C. Hỏi bị hại Bùi Văn Công
d khoản 2 điều 133 BLHS áp ụng tình tiêt tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy
BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ HẠI Bùi Văn Công và Nguyễn Đại Dương
Bùi Văn Công và Nguyễn Đại Dương
Kính thưa hội đồng xét xử Thưa vị đại diện viện kiểm sát
Thưa hai vị luật sư đồng nghiệp và tất cả mọi người tham dự phiên tòa hôm nay
Chúng tôi là Nguyễn Thị Diễm Trinh và Lê Minh Thuận, là luật sư làm việc tại công ty luật A thuộc Đoàn Luật sư Thành phố cần thơ.
Theo yêu cầu của hai bị hại Nguyễn Đại Dương và Bùi Văn Công được sự chấp thuận của Hội đồng xét xử, tôi tham gia phiên tòa hôm nay với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.
Qua phần trình bày quan điểm của vị đại diện viện kiểm sát, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của đại diện viện kiểm sát tuy nhiên qua nghiên cứu hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa hôm nay tôi xin có một số ý kiến sau.
Vào khoảng 8 giờ ngày 3/5/x trong lúc anh Công và anh Dương đang trên đường đi bán báo đến cầu Bính thì bị cáo trung và đạo chặng đường đánh trong lúc ra tay đánh anh công bị cáo trung đã dùng tay móc tiền trong túi quần anh công là 360.000, sau đó còn dùng dao đeo dọa, không cho hai bị hại sang thủy nguyên bán báo nếu không “sẽ bị cắt gân” đồng thời bắt hai anh công và dương vứt toàn bộ số báo mang theo xuống sông. Sau khi thực hiện xong các hành vi trên bị cáo trung và đạo ép buộc hai bị hại đi kêu xe ôm cho bị cáo về và bắt anh dương trả tiền xe ôm là 100.000
Kính thưa hội đồng xét xử:
Giữa bị hại và bị cáo không hề có bất kì mối quan hệ quen biết nào, khi anh Công và anh Dương đang trên đường bán báo như mọi ngày thì bất ngờ bị cáo Trung và Đại xuất hiện dùng tay chân đấm đá vào người gì quá bất ngờ nên anh công và anh dương không kịp kêu la. Bị cáo trung lợi dụng trong lúc anh công không có khả năng chống cự đã dùng tay móc tiền trong túi quần số tiền bị lấy đi là 360.000 số đó đã bắt anh dương trả tiền xe ôm cho hai bị cáo đi về là 100 ngàn
Về hành vi của bị cáo Trung và Đại đã thõa mãn các dấu hiệu của tội cướp tài sản Về mặc khách quan: đã có hành vi dùng vũ lực đánh vào người bị hại công và dương làm hai anh không có khả năng chống cự không dám kêu cứu do bị bất ngờ.
Về khách thể : đã bị xâm phạm có hành vi lấy đi số tiền trong túi anh công đồng thời theo biên bản giám định .Theo biên bản giám định pháp y số 577 ngày 26/5/x của tổ chức giám định thành phố Hải Phòng kết luận anh công bị sưng nề, bầm tím và xây xát da và vùng gốc mũi, vùng mắt phải các thương tích trên đều do vật tầy gây nên di chứng lâu dài giảm 1% sức lao động. chi phí tiền thuốc hết 500 ngàn.
Mặt chủ quan: đây là hành vi phạm tội với lỗi cố ý
Bị cáo trung còn dùng dao bấm đeo dạo anh bị hại không cho sang thủy nguyên bán báo.
Kính thưa hội đồng xét xử:
Bởi những lý lẽ đã phân tích trên tôi kính mong hội đồng xét xử xem xét áp dụng khoảng 2 điểm d điều 133 của bộ luật tố tụng hình sự đồng thời áp dụng các tình tiết
tăng nặng tại điểm khoản g khoản 1 đối với bị cáo trung và bị cáo đại Ngay tại phiên tòa hôm nay hai bị cáo trung và đại vẫn không hề ăn năn hối cải thành khẩn khai báo Bản thân bị cáo đại là người đã có một tiền án tiền sự về tội cố ý gây thương tích.
Về trách nhiệm dân sự bị cáo trung và đại phải bồi thường chi phí điều trị là 500.000 ngàn đồng, bồi thường toàn bộ số tiền bán báo mà bị hại đã bỏ ra mua báo ngày hôm 3/5/x là 300.000. Bồi thường về tổn thất ngày công lao động do phải nghĩ làm là 5 ngày mỗi ngày 300.000 ngàn, sức khỏe lao động bị tổn hại 1 % được tính bằng thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề. Mỗi ngày thu nhập 150.000đ, một tháng là 4.500.000đ, tổng số tiền mà anh trung và đại phải bồi thường là 29.000.000đ.
Phải bồi thường anh Dương số tiền 100.000đ tính tiền xe ôm cho hai bị cáo. Trên đây là toàn bộ bài bảo vệ của tôi chân thành cảm ơn hội đồng xét xử đã lắng nghe.
*Chủ tọa phiên tòa hỏi:
Hỏi: Bị hại Dương và Công có nghe rõ lời bảo vệ của Luật sư chưa?
Đáp: bị hại đã nghe rõ.
Hỏi: các bị hại có bổ sung gì không?
Đáp: dạ Không.
*Chủ Tọa: mời phía đại diện VKS có ý kiến trong phần tranh luận
- Kính thưa HĐXX!
- Vị luật sư bào chữa cho bị cáo, cho rằng: Bị cáo không phạm tội “Cướp tài sản” theo qui định tại Điểm d, Khoản 2 ,Điều 133 – BLHS mà cấu thành tội“Cưỡng đoạt
tài sản” quy định tại khoản1, Điều 135 Bộ Luật Hình Sự; và được các tình tiết giảm
nhẹ tại điểm g, điểm p và điểm h, khoản 1 Điều 46, Điều 47, Điều 60 - Bộ Luật Hình
Sự Là VKS, với vai trò quyền công tố tại phiên tòa, tôi cho rằng:
- Hành vi phạm tội của hai bị cáo làm thiệt hại đến tài sản, sức khỏe của bị hại được thực hiện thông qua hành động. Thể hiện qua việc hai bị cáo đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: Chủ động đi đón đường để đánh bị hại Công và Dương, dùng vủ lực đe dọa tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; - Về hậu quả như quí tòa và mọi người đã biết - làm gây thương tích cho bị hại Công là 1% và thiệt hại tài sản của Dương 100.000đ và Công 360.000đ;
- Và tại phiên tòa hôm nay, mọi người cũng đã nghe các bị cáo đã khai nhận hành vi dùng vủ lực của mình để đe dọa làm cho bị hại lâm vào tình thế không thể chống cự
được; mặt khác, các bị cáo không có thiện chí khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, để mặt nhiên cho bị hại và gia đình tự lo liệu tiền thuốc thang chữa trị trong lúc hoàn cảnh đang khó khăn, đi bán báo kiếm sống từng ngày.
- Chính vì vậy, Tôi xin bảo lưu nội dung bản luận tội của đại diện VKSND mà tôi đã
trình bày tại phiên tòa, bảo lưu việc truy tố bị cáo Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo ra trước Tòa về tội: “Cướp tài sản” theo qui định tại điểm d, khoản 2 Điều 133 Bộ
luật Hình sự.
Xin cảm ơn.
*Chủ tọa: Yêu cầu đại diện luật sư bào chữa đối đáp lại ý kiến của đại diện KSV và
luật sư bảo vệ.
Đối đáp: Luật sư Mai Thị Trang trình bày
Kính thưa HĐXX, sau đây tôi xin trình bày quan điểm tranh luận của mình như sau:
Trước hết về mặt thủ tục tố tụng, tôi nhận thấy còn thiếu Biên bản thu giữ con dao bấm và không có con dao - là vật chứng làm chứng cứ tại phiên Tòa hôm nay.
Về phần định tội danh, tôi không đồng tình với quan điểm của vị đại diện Viện Kiểm Sát khi cho rằng: “Các bị cáo có hành vi dùng vũ lực đe dọa tức khắc làm cho bị hại lâm vào tình thế không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” và “Chiếm đoạt số tiền 360 ngàn của bị hại Công”. Và vì vậy tôi không đồng tình với quan điểm của vị đại diện VKS đã truy tố hai thân chủ của tôi là Phạm Thành Trung và Lê Văn Đạo phạm tội Cướp tài sản trong trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS.
Bởi các cơ sở sau đây:
Thứ nhất, đối với bị cáo Phạm Thành Trung vì thấy Dì của mình là bà Nguyễn Thị Hà vừa có hoàn cảnh khó khăn lại có con nhỏ nên khi nghe Dì của mình nói rằng hiện có hai thanh niên mới sang giành địa bàn bán báo, làm việc buôn bán của Dì bị cáo ế ẩm. Chính vì thương chị Hà mà đã thúc đẩy Trung rủ thêm Đạo để đi đánh
nhằm đe dọa không cho Công và Dương sang Thủy Nguyên bán báo giành khách của gì Hà. Như vậy, ta thấy rằng mục đích hình thành ngay từ trước khi đi của Trung,
Đạo đánh Công và Dương chỉ là nhằm đe dọa không cho Công và Dương sang Thủy Nguyên bán báo nữa. Chứ không hề có bất kì một mục đích sẽ đánh để lấy tiền của các bị hại như quan điểm tranh luận của vị đại diện VKS đã nói.
Bên cạnh đó, sau khi các bị hại bị các bị cáo đánh để đe dọa việc không cho sang Thủy Nguyên bán báo, một thân chủ của tôi là bị cáo Lê Văn Đạo mới kêu Dương thuê xe ôm để chở các bị cáo về. Vì sợ nên bị hại Dương đã thuê xe ôm của ông Đặng với số
tiền 100 ngàn cho các bị cáo. Phản ứng sợ lúc này của các bị hại hoàn toàn không nghiêm trọng đến mức làm cho bị hại Dương tê liệt ý chí do hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc gây ra. Như vậy không thể kết luận bị hại Công và Dương vì hành vi đánh đe dọa của các bị cáo mà lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà phải trả tiền thuê xe ôm. Mà theo quy định về tội cướp tài sản căn cứ tại khoản 1 Điều 133 BLHS thì phải có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là mục đích chính yếu, làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng tê liệt ý chí, không thể chống cự được. Về mặt chủ quan thì mục đích vụ lợi – chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Và mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này.
Do vậy hành vi của Trung và Đạo dẫn tới việc trả tiền xe ôm chỉ là hành vi dùng vũ lực uy hiếp tình thần của các bị hại để lấy được tiền xe ôm mà thôi. Hành vi này chỉ phù hợp để cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tại khoản 1 Điều 135 BLHS
Vấn đề thứ hai mà phía Luật sư bào chữa muốn đưa ra, đó là các bị cáo không có hành vi sử dụng hung khí để đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản của các bị hại Công và Dương. Bởi lẽ, có sự mâu thuẫn hàng loạt trong các lời khai của từng bị hại và của chính các bị hại với nhau về hình dáng, cách sử dụng của một con dao được quy kết là do bị cáo sử dụng. Các lời khai trong các biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị can và phần trả lời của các bị hại tại phiên tòa hôm nay đã cho thấy rõ sự mâu thuẫn này. Do đó không thể dùng lời khai phiến diện của riêng phía bị hại về tình tiết này làm chứng cứ trong vụ án. Đồng thời chính Cơ quan điều tra không thu thập được con dao được coi là hung khí mà các bị hại đã khai để làm vật chứng tại phiên Tòa ngày hôm nay. Những điều này lại hoàn toàn phù hợp với lời khai không công nhận rằng có hành vi dùng dao đã được các bị cáo thống nhất từ đầu đến cuối. Vì vậy, việc vị đại diện VKS cho rằng các bị cáo đã có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm trong vụ án để truy tố theo điểm d khoản 2 Điều 133 là chưa đầy đủ căn cứ. Tôi kính mong HĐXX xem xét.
Trên đây là quan điểm tranh luận của tôi, tôi xin cám ơn. Chủ tọa: mời vị luật sư phía bị hại phát biểu ý kiến tranh luận
Luật sư phía bị hại trình bày:
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Kính thưa vị Đại diện Viện kiểm sát.
Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của vị Luật sư bào chữa cho rằng: hành vi của bị cáo Trung và Đạo là hành vi của tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Bởi vì, hành vi này đã thỏa các dấu hiệu của tội “Cướp tài sản”.
Thứ nhất, tại Cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa ngày hôm nay, các bị cáo
đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy rằng các bị cáo không thừa nhận việc sử dụng hunhg khí nguy hiểm là con dao bấm nhưng vẫn có người làm chứng cho việc bị cáo đã sử dụng hung khí nguy hiểm, (tại bút lục 64, 67).
* Về hành vi của tội “Cướp tài sản” – đó là hành vi dùng vũ lực: Đây là
hành vi dùng sức mạnh vật chất có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt ý chí chống cự của người đó. Cụ
thể là, không nói không rằng, bất ngờ các bị cáo Trung và Đạo đã lao ra đánh tới tấp vào các thân chủ tôi, làm cho anh Công bất tĩnh nhân sự; không còn khả năng chống cự
Đồng thời bị cáo Trung còn có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc:
Loại hành vi này thể hiện bằng lời nói, hoặc bằng cử chỉ, hoặc cả hai, có kèm theo hoặc không hèm theo công cụ, phương tiện phạm tội (như: dao, súng, lựu đạn…). Và ở
đây, bị cáo Trung đã có hành vi đánh, đấm kèm theo công cụ là con Dao bấm đe dọa các thân chủ tôi nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu “ngay tức khắc” – căn cứ của hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội “Cướp tài sản” – Hành vi đe
dọa này có tính chất mãnh liệt, chính sự đe dọa đã làm tê liệt ý chí chống cự của các thân chủ tôi và tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản, mục đích này hình thành ngay trong khi thực hiện hành vi phạm tội của các bị cáo.
Thứ hai, bị cáo Phạm Thành Trung vì thương dì của mình mới hành động như
thế là không có thuyết phục.
Bởi vì qua hồ sơ vụ án cũng như tại phiên tòa ngày hôm nay, các bị cáo và chị Nguyễn Thị Hà thừa nhận rằng: chị Hà không nhờ sự can thiệp của bị cáo và các bị cáo Trung và Đạo cũng không hề biết đến các thân chủ của tôi. Đồng thời trên tuyến đường bán báo trên khu vực Thủy Nguyên có rất nhiều người bán báo. Nếu vì muốn giành lại chén cơm cho dì của mình thì các bị cáo phải dọa đánh và hăm dọa tất cả những người bán báo trên địa bàn này (Cụ thể như anh Đới, anh Thanh và một số người bán báo khác). Nhưng tại sao ở đây, các bị cáo lại chỉ đánh ngay đúng các thân chủ của tôi? Vì thế lý do của Luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo đánh các thân chủ tôi là vì mục đích đe dọa chứ không phải hành vi của việc cướp là không có cơ sở.
Vấn đề thứ ba, mà tôi muốn làm rõ ở đây đó là:
Việc Luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không có hành vi sử dụng hung khí là con Dao bấm là không đúng sự thật. Tại các (bút lục 64, 67, 97) các thân chủ tôi là anh Công và anh Dương đều khai rằng Trung có dùng dao đe dọa, nhưng Dương
không nhìn thấy được dao có bật lưỡi hay không, chứ không thừa nhận “Trung không
dùng dao uy hiếp” như ý kiến của Luật sư bào chữa đã nêu.
Lý do Dương nhìn không rõ dao có bật lưỡi hay không là vì lúc đó tinh thần Dương đang hoảng loạn, Trung thì đứng còn Dương thì ngồi, nhìn ngước mắt lên nên tầm nhìn bị che khuất. Vì thế chỉ xác định được cán dao mà không xác định được lưỡi, đó là điều tất yếu và được thể hiện tại (bút lục 97). Việc Cơ quan điều tra không thu thập được hung khí là con Dao bấm thì không thể chứng minh rằng, bị cáo không sử