thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

173 786 2
thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Ngọc Thảo THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Ngọc Thảo THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂN NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 3 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quí Thầy, Cô ở phòng sau đại học, Thầy , Cô trong khoa Tâm lý-giáo dục, quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục Khoá 19 của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành .ăn. Đặc biệt chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Gíáo dục và đào tạo Thái Nguyên, lãnh đạo huyện Phổ Yên; xin cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp huyện Phổ Yên-Thái Nguyên, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp dữ liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong nghiên cứu thực tế để làm luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn luận văn không sao tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011 Tác giả LÊ THỊ NGỌC THẢO 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CB-GV : Cán bộ - giáo viên CB-GV-NV : Cán bộ - giáo viên - nhân viên CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh CLB : Câu lạc bộ CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ĐTB : Điểm trung bình ĐTN : Đoàn thanh niên GD : Giáo dục GDCD : Giáo dục công dân GDĐĐ : Giáo dục đạo đức GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp NXB : Nhà xuất bản QLGD : Quản lý giáo dục SHDC : Sinh hoạt dưới cờ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TDTT : Thể dục thể thao XHHGD : Xã hội hóa giáo dục 5 MỤC LỤC 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong năm nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toàn diện. Ngày 21 tháng 10 năm 1964, khi về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội, Bác Hồ đã dạy:“Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng , vừa chuyên”. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ.Các tệ nạn xã hội tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của học sinh phổ thông, không ít học sinh đã sa vào các tệ nạn xã hội, sống tùy tiện ,cẩu thả, như Đảng ta đã nhận định trong Nghị Quyết Trung ương II, khóa VIII:“Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”.Vì vậy trong những năm tới cần “Tăng cường giáo dục công dân , giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin tổ chức cho học sinh tham 7 gia các hoạt động xã hội, văn hóa-thể thao phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu giáo dục toàn diện”. Các nghiên cứu lý luận cho thấy trong trường học nói chung và Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp(Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp) nói riêng, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.Thế hệ học sinh trung học phổ thông đang trong độ tuổi mà tâm sinh lý có sự chuyển biến mạnh mẽ, rất thích cái mới nhưng chưa đủ tri thức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường.Do đó, việc giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách đối với tất cả các trường nói chung.Thực tiễn ở huyện Phổ Yên , tỉnh Thái Nguyên cho thấy, tình trạng học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp sa sút về mặt đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức còn nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để tì m ra những vấn đề cần giải quyết và xác định những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên , tác giả chọn “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu: -Xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. -Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: -Khách thể: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . -Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. -Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. -Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp trong huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học: Giả thuyết 1: Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thực hiện khá tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công tác kiểm tra , đánh giá được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Giả thuyết 2: Việc quản lý của Hiệu trưởng vẫn còn hạn chế ở công tác tổ chức, chỉ đạo và phối hợp các lực lượng giáo dục; phương pháp,hình thức và phương tiện giáo dục chưa phong phú và còn thiếu tính thực tiễn . 6.Phương pháp nghiên cứu: -Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích , tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa , khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. -Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: tiến hành khảo sát thực tế tại các trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thông qua trò chuyện, trao đổi đối với Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh . 9 +Phương pháp quan sát:quan sát các kế hoạch và các hoạt động của nhà trường: kế hoạch GD đạo đức, họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đoàn thanh niên, sinh hoạt chủ nhiệm lớp, ngoại khóa +Phương pháp điều tra bằng Ankét : sử dụng hệ thống câu hỏi mở và câu hỏi kín để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu.Cụ thể : *Khảo sát 100% Cán bộ quản lý của 6 trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp trong huyện Phổ Yên (gồm 6 hiệu trưởng và 13 phó hiệu trưởng ). *Khảo sát 100% giáo viên chủ nhiệm của 3 trường đại diện cho 3 vùng:1 trường thuộc vùng sâu (Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Nguyễn Thị Minh Khai, 1 trường thuộc vùng ven thị trấn (Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Ngô Văn Cấn) và 1 trường tại trung tâm thị trấn Phổ Yên (Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Chêguevara), gồm có 95 GVCN. *Khảo sát 290 học sinh tại 3 trường thuộc 3 vùng : vùng sâu, vùng ven thị trấn và tại trung tâm thị trấn. +Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: nhằm thu thập những thông tin khoa học, những nhận định, đánh giá của các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức ở trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp . -Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 nhằm xử lý các kết quả đã khảo sát. 7.Những đóng góp mới của luận văn: -Góp phần bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cấp Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp. -Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. -Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . 10 8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 phần như sau: U Ch ư ơ ng I : U Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp. U Ch ư ơ ng I I U: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên , tỉnh Thái Nguyên. U Ch ư ơ ng II I U: Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. [...]... chuyên ngành Quản lý và tổ chức văn hoá -giáo dục “Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng các trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp tỉnh Trà Vinh”, năm 2003; -Nguyễn Thị Đáp với đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và tổ chức văn hoá -giáo dục “ Thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp huyện Long... nghĩa công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý bằng các biện pháp hiệu quả nhất nhằm đưa hoạt động giáo dục đạo đức đạt tới kết quả mong muốn 27 1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp: 1.3.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp. .. Thành và một số giải pháp”, năm 2004; 18 -Nguyễn Văn Trung với đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp huyện Châu Thành, Đồng Tháp” , năm 2006; -Lê Quang Tuấn với đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục : “Một số giải pháp công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học. .. triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế - xã hội Vì vậy quản lý giáo dục cũng phải luôn được đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả 26 năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với sự vận động và phát triển chung của xã hội 1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm giúp hoạt động. .. việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là: thầy, cô giáo, cha mẹ học sinh và những lực lượng giáo dục trong xã hội .Học sinh là đối tượng của quá trình giáo dục chịu tác động của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác Học sinh còn là chủ thể tích cực , tự giác tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và tham gia các hoạt động giao... nhà quản lý Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm , niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh dưới những tác động có mục đích, có kế hoạch được lực chọn về nội dung phương pháp, phương tiện phù hợp với đối tượng giáo dục và sự phát triển kinh tế xã hội nhất định Giáo dục đạo đức trong nhà trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp là một quá trình giáo. .. : giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kế hoạch , có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà giáo. .. giải pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên hiện nay”.Báo đại học -giáo dục chuyên nghiệp số 2/1997; -Giáo dục đạo đức- hệ thống giá trị tư tưởng nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998); -Tác giả Trần Thị Minh Hiển viết bài “ Cải tiến hình thức sinh hoạt tập thể để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 9/1998; -Tác giả Hồng Quân viết bài “ Giáo dục đạo đức công dân... hoạt động giao lưu để thể hiện các giá trị đạo đức Kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức ở trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp là phải hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức theo hệ thống chuẩn mực đạo đức của xã hội.Đáp ứng được những yêu cầu về mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức đã được qui định, đảm bảo mỗi học sinh khi tham gia vào cuộc sống xã hội đều là ... với thế hệ trẻ và với từng học sinh [18] Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệpxã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng . sở lý luận về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp. U Ch ư ơ ng I I U: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo. thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. -Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Cao. đức cho học sinh trung học phổ thông. -Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh

Ngày đăng: 18/09/2014, 14:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan