, cha yếu lại mang trong mình bệnh tật, trong qua trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai báo, tỏa ra ăn năng hối cảiVới những phân tích ở trên VKS đề nghị tòa án áp dụng theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 133 BLHS áp dụng tình tiêt tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 48 BLHS , các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b,p đối với bị cáo Trung . đề nghị xử phạt bị cáo trung với mức án 10 năm tù giam .Áp dung điểm d khoản 2 điều 133 BLHS áp dụng điểm g khoản 1 điều 48, điểm b,p khoản 1 điều 46 BLHS đối với bị cáo Đạo từ 7 đến 9 năm tù giam.Về trách nhiệm dân sự tại phiên tòa hôm nay người bị hại yêu cầu được bồi thường tiền đã điều trị những thương tích mà các bị cao gây ra với tổng số tiền là 500.000 nghìn đồng , đề nghị HDXX buộc các bị cáo phải bồi thương lại số tiền trên cho bị hạiTrên đây là toàn bộ quan điểm của viện kiếm sát về đương lối xét xử vụ án.
Trang 1DANH SÁCH HỌC VIÊN THAM GIA DIỄN ÁN
Tổ 5 – Lớp Luật sư K13 – Cần Thơ Ngày diễn: 02/11/2012 (Thứ sáu) Mã số hồ sơ: LS.HS/04DA
1 Ngô Văn Sang Thẩm phán - Chủ tọa phiên Tòa
2 Đoàn Kim Duyên Hội thẩm nhân dân 1
3 Đặng Lợi Nghĩa Hội thẩm nhân dân 2
4 Lâm Thị Hằng Ni Thư ký phiên tòa
5 Đỗ Thanh Tùng Kiểm sát viên
6
7
Mai Thị Trang
Võ Thị Kiều Trinh
LS bào chữa: Phạm Thành Trung
và Lê Văn Đạo
8
9
Lê Minh Thuận
Nguyễn Thị Diễm Trinh
LS bảo vệ: Bùi Văn Công và Nguyễn Đại Dương
10 Nguyễn Văn Trung Bị cáo: Phạm Thành Trung
11 Dương Chí Nguyện Bị cáo: Lê Văn Đạo
12 Nguyễn Văn Tuấn Bị hại: Bùi Văn Công
13 Đinh Văn Tứ Bị hại: Nguyễn Đại Dương
14 Nguyễn Thành Tài NLChứng: Vũ Đình Khiêm
15 Nguyễn Tùng Lâm NLChứng: Đặng Trọng Đặng
16 Nguyễn Thị Thu Trang NLChứng: Nguyễn Thị Hà
17 Nguyễn Thanh Phong Cảnh sát tư pháp 1
18 Trần Hoàng Panal Cảnh sát tư pháp 2
DIỄN BIẾN PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
PHẦN I
Trang 2THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA
Cảnh sát tư pháp:
Dẫn giải các bị cáo đến ngồi ghế xếp sẵn phía sau vành móng ngựa và trực tiếp bảo vệ phiênTòa
Thư ký phiên Tòa:
-Mời mọi người tham dự phiên Tòa còn ở bên ngoài vào phòng xử án để chuẩn
bị làm việc;
-Yêu cầu những người được Tòa án triệu tập xuất trình giấy tờ tại bàn thư ký;
-Yêu cầu những người được Tòa án triệu tập ngồi lên hàng ghế đầu, riêng các bịcáo vào vị trí phía sau vành móng ngựa;
-Yêu cầu mọi người trong phòng xử án giữ trật tự, sau đây tôi sẽ phổ biến nội quy phiên Tòa - Yêu cầu mọi người chú ý lắng nghe:
NỘI QUY PHIÊN TÒA
1.Trong phòng xử án mọi người phải tuyệt đối tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, không hút thuốc, không nói chuyện, không đội nón, không đi lại; khi
khai mạc phiên tòa và tuyên án mọi người phải đứng dậy
2 Đương sự,người làm chứng các cơ quan đoàn thể đến phiên tòa phải xuất
trình giấy tờ tại bàn thư ký và nghe theo sự hướng dẫn của người bảo vệ trật tự hoặc
thư ký phiên tòa
3.Cách xưng hô: Đối với người phạm tội xưng là bị cáo, đối với các đương sự
xưng là tôi và gọi HĐXX là quý tòa, khi trả lời phải đứng dậy và trả lời đúng trọng
tâm câu hỏi
4.Đương sự và tất cả mọi người trong phòng xử án phải để điện thoại di động ở chế độ rung
5.Cấm mang vủ khí vào phòng xử án, trừ các đồng chí làm công tác bảo vệ
6.Trong phòng xử án – người nhà của bị cáo không được tiếp xúc hay gửi quà
cho bị cáo
7.Mọi người cần tự gác chấp hành nội quy phiên Tòa Ai vi phạm thì có thể mời
ra khỏi phòng xử án; trường hợp gây rối trật tự thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật
Yêu cầu mọi người đứng lên – mời HĐXX vào phòng xử án
Trang 3 Chủ tọa phiên Tòa:
+Trước khi vào phòng xử án: Sắp xếp vị trí ngồi làm việc cho mọi người trong HĐXX + Sau khi vào phòng xử án:
Chủ tọa đứng nghiêm nói: “Hôm nay ngày 02/11/2012, tại Tòa Án nhân dân Quận Hồng Bàng, tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự về tội Cướp tài
sản đối với bị cáo Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo - Thay mặt HĐXX tôi tuyên bốkhai mạc phiên Tòa, mời mọi người ngồi xuống, riêng các bị cáo đứng im nghe tôi đọc
Quyết định đưa vụ án ra xét sử: (chủ tọa đứng thông qua quyết định)
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUẬN HỒNG BÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:99/2012/HSST-QĐ Hải Phòng, ngày 05 tháng 9 năm 2012
Trang 4QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNG – HẢI PHÒNG
- Căn cứ vào các điều 39, 176 và điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm đã thu lý số 140 /2012/HSSTngày 6/8/2012
QUYẾT ĐỊNH
I Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo:
1 Phạm Thành Trung – sinh năm (x-22)
- Nghề nghiệp: Không
- ĐKNKTT: Số 30 Nam sơn - Đằng giang – Ngô Quyền- Hải Phòng
2 Lê Văn Đạo – sinh năm (x-26)
- Nghề nghiệp: Không
- ĐKNKTT: Số 3/6 Anh Đà Nội, Đằng giang – Ngô Quyền- Hải Phòng
- Tạm trú: Tổ 23, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng
Bị Viện kiểm sát nhân dân Quận Hồng Bàng truy tố về tội Cướp tài sản theo điểm
d, khoảng 2, Điều 133 Bộ luật hình sự
Thòi gian mở phiên tòa hồi: 8h ngày 02/11/2012
Địa điểm mở phiên tòa: Tòa án Nhân dân quận Hồng Bàng – Hải Phòng
Vụ Án được xét xử công khai
II Những người tiến hành tố tụng:
* Thẩm phán Chủ toạ phiên toà: Ông Ngô Văn Sang ;
* Các Hội thẩm nhân dân:
1 Bà Đoàn Kim Duyên - Cán bộ cơ sở Quận Hồng Bàng – Hải phòng
2 Ông Đặng Lợi Nghĩa - Cán bộ cơ sở Quận Hồng Bàng – Hải phòng
* Thư ký ghi biên bản phiên toà: Bà Lâm Thị Hằng Ni
* Đại diện Viện kiểm sát:
1 Ông Đỗ Thanh Tùng - kiểm sát viên
III Những người tham gia tố tụng:
* Người bị hại:
Trang 51 Bùi Văn Công – sinh năm (x-22)
Trú tại: Ngọc Nha Hạ, xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên;
2 Nguyễn Đại Dương – sinh năm (x-22)
Trú tại: Thôn Vĩnh Tiến, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên;
* Những người làm chứng:
1 Vũ Đình Khiêm – sinh năm (x-31)
Trú tại: Số 05, tổ 08 – Đoàn kết, phường Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng;
2 Đặng Trọng Đặng – sinh năm (x-50)
Trú tại: Số 154, tổ 06 – Đoàn kết, phường Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng
TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNG
Thẩm phán
(đã ký)
Ngô Văn Sang
Chủ tọa ngồi nói: Yêu cầu Thư ký báo cáo danh sách những người được triệu
tập đến phiên tòa hôm nay
Thư ký phiên Tòa:
Thưa chủ tọa phiên Tòa, tôi xin báo cáo danh sách những người được Tòa ántriệu tập đến phiên Tòa hôm nay đã có mặt gồm:
1 Bị cáo Phạm Thành Trung; - có mặt
2 Bị cáo Lê Văn Đạo; - có mặt
3 Bị hại Bùi Văn Công; - có mặt
4 Bị hại Nguyễn Đại Dương; - có mặt
5 Người làm chứng Nguyễn Thị Hà; - có mặt
6 Người làm chứng Vũ Đình Khiêm; - có mặt
7 Người làm chứng Đặng Trọng Đặng; - có mặt
Trang 68 Luật sư: Mai Thị Trang và Luật sư: Võ Thị Kiều Trinh - Bào chữa cho
Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo; - có mặt
9 Luật sư: Lê Minh Thuận và Luật sư: Nguyễn Thị Diễm Trinh – Bảo vệ cho
Nguyễn Đại Dương và Bùi Vă Công; - có mặt
Thưa HĐXX tôi đã báo cáo trong đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc
*Chủ tọa phiên Tòa: (Tiến hành kiểm tra căn cước các bị cáo)
1 Hỏi bị cáo Phạm Thành Trung – (cho bị cáo Đạo ngồi);
-Hỏi: Bị cáo họ tên gì?
-Đáp: Tên Nguyễn Thành Trung
-Hỏi: Sinh ngày tháng năm nào?
-Đáp: Sinh năm 1990
-Hỏi: Trước khi bị bắt làm nghề gì?
-Đáp: Không nghề nghiệp
-Hỏi: Hiện nay cư trú tại đâu?
-Đáp: Số 30 Nam Sơn – Đằng Giang – Ngô Quyền – Hải Phòng;
-Hỏi: Họ tên cha, còn sống hay đã chết?
-Đáp: Phạm Thanh Thắng – 50 tuổi - còn sống
-Hỏi: Họ tên mẹ, còn sống hay đã chết?
-Đáp: Nguyễn Thị Kim Thanh – sinh năm 1958 – còn sống
-Hỏi: Bị cáo có vợ chưa?
-Đáp: Chưa có vợ
-Hỏi: Bị cáo có nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm Sát và Quyết định của Tòa
án đưa vụ án ra xét xử chưa? Nhận được khi nào? Có tự đọc lại hay nhờ người khácđọc lại cho nghe?
-Đáp: có nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm Sát và Quyết định của Tòa án
đưa vụ án ra xét xử cách đây 10 ngày, bị cáo có tự đọc lại
2.Hỏi bị cáo Lê Văn Đạo – (cho bị cáo Trung ngồi);
-Hỏi: Bị cáo họ tên gì?
Trang 7-Đáp: Tên Lê Vă Đạo
-Hỏi: Sinh ngày tháng năm nào?
-Đáp: Sinh năm 1990
-Hỏi: Trước khi bị bắt làm nghề gì?
-Đáp: Không nghề nghiệp
-Hỏi: Hiện nay cư trú tại đâu?hưa?
-Đáp: Số 3/6 Anh Đà Nội – Đằng Giang – Ngô Quyền – Hải Phòng ;
-Hỏi: Họ tên cha, còn sống hay đã chết?
-Đáp: Lê Văn Quý – 60 tuổi – còn sống
-Hỏi: Họ tên mẹ, còn sống hay đã chết?
-Đáp: Hoàng Thị Hiền – sinh năm 1948 – còn sống
-Hỏi: Bị cáo có vợ chưa?
-Đáp: Chưa có vợ
-Hỏi: Bị cáo có nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm Sát và Quyết định của Tòa
án đưa vụ án ra xét xử chưa? Nhận được khi nào? Có tự đọc lại hay nhờ người khácđọc lại cho nghe chưa?
-Đáp: Có nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm Sát và Quyết định của Tòa án
đưa vụ án ra xét xử cách đây 10 ngày, bị cáo nhờ mấy anh Công an Trại giam đọc lạidùm
Chủ tọa: Sau đây tôi giải thích quyền - nghĩa vụ của các bị cáo và bị hại: (Chủ
tọa yêu cầu các bị cáo và bị hại đứng lên)
1 Quyền:
- Quyền thay đổi thành phần HĐXX và người tiến hành tố tụng khác (Nếu xétthấy một trong những thành viên của HĐXX hay người THTT vụ án xét xử khôngđược công bằng, khách quan thì một trong hai bên có quyền yêu cầu thay đổi thànhviên đó; việc thay đổi do HĐXX quyết định)
- Quyền tự mình hay nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa (đói với bị cáo),bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình (đối với bị hại)
- Quyền cung cấp thêm chứng cứ, xem chứng cứ và đề xuất những yêu cầu
- Quyền tranh luận tại phiên tòa
- Đối với bị cáo có quyền nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án
Trang 8- Quyền kháng cáo bản án (Nếu các bị cáo và bị hại xét thấy quyết định củaTòa án chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của mình thì có quyền làm đơn kháng cáobản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đơn kháng cáo nộp tại Tòa án cấp sơthẩm)
2 Nghĩa vụ:
- Phải tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và HĐXX, không được cãi
vã gây mất trật tự phiên tòa
- Không được dung lời lẽ nhục mạ, xúc phạm nhau
- Trả lời những câu hỏi của HĐXX đặt ra
Chủ Tọa: Cho các bị cáo ngồi, Sau đây tôi giải thích nghĩa vụ của những
người làm chứng, yêu những người làm chứng đứng lên:
- Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những gì mình biết về vụ án
- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Hỏi: Những người làm chứng có nghe rõ không?
Trang 9Vị ngồi bên tay phải tôi là ông Đặng Lợi nghĩa – HTND – CT Hội nông dânquận Hồng Bàng;
Vị ngồi bên tay trái tôi là bà Đoàn Kim Duyên – HTND – CT Mặt trận tổ quốcquận Hồng Bàng;
Vị đại diện VKS thực hành quyền công tố tại phiên tòa hôm nay là Đỗ ThanhTùng – Kiểm sát viên – Viện kiểm sát nhân dân Quận Hồng Bàng,;
Thư ký ghi biên bản phiên tòa bà Lâm Thị hằng Ni – Thư ký Tòa án Nhân dânQuận Hồng Bàng;
Chủ tọa hỏi:
1 Hỏi: Bị cáo Trung đứng dậy, bị cáo có yêu cầu thay đổi ai trong thành phần
HĐXX không?
Đáp: bị cáo không có yêu cầu thay đổi
2 Hỏi: Bị cáo Đạo đứng dậy, bị cáo có yêu cầu thay đổi ai trogn thành phần
HĐXX không?
Đáp: dạ bị cáo không có yêu cầu thay đổi
Chủ tọa hỏi: Vị đại diện Viện Kiểm Sát và Luật sư có ý kiến gì thêm về phần thủ tục
tại phiên tòa không?
Từng người đáp theo thứ tự: (KSV Luật sư bào chữa Luật sư bảo vệ ):
Thưa HĐXX tôi không có ý kiến gì thêm Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc;
Chủ tọa nói: nếu không ai có ý kiến gì thêm
Thay mặt HĐXX tôi tuyên bố kết thúc phần thủ tục phiên tòa chuyển sang phầnxét hỏi
Đề nghị vị đại diện Viện Kiểm Sát công bố Bản Cáo trạng, các bị cáo đứng dậy
Trang 10PHẦN II THỦ TỤC XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA
*******************************
I Kiểm sát viên thông qua bản Cáo trạng.
Tôi Đô Thanh Tùng – Kiểm Sát viên – VKSND q.Hồng Bàng, công bố bản Cáo
trạng số: KSĐT-TA ngày 25/8/2012 của VKSND quận Hồng Bàng như sau:
Trang 11CÁO TRẠNG
Thay mặt VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN HỒNG BÀNGTôi xin công bố bản cáo trạng
Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định được như sau:
Vào khoảng 19h ngày 2/5/x Phạm Thành Trung đến quán bia của bà NguyễnThị Kim Thanh (là mẹ của Trung) thuê ở đường Nam Sơn – Đằng Giang- NgôQuyền – Hải Phòng Trong lúc ngồi uống bia thấy chị Nguyễn Thị Hà ở 30 NamSơn – Đằng Giang – Ngô Quyền – Hải Phòng (là dì của Trung) đi bán báo về muộn,
Trung hỏi chị Hà “Sao dạo này dì đi bán hàng về muộn thế” chị Hà nói “Có 2 thằng mới sang Thủy Nguyên bán báo tranh địa bàn, tranh khách nên về muộn” Thấy chị
Hà nói như vậy nên Trung Đi đến khu vực nhà trọ ở phường Dư Hàng Kênh – LêChân – Hải Phòng tìm gặp Lê Văn Đạo, Trung rủ Đạo mai sang Thủy Nguyên để đeđánh 2 thanh niên mang báo sang Thủy Nguyên bán, Đạo đồng ý Sáng ngày 3/5/XTrung và Đạo thuê xe “ôm” đến chân cầu Bính xuống xe đi bộ lên đỉnh dốc cầu chờđến khoảng 8h cùng ngày phát hiện thấy anh Bùi Văn Công (X-22) ĐKNKTT: ThônNgọc Nha Hạ - Phùng Hưng - Khoái Châu- Hưng Yên và anh Nguyễn Đại Dương –(X-22) ĐKNKTT: Đồng Thanh – Kim Động – Hưng Yên, tạm trú phường Dư HàngKênh- Lê Chân- Hải Phòng làm nghề bán báo ,đang dắt xe đạp từ dưới chân cầu lênđỉnh cầu, trên rọ xe đạp của anh Công và anh Dương đựng báo để đem sang ThủyNguyên bán Trung và đạo xông ra dùng tay, chân đấm đá vào anh Công và anhDương Trong lúc đánh anh Công, Trung dùng tay móc tiền trong túi quần của anhCông, sau đó Trung và Đạo goi anh Công và anh Dương lại gần, Trung rút con daobấm ra đe dọa anh Công và anh Cương không được sang Thủy Nguyên bán báo, nếucòn sang Thủy Nguyên bán báo nữa thì bị cắt gân đồng thời bắt anh Công và anhDương vứt báo xuống sông Bính, anh Công, anh Dương van xin và hứa không sangThủy Nguyên bán báo nữa thì Đạo bắt anh Dương đi thuê xe “ôm” cho Đạo vàTrung đi về Đạo, Trung ép anh Công và anh Dương dắt xe đi bộ xuống chân cầuBính anh Dương gọi thuê xe “ôm” của ông Đặng Trọng Đặng ở Đoàn Kết- ThượngLý-Hồng Bàng- Hải Phòng và đưa cho ông Đặng 100.000đ Trên đường chở Đạo vàTrung được một đoạn thì đạo bảo ông Đặng đưa tiền lại cho Đạo và chở Đạo cùngTrung đến đường Đình Hàng-Lê Chân – Hải Phòng, Đạo trả tiền xe “ôm” cho ôngĐặng 10.000đồng số còn lại bọn chúng ăn tiêu hết
Sau khi bị đánh và chiếm đoạt tiền anh Công và anh Dương đến Cơ quan công
an trình báo và đi giám định thương tích Tại bản kết luận giám định pháp y số 577
ngày 26/5/x của Tổ chức giám định pháp y Thành phố Hải Phòng kết luận: “Bùi Văn
Trang 12Công bị sưng nề, bầm tím và xây xát da và vùng gốc mũi, vùng mắt phải…các thương tích trên đều do vật tầy tác động gây nên…di chứng lâu dài giảm 1% sức lao động” (BL:40)
Ngày 17/5/(X) Phạm Thành Trung bị bắt giữ theo lệnh bắt khẩn cấp số 72 ngày15/5/2006 của Cơ quan CSĐT Công an quận Hồng Bàng
Ngày 25/5(x) Lê Văn Đạo bị bắt giữ theo lệnh bắt khẩn cấp số 73 ngày24/5/2006 của Cơ quan CSĐT Công an Quận Hồng Bàng
Tại cơ quan điều tra: Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo khai nhận việc đánhanh Công và anh Dương, đe dọa không cho sang Thủy Nguyên bán báo và bắt anhDương trả tiền xe “ôm” để cho Đạo và Trung đi về, anh Dương đã buộc phải đưa100.000đ cho ông Đặng để trả tiền xe “ôm” Trung và Đạo không thừa nhận dụngdao đe dạo, Trung không thừa nhận móc túi quận của anh Công lấy tiền và lấy tiền ởtrên rọ xe đạp của anh Công Xong căn cứa vào các lời khai của các bị hại tạiBL63…69, 78…81,83…86,86…90 có đủ cơ sở kết luận Trung đã dùng dao đe dọalấy tiền của anh Công như nội dung nêu trên Theo anh Nguyễn Đại Dương trình báo
số tiền anh bị chiếm đoạt là 100.000đồng, anh Bùi Văn Công trình báo số tiền anh bịchiếm đoạt gồm 270.000đồng ở trong túi quần và 90.000đồng trền rọ xe, anh bị đánh
tự mua thuốc điều trị không có đơn của bác sỹ hết 500.000đồng anh yêu cầu bồithường, Đạo và Trung chưa bồi thường (BL:61…108,120…148)
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ nêu trên.
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.”
- Đối với Nguyễn Thị Hà –(x-30), ĐKNKTT: 28 Đinh Tiên Hoàng –Hồng
Bàng-Hải Phòng, chỗ ở hiện nay: 30 Ban Sơn – Đằng Giang – Ngô Quyền- HảiPhòng khi nói cho Trung biết bán về muộn do có nhiều người sang Thủy Nguyênbán nhưng không nhờ Trung đe đánh Tài liệu điều tra chưa đủ cơ cở kết luận đồngphạm tội với Trung và Đạo Cơ quan CSĐT Công an quận Hồng Bàng không xử lý
Trang 13Vì các lẽ nêu trên
QUYẾT ĐỊNH:
Truy tố ra trước Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng – Hải Phòng đối với các bịcan Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo về tội Cướp tài sản theo điểm d khoản 2Điều 133 Bộ luật hình sự đã viện dẫn ở trên
Trên đây là toàn bộ bản cáo trạng mà tôi vừa công bố Đề nghị HĐXX tiếp tục làmviệc
II THỦ TỤC XÉT HỎI
1 Chủ tọa lần lượt hỏi:
A
.Hỏi bị cáo Phạm Thành Trung:
Hỏi: Bị cáo cho biết mối quan hệ giữa bị cáo với Nguyễn Thị Hà? Bà Hà
làm nghề gì?
Đáp: Bà Hà là dì của bị cáo, hàng ngày bà làm nghề bán báo
Hỏi: 08h ngày 03/5/x bị cáo đi cùng ai đến Cầu Bính? Mục đích đến đó để
làm gì?
Đáp: Bị cáo đi cùng Lê Văn Đạo, mục đích đến đó là để hăm dọa Công và
Dương không cho sang Thủy Nguyên bán báo
Hỏi: Nguyên nhân nào mà bị cáo rủ Lê Văn Đạo đi đánh Bùi Văn Công và
Nguyễn Đại Dương? Bị cáo có biết Công và Dương không?
Đáp: Bị cáo nghe dì Hà nói Công và Dương bán báo sang địa bàn thủy
Nguyên giành hết khách hàng của dì Hà nên bị cáo rủ Đạo đi đánh Công vàDương Bị cái không quen biết với Công và Dương
Hỏi: Lúc đang đánh nhau bị cáo có móc túi của Bùi Văn Công để lấy tiền
không? Công có bị đánh ngất xỉu té ngã không? Lúc này trong mình của bịcáo có mang theo tiền không? (nếu có thì bao nhiêu)
Đáp: Bị cáo không có móc túi Công để lấy tiền; Công có bị đánh nhưng
không có ngất xỉu; bị cáo đi không có mang theo tiền
B
Hỏi bị cáo Lê Văn Đạo:
Hỏi: Bị cáo có thấy Trung rút dao hâm dọa Công và Dương không? Trung
nói như thế nào? Lúc cầm dao hâm dọa, Trung và bị cáo có bảo Công và Dương đưatiền bạc gì không? Vậy mục đích hâm dọa để làm gì?
Trang 14Đáp: Bị cáo không thấy bị cáo Trung cầm dao nhưng Trung có nói cấm những
câu hâm dọa nhằm mục đích không cho Công và Dương sang Thủy Nguyên bán báo;
Hỏi: Bị cáo cho biết giữa bị cáo và Trung ai là người kêu ông Đặng đưa tiền
100.000đ lại? ai giữ tiền? Có trả tiền xe cho ông Đặng không? Trả bao nhiêu tiền? Trảnhư vậy có đúng giá chưa? Ông Đặng có nói gì không?
Đáp: Bị cáo là người kêu ông Đặng đưa lại 100.000đ, bị cáo giữ; có trả tiền xe
cho ông Đặng 10.000đ, ông Đặng nói trả chưa đúng giá
Hỏi: Lúc đang đánh nhau, bị cáo có thấy Trung móc túi quần của Công lấy tiền
không?
Đáp: Bị cáo không nhìn thấy
C
.Hỏi bị hại Bùi Văn Công:
Hỏi: Bị hại Công cho biết mối quan hệ giữa bị hại với bị cáo Trung và bị cáo
Đạo như thế nào? Có mâu thuẫn gì không?
Đáp: Bị hại không quen biết Trung và Đạo; cũng không có mâu thuẫn gì.
Hỏi: Mỗi ngày bị hại đi bán báo từ sáng đến mấy giờ mới về? Thu nhập cả vốn
lẫn lời là bao nhiêu?
Đáp: Thường đi bán từ sáng tới chiều mới về, thu nhập cả vốn lần lời khoảng
300.000đ
Hỏi: Lúc 8h ngày 03/5/x, bị hại đã bán được bao nhiêu báo, được bao nhiêu
tiền? Tại sao chỉ mới bán được có bấy nhiêu báo mà bị hại lại khai bị mất 360.000đ?
Đáp: Lúc đó tôi chưa kiểm lại nên không rõ đã bán được bao nhiêu báo, sau
này tôi mới nhớ lại là bị mất 360.000đ
Hỏi: Bị hại xác định chính xác lại số tiền của bị hại bị mất là bao nhiêu? Có
thấy ai lấy không hay là tự suy đoán? Không biết ai lấy vậy cơ sở nào mà bị hại xácđịnh tiền của mình bị cướp?
Đáp: Tôi bị mất tổng số 360.000đ, lúc đó tôi ngất xỉu nên không thấy ai là
người trực tiếp lấy số tiền của tôi
Hỏi:Tại sao tại Công an Phường bị hại trình báo bị cướp số tiền 220.000đ
nhưng khai với Công an Điều tra là 360.000đ trong khi bị hại trình bày đã kiểm tra tiềnxong mới đi trình báo cho Công an? Bị hại nghĩ thế nào về lời khai của mình?
Đáp: Lúc đó tôi không nhớ chính xác, sau này tôi tính toán lại thì số tiền mất là
360.000đ
Trang 15Hỏi:-Bị hại cho biết ai là người đưa tiền xe ôm cho ông Đặng Trọng Đặng? Bị
hại có biết là bao nhiêu tiền không?
Đáp: Tôi thấy Dương đưa tiền cho ông Đặng nhưng không biết là bao nhiêu.
D
Hỏi bị hại Nguyễn Đại Dương:
Hỏi:-Bị hại cho biết mối quan hệ giữa bị hại với Trung và Đạo như thế naò? có
mâu thuẫn gì không?
Đáp: Tôi không quen biết Trung và Đạo, cũng không có mâu thuẫn gì.
Hỏi:Bị hại có bị ai đánh không? Theo anh nhận định Lý do gì bị đánh?
Đáp: Tôi có bị anh Đạo lấy tờ báo đánh vào vai; tôi biết tôi và Công bị đánh là
do bán báo sang Thủy Nguyên giành khách của chị Hà nên chị Hà cho người đến đánhhai chúng tôi
Hỏi:Lúc bị đánh, anh và Công ở gần nhau không? Cách bao xa? Anh có thấy ai
móc túi Công lấy tiền không? Công có bị té ngã không?
Đáp: Lúc đó tôi và Công cách nhau khoảng 3-4m, tôi không nhìn thấy ai móc
túi quần của Công
Hỏi: Lúc anh và Công bị đánh có ai đi đường nhìn thấy rõ sự việc không? Anh
và Công có ai la hô kêu cứu do bị ăn cướp không?
Đáp: Lúc đó có nhiều người đi xe máy qua lại nhưng không có ai dừng lại và
tôi với Công cũng không có kêu cứu với ai
Hỏi:Thường ngày anh đi bán báo đến chiều về - tổng số tiền vốn và lời bán
được khoảng bao nhiêu? Doanh thu trong ngày giữa Anh và Công ngang nhau không?Vậy Công vừa trình bày mới 8h sáng mà Công đã bán được 360.000đ rồi để bị mấtkhông biết ai lấy theo anh là có đúng thực tế không? Anh thấy thế nào?
Đáp: Hàng ngày tôi và Công bán được số tiền gần ngang nhau khoảng
300.000đ Còn việc Công bị mất bao nhiêu tiền thì tôi không rõ, đến khi Công khai vớiCông an lúc đó tôi mới biết số tiền bị mất 360.000đ
E
.Hỏi người làm chứng ông Đặng Trọng Đặng:
Hỏi: Ông cho biết mối quan hệ giữa ông với Trung và Đạo cũng như giữa ông
với Công và Dương?
Đáp: Tôi không quen biết với bốn thanh niên này.
Hỏi: Ngày 03/5/x ông có lái xe đưa Trung và Đạo về không? Ông chở cả hai
hay là có ai cùng chở? Đi từ đâu đến đâu? Ai là người kêu xe ông?
Trang 16Đáp: Do sợ Công an Giao thông nên tôi kêu thêm xe của anh Vũ Đình Khiêm
chở tiếp một người, đi từ Cầu Bính đến Đình Hàng – Lê Chân – Hải Phòng do mộtthanh niên kêu – sau này tôi mới biết tên thanh niên đó là Dương
F
Hỏi người làm chứng Vũ Đình Khiêm:
Hỏi:-Ngày 03/5/x, ai là người gọi xe của anh chở khách đi đến khu vực đình
hàng? Anh đã chở người nào? Có quen biết người đó không?
Đáp: Tôi chở thanh niên tên Trung, tôi không quen biết với hai thanh niên đó,
G
Hỏi Nguyễn Thị Hà:
Hỏi: Chị cho biết mối quan hệ giữa chị với Trung và Đạo như thế nào?
Đáp: Trung là cháu của tôi, kêu tôi bằng dì, còn Đạo – Bạn bè với Trung ra sau
thì tôi không biết
Hỏi: Chị Hà có kể lại cho Trung nghe việc Công và Dương bán báo sang địa
bàn của chị giành khách hay không? Chị có bảo Trung đe dọa không cho Công vàDương sang bán báo ở Thủy Nguyên nữa không?
Đáp: Tôi có kể lại sự việc Công và Dương sang Thủy Nguyên bán báo giành
khách hàng của tôi nhưng tôi không có nhờ Trung đe dọa đánh đập Công và Dương
2 Hội Thẩm nhân dân Đặng Lợi Nghĩa - hỏi: (Tòa hỏi bị cáo Phạm Thành Trung,
yêu cầu bị cáo đứng dậy)
A.
Bị cáo Phạm Thành Trung:
Hỏi: Bị cáo cho HĐXX biết, việc mua bán tự do cạnh tranh lành mạnh là quyền
của mọi người nhưng bị cáo đã can thiệp làm xâm hại đến sức khỏe của người khác, bịcáo có biết là hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật hay không?
Đáp: Dạ biết
Hỏi: Biết vi phạm pháp luật sao bị cáo vẫn còn làm?
Đáp: Dạ vì thấy Dì của bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, giờ lại mất hết
khách, bán ế quá nên bị cáo mới can thiệp như vậy
HTND nói: (Tòa hỏi bị cáo Lê Văn Đạo, yêu cầu bị cáo đứng dậy)
B
Bị cáo Lê Văn Đạo:
Hỏi: Bị cáo thành thật trả lời cho HĐXX biết lý do nào mà bị cáo theo Trung
chặn đường đánh Công và Dương?
Trang 17Đáp: Dạ Trung rủ bị cáo đi thì bị cáo đi theo, khi thấy Trung chặn đường đánh
Công bị cáo thấy vậy đánh luôn Dương – lúc đầu bị cáo không có ý định đó
Hỏi: Ai là người lấy tiền của Công?
Đáp: Dạ không có ai lấy tiền của Công.
Hỏi: Không ai lấy tiền mà sao Công đã khai là bị mất tiền?
Đáp: Dạ bị cáo không biết, có thể do bị cáo đã vu khống cho tôi
HTND nói: (Mời bị hại anh Nguyễn Đại Dương đứng dậy)
C
Bị hại Nguyễn Đại Dương:
Hỏi: Bị hại Dương cho HĐXX biết, khi Trung móc dao ra đe dọa,bị hại có nhìn
thấy rõ đó là con dao không?
Đáp: Dạ do bị khuất nên tôi nhìn không rõ lắm
Hỏi: Nhìn không rõ mà sao xác định đó là con dao?
Đáp: Dạ tôi nhìn thấy cán dao giống như con dao của tôi đã từng sử dụng
Hỏi: Lúc đó khoảng cách giữa bị hại và Trung khoảng bao xa?
2 Hội Thẩm nhân dân Đoàn Kim Duyên: (Tòa hỏi bị cáo Phạm Thành Trung, yêu
cầu bị cáo đứng dậy)
A
Bị cáo Phạm Thành Trung:
Hỏi: Bị cáo có suy nghĩ gì về việc làm của mình vừa qua không? Bị cáo có hối
hận về việc làm của mình không?
Đáp: Dạ bị cáo đã biết lỗi Từ nay bị cáo không dám làm như vậy nữa.
HTDN nói: (bị cáo Phạm Thành Trung ngồi xuống, bị cáo Đạo đứng dậy)
B
Bị cáo Lê Văn Đạo:
Hỏi: Bị cáo nói rõ cho HĐXX biết, Ai đã dùng dao đe dọa Công và Dương?
Trang 18Đáp: Dạ bị cáo và Trung chỉ dùng tay đánh Công và Dương chớ không có dùng
dao đe dọa
Hỏi: Công và Dương đã khai là Trung và bị cáo dùng dao đe dọa vậy bị cáo
nghĩ sao?
Đáp: Dạ sự thật là bị cáo và Trung không có dùng dao đe dọa.
HTND nói: (cho phép bị cáo ngồi, bị hại Bùi Văn Công đứng dậy)
C
Bị hại Bùi Văn Công:
Hỏi: Bị hại nói cho HĐXX biết, Trung có hỏi xin bị hại 20.000đ không?
Đáp: Dạ có nhưng tôi không đưa.
Tôi không hỏi gì thêm đề nghị chủ tọa tiếp tục làm việc.
Chủ tọa điều khiển: mời vị đại diện VKS tham gia phần xét hỏi
3 Kiểm sát viên Đỗ Thanh Tùng: (Thưa HĐXX, thay mặt VKS tôi xin được hỏi
bị cáo)
A.
Hỏi bị cáo Trung
1 Bị cáo trả lời cho HĐXX biết bị cáo có biết tại sao hôm nay bị cáo bị đứng ở đây
không?
Đáp: Dạ bị cáo bị VKS truy tố về tội cướp tài sản ạ.
2 Khi nghe chị Hà là dì của bị cáo nói nguyên nhân di bán báo về trể lúc đó bị cáo
phản ứng ra sau?
Đáp: Bị cáo thấy tội nghiệp và tức giận ạ
3 Tại sao bị cáo tức giận?
Đáp: Dạ bị cáo không biết
4 Tại sao bị cáo đi tìm bị cáo Đạo?
Đáp: Bị cáo rủ bị Đạo đi chung để đánh người qua tranh bán báo với Dì Hà ạ
5 Bị cáo đã mang theo gi trong minh khi đi đến cầu Bính?
Đáp: Dạ bị cáo không nhớ rõ lắm hình như là không mang theo gì ah.
6 Khi gặp anh Công và Dương bị cáo phản ứng ra sau? Ai là người xông ra đánh
trước?
Đáp: Bị cáo muốn đánh liền ah Bị cáo là người xông ra đánh trước.
Trang 197 Lúc đó anh Công và Dương phản ứng ra sau?
Đáp: Dạ bị cáo thấy anh Công và Dương sợ ah.
8 Trong lúc đánh anh đánh ai là người lấy tiền của anh Công ? anh lấy hay anh Đạo?
Đáp: Dạ bị cáo không có lấy ah Bị cáo cũng không biết ai lấy ạh
B Hỏi bị cáo Đạo
1 Bị cáo có nghe rõ những gì bị cáo Trung trình bay hay không?
Đáp: Dạ bị cáo nghe rõ ạh.
2 Bị cáo Trung đã nói nhũng gì khi gặp bị cáo?
Đáp: Dạ anh Trung rủ bị cáo đi sang thủy nguyên để đánh đe dọa ai đó.
3 Bị cáo là người đã mang theo dao đúng không? Nếu không đúng thì ai là người
mang theo con dao?
Đáp: Dạ bị cáo không có manh theo dao ah Dạ bị cáo cũng không biết ai mang theo
ạh
4 Bị cáo thấy bị cáo trung đã làm gì với anh Công và Dương?
Đáp: Bị cáo thấy Trung đánh anh Công Và anh Dương ah.
5 Bị cáo đã làm gì?
Đáp: Dạ bị cáo cũng xông ra đánh luôn ah.
6 Bị cáo là người giữ tiền mà bị cáo Trung đưa đúng không?
Đáp: Dạ bị cáo không có giữ tiền gì hết
7 Bị cáo là người cầm dao đúng không?
Đáp: Dạ bị cáo không có cầm.
8 Bị cáo dọa anh Công và anh Dương như thế nào?
Đáp: Dạ thưa bị cáo không có dọa
Viện kiểm sát không hỏi gì thêm, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc Tình tiết thêm: Cho người làm ồn ào gây mất trật tự và kêu cảnh sát tư pháp.
Chủ tọa: Mời vị Luật sư bào chữa cho các bị cáo tham gia xét hỏi
4 Luật sư bào chữa tham gia xét hỏi:
Trang 20Luật sư xin phép HĐXX cho hỏi bị hại Bùi Văn Công.
Chủ tọa: Bị hại Bùi Văn Công đứng lên
A.
Bị hại Bùi Văn Công: ( Bị hại trả lời cho HĐXX biết.)
1 Trước khi sang Thủy Nguyên bán báo bị hại làm nghề gì? ở đâu?
Đáp: Dạ Bị hại làm nghề bán báo, trước đây thường bán ở Núi Đèo.
2 Tại sao bị cáo lại sang địa bàn Thủy Nguyên để bán báo?
Đáp: Tại tôi thấy bên Thủy Nguyên bán được.
3 Bị hại có biết chị Nguyễn Thị Hà là người bán báo thường xuyên ở khu vực này
hàng ngày không?
Đáp: Tôi có biết chị Hà là người bán báo ở khu vực này hàng ngày nên tôi sang đây
bán là có giành khách của chị, tôi thấy chị Hà bán được nên tôi mới sang đây bán
4 Vào sáng ngày 03/5, bị hại có biết lý do mà mình bị các bị cáo đánh hay không? Đáp: Sau khi tôi bị Trung đánh, nghe Trung dọa chúng tôi không được sang Thủy
Nguyên bán báo nữa, nên tôi đoán chắc do tôi bán báo qua địa bàn của chị Hà giànhkhách hàng của chị nên chị cho người đánh tôi
5 Bị hại cho biết bị hại đã bị đánh như thế nào?
Đáp: bị cáo Trung đã dùng tay và chân đấm đá liên tiếp vào người tôi.
6 Sau khi bị Phạm Thành Trung đánh thì tình trạng sức khỏe của bị hại như thế nào? Đáp: sau khi bị Trung đánh thì tôi thấy hơi choáng và tôi ngất xỉu?
7 Khi bị hại ngất xỉu như vậy bị cáo có nhận biết gì không?
Đáp: Dạ thưa không
8 Bị hại không nhận biết được vậy tại sao bị hại lại khẳng định bị cáo Phạm Thành
Trung chính là người thò tay vào túi quần của bị hại để lấy 270 ngàn đồng và lấy 90ngàn đồng trong rọ xe của bị hại?
Đáp: Tôi nghe Dương kể lại và sau này tôi kiểm tra lại thì thấy mất thật.
9 Các bị cáo có sử dụng dụng cụ gì khác để đánh bị hại không?
Đáp: Dạ sau khi đánh một bị cáo đã dùng dao đe dọa chúng tôi
10 Bị hại nói rõ cho HĐXX biết ai là người trực tiếp cầm dao đe dọa bị hại?
Đáp: không nhớ chắc chắn có phải Trung cầm dao đe dọa nhưng xác định một trong
hai người có cầm dao bấm đe dọa yêu cầu không sang Thủy Nguyên bán báo
11 Bị hại thấy hình dáng con dao ra sao?
Đáp: Con dạo thuộc loại dao bấm, đang bật lưỡi.
Trang 21Kính thưa HĐXX, tiếp theo cho phép tôi được hỏi bị hại Nguyễn Đại Dương
Chủ tọa: Bị hại Nguyễn Đại Dương đứng lên
B
.Bị hại Nguyễn Đại Dương: ( Bị hại trả lời cho HĐXX biết.)
1 Bị hại cho biết bị cáo Trung và Đạo có lấy số tiền nào từ bị hại hay không?
Đáp: Dạ các bị cáo lúc đầu không có lấy gì của tôi, nhưng một lúc sau khi chúng tôi bị
đánh, bị cáo Đạo bảo tôi thuê xe ôm chở họ về và tôi buộc phải kêu xe ôm cho họ Tôi
có đưa cho ông xe ôm 100.000đ
2 Vì sao bị hại lại phải thuê xe ôm cho các bị cáo?
Đáp: tại lúc đầu bị hại đã bị đánh không được sang bán bán nữa, nếu không thuê xe
như yêu cầu bị hại sợ các bị cáo đánh nữa
3 Bị hại đã nhìn thấy cụ thể những gì xảy ra giữa bị cáo Trung với Công?
Đáp: Tôi thấy sau khi đánh Công bị cáo Trung cúi xuống móc vào túi quần của Công
để lấy tiền nhưng tôi không biết là có lấy được hay không
4 Không chắc chắn có nhìn thấy bị cáo Trung lấy tiền tại sao bị hại lại nói với Công là
chính Trung đã lấy tiền trong túi và trong rọ xe của Công?
Đáp: Tại khi nghe Công nói mất tiền nên tôi đoán Trung thò tay vào túi quần là để lấy
tiền
5 Bị hại có thấy các bị cáo đã sử dụng dụng cụ gì khác để đe dọa bị hại không?
Đáp: Dạ sau khi đánh bằng tay thì bị cáo Trung đã rút một con dao bấm ra để đe dọa
chúng tôi không được sang Thủy Nguyên bán báo
6 Bị hại thấy hình dáng con dao lúc đó như thế nào?
Đáp: Con dạo bấm có cán màu nâu đỏ và chưa bật lưỡi.
Tiếp theo Luật sư xin phép HĐXX được hỏi người làm chứng Đặng.
Chủ tọa: Mời người làm chứng ông Đặng Trọng Đặng đứng lên
C
Ông Đặng Trọng Đặng: ( ông trả lời cho HĐXX biết)
1 Trước khi chở hai bị cáo đi ông có nhìn thấy xảy ra đánh nhau gì hay không?
Đáp: dạ tôi không nhìn thấy họ có xảy ra đánh nhau gì.
2 Ông cho biết ai là người trực tiếp đưa tiền xe cho ông và đưa bao nhiêu tiền?
Đáp: Thanh niên tên Dương đưa cho tôi 100.000đ trước khi tôi chở hai bị cáo đi.