7 Đất rừng trồng trám 50.2 0.48 so với diện tích đất rừng trồng
4.1.4 Các nghiên cứu về tinh dầu Hồ
Về hàm lượng và chất lượng tinh dầu đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Eruest Guenther (1948)[4] thì tinh dầu Hồi có 21 thành phần khác nhau, trong đó Anethol là thành phần chính. So sánh về chất lượng, tác giả đã khảng định tinh dầu Hồi Việt Nam có độ đơng khá cao từ 17 – 190C, trong đó tinh dầu hồi của Trung Quốc chỉ đông ở 130C, theo tiêu chuẩn trên thị trường quốc tế, độ đông của tinh dầu Hồi ≥ 170C là loại tốt nhất, 160C là loại tốt, 150C là loại đạt yêu cầu và dưới 150C là chưa đạt yêu cầu.
Theo Hồng Văn Phiệt thì Hồi ở Lạng Sơn có hàm lượng tinh dầu khá cao, chiếm từ 10 – 13% trọng lượng quả khơ. Theo Nguyễn Mê Linh thì hàm lượng tinh dầu trong lá và quả Hồi biến động khá rõ rệt qua các tháng trong năm. Thời kì quả tích lũy tinh dầu lớn nhất vào tháng 6 (12,24%) và thấp nhất vào cuối tháng 4 và tháng 9 (tương đương là 8,66 và 7,69%). Diễn biến hàm lượng tinh dầu trong lá lại lệch pha với quả, thời kì tích lũy tinh dầu cao nhất vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 (3,66%). Sau đó giảm dần từ tháng 9 đến tháng 11 (tương đương là 1,45 và 1,29%). Ngồi ra hàm lượng tinh dầu cũng cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bảo quản như mốc và mục làm giảm hàm lượng và chất lượng tinh dầu, các chất gây độc như Cis-Anethol lại tăng lên.
Hà Chu Chử cũng xác định hàm lượng tinh dầu trong quả tươi chiếm từ 3 – 3,5% và trong quả khô tuyệt đối từ 10 – 12%, hàm lượng tinh dầu trong lá thì thấp hơn, chỉ đạt khoảng 1% trọng lượng tươi. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Anethol chiếm khoảng 70 – 90% trọng lượng tinh dầu. Chất lượng tinh dầu được thể hiện ở hàm lượng Anethol thông qua độ đơng, tinh dầu cos hàm lượng Anethol càng cao thì đơng ở nhiệt độ càng cao, thông thường tinh dầu ở lá chỉ đông ở 130C nên chất lượng tinh dầu lá kém hơn tinh dầu quả. Ngoài Anethol, tinh dầu Hồi cịn có Methyl Savicol, Pinen, Phelandren, Ete etyl hydro quinon, các Axit aldehyd và Axeton anisic...
Bảng 3: Thành phần hóa học của tinh dầu Hồi thu từ các nhóm hình thái TT Hợp chất Nhóm trung gian Nhóm 8 cánh Nhóm nhiều cánh N.020 N.029 N.033 N.019 N.008 N. 036 N.041 1. α-pinene 0,96 0,07 0,25 0,14 0,30 0,86 0,14 2. Phellandrene 0,25 0,14 0,11 0,17 3. delta. 3-carene 0,09 0,06 0,19 4. Beta.-terpinene 5. Limonene 2,51 2,16 0,18 0,42 3,46 2,13 4,88 6. 1,8-cineol 0,28 0,19 0,18 0,16 0,08 7. 1,6-octadien 0,12 0,09 8. Linalool 0,16 0,1 9. 4-terpineol 0,11 0,31 10. α-terpineol 0,13 11. Estragole 0,13 0,29 0,23 0,19 0,30 0,32 12. Benzaldehyde 0,18 0,19 0,25 0,50 13. Trans-anethole 94,46 96,28 96,18 98,86 95,44 96,71 93,52 14. Caryophyllene 0,27 0,22 0,14 0,10 15. α- copaene 0,14 0,11 16. Trans-α -bergamotene 0,27 0,24 0,10 0,12 0,18 17. T-cadinol 0,16 18. Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene 0,13 0,10 19. Beta bisabolene 0,11 0,09 0,09 20. Nerolidol 0,14 21. Delta cardinene 0,10 22. 2-(1-cyclopentenyl) furan or 1-(3-methyl-2- butenoxy)-4-(1-pr.) 0,89 0,17
Nguồn: Thành phần hóa học của tinh dầu Hồi ( Illicium verum Hook.F) ở Lạng Sơn (2009)[2]
Tinh dầu Hồi hiện nay được thu chủ yếu từ quả. Chất lượng của tinh dầu Hồi trên thị trường thế giới hiện nay được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
- Hàm lượng trans- anethol: là chất chính trong tinh dầu Hồi, tinh dầu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có hàm lượng chất này khơng thấp hơn 85%. Hiện nay trên thị trường lưu hành loại tinh dầu có hàm lượng trans-anethol dao động trong khoảng 85-90%. Hàm lượng anethol quyết định độ đông của tinh dầu.
- Hàm lượng cis-anethol: đây là hợp chất có độc tính cao, để thoả mãn nhu cầu xuất khẩu, hàm lượng chất này trong tinh dầu không được vượt quá 3%.
Kết quả phân tích cho thấy, tất các các mẫu tinh dầu thuộc các nhóm hình thái khác nhau của cây Hồi đều có hàm lượng trans-anethol rất cao, biến động từ 93,16 đến 98,86%. Đặc biệt hàm lượng cis-anethol trong tinh dầu có hàm lượng khơng đáng kể, trong các mẫu phân tích chất này khơng xuất hiện ở độ phân giải 0,001%. Không nhận thấy sự khác biệt đáng kể về thành phần hoá học của tinh dầu trong các nhóm hình thái. Với kết quả nêu trên, có thể khảng định tinh dầu hồi của Lạng Sơn thuộc loại có chất lượng rất cao, dù được thu từ bất cứ dạng hình thái nào. Tuy nhiên, trong sản xuất chất lượng sản phẩm chỉ là một trong những chỉ tiêu lựa chọn. Thực tế cho thấy, hồi tứ q là vụ hồi có hình dạng quả ít phù hợp với tiêu chuẩn thương phẩm của quả hồi khơ (kích thước quả nhỏ và khơng đều, tỷ lệ cánh lép cao), trong khi đó chất lượng tinh dầu rất cao. Vì vậy, nên sử dụng quả của vụ hồi này vào mục đích sản xuất tinh dầu. Các mẫu tinh dầu nghiên cứu đều thuộc một kiểu hố học có thành phần anethol là chất chính, như vậy, hiện chưa phát hiện được kiểu hố học mới từ lồi hồi trồng tại Lạng Sơn.