Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 34)

7 Đất rừng trồng trám 50.2 0.48 so với diện tích đất rừng trồng

4.2.2.3 Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm Hồi trên địa bàn

Hồi là nguyên liệu quý được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Những năm gần đây, Hồi đang ngày khảng định được vị trí là loại gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra tinh dầu Hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Đặc biệt, hoa hồi Lạng Sơn có hàm lượng tinh dầu cao; trong tinh dầu không có độc tố.

Theo quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá vừa được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công bố, sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn được coi là tài sản quốc gia, được nhà nước bảo vệ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Chỉ cá nhân, tổ chức nào được UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép mới được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá “hoa hồi Lạng Sơn”. Đây là cơ sở quan trọng để cây hồi Lạng Sơn phát triển có quy hoạch, các tổ chức và cá nhân đang trồng và chế biến hoa hồi tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường... tránh tình trạng sản xuất bấp bênh, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, bán trôi nổi trên thị trường.

Thị trường hồi và các sản phẩm Hồi của Lạng Sơn khá phong phú và đa dạng về. Tại thị trương trong nước người biết sử dụng và nhu cầu sử dung ngày càng tăng lên.Thị trường các nước được mở rộng, ngoài thị trương truyền thống nay được mở rộng ra nhiều thị trường mới, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thanh viên Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Kênh hàng Hoa hồi và các sản phẩm hồi và các tác nhân tham gia: Các sản phẩm hồi của Lạng Sơn được lưu thông qua nhiều tác nhân theo nhiều kênh hàng, còn lại là các kênh hàng với sự tham gia của nhiều tác nhân. Theo kênh của các cơ quan nhà nước như; Cục Sở Hữu trí tụê, Cục thông tin khoa học -Bộ KH&CN,cục Xúc tiến thươmg mai,Viện nghiên cứu thương mại -Bộ Công thương, các sản phẩm hồi của Lạng Sơn được mang sang triển lãm tại Thái Lan,Trung Quốc,Hàn Quốc và một số nước khác trên thế giới[17].

Qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định được các kênh hàng tiêu thụ Hoa hồi và các sản phẩm hồi và các tác nhân tham gia như sau:

+ Kênh 1 : Hộ trồng hồi→ Tiểu thương→ Tiểu thương Trung Quốc + Kênh 2 : Hộ trồng hồi→Hộ cất tinh dầu→Hộ tiêu dùng

+ Kênh 3 : Hộ trồng hồi→Hộ thu mua→nhà máy sản xuất→người tiêu dùng.

+ Kênh 4 : Hộ trồng hồi → Hộ thu mua → Doanh nghiệp xuất khẩu → Các nước nhập khẩu.

Kênh 1 và kênh 4 là kênh hàng chính tiêu thụ các sản phẩm Hồi Văn Lãng xuất khẩu ra nước ngoài, chiếm đến 80% lượng hồi tiêu thụ, kênh 2 và kênh 3 phục vụ sản xuất trong nước chiếm 15%, kênh 1 phục vụ trực tiếp người tiêu dùng chiếm 5% lượng hồi tiêu thụ[19].

Do Hồi là loại đặc sản, trữ lượng tiêu thụ ở trong nước rất ít nên chủ yếu dùng để xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện không có đại lý tiêu thụ sản phẩm nào của nhà nước mà tất cả đề do tư thương đứng ra thu mua.

Bảng 6: Thống kê giá bình quân các sản phẩm Hồi trên thị trường huyện Văn Lãng từ 2007 – 2013[18]

Sản phẩm 2007 2009 2011 2013

Hồi tươi (đ / kg) 3.000 5.500 6.000 9.500 Hồi khô (đ / kg) 25.000 26.500 37.000 55.000

Tinh dầu (đ / l) 150.000 250.000 300.000 350.000

Từ bảng trên cho thấy giá các sản phẩm Hồi đều tăng từ năm 2007 – 2013, giá Hồi tươi năm 2013 tăng mạnh khoảng 3000 – 4000 đồng thương lái thu mua tận gốc từ 8000 – 10.000 đồng, do năm 2013 hoa Hồi ở Văn Lãng mất mùa, nên sản lượng hồi khô trên thị trường khan hiếm. Tuy nhiên, trong những năm qua có một thực tế đáng buồn là thụ trường tiêu thụ chập chờn, giá hồi lên xuống thất thường theo thời vụ, nhìn chung giá các sản phẩm Hồi đang dần được phục hồi. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm Hồi của người dân phụ thuộc rất lớn vào phương tiện vận chuyển và việc giao thông không thuận tiện nên việc vận chuyển sản phẩm đi những nơi tiêu thụ lớn còn gặp nhiều khó khăn, cũng chính vì nguyên nhân này việc người dân tiếp cận với thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế, bị ép giá do phụ thuộc vào tư thương.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực trạng gây trồng và tiêu thụ các sản phẩm từ cây hồi trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w