Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án về phát triển kinh tếnông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng Việt Đức, dự án 06 của chính phủ tiến hành trên địa b
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt hàngđặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm Một trong những mặt hàng đặc trưng đấyphải kể đến các sản phẩm của cây Hồi Đây là loài cây đặc sản thuộc nhóm câylâm sản ngoài gỗ Sảm phẩm Hoa Hồi Lạng Sơn được Cục sở hữu trí tuệ và bầutrọn là TOP 10 sản phẩm thiên nhiên tốt nhất[17] Nhiều nghiên cứu trên quanđiểm phát triển nông - lâm - môi trường - bảo tồn và đa dạng sinh học cho thấyphát triển Hồi cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môitrường Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án về phát triển kinh tếnông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng Việt Đức, dự
án 06 của chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chọn cây Hồi nhưmột giải pháp đầu tư thực hiện Phát triển Hồi là định hướng chiến lược trướcmắt cũng như lâu dài của tỉnh Lạng Sơn Cây Hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn
về kinh tế nó còn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyềnthống từ đời này qua đời khác một cách có ý thức
Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung Quốc kéo dài xuốngvùng núi phía Bắc của Việt Nam Tại Việt Nam, cây Hồi có phân bố nhiều ở cáctỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là832.378,38 ha Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng Hồi 33.503
ha ,chiếm 70% so với diện tích rừng Hồi cả nước Hồi phân bố hầu hết ở cáchuyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan,Bình Gia Diện tích trồng Hồi của 2 huyện này chiếm tới 55,9% diện tích trồngHồi toàn tỉnh (do ở những địa phương này đất được phát triển trên đá mẹ Riolit
& phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu, tỷ lệ mùn cao)[1] Với diệntích rừng Hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây Hồi đến thời điểm cho thuhoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con cácdân tộc tỉnh Lạng Sơn
Văn Lãng là một huyện nổi tiếng từ lâu về trồng Hồi, song do nhiều yếu
tố chi phối nên việc phát triển và mở rộng quy mô Hồi của huyện gặp không ít
Trang 2khó khăn Những năm 1995 trở lại đây có nhiều thay đổi trên bình diện chungcủa cả nước và của Lạng Sơn nói riêng: Về kinh tế, chính trị, về giao lưu thịtrường, cây Hồi đang có cơ hội để phát triển.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giớingày càng tăng, giá cả thị trường tương đối ổn định, cây Hồi được trả đúng vị trícủa nó Hơn nữa, Hồi còn là cây đa mục đích, vừa mang lại hiệu quả kinh tế caocho người dân vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất cũng như bảo vệ môi trườngsinh thái lâu dài và bền vững Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giaiđoạn 2001 – 2010 của chính phủ[5], Hồi là một trong những cây trồng chính củatỉnh Lạng Sơn Đồng thời cũng là cây góp phần xoá đói giảm nghèo chủ yếu chođồng bao các Dân tộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Chuyên đề nghiên cứu sinh
viên “Thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây Hồi trên địa bàn
huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn” rất cần thiết, thông qua đánh giá thực trạng
gây trồng và tiêu thụ để tổng hợp được những tồn tại, khó khăn làm cơ sở đềxuất giải pháp phát triển vùng Hồi của địa phương
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒI
Trong hệ thực vật Việt Nam, chi Hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong
phú, rất đa dạng, hiện đó thống kê được khoảng 16 loài[3] Tất cả các loài trong
chi Hồi (Illicium) ở nước ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác
nhau Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và methyleugenol… Các loài trong chi Hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý cần được nghiêncứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững Ngoài ra, tinh dầuHồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm cao cấp Saukhi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng làm thuốc trừ sâu, làm men, than hoạt tính,phân bón, thức ăn gia súc Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loàingười có liên quan mật thiết đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên Cùng với tốc
độ phát triển của kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của cây Hồi ngàycàng tăng Vì vậy việc nghiên cứu để hiện trạng gây trồng và thị trường tiêu thụcác sản phẩm của cây Hồi cần được coi trọng
Cây Hồi là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm.Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiềunước châu Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…) quả và tinhdầu Hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm Trong danh mụccác thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biếnthực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và tinh dầu Hồimang ký hiệu “GRAS 2096” Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể tách chiết acidshikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir - hoạt chất của thuốctamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợpđiều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm Theothống kê (chưa đầy đủ) thì diện tích rừng Hồi ở Lạng Sơn, Quảng Ninh tới năm
2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lượng quả là 3.426 tấn Dự kiến đến năm 2010chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha hồi Riêng tinh dầu, hàng năm cũng đó chưng cấtđược từ 150 – 250 tấn Quả Hồi và tinh dầu Hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trịtrên thị trường thế giới Trong những năm (1994 - 1997), giá mua bán tinh dầuHồi trong khoảng 9.500 – 10.900 USD/tấn và quả Hồi khô trong khoảng 1.400-1.600 USD/tấn Cây Hồi trồng sau 7 – 8 năm bắt đầu bói quả và sai quả ở độtuổi 20-60 năm Với rừng Hồi có năng suất cao nhất có thể đạt 30-40 kg quả
Trang 4khô/cây/năm; trung bình 10-15 kg quả khô/cây/năm Năm 2008 thì sản lượngkhai thác Hoa Hồi bình quân tính từ năm 2000 – 2008 đạt 5.161 tấn bằng 52-65% mục tiêu đặt ra (8.000 - 10.000 tấn/năm)[25]
1.1 Trên thế giới
Cây Hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc hữu chỉ phân bố ở một số nước
như Ấn Độ, Nhật Bản, phía nam Trung Quốc và Việt Nam Trên thị trường thếgiới, Hồi là tên thương mại chung cho các loại sản phẩm của hai loài thực vật
khác nhau, Đại Hồi (Illicium verum) và Tiểu hồi (Anisum Pimpinella) Hầu hết
lượng tinh dầu Hồi giao dịch trên thường thế giới có nguồn gốc từ cây Đại Hồi
(thường gọi là cây hồi - Illicium verum), được trồng chủ yếu ở vùng Viễn Đông,
tập trung ở Trung Quốc hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc[20] và ởViệt Nam cung cấp trên 80% tổng sản lượng hồi toàn cầu Ngoài hai nước sảnxuất chính là Trung Quốc và Việt Nam, gần đây Nhật Bản, Indonesia cũng trồng
và sản xuất một số sản phẩm thương mại từ cây Hồi (quả Hồi phơi khô và tinhdầu Hồi) Theo đánh giá chung, sản lượng và chất lượng tinh dầu Hồi của cácnước này không cao Những năm gần đây, một số nước như Ấn Độ, Lào,Philipin, cũng trồng thử nghiệm cây Hồi nhưng sản lượng không đáng kể Dovậy, tới nay Trung Quốc và Việt Nam vẫn là hai quốc gia sản xuất Hồi chủ yếutrên thế giới Tuy nhiên, công nghiệp chưng cất tinh dầu Hồi lại tập trung chủyếu ở các nước nhập khẩu như Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Ba Lan[26]
Tinh dầu từ cây Tiểu Hồi (Pimpinella anisum), có vị ngọt và mùi dễ chịu
hơn, nhưng sản lượng khá hạn chế so với Đại Hồi Tiểu Hồi có nguồn gốc ởvùng đông Địa Trung Hải và Tây Nam Á và hiện được trồng ở nhiều nước nhưThổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Ấn Độ, Hy Lạp, Bắc Phi,Argentina, Malta, Romania và Syria[25] Trong những năm gần đây, Đại Hồiđược các nước phương Tây sử dụng như chất thay thế cho Tiểu Hồi trong côngnghiệp thực phẩm cũng như dược phẩm do giá rẻ hơn và nguồn cung lớn hơn.Hồi là một thành phần để chế rượu anis, hương liệu, làm thuốc chữa bệnh và làmột thành phần đặc trưng không thể thiếu được trong ẩm thực của nhiều nước.Sản phẩm chủ yếu từ cây Hồi hiện được buôn bán trên thị trường thế giới gồmhai loại chính:
Trang 5- Quả Hồi sấy (hoặc phơi) khô, thường được gọi là “Hoa Hồi” là sảnphẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường Hồi khô có hương vị đặc biệt, là hươngliệu thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, dược phẩm,
mỹ phẩm, thức ăn gia súc Quả Hồi khô được dùng rộng rãi trong đời sống hàngngày của người dân nhiều nước, kể cả các nước không trồng được Hồi như cácnước Châu Âu và Trung Đông[22]
- Tinh dầu Hồi là sản phẩm chủ yếu thu từ quả Hồi và thân lá hồi vớithành phần chủ yếu là Anethole (ước tính chiếm khoảng 80% - 90%), là hươngliệu quan trọng trong sản xuất rượu thơm, trong công nghiệp thực phẩm dượcphẩm Trong công nghiệp hoa chất, dầu Hồi và các chất tinh cất như OleomAnisi Stellati, Anethole và Anisi aldehyde, Anisonitrile được dùng làm làmhương liệu cao cấp, là thành phần quan trọng để sản xuất nước hoa và các hóa
mỹ phẩm khác Trong những năm gần đây, dầu Hồi được quan tâm hơn như lànguyên liệu chính để sản xuất Tamiflu chữa bệnh cúm, hiện được là loại thuốcchữa dịch cúm hiệu nghiệm nhất trên thế giới
Nhu cầu của thế giới đối với nguyên liệu Hồi và sản phẩm Hồi vẫn đang có xuhướng tăng, đặc biệt là với các sản phẩm hữu cơ Châu Âu, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ,Nhật Bản và thị trường các quốc gia Hồi giáo là những nước sử dụng các sảnphẩm Hồi lớn nhất thế giới[[23]
Xuất khẩu hồi thế giới : Theo Trung tâm thương mại quốc tế ,năm 2009
đạt 20.238 tấn, trị giá 52,123 triệu USD, giảm bình quân 9% về lượng nhưng lạităng 10% về giá trị trong giai đoạn 2005 - 2009 Bên cạnh các nước trồng Hồinhư Trung Quốc, Việt Nam, Syri hay Ấn Độ, các nước nhập khẩu Hồi như TâyBan Nha, Đức và Hà Lan cũng chiếm vị trí quan trọng trong xuất khẩu Hồi thếgiới
Syri hiện là nước xuất khẩu Hồi lớn nhất thế giới, chiếm 22,6 % tổngKNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.139 tấn trong năm 2009, trị giá 11,776triệu USD, giảm bình quân 11% về lượng nhưng tăng tới 13% về giá trị tronggiai đoạn 2005-2009 Syri chủ yếu xuất khẩu Hồi sang Hoa kỳ (chiếm 28%trong tổng KNXK Hồi của nước này năm 2009), Brazil (17%), Pháp (6,6%), HàLan (5,7%) và CH Dominica (5,5%)
Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ hai về xuất khẩu Hồi thế giới , chiếm 16,5% tổngKNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 2.053 tấn trong năm 2009, trị giá 8,616triệu USD, giảm bình quân 2% về lượng nhưng tăng tới 21% về giá trị trong giai
Trang 6đoạn 2005-2009 Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu xuất khẩu Hồi sang Hoa Kỳ (thị trườngchiếm 28,7% tổng KNXK của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2009), Brazil (18,6%), Đức(10,7%), Pêru (8,1%) và Italia (5,3%)
Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu Hồi, chiếm 16,2%tổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.806 tấn trong năm 2009, trị giá8,462 triệu USD, giảm bình quân 6% về lượng nhưng tăng 5% về giá trị tronggiai đoạn 2005-2009 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là Ấn
Độ (chiếm 34,5% tổng KNXK), Hồng Công (10,2%), Malaysia (8,9%),Indonesia (6,7%) và Đài Loan (5,5%)
Việt Nam là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu Hồi, chiếm12,1% tổng KNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 3.703 tấn trong năm 2009, trịgiá 6,309 triệu USD, giảm bình quân 19% về lượng và giảm 12% về giá trị tronggiai đoạn 2005-2009 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu Hồi sang các nước trong khuvực như Ấn Độ (52,6%, Malaysia (6,2%,) Thái Lan (5,7%), Singapore (4,3%),xuất khẩu sang các nước phương tây còn khá hạn chế Một phần hoa Hồi ViệtNam xuất thô và tái xuất khẩu sang các nước khác
Đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu Hồi là Tây Ban Nha, chiếm 6,0% tổngKNXK toàn cầu với lượng xuất khẩu 745 tấn trong năm 2009, trị giá 3,109 triệuUSD, tăng bình quân 26% về lượng và tăng tới 36% về giá trị trong giai đoạn2005-2009 Tây Ban Nha chủ yếu xuất khẩu Hồi sang các nước Hà Lan (18,4%),Đức (17,5%), Paragoay (15,8%), Italia (9,5%) và Hoa Kỳ (7,5%) [26]
Nhập khẩu hồi thế giới : theo nguồn Trung tâm thương mại quốc tế
năm 2010: Hoa Kỳ, Ấn Độ, một số các nước thành viên EU, Braxin và Paragoay
là những nước nhập khẩu Hồi lớn nhất thế giới Các nước này chủ yếu nhậpkhẩu Hồi để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, Ấn Độ và một số nước châu Âunhư Đức, Hà Lan, Pháp dùng một tỷ lệ lớn Hồi nhập khẩu để chế biến và táixuất khẩu sang các nước khác, điều có thể thấy qua cán cân thương mại mặthàng này
Hoa kỳ là nước nhập khẩu Hồi lớn nhất thế giới, chiếm 17,1% tổng kimngạch nhập khẩu (KNNK) Hồi toàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt2.157 tấn, trị giá 8,236 triệu USD Hoa Kỳ nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Syri (nướccung cấp 40% tổng KNNK hồi Hoa Kỳ), Thổ Nhĩ Kỳ (37,9%), Trung Quốc(7,3%), Ai Cập (2,8%) và Tây Ban Nha (2,5%)…
Trang 7Đứng thứ hai thế giới về KNNK Hồi là Ấn Độ, chiếm 9,7% tổng KNNKHồi toàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 3.101 tấn, trị giá 4,690 triệuUSD Ấn Độ nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Việt Nam (nước chiếm 70,8% tổngKNNK hồi của Ấn Độ), Trung Quốc (27,8%), Malaysia (1%) và Pakixtan(0,2%)…
Đứng thứ ba thế giới về KNNK Hồi là Brazil, chiếm 9,3% tổng KNNKHồi toàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 1.181 tấn, trị giá 4,494 triệuUSD Braxin nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Syri (44,6%), Thổ Nhĩ Kỳ (42,6%), AiCập (5,7%), Việt Nam (2,7%) và Trung Quốc (2,4%)
Đức đứng thứ tư thế giới về KNNK Hồi, chiếm 8,7% tổng KNNK Hồitoàn cầu với lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 892 tấn, trị giá 4,217 triệu USD.Đức nhập khẩu Hồi chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kỳ (22,2% tổng KNNK), Tây Ban Nha(18,2%), Hà Lan (15,1%), Syri (14,5%) và Ai Cập (12,1%) , sau đó chế biến vàtái xuất sang các nước thành viên EU
Cũng như Đức, Hà Lan là nước nhập khẩu và tái xuất Hồi lớn Hà Lanđứng thứ năm thế giới về KNNK, chiếm 4,4% tổng KNNK hồi và đứng thứ támthế giới về xuất khẩu, chiếm 3,0% tổng KNNK hồi toàn cầu, với lượng nhậpkhẩu năm 2009 đạt 547 tấn, trị giá 2,108 triệu USD Hà Lan nhập khẩu hồi chủyếu từ Syri (31,9% tổng KNNK), Tây Ban Nha (26,5%), Thổ Nhĩ Kỳ (24,1%),Việt Nam (11,1%) và Trung Quốc (2,5%)…[6]
Nhu cầu thị trường thế giới về sản phẩm Hồi luôn có xu hướng tăngtrong những năm qua do Hồi ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đa dạng trongnhiều ngành sản xuất công nghiệp và tiêu dùng vì những giá trị ưu việt của Hồinhư một loại cây hương liệu cao cấp và một loại thực phẩm bổ dưỡng, có tácdụng hỗ trợ cho sức khoẻ Tuy nhiên, các nước tiêu thụ và buôn bán tinh dầuchủ lực, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn cầu đều có hàngrào kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng rất chặt chẽ như quy định về canh tác sạchBio Organic, thu hái sạch, bảo quản sơ chế nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩnGlobal GAP, tiêu chuẩn chế biến sản xuất vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêuchuẩn HACCP, GMP… Do đó, thị trường quốc tế đòi hỏi phải có rất nhiều dạngsản phẩm đa dạng, phong phú với các chỉ tiêu, thông số tiêu chuẩn chất lượngcao
Cho tới nay, chất lượng tinh dầu của Trung Quốc và Việt Nam vẫn đượcthị trường quốc tế đánh giá là loại tinh dầu có chất lượng cao thuộc hàng đầu thế
Trang 8giới Tuy nhiên, những năm gần đây đó xuất hiện nhiều mẫu tinh dầu Hồi cóchất lượng khá thấp (hàm lượng anethole chỉ đạt 60-70%) Với những tinh dầuloại này giá mua rất thấp do chi phí để tinh chế cao Để giáo dịch trên thị trườngquốc tế và có khả năng cạnh tranh cao, nhiều tổ chức kinh doanh thường chào
hàng với chất lượng cao hơn tiêu chuẩn truyền thống (hàm lượng trans-anethole
không dưới 85%) Thực tế này đó đặt vùng sản xuất Hồi trước thách thức phảinâng cao chất lượng sản phẩm tinh dầu
Chiến lược marketing của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêudùng cuối cùng từ nguyên liệu tự nhiên như hương liệu, gia vị, đồ uống, mỹ
phẩm, dược phẩm… đang hướng tới những sản phẩm tự nhiên (Bio -Organic),
sản phẩm hoàn toàn sạch và an toàn cho người tiêu dùng Trên thực tế, cácdoanh nghiệp nhập khẩu/chế biến tại các nước phát triển trên thế giới hiện naykhông quan tâm đến công đoạn tái chế nguyên liệu đầu vào đối với các sảnphẩm không đủ tiêu chuẩn, chất lượng hoặc tiêu chuẩn không phù hợp vỡ phảiđầu tưu thêm thiết bị xử lý rất tốn kém Do đó, việc tiêu chuẩn hoá sản phẩmphù hợp là yêu cầu bức xúc đặt ra đối với các sản phẩm xuất khẩu nói chung vàcác sản phẩm mang tính dược liệu, hương liệu và gia vị cũng như các sản phẩmHồi nói riêng
1.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cây Hồi đã được trồng từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núivùng Đông Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh (Bình Liêu) Hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, TràngĐịnh…) Các rừng Hồi hiện có, tập trung chủ yếu ở độ cao 200-300 - 400-600m,với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18- 220C và tổng lượng mưa trung bình năm 1.000-1.400 - 1.600 -2.800 mm Vùng trồng Hồi tập trung ở
cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐôngBắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5-
150C)[10]và thường có sương muối.
Những năm trước đây từ thời kỳ bao cấp Hoa Hồi Lạng Sơn đó được xuấtkhẩu sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Ba Lan,Tiệp Khắc để tìm kiếm ngoại tệ về cho Việt Nam Thực hiện các phương thứcthanh toán bằng ngoại tệ hoặc trao đổi hàng đối lưu, Lạng Sơn xuất khẩu hàng
Trang 9nông – lâm sản đổi lấy máy móc, thiết bị hoặc ô tô, đó có lần Lạng Sơn đổi HoaHồi lấy xe ô tô con Uwat của Liên Xô thông qua Công ty XNK Lạng Sơn
(Laximex Lạng Sơn)[26] Thời kỳ này chủ yếu Laximex Lạng Sơn mua Hồi vàmua theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước để xuất khẩu hoặc uỷ thác cho các công tycủa trung ương xuất khẩu sang các nước theo nghị định thư của Chính phủ Sau khi xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thịtrường, Laximex không mua được nữa và từ đó quan hệ giữa các công ty củatrung ương với Laximex Lạng Sơn bị gián đoạn, mất mỗi quan hệ Trong nhữngnăm gần đây các công ty nhà nước của Trung Ương cũng đó chuyển đổi theoluật doanh nghiệp thành các công ty cổ phần và nhiều công ty khác mới đượcthành lập theo luật doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp tư nhân, vẫn tiếp tụcxuất khẩu mặt hàng Hoa Hồi sang các nước Ấn Độ, Singapo, các nước TrungĐông và các nước Châu Âu là những thị trường tuyền thống, nhưng với sốlượng không tập trung và chất lượng cũng không đồng đều, giá cả không ổnđịnh và nhìn chung là ở mức thấp Về khai thác nguồn hàng các Công ty liên hệtrực tiếp với các hộ thu mua gom ở Thành phố Lạng Sơn và các huyện VănQuan, Bình Gia, Chi Lăng rồi vận chuyển về các tỉnh phía sau phân loại đónggói xuất khẩu Hiện nay lượng hàng rất phân tán và kinh doanh mặt hàng Hồihiệu quả thấp và rủi ro cao, do vậy các Công ty lớn chủ yếu xuất uỷ thác cho cácCông ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các Doanh nghiệp tư nhân hoặc mua trực tiếpvới các Doanh nghiệp nhỏ để xuất khẩu
Qua đây có thể thấy rằng: hiện tượng mua bán Quốc tế giữa các doanhnghiệp hiện nay rất đa dạng, xuất phát từ cơ chế thị trường, các Công ty đều tạođiều kiện cho nhau để kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa, do vậy việc áp dụngcác quy định nhãn, mác những mặt hàng nông – lâm sản xuất khẩu mà bị quản
lý chặt chẽ về chất lượng gắn với thương hiệu mà trước mắt chưa có lợi cho họ
là họ không muốn thực hiện Chúng tôi khảo sát một số điểm trên địa bàn thànhphố Hà Nội, Hưng Yên, Hoà Bình, Bắc Ninh nhận thấy rằng có nhiều công tylàm ăn chân chính, kinh doanh bài bản, hợp đồng mua bán rõ ràng, yêu cầu chấtlượng hết sức cụ thể, thanh toán sòng phẳng Song bên cạnh đó còn một số công
ty kinh doanh theo kiểu nhỏ lẻ, phân tán, họ chưa có tư tưởng hoặc chưa sẵnsàng cộng tác với Hội SX,CB&KD hồi Lạng Sơn để gắn nhãn, mác dấu hiệuHồi Lạng Sơn đó được mang chỉ dẫn địa lý và được Nhà nước bảo hộ Do vậycác hộ mua gom Hồi ở Lạng Sơn cũng phải thực hiện theo yêu cầu của họ, chưa
Trang 10có cách nào khác tối ưu hơn, nếu thực hiện nghiêm túc theo quy chế quản lýhàng hoá mang chỉ dẫn địa lý thì các đơn vị XNK họ không mua hoặc mua vớigiá thấp, từ đó ngay bản thân các hộ thu mua ở Lạng Sơn không muốn tiết lộcách làm ăn của họ cho Hội hoặc cán bộ quản lý biết, mà họ cũng không cần xinđược cấp quyền sử dụng CDĐL, mang dấu hiệu (nhãn hiệu) Hồi được mang chỉdẫn địa lý Có lẽ Nhà nước phải có cơ chế, chính sách quy định cụ thể hơn vềxuất khẩu mặt hàng nông – lâm sản đó được bảo hộ và mang chỉ dẫn địa lý.
Hồi Lạng Sơn rất có nhiều triển vọng mở ra nhiều thị trường mới, từ khicác nhà khoa học nghiên cứu và triết xuất thành công Axit shikimic từ quả Hồi.Đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc Tamiflu là loại thuốc đặc trịbệnh cúm Các hãng Dược phẩm lớn trên thế giới đó đến Lạng Sơn, Bộ y tếcũng đó làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về vấn đề này Do vậy thị trường
Mỹ, Thụy Sỹ và các nước Châu Phi là những thị trường tiềm năng lớn cho cácsản phẩm Hồi của Lạng Sơn
Từ khi Pháp ngừng tiêu thụ vào năm 1979, Trung Quốc là thị trường tiêu thụchủ yếu sản phẩm hoa và tinh dầu Hồi Việt Nam Hoa Hồi được người TrungQuốc chế biến thành các sản phẩm là tinh dầu Hồi, các gia vị trong công nghiệpthực phẩm, trong dược liệu và kể cả tái xuất sang các nước khác Hiện nay,Trung Quốc là nước đó đăng ký được tiêu chuẩn chất lượng (thương hiệu) chosản phẩm hoa Hồi Nhờ đó, Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm hoa Hồi từ ViệtNam rồi xuất khẩu sang các nước khác
Mặc dù sản phẩm hoa Hồi được tiêu thụ trong nước với số lượng nhỏ nhưngthị trường quả Hồi và tinh dầu hồi trên thế giới đang ngày càng rộng mở Thịtrường Bắc Mỹ hàng năm tiêu thụ hết 20-40 ngàn tấn gia vị Trong đó có 10-15% bột Hồi khô, tương đương với 3-6 ngàn tấn quả Hồi khô Dự báo hàng nămthị trường thế giới sẽ có nhu cầu không dưới 20 ngàn tấn quả Hồi khô, giá bánhiện nay trên thị trường thế giới từ 4000-4.500 USD/tấn tuỳ theo chất lượng sảnphẩm Để xuất khẩu sản phẩm từ hoa Hồi trực tiếp sang các nước khác, chúng tacần phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng Đó là cơ hội cho sản phẩm đến trực tiếpđược các nước khác mà không cần qua một nước trung gian
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu Hồi sang các nước trong khu vực như Ấn Độ(52,6%, Malaysia (6,2%,) Thái Lan (5,7%), Singapore (4,3%), xuất khẩu sangcác nước phương tây còn khá hạn chế Một phần hoa hồi Việt Nam xuất thô vàtái xuất khẩu sang các nước khác
Trang 11Điều chỉnh trực tiếp các kênh hàng xuất khẩu sang các nước chiếm tỷ trong lớnsản phẩm Hồi của Lạng Sơn:
Hộ trồng Hồi→Hộ thu mua→Doanh nghiệp xuất khẩu→Thị trường Ấn Độ
Hộ trông Hồi→Hộ thu mua→Doanh nghiệp xuất khẩu→T trường Thái Lan
Hộ trồng Hồi→Hộ thu mua→Doanh nghiệp xuất khẩu→T.trường Singapore Ngoài ra còn một lượng lượng lớn Hoa hồi và tinh dầu Hồi xuất khẩu tiểungạch sang thị trương Trung Quốc các cơ quan chức năng chưa thống kêđược,cần điều chỉnh cơ chế chinh sách thu hút người dân buôn bán các sản phẩmHồi qua biên giới theo thông lệ Quốc tế
Do nhận thức được vai trò của sản phẩm từ cây Hồi các cơ quan chuyênmôn đó có các đề tài nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970 các tác giả Lê ĐứcBiên, Nguyễn Huy Bật, Cung Đình Lượng, Nguyễn Thụ (ĐH tổng hợp hàNội).Các công trình nghiên cứu đó đề cập đến: Nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡngkhoáng, quy trình bón phân nhằm phục tráng cây Hồi Vậy cần nghiên cứu sâutheo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu thụ các thịtrường trong và ngoài nước
Nhằm đảm bảo chất lượng Hồi (đặc biệt là Hồi xuất khẩu) năm 2006 SởNông nghiệp & PTNT tiếp tục ban hành quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quảnHồi Lạng Sơn Ban hành hướng dẫn dưới dạng tờ rơi cấp cho các hộ tham giatrồng hồi Được sự quan tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ hai nước Việt Nam
và Trung Quốc, Dự án hợp tác quốc tế: “Hợp tác nghiên cứu cải tạo rừng Hồinăng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản phẩm Hồi” đó được đưa vàoNghị định thư phiên họp lần thứ VII Uỷ ban hỗn hợp hợp tác Khoa học và Côngnghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào tháng 12/2008 tại Bắc Kinh Dự ántriển khai thành công sẽ là cơ sở mở rộng mô hình cải tạo 10.000 ha rừng Hồihiện có và đang đòi hỏi được cải tạo của Lạng Sơn[26]
Những nghiên cứu phát triển cây Hồi ở Việt Nam: Do Hồi là cây đặc
hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên các công trình nghiên cứu về cây Hồi
cũng rất hạn chế Tuy nhiên, cũng có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu
có liên quan mà chủ yếu là ở trong nước gồm các lĩnh vực sau đây Năm 1976cùng với chương trình nghiên cứu tổng hợp về cây Hồi, Trại nghiên cứu thựcnghiệm cây Hồi trực thuộc Viện Lâm nghiệp (nay là Viện khoa học Lâm nghiệpViệt Nam) đã được thành lập Một số nhà khoa học của Viện đã tham gia vàochương trình nghiên cứu này Tác giả Bùi Ngạnh - Trần Quang Việt nghiên cứu
Trang 12về kỹ thuật gieo ươm cây Hồi Tác giả Nguyễn Ngọc Tân - Đặng Thuận Thànhnghiên cứu về sinh lý cây Hồi Tác giả Nguyễn Ngọc Bình - Lê văn Hán nghiên
cứu về đất trồng Hồi Nhóm tác giả Hoàng Chương - Đoàn Thị Bích nghiên cứu
về nhân giống vô tính cây Hồi Tác giả Phí Quang Điện - Lê Văn Hán nghiêncứu kỹ thuật phục tráng rừng Hồi Tác giả Hoàng Xuân Phàn nghiên cứu về kỹthuật trồng Hồi Tuy thời gian nghiên cứu không dài lại bị giãn đoạn do chiếntranh nhưng một số công trình cũng đó được đánh giá[4]
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Thông qua nghiên cứu về thực trạng trồng và thịtrường tiêu thụ để đề xuất giải pháp phát triển tiền năng kinh tế của cây Hồi tạiđịa phương
* Mục tiêu cụ thể: chuyên đề nghiên cứu khoa học thực hiện những mụctiêu nghiên cứu sau đây
Thứ nhất: nghiên cứu làm rõ tình hình gây trồng Hồi trên địa bàn;
Thứ hai: phân tích hình tiêu thụ các sản phẩm Hồi tại huyện Văn Lãng,
Lạng Sơn;
Thứ ba: đề xuất các biện pháp cụ thể cho việc phát triển vùng trồng Hồi
tại huyện Văn Lãng – tỉnh Lạng Sơn
2.2 Đối tượng, thời gian nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là cây Hồi
và sản phẩm cây Hồi
* Phạm vi nghiên cứu:
- về địa điểm: Phạm vi nghiên cứu của đề tài huyện Văn Lãng tỉnh LạngSơn
- Về thời gian: chuyên đề nghiên cứu được giới hạn từ năm 2005 trở về
2.3 Nội dung của chuyên đề nghiên cứu bao gồm:
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại huyện Văn Lãng,tỉnh Lạng Sơn
- Thực trạng gây trồng Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
Trang 13- Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnhLạng Sơn.
- Giải pháp đề xuất để phát triển vùng trồng Hồi ở huyện Văn Lãng, tỉnhLạng Sơn
2.4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp:
Tiến hành thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn tại UBND huyện và các ngành có liên quan:
- Tình hình sử dụng đất đai của địa phương
- Tình hình dân sinh: dân số, lao động, trình độ dân trí, y tế, giáo dục
- Tình hình sản xuất kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp ( trồng và bảo vệ rừng)
- Cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi
- Các chính sách, dự án hỗi trợ trồng và chăm sóc cây Hồi cho người dân
- Sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu Hồi trên địa bàn
Tìm đọc các đề tài nghiên cứu về cây Hồi Tìm hiểu về cây Hồi qua các sách báo, tạp chí và internet
b Phương pháp điều tra thực địa:
* Phỏng vấn:
Phỏng vấn cán bộ địa phương, tiểu thương thu mua Hồi và nông hộ trồng Hồi bằng bảng hỏi soạn sẵn ( phần phụ lục) Mẫu điều tra nông hộ được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng Hồi tại khu vực nghiên cứu
Việc chọn nhóm nông hộ tại xã Nam La, được chọn ngẫu nhiên tại 4 thôn, tổng số mẫu điều tra là 40 hộ:
Khảo sát thị trường tiêu thụ: tiến hành phỏng vấn tiểu thương và các đại
lý thu mua Hồi tại chợ phiên xã Hội Hoan và Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Từ đó xác định các kênh tiêu thụ sản phẩm từ Hồi, cũng như giá
cả và chất lượng của sản phẩm Hồi của địa phương
Trang 14* Khảo sát tại các rừng trồng Hồi
Tiến hành lấy mẫu lá, quả, tinh dầu Hồi để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng trồng, chất lượng, sản lượng Hồi Làm bộ ảnh tài liệu
c Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tích và tổng hợp số liệu bằng phần mềm excel
Trang 15Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN
3.1 Đặc điểm tự nhiên.
Văn Lãng là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giápvới huyện Văn Quan, Cao Lộc,Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (TrungQuốc) Diện tích tự nhiên là 56.330,46 hécta Huyện có 19 xã (Tân Việt, TrùngQuán, Trùng Khánh, Thuỵ Hùng, Thanh Long, Nam La, Hội Hoan, Gia Miễn,Bắc La, Tân Tác, Tân Lang, An Hùng, Thành Hoà, Hoàng Việt, Tân Thanh, Tân
Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nhạc kỳ) và 1 thị trấn Na Sầm Có tổng số 50trường học, 6 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợHoàng Văn Thụ, và chợ Hội Hoan Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổitiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khúthuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển Nơi đây làquê hương của đồng chí Hoàng Văn Thụ, một nhà cách mạng Việt Nam[14]
3.1.1 Vị trí địa lý:
Văn Lãng là một Huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnhLạng Sơn, cách trung tâm Tỉnh Lỵ 30 km, có đường quốc lộ 4A đi qua dài32km Có đường biên giới Quốc gia giáp với nước cộng hoà nhân dân TrungHoa dài 36 km Huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 1 thị trấn)
Địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định
- Phía Nam giáp huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan
- Phía Đông giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Phía Tây giáp huyện Bình Gia
Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát triển, giao lưukinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khuvực Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa khẩu và các cặpchợ đường biên giữa huyện Văn Lãng với Thị Xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây
- Trung Quốc
Trang 16có thể phát triển trồng cây ăn quả, trồng hồi…
Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Tân Lang, Hoàng Việt,Hoàng Văn Thụ, Trùng Quán, An Hùng với diện tích khoảng 2.800 ha chiếm4,99% diện tích đất tự nhiên
Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nôngnghiệp, có diện tích 3.505 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên
Các dải đồi có độ dốc thấp (8-250) không nhiều, diện tích khoảng 950 ha rấtthuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi…
3.1.3 Khí hậu:
Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Hàng năm được thểhiện 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông) Mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùađông lạnh, khô hanh và ít mưa Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C
Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm số ngày có mưa 134 ngày Do sựphân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
và giao thông đi lại Hạn hán kéo dài vào mùa khô
Độ ẩm không khí bình quân từ 82% trở lên
Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam Đây là vùng không bị ảnhhưởng của gió bão, nên thích hợp cho trồng các loại cây dài ngày, đặc biệt là cây
ăn quả
3.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
* Tài nguyên đất: Đất đai của Huyện gồm 8 loại chính sau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 26.200 ha chiếm 46,71% đất tự nhiên
- Đất vàng nhạt trên đá cát ( Fq): 3.500 ha chiếm 6,24% diện tích đất tự nhiên
- Đất vàng đỏ trên đá macma axít (Fa): 20.450 ha chiếm 36,46% diện tích tựnhiên
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): 850 ha chiếm 1,52% diện tích tự nhiên
Trang 17- Đất màu vàng trên phù xa cổ (F/P): 40 ha chiếm 0,07% diện tích tự nhiên.
- Đất phù xa ngòi suối (Py): 100 ha chiếm 0,18% diện tích tự nhiên
- Đất phù xa (P): 509,42 ha chiếm 0,91% diện tích tự nhiên
- Đất dốc tụ (D): 1050 ha chiếm 1,87 % diện tích tự nhiên
+ Sông suối: 592,58 ha chiếm 1,06% diện tích tự nhiên
+ Núi đá: 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện là: 56.092,2 ha
Tiềm năng đất đai của Huyện còn khá lớn với 26.090,3 ha đất đồi núi chưa sửdụng, là nguồn lực để khai đưa vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
* Tài nguyên rừng: theo tài liệu thống kê năm 2005, đất có rừng của Huyện khá
lớn 17.132,95 ha chiếm 30,54% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên:14.248,49 ha chiếm 83% diện tích đất có rừng
- Diện tích rừng trồng: 2.884,46 ha chiếm 17% diện tích đất có rừng
* Tài nguyên nước:
Huyện Văn Lãng có nguồn nước ngầm và nước mặt khá lớn, rất thuận lợi chophát triển sản xuất và đời sống của nhân dân Huyện có 2 sông lớn chảy qua đólà: Sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch Có hệ thống suối dày đặc, có 4 suối lớn làsuối Tân Mỹ, Khuổi Slin, Khuổi Rào, Thanh Long và hệ thống mạng lưới cáckhe suối có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất Ngoàicác hệ thống sông suối ra, trên địa bàn Huyện còn có các hồ, đập lớn, nhỏ như:
Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ); Kéo Páng (Nhạc Kỳ); Nà Piya (Tân Việt)…có khảnăng phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
* Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Văn Lãng
nghèo nàn, trữ lượng nhỏ như: Quặng sắt ở xã An Hùng, Tân Thanh… ngoài racòn có núi đã vôi, cát, sỏi… có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng
* Tài nguyên nhân văn du lịch:
Huyện Văn Lãng có 4 dân tộc chính (Tày, Nùng, Kinh, Hoa) cùng sinh sống,các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện được gìn giữ, bảotồn thông qua các nét sinh hoạt văn hóa lễ hội, hội diễn nghệ thuật; các trangphục, tập quán, các làn điệu dân ca (hát Then – đàn tính, hát Sli, hát Lượn,hát
Cỏ lẩu, Múa Trầu, múa Xiên tâng), những loại hình văn hóa, tiếng nói,… củacác dân tộc Tày – Nùng được các nghệ nhân khai thác dàn dựng
Trên địa bàn huyện hiện nay có trên 10 di tích lịch sử và tín ngưỡng đượcphân bố ở 7 đơn vị (6 xã và 1 thị trấn) Trong đó đã có 01 di tích được công
Trang 18nhận xếp hạng cấp Quốc gia, 8 di tích xếp hạng cấp tỉnh Có 2 cửa khẩu tiểungạch là cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam (xã Tân Mỹ) và 01 cặp chợbiên giới Nà Hình (Thụy Hùng) là điều kiện để thu hút khách du lịch tham quan,mua sắm, phát triển dịch vụ du lịch và thương mại của huyện.
Huyện có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân, hàngnăm mỗi xã tổ chức từ 01 đến 03 lễ hội, đều là các lễ hội dân gian, gắn liền vớiđời sống sinh hoạt tín ngưỡng của người dân về “Cầu mùa, cầu mưa”, Lễ hội
“Lồng tồng”… Các lễ hội chủ yếu tổ chức vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ,thể thao và các trò chơi dân gian lành mạnh … thu hút sự tham gia đông đảo của
bà con nhân dân các dân tộc
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tếcủa huyện Văn Lãng luôn được ổn định và phát triển Tăng trưởng GDP trongnăm (2000-2005) tăng 12% Thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồngnăm 2000 lên 5 triệu đồng năm 2005 Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 18,2% năm
2000 xuống còn 7,8% năm 2005 Thu ngân sách năm 2000 đạt 5,8 tỷ đồng, năm
2005 đạt 17,8 tỷ đồng Bình quân lương thực đạt 430 kg/người/năm Thực hiệnNghị quyết đại hội Đảng, đại hội Đảng bộ tỉnh Những năm qua, Đảng bộ, chínhquyền, quân và dân huyện Văn Lãng đã tích cực thi đua phát triển kinh tế, chínhtrị, xã hội Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt Tổng sản phẩm nộihuyện năm 2012 theo giá thực tế đạt 616 tỷ đồng và GDP bình quân đầu người/năm đạt 12,11 triệu đồng (mục tiêu 11,7 triệu đồng)
Nhìn chung nền kinh tế của Huyện có sự chuyển dịch đúng hướng giảmdần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp -xây dựng, thương mại và dịch vụ Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cònchậm, chưa vững chắc; sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp còn nhỏ bé; sảnxuất nông- lâm nghiệp vẫn là chủ yếu…
3.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Ngành nông - lâm nghiệp: Huyện Văn Lãng xác định phát triển nông nghiệp là
ngành sản xuất chính, đây chính là nguồn thu chính của người dân trong huyện.Trong mấy năm gần đây nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ápdụng các loại giống mới có năng xuất cao, tích cực chuyển giao kịp thời các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho nên mặt trận nông nghiệp đã thu được
Trang 19những kết quả tốt, diện tích năng xuất, sản lượng các cây trồng đều tăng năm saucao hơn năm trước.
Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cộng với việcthực hiện các chương trình dự án đến nay công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo
vệ rừng đã thu được kết quả đáng khích lệ Toàn Huyện có trên 21.000 ha rừngsản xuất gần 2.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn… góp phần đưa độ che phủ củarừng đạt 48% Kinh tế trang trại nhỏ, vừa từng bước được phát triển
Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều tiến bộ khoa học kỹthuật được áp dụng vào sản xuất Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là6.380ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 21.304 tấn Vùng cây ăn quả tiếp tụcđược mở rộng, tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2012 trên 1.600ha Trong đóđặc biệt là cây Hồng vành khuyên với diện tích trồng tập trung 600 ha có giá trịhàng hóa tương đối lớn Những dự án trồng rừng Việt – Đức, dự án trồng rừng661 mang lại cho địa phương diện mạo mới với rất nhiều những hy vọng về sựphát triển đột phá từ kinh tế rừng Các chương trình trồng rừng ấy đã nâng tổng
số diện tích có rừng của địa phương lên con số gần 30.000ha, độ che phủ rừngđạt 52,3%
* Công nghiệp - thủ công nghiệp (CN-TCN):
Để hình thành và phát triển một số cơ sở sản xuất nhỏ như: Xay xát, chếbiến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói)… toàn Huyện có hơn 70
cơ sở và 28 hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp, thu hút gần 1000 lao động Giátrị sản xuất CN-TCN đạt 20,594 tỷ đồng
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) năm 2012 ước đạt 82.000triệu đồng , gồm các sản phẩm chủ yếu là : Quặng bô xít 13.700 tấn, hạt mài5.500 tấn, đá các loại 45.000m3 , phân phối điện 16.000 nghìn Kw; phân phốinước 220.000 m3; gạch bê tong 5.800 nghìn viên; cát xây dựng 15.500 m3 cácsản phẩm gia dụng khác…
Trang 20viễn thông phát triển Hiện nay toàn huyện có trên 300 cơ sở kinh doanh, thươngmại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào các cặpchợ cửa khẩu đặc biệt vào Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh…Hiện nay, hoạtđộng thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển tập trung ở các chợ cửakhẩu, chợ trung tâm huyện và các chợ cụm xã Tổng mức lưu chuyển hàng hóanội huyện năm 2012 đạt khoảng 362 tỷ đồng Tổng số người xuất nhập cảnh quabiên giới đạt khoảng 310.000 lượt người; tổng kim ngạch XNK qua địa bàn 268triệu USD, trong đó nhập khẩu đạt 141 triệu USD, xuất khẩu đạt 127 triệu USD
3.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng:
* Về giao thông: Mạng lưới giao thông luôn được huyện quan tâm phát triển.
Bằng nguồn vốn của địa phương, của Tỉnh, của Trung ương, nhất là chươngtrình 120, 135 của Chính phủ Đến nay đường giao thông đến trung tâm các xãđạt 100% trong đó có 90% đi lại được 4 mùa Đường Quốc lộ 4A, đường Tỉnh
lộ được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp…đã góp phần lưu thông, vậnchuyển hàng hoá thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm Quốc phòng - Anninh
* Thuỷ lợi: Tập trung xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có
như: các hồ đập, kênh mương nội đồng được kiên cố hoá Toàn Huyện có 12công trình thuỷ lợi kiên cố, 96 công trình thuỷ lợi nhỏ…đã đáp ứng phần lớndiện tích sản xuất nông nghiệp
c) Giáo dục - đào tạo, y tế văn hoá xã hội:
* Giáo dục: Toàn huyện có 50 đơn vị trường trong đó Mầm non là 15; Tiểu học
20; Trung học cơ sở 13; Trung học phổ thông 01; Giáo dục thường xuyên 01.Toàn Huyện đã phổ cập song giáo dục tiểu học và trung học cơ sở Xây dựngđược 4 trường đạt chuẩn Quốc gia Chất lượng dạy và học của nhà trường ngàycàng được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng cơ bảnđược đáp ứng…
* Y tế: Mạng lưới y tế của Huyện phát triển đến tận thôn bản Toàn Huyện có 1
bệnh viện trung tâm, 2 phân viện đa khoa khu vực, 20/20 xã, thị trấn đều có trạm
xá Đội ngũ cán bộ y tế cơ bản được đáp ứng, bảo đảm chăm sóc sức khoẻ chonhân dân Tiêm chủng hàng năm đạt 97% trở lên
* Văn hoá - xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế văn hoá - xã hội của Huyện
cũng được phát triển, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tăng
Trang 21cường; các tệ nạn xã hội được đấu tranh ngăn chặn và thu được kết quả tốt ToànHuyện có 5 trạm tiếp sóng truyền hình, dần dần đáp ứng nhu cầu nghe nhìn củanhân dân.
3.2.3 Dân số và lao động:
) Dân số huyện Văn Lãng năm 2013 có 53614 người, phân bố khôngđồng đều trong đó đông nhất tập trung ở thị trấn Na Sầm (2.430 người/km2 ),tiếp đến là các xã Hoàng Văn Thụ (179 người/km2), xã Tân Mỹ (178người/km2), xã Tân Thanh (176 người/km2) các xã Hoàng Việt, xã Hồng Thái,
Xã Tân Lang có mật độ dân cư từ (110- 140 người/km2); các xã còn lại có mật
độ dân số dưới 100 người/km2 Xã có mật độ dân cư thấp nhất là xã Bắc La(35,9 người/km2)
Gồm 4 dân tộc chính (Tày, Nùng, Kinh, Hoa) sinh sống trên 215 thônbản Sự phân bố dân số không đều, chủ yếu là tập trung ở thị trấn, thị tứ, tại cửakhẩu và ven đường giao thông chính
Năm 2011 dân số trong độ tuổi lao động có 34.510 người chiếm 68,15%(lực lượng lao động) dân số trung bình, trong đó số lao động tham gia hoạt độngkinh tế thường xuyên 28.467 người, chia ra thành thị 1.732 người, nông thôn26.735 người Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệpchiếm 87,72%; còn lại là lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịchvụ
3.3 Thực trạng môi trường:
Với đặc thù là Huyện miềm núi, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, nên hiệntượng suy thoái đất bị xói mòn, bạc màu diễn ra nhanh chóng Cùng với việcphát triển mạnh sản xuất nông nghiệp, dùng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừsâu trên đồng ruộng; việc thu gom và xử lý rác thải chưa tốt nên tác động đếnmôi trường nước, không khí và ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
Trong những năm gần đây nền kinh tế xã hội của Huyện luôn ổn định và
có bước phát triển mới.Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm là 12% Cơcấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, song tỷ trọng giữa các nhóm ngànhcòn chênh lệch cao: Ngành nông - Lâm nghiệp 51%; Ngành công nghiệp - xâydựng 20%; Ngành thương mại - dịch vụ 29% Như vậy tỷ trọng trong ngànhnông - lâm nghiệp còn rất cao; trong khi đó tỷ trọng của 2 nhóm ngành còn lại
Trang 22đạt được còn thấp Nếu như đánh giá khách quan thì nền kinh tế phát triển vớitốc độ chậm, chưa bền vững.
Kết cấu hạ tầng cơ sở đã được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đápứng tương đối tốt sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng củaHuyện nhà Tuy nhiên so với nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ Khu vựcthương mại - dịch vụ có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nên cũng đãđược Huyện quân tâm đầu tư xây dựng, nhất là tại Khu kinh tế cửa khẩu TânThanh, các chợ trung tâm, các chợ trung tâm cụm xã Các dịch vụ, thương mạiđang có chiều hướng phát triển mạnh
Tài nguyên thiên nhiên tuy đã được đầu tư khai thác, song tiềm năng vẫncòn khá lớn, nhất là tài nguyên về đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước.Cùng với đó là nguồn nhân lực khá dồi dào chưa được khai thác hết
Văn hoá - xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt Số hộ nghèo có chiềuhướng giảm dần, các chính sách xã hội khác được quan tâm, các tệ nạn xã hộitiếp tục được đẩy lùi
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng gây trồng Hồi trên địa bàn huyện Văn Lãng
4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện
Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng, toàn huyện có 29416,7
ha rừng[13], những năm gần đây huyện đã giao đất, giao rừng cho hộ dân đạt 90%diện tích đất quy hoạch cho phát triển nông lâm nghiệp Đời sống của người dânđược cải thiện rõ rệt nhờ vào sản phẩm chủa ngành nông – lâm nghiệp
Bảng 1: Thực trạng sử dụng đất đai – tài nguyên rừng huyện Văn Lãngnăm 2013
STT Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
Tổng diện tích đất tự
1.1 Đất rừng tự nhiên 18 996.62 39.17 so với diện tích đất lâm nghiệp 1.3 Đất chưa có rừng 19 076.21 39.34 so với diện tích đất lâm nghiệp
Trang 231.4 Đất rừng trồng 10 420.08 21.49 so với diện tích đất lâm nghiệp 1.3.1 Đất rừng trồng thông 6525.53 62.62 so với diện tích đất rừng trồng 1.3.2 Đất rừng trồng keo 1 697.4 16.29 so với diện tích đất rừng trồng 1.3.3 Đất rừng trồng sa mộc 114.88 11.02 so với diện tích đất rừng trồng 1.3.4 Đất rừng trồng hồi 978.28 9.39 so với diện tích đất rừng trồng 1.3.5 Đất rừng trồng bạch đàn 930.76 8.93 so với diện tích đất rừng trồng 1.3.6 Đất rừng trồng tre nứa 124.1 1.19 so với diện tích đất rừng trồng 1.3.7 Đất rừng trồng trám 50.2 0.48 so với diện tích đất rừng trồng
Nguồn: số liệu do Hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng cung cấp
- Diện tích đất rừng trồng: 10420.08 ha, chiếm 21.49% diện tích đất rừng tựnhiên toàn huyện, quỹ đất này chưa nhiều Cần các cấp chính quyền cũng nhưngười dân trong huyện nỗ lực trồng và bảo vệ rừng đảm bảo đời sống người dân.Những cây trồng chính ở huyện gồm: thông, keo,sa mộc,hồi Trong đó:
+ Thông là cây trồng mũi nhọn của huyện: 6525.53 ha, chiếm 62.62% diệntích đất rừng trồng
+ Diện tích đất trồng Hồi chưa nhiều: 978.28 ha, chiếm 9.39% diện tích đấtrừng trồng Hồi là cây có giá trị lợi nhuận dòng cao nhưng Hồi là cây có chu kỳkinh doanh rất dài ( trên 100 năm) cung cấp các sản phẩm tinh dầu và sản phẩm
gỗ có giá trị cho con người
Mặc dù được xác định là thế mạnh với diện tích cực lớn, lại tồn tại lâu đờitrên địa bàn nhưng thế mạnh đó đang ngày càng yếu bởi chưa có đầu ra ổn địnhcho các sản phẩm từ cây thông và cây hồi Chính quyền địa phương và ngườidân cần áp dụng khoa học mới vào việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quảnhoa hồi
- Diện tích đất chưa có rừng cũng còn khá lớn: 19076.21 ha, chiếm 39.34%diện tích rừng tự nhiên Chính quyền địa phương cần có kế hoạch, quy hoạch sửdụng hợp lý quỹ đất này để tránh tình trạng đất bỏ hoang
4.1.2 Hiện trạng vùng trồng Hồi
Đối với huyện miền núi Văn Lãng, đất rừng trồng Hồi thường do
hộ gia đình khai hoang từ lâu đời hay một phần dất khoán của nhà nước Khuvực này thuộc vùng rừng núi cao, biên giới với Trung Quốc, xa trung tâm, địahình, giao thông hiểm trở Tại đây Hồi được trồng ở trên đồi với tổng diện tíchnăm 2013 là 981,5 ha Trong 3 năm gần đây trung bình mỗi năm người dântrồng mới khoảng 100 ha và đây hoàn toàn là giống Hồi thấp, cho năng suất cao
Trang 24Bảng 2: Diện tích trồng Hồi huyện Văn Lãng giai đoạn 2010 – 2013 (đơn vị: ha)[18]
Xã
Diện tích
Trồng mới
Diện tích
Trồng mới
Diện tích
Trồng mới
Diện tích
Trồng mới Toàn
Nguồn: Niên giám thống kê Phòng thống kê huyện Văn Lãng năm 2013
Diện tích trồng hồi của các xã trong huyện Văn Lãng năm 2013 đều tăng
so với số liệu năm 2010, số diện tích trồng mới trong 4 năm là 417,5 ha Năm
2013 diện tích trồng mới của huyện là 204 ha, chiếm 49% diện tích trồng mớitrong 4 năm của cả huyện Trong đó xã Nam La có diện tích trồng mới tăngmạnh nhất chiếm 75,1% diện tích trồng mới của cả huyện trong 4 năm Bởi vì xãNam La nằm trong khuôn khổ Chương trình 68 (Chương trình hỗ trợ phát triểntài sản trí tuệ của doanh nghiệp), dự án trồng hồi thí điểm tại các thôn đã gópphần tăng nhanh diện tích trồng Hồi của xã Hộ trồng Hồi nằm trong dự án đượchỗi trợ về kinh phí trồng Hồi là 15 triệu/ha, ngoài ra hộ còn được tập huấn về kỹthuật trồng và chăm sóc Hồi[19] Ngoài ra, cây Hồi cũng chính là cây trồng chủlực của xã, đem lại lợi nhuận kinh tế cao, giúp bà con xóa đói giảm nghèo
Trang 254.1.3 Đặc điểm sinh thái và kỹ thuật trồng Hồi
Cây Hồi có tên là Đại Hồi, Hồi tám cánh Mạy Hồi (Illicium verum Hook).
Là loài cây thân gỗ nhỡ lá rộng, thường xanh, cây trưởng thành cao khoảng 10 –
15 m với đường kính ngang ngực từ 25 – 40 cm17] Thân cây thẳng, tròn, vỏ câymàu xám Tán lá hình trụ hơi tròn, cành non có màu xanh lá cây
Tất cả các bộ phận của cây đều có mùi thơm dịu của tinh dầu Hồi Lá đơnmọc thành cụm đầu cành Dài 6 – 12 cm, rộng 2,5 – 5 cm Lá hình bầu dục haytrứng ngược, đầu lá hơi nhọn, cuống lá dài 3 – 5 cm Gân lá có hình lưới không
rõ rệt Tuổi thọ của lá vào khoảng 22 tháng hay 34 tháng Lá Hồi rụng nhiều vàomùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau Hoa mọc đơn ở nách lá, có từ 6– 9 cánh màu phấn hồng Quả Hồi thường có 6 – 8 cánh Quả hóa gỗ và có màunâu khi chín
Trong một năm cây Hồi có hai đợt đâm chồi và ra cành Đợt một vào vụxuân (tháng 2, tháng 3) và tồn tại trong 20 – 22 tháng, đợt hai ra chồi vụ hè thu(tháng 5 – 6 đến tháng 9 – 10) Mùa xuân chủ yếu là ra lá, có tới 90% lá ra vàomùa này Vụ hè thu ra ít chồi, chiếm khoảng 5% tổng số chồi ra trong năm
Cây Hồi ra hoa đậu quả rất phức tạp Vụ tháng 4 thường không đậu quả,
vụ tháng 7 – 8 cho thu hoạch vào tháng 4 và tháng 5 năm sau Vụ hoa thứ bathường lẫn với vụ hoa thứ hai vào tháng 8 – 9 và thu hoạch vào tháng 9 – 10năm sau Vụ hoa tháng 7 – 8 thường kéo dài 3 đến 4 tuần Đến tháng 11- 12 quảHồi đã đạt kích thước gần như tối đa Qua mùa Đông, đến mùa Xuân quả Hồităng rất ít về kích thước cũng như trọng lượng Đến tháng 4 – 5 quả chín thườngđược thu hoạch vào giữa tháng 4 gọi là Hồi tứ quý, quả vụ này thường có cánhcong Đợt ra hoa vào tháng 8 – 9 quả chín vào tháng 9 – 10 năm sau gọi là vụHồi mùa, quả vụ này có cánh thẳng hơn Trong một năm có hai đợt quả rụngnhiều, đọt rụng quả trong mùa Đông đôi khi do ảnh hưởng của sương muối.Thông thường người ta vẫn tận thu các quả rụng này
Hồi ra hoa nhiều, khoảng 80% số hoa phát triển trên các chồi mới hìnhthành vụ xuân Hoa rất ít ra trên các chồi ngủ qua Đông, do đó năm nào chồixuân ra chậm thì vụ hoa cũng chậm lại Tỷ lệ đậu quả của Hồi chỉ khoảng 14 –
15 % tổng số hoa Quả Hồi vụ mùa thường nặng hơn Hồi vụ tứ quý khoảng30% Thông thường cứ khoảng 2 – 3 năm Hồi sai quả một lần
Trang 264.1.3.1 Đặc điểm khí hậu vùng trồng Hồi
Vùng trồng hồi tập trung với diện tích lớn và có sản lượng cao nằm ở một
số huyện của tỉnh Lạng Sơn như Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc, Bình Gia.Vùng này có khí hậu cận nhiệt đới có mùa đông lạnh, ít sương muối, lượng mưakhông cao (1.300 – 1.500mm/năm)[10] Hồi đậu quả vào tháng có lượng mưathấp 18 mm/tháng (tháng 10) đã nâng cao hàm lượng và chất lượng tinh dầuHồi Đây là vùng khí hậu á nhiệt đới vùng núi miền Bắc Việt Nam, không khílạnh, ít sương muối, độ ẩm không khí 81% Trong mùa đông từ tháng 10 đéntháng 1 năm sau thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí thấp (77% - 79%) Nhiệt
độ trung bình nam 210C, nhiệt độ tối cao 38,10C và tối thấp -20C Lượng mưahàng năm 1.348 mm, tổng số ngày mưa trong năm 145 ngày, mùa mưa bắt đầuvào giữa tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 9, lượng bốc hơi khá cao 1.046 mm/năm Có 6 thang trong năm lượng bốc hơi cao hơn mưa (tháng 10 đến tháng 3năm sau) Độ ẩm không khí thấp hơn 80%, thời tiết khô hạn
Tại các khu vực núi cao 700 – 800m so với mực nước biển thường cósương muối nặng trong mùa Đông, vào các thời điểm đó cây hồi cũng táp lá.Các đặc điểm trên cho thấy đây là khí hậu á nhiệt đới lạnh và khô
4.1.3.2 Đặc điểm đất trồng Hồi
Hồi sinh trưởng tốt trên đất phát triển trên Rhyolit và phiến thạch sét, độdốc từ 5 đến 300 và ở độ cao tuyệt đối trên 600m vẫn cho sản lượng quả cao,nhưng không sống được ở những nơi đất bị úng ngập Tiêu chuẩn đất trồng Hồiphải có tính chất vật lý tốt, có kả năng thấm và giữ nước, thành phần cơ giớinặng và giàu sét, không có hoặc rất ít đá lẫn, tầng đất dày hoặc rất dày Đặc biệtHồi sinh trưởng tốt và sai quả trên đất giàu kali dễ tiêu (K> 13mg/100g đất).Trong một nghiên cứu khác thông qua hàm lượng các chất trong lá của Lê ĐứcDiên và cộng sự đã nhận ra rằng cây càng tootsvaf càng sai quả thì hàm lượngđạm và kali trong lá càng cao Hàm lượng đạm và kali trong lá cao chứng tỏ cóliên quan đến hàm lượng đạm và kali trong đất Nghiên cứu phục tráng rừng Hồigià, tác giả Phí Quang Điện cũng nhận định rằng hàm lượng mùn và đạm trongđất có liên quan chặt chẽ với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Hồi[4].Những cây Hồi già 60 – 70 tuổi nếu được bón đạm sẽ nâng cao sản lượng và hạnchế quả rụng non
Trang 274.1.3.3 Kỹ thuật chế biến, bảo quản hạt giống và tạo cây con
Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống Hồi là vấn đề ít được quan tâm,nhưng gần đây đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan, đặc biệt là côngtrình nghiên cứu của tác giả Bùi Ngạnh và Trần Quang Việt Bước đầu tác giả
đã tổng kết được kinh nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm về thời điểm thuhái, phương pháp chế biến và bảo quản hạt giống, kỹ thuật làm đất và nuôi câycon trong vườn ươm Trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả của các nghiên cứutrước Trần Danh Tuyên và Nguyễn Hồng Sinh[4] đã tổng kết các kỹ thuật hạtgiống và gieo ươm cho một số loài cây rừng chủ yếu, trong đo có cây Hồi Côngtrình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt Hồi của Lê Đình Khả Cáctác giả đã xác định được điều kiện bảo quản thích hợp để kéo dài sức sống củahạt gấp 4 lần so với phương pháp bảo quản truyền thống, mà tỷ lệ nảy mầm củahạt vẫn đạt tới 42,5%
4.1.3.4 Chọn giống và nhân giống vô tính
Chọn giống và nhân giống vô tính là hai nội dung rất quan trọng luôn luônđược gắn liền với nhau trong công tác cải thiện giống cây rừng nói chung và cảithiện giống cây Hồi nói riêng, nhưng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này
ở trong và ngoài nước hiện nay rất ít Có lẽ do cây Hồi không những lâu ra quả(từ khi trồng đến khi ra quả thường là từ 7 – 8 năm) mà chu kỳ sai của quả cònkhá dài Mặt khác, Hồi là cây có dầu rất khó nhân giống bằng phương pháp vôtính, phạm vi phân bố hẹp nên ít được quan tâm Duy nhất chỉ có một công trìnhnghiên cứu về nhân giống Hồi bằng hom thân của cây non 2 năm tuổi trong giaiđoạn vườn ươm, nên ít có ý nghĩa trong công tác cải thiện giống Đối với nhângiống sinh dưỡng cây Hồi theo Nguyễn Huy Sơn[11] thì kết quả nghiên cứu chothấy ghép áp có tỷ lệ cao hơn ép nêm và tỷ lệ sống của cây ghép sau hơn 3 thángđạt tới 79%, sau năm tháng tỷ lệ sống của cây ghép tuy có giảm nhưng vẫn đạtgần 74% Qua kết quả nghiên cứu cho thấy ghép là phương pháp rất có triểnvọng để nhân giống cho cây Hồi, đây là cơ sở rất quan trọng để góp phần cảithiện giống Hồi có năng suất, chất lượng cao trên cơ sở giống đã được chọn lọc
4.1.3.5 Kỹ thuật gây trồng Hồi
Năm 1906, Eberhardt đã phát hiện ra cây Hồi ở Đông Dương đặc biệt Hồi
ở Việt Nam[4] có chất lượng tinh dầu khá cao Do vậy, năm 1907 ông đã gây
Trang 28trồng mở rộng loài cây này ra nhiều vùng ở Việt Nam như Phú Thọ, Hòa Bình,Điện Biên, Lào Cai, Bảo Lộc Có lẽ do không chú ý đến đặc điểm sinh thái củacây con và kỹ thuật trồng nên tác giả đã không thu được kết quả như mong đợi.Mặc dù trồng rừng không thành công nhưng tác giả đã rút ra nhận xét là cây Hồicon rất yếu và không chịu được ánh sáng mạnh, ở những nơi được che sáng thì
tỷ lệ sống cao hơn ở những nơi không được che sáng
Nguyễn Ngọc Tân khi nghiên cứu về chế độ ánh sáng cũng có nhận xéttương tự, cây Hồi con 1 năm tuổi ở vườn ươm cần được che bóng từ 60 – 80% làthích hợp nhất, cây hồi ở trên rừng từ 2 – 3 năm tuổi vẫn cần phải che bóng, câyHồi lớn có đường kính từ 18 – 50 cm chịu được ánh sáng mạnh hơn nhưng diệplục ở lá vẫn bị phan giải mạnh mẽ Về chế độ nước: Cây Hồi con trong vườnươm là loại ưa ẩm nhưng khả năng hút nước kém, không chịu được hạn, chết ở
độ ẩm < 51% sinh trưởng kém ở độ ẩm bão hòa Về phân bón: cây non tronggiai đoạn vườn ươm cần đạm và kali hơn lân, có thể bón phối hợp kali cloruavới đạm ure hoặc đạm sunfat theo tỷ lệ N1k1
Antonie Chris (1929)[4] đã gây trồng được 109 ha Hồi ở Lạng Sơn Trongcông trình này, các biện pháp kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc đã được chú
ý nên tỷ lệ sống đạt khá cao, hàm năm khi chăm sóc tác giả đã cho bón mỗi gốc
7 kg phân chuồng và 0,1 kg sunfat đạm
Trong công trình nghiên cứu hệ thống kinh doanh rừng Hồi trên quy môlớn, Bùi Ngạnh đã đưa ra kết luận ban đầu là Hồi cần phải được trồng dưới tánnên việc tạo lớp tàn che cho cây Hồi là biện pháp tiên quyết Nếu trồng rừngbằng cây một năm tuổi thì cần có lớp tàn che ≥ 70% Cũng theo tác giả này thì
có thể phục tráng rừng Hồi già bằng con đường bổ sung dinh dưỡng như bónđạm, phân chuồng hoặc trồng các cây họ Đậu dưới tán rừng để “Đổi lân lấyđạm” Phí Quang Điện và Lê Văn Hán[11] khi nghiên cứu phục tráng rừng Hồigià ở Lạng Sơn cũng đưa ra các kết luận tương tự Ngoài ra, các tác giả còn chothấy biện pháp cuốc xới lớp đất mặt có hiệu quả khá rõ rệt đến sinh trưởng vàsản lượng quả
4.1.4 Các nghiên cứu về tinh dầu Hồi
Về hàm lượng và chất lượng tinh dầu đã có khá nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu Theo Eruest Guenther (1948)[4] thì tinh dầu Hồi có 21 thành phầnkhác nhau, trong đó Anethol là thành phần chính So sánh về chất lượng, tác giả
Trang 29đã khảng định tinh dầu Hồi Việt Nam có độ đông khá cao từ 17 – 190C, trong đótinh dầu hồi của Trung Quốc chỉ đông ở 130C, theo tiêu chuẩn trên thị trườngquốc tế, độ đông của tinh dầu Hồi ≥ 170C là loại tốt nhất, 160C là loại tốt, 150C làloại đạt yêu cầu và dưới 150C là chưa đạt yêu cầu.
Theo Hoàng Văn Phiệt thì Hồi ở Lạng Sơn có hàm lượng tinh dầu khácao, chiếm từ 10 – 13% trọng lượng quả khô Theo Nguyễn Mê Linh thì hàmlượng tinh dầu trong lá và quả Hồi biến động khá rõ rệt qua các tháng trongnăm Thời kì quả tích lũy tinh dầu lớn nhất vào tháng 6 (12,24%) và thấp nhấtvào cuối tháng 4 và tháng 9 (tương đương là 8,66 và 7,69%) Diễn biến hàmlượng tinh dầu trong lá lại lệch pha với quả, thời kì tích lũy tinh dầu cao nhấtvào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 (3,66%) Sau đó giảm dần từ tháng 9 đến tháng
11 (tương đương là 1,45 và 1,29%) Ngoài ra hàm lượng tinh dầu cũng còn chịuảnh hưởng của các yếu tố bảo quản như mốc và mục làm giảm hàm lượng vàchất lượng tinh dầu, các chất gây độc như Cis-Anethol lại tăng lên
Hà Chu Chử cũng xác định hàm lượng tinh dầu trong quả tươi chiếm từ 3– 3,5% và trong quả khô tuyệt đối từ 10 – 12%, hàm lượng tinh dầu trong lá thìthấp hơn, chỉ đạt khoảng 1% trọng lượng tươi Thành phần chủ yếu của tinh dầu
là Anethol chiếm khoảng 70 – 90% trọng lượng tinh dầu Chất lượng tinh dầuđược thể hiện ở hàm lượng Anethol thông qua độ đông, tinh dầu cos hàm lượngAnethol càng cao thì đông ở nhiệt độ càng cao, thông thường tinh dầu ở lá chỉđông ở 130C nên chất lượng tinh dầu lá kém hơn tinh dầu quả Ngoài Anethol,tinh dầu Hồi còn có Methyl Savicol, Pinen, Phelandren, Ete etyl hydro quinon,các Axit aldehyd và Axeton anisic