Kỹ thuật gây trồng Hồ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 29)

7 Đất rừng trồng trám 50.2 0.48 so với diện tích đất rừng trồng

4.1.3.5Kỹ thuật gây trồng Hồ

Năm 1906, Eberhardt đã phát hiện ra cây Hồi ở Đơng Dương đặc biệt Hồi ở Việt Nam[4] có chất lượng tinh dầu khá cao. Do vậy, năm 1907 ông đã gây trồng mở rộng loài cây này ra nhiều vùng ở Việt Nam như Phú Thọ, Hịa Bình, Điện Biên, Lào Cai, Bảo Lộc. Có lẽ do khơng chú ý đến đặc điểm sinh thái của cây con và kỹ thuật trồng nên tác giả đã không thu được kết quả như mong đợi. Mặc dù trồng rừng không thành công nhưng tác giả đã rút ra nhận xét là cây Hồi con rất yếu và không chịu được ánh sáng mạnh, ở những nơi được che sáng thì tỷ lệ sống cao hơn ở những nơi khơng được che sáng.

Nguyễn Ngọc Tân khi nghiên cứu về chế độ ánh sáng cũng có nhận xét tương tự, cây Hồi con 1 năm tuổi ở vườn ươm cần được che bóng từ 60 – 80% là thích hợp nhất, cây hồi ở trên rừng từ 2 – 3 năm tuổi vẫn cần phải che bóng, cây Hồi lớn có đường kính từ 18 – 50 cm chịu được ánh sáng mạnh hơn nhưng diệp lục ở lá vẫn bị phan giải mạnh mẽ. Về chế độ nước: Cây Hồi con trong vườn ươm là loại ưa ẩm nhưng khả năng hút nước kém, không chịu được hạn, chết ở độ ẩm < 51% sinh trưởng kém ở độ ẩm bão hịa. Về phân bón: cây non trong giai đoạn vườn ươm cần đạm và kali hơn lân, có thể bón phối hợp kali clorua với đạm ure hoặc đạm sunfat theo tỷ lệ N1k1.

Antonie Chris (1929)[4] đã gây trồng được 109 ha Hồi ở Lạng Sơn. Trong cơng trình này, các biện pháp kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc đã được chú ý nên tỷ lệ sống đạt khá cao, hàm năm khi chăm sóc tác giả đã cho bón mỗi gốc 7 kg phân chuồng và 0,1 kg sunfat đạm.

Trong cơng trình nghiên cứu hệ thống kinh doanh rừng Hồi trên quy mô lớn, Bùi Ngạnh đã đưa ra kết luận ban đầu là Hồi cần phải được trồng dưới tán nên việc tạo lớp tàn che cho cây Hồi là biện pháp tiên quyết. Nếu trồng rừng bằng cây một năm tuổi thì cần có lớp tàn che ≥ 70%. Cũng theo tác giả này thì có thể phục tráng rừng Hồi già bằng con đường bổ sung dinh dưỡng như bón đạm, phân chuồng hoặc trồng các cây họ Đậu dưới tán rừng để “Đổi lân lấy đạm”. Phí Quang Điện và Lê Văn Hán[11] khi nghiên cứu phục tráng rừng Hồi già ở Lạng Sơn cũng đưa ra các kết luận tương tự. Ngồi ra, các tác giả cịn cho

thấy biện pháp cuốc xới lớp đất mặt có hiệu quả khá rõ rệt đến sinh trưởng và sản lượng quả.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 29)