1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái

123 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 544,5 KB

Nội dung

Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộcsống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, HồAnh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -ĐỖ THỊ NGỌC LAN

CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-*** -ĐỖ THỊ NGỌC LAN

CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Văn Nam (KhoaVăn học) - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này cùng cácthầy, cô giáo trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhânvăn Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân, gia đình

và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Hà Nội, tháng 11 năm 2009

Tác giả

Đỗ Thị Ngọc Lan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO 8

NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ 8

1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống 8

1.2 Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 14

1.2.1 Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi 14

1.2.1.1 Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách 14

1.2.1.2 Trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức nhưng bất tài, vô dụng 24

1.2.1.3 Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ những toan tính ích kỷ 29

1.2.2 Con người sống trong hận thù và mất niềm tin 32

1.3 Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong cuộc sống 39

Chương 2: TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI 47

2.1 Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp 47

2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp 47

2.1.2 Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị 53

2.2 Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác 55

2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội 55

2.2.2 “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sáng 63

2.3 Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 66

Trang 5

Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI.75

3.1 Kết cấu cốt truyện đa dạng 75

3.1.1 Cốt truyện số phận 76

3.1.2 Cốt truyện luận đề 77

3.1.3 Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức 80

3.1.4 Cốt truyện phân mảnh - lắp ghép 82

3.1.5 Cốt truyện dòng ý thức 85

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 86

3.2.1 Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật 86

3.2.2 Hư cấu, tưởng tượng - một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán 89

3.2.3 Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 91

3.3 Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật 104

KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộnglớn hết sức sinh động Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túcđối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộnglớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp Ma Văn Kháng,

Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn họchiện đại thời ký đổi mới Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hộiđược miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầukhách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực

Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tácgiả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhàvăn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái Đây là các nhà văn có nhiềuthành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chínhnghĩa của cuộc sống Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực,các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng địnhnhững giá trị chân chính của con người; thể hiện sự quan tâm tới việc hình thànhđạo đức và nhân cách con người, thể hiện sự hiểu biết sự định hình tính cách conngười Việt Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó

Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộcsống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, HồAnh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thựccòn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào Qua đây, luận văncũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tácphẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồichuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựngmột xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái rất phong phú

về nội dung Các bài viết nghiên cứu về những tác phẩm của ba tác giả đã khaithác nhiều vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cáchthức trần thuật, nghệ thuật tự sự…Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng phê phán chưađược đề cập tới một cách kỹ lưỡng trong các tác phẩm nghiên cứu

Ma Văn Kháng thành công cả về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Từnhững năm 80 trở lại đây, các tác phẩm của Ma Văn Kháng thu hút sự quan tâmcủa nhiều bạn đọc Thể loại sáng tác của ông đa dạng hơn, hình thức nghệ thuậtphong phú, nhân vật được xây dựng với nhiều tính cách điển hình cho con ngườithời đại mới với tư tưởng hiện đại, tiến bộ Ở mảng tiểu thuyết thế sự đời tư củanhà văn, giới nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao về những đóng góp của MaVăn Kháng bởi ý tưởng sáng tạo và ý thức đổi mới tư duy của tác giả Ông đãcho ra mắt bạn đọc 11 cuốn tiểu thuyết, 20 tập truyện ngắn và 3 tập truyện viếtcho thiếu nhi Năm 2008, tập truyện ngắn mới nhất của Ma Văn Kháng mang tựa

đề Trốn nợ (NXB Phụ nữ - 2008) bao gồm 18 truyện ngắn đã ra mắt và gần đây

(tháng 9-2009), cuốn hồi ký “năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương”được xuất bản đã giành được nhiều tình cảm của bạn đọc

Với trên 40 năm lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng ý thức được sứmệnh là viết để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người,của cuộc sống Các tiểu thuyết viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đã

khẳng định được những giá trị nhất định: Các tiểu thuyết “Mưa mùa hạ”, (1982),

“Mùa lá rụng trong vườn” (1985), “Côi cút giữa cảnh đời” (1989), “Đám cưới không có giấy giá thú” (1988), “Chó Bi đời lưu lạc” (1992), “Ngược dòng nước lũ” (1999) của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả.

Phong Lê nhận định trong Vẫn chuyện văn và người (NXB Văn hoá thông

tin - 1989): “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oankhổ như nhiều cuốn sách khác Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo

Trang 8

những tình cảm nhân hậu, tốt lành, có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩyrửa tâm hồn con người Cái hiệu quả thanh lọc dành cho nghệ thuật, và dườngnhư cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi bật”.

Tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú (1988) thực sự là một đổi mới mạnh mẽ của Ma Văn Kháng Các bài viết: Phải chăng đời là một vại dưa hỏng của Vũ Dương Quý, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưu;

Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hoá với đời sống con người của Mai Thục và cuộc thảo luận về Đám cưới không có giấy giá thú do Báo Văn nghệ tổ chức… đều đưa ra những nhận

xét khá lý thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng nhưnhững mặt còn hạn chế về mọi phương diện của tác phẩm, cả về mặt nội dung vànghệ thuật

Về cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ (1999), Hồ Anh Thái nhận xét:

“Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình…Dường như tậphợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ởđây Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh,

lan man hơn” Trong bài viết Ngược dòng nước lũ - cuộc khám phá mới đầy tiềm

năng vào nguồn văn chương, vào dòng đời cuộn chảy, Lã Duy Lan đã nhận xét:

“Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định hình vững chãi địa

vị của văn chương trong kinh tế thị trường, mở ra cuộc khám phá đầy tiềm năngvào tận nguồn mạch văn chương, tận tầng sâu của dòng đời cuộn chảy, mà ở tácgiả nội lực đã được chuẩn bị kỹ từ nhiều chục năm trước” [64]

Ngoài các bài viết trên, chúng ta có thể kể đến một số bài viết về tác phẩm

của Ma Văn Kháng như: Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn

Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ; Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng

của Lê Kim Vinh; Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ Hải Ninh; Sống rồi mới viết của Ma Văn Kháng… và các luận văn thạc sĩ gần đây như: Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng

trong tiểu thuyết sau 1980 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Kim; Quan

Trang 9

niệm nghệ thuật về con người tự nhiên trong sáng tác của Ma Văn Kháng sau năm 1975 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cẩm Giang; Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng - Luận văn thạc sĩ của Bùi Lan

Hương…

Đề cập đến cảm hứng phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giảNguyễn Văn Xuất có công trình nghiên cứu luận án Phó tiến sĩ văn học mang đề

tài Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên

Xô và Việt Nam) Đây là công trình nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong một

số tác phẩm văn xuôi Liên Xô và Việt Nam Trong luận án này, tác giả đã nghiên

cứu về cảm hứng phê phán trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú của

Ma Văn Kháng dưới tư duy tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Đôxtôiepxki

Trong mảng phê bình nghiên cứu về các tác phẩm thế sự đời tư của HồAnh Thái đáng kể đến là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái,Nguyễn Anh Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Nguyễn Thị Phương, Trần Duy

Hiển, Phạm Chí Dũng, Hoài Nam, Tuyền Lâm…Trong bài viết Hơn cả sự thật, Nguyễn Anh Vũ cho rằng: “Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã

khai thác triệt để khả năng phản ánh một cách trọn vẹn và sinh động hiện thựcđời sống của thể loại tiểu thuyết Đọc tiểu thuyết này, ta không khỏi lo ngại trướclối sống của một bộ phận thanh niên trong xã hội hôm nay Đó là một lối sốngthực dụng, buông thả, ích kỷ, với những ham muốn điên loạn, cuồng loạn Rõràng, họ không đại diện cho thế hệ trẻ đang tràn đầy sức sống, tài năng và nhiệthuyết trong xã hội ngày nay Thế nhưng, ta vẫn không khỏi xót xa, ngậm ngùicho những cảnh sống vô hồn, không hoài bão, lý tưởng đó Nếu không cảnh báo,ngăn chặn, rất có thẻ đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho cái ác nảy mầm, tồn tại và

phát triển” [38, tr 285-286] Bàn về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, tác giả Hoài Nam nhận định: “Bằng tiếng cười, tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui cái

nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộcsống, và mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật:cuộc sống này, ở đây, bây giờ đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật

Trang 10

tự tương đối, sẽ phải không mất ít thời gian và nỗ lực cho nó”.

Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyên luận nào viết về Hồ Anh Tháinhưng đã có một số luận văn viết về tác phẩm của anh Đó là các luận văn của

Nguyễn Thị Vân Nga (2004): Về tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của

Hồ Anh Thái; Ngô Thị Thu Hương (2007): Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua 3 tác phẩm “Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm”, Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan điểm nghệ thuật vì con người…

Tạ Duy Anh là một tác giả mới của văn học đương đại, được nhiều bạnđọc yêu mến Xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20, Tạ Duy Anh có thờigian sáng tác chưa thật dài so với các nhà văn khác Chính vì vậy, các công trìnhkhoa học nghiên cứu sâu về tác phẩm của Tạ Duy Anh chưa có nhiều Tác giả

Bùi Việt Thắng trong bài viết Hiện trạng tiểu thuyết Việt Nam đã đưa ra nhận định một cách khái quát về tác phẩm của Tạ Duy Anh: “Tạ Duy Anh sau Khúc

dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết đã cho ra mắt Lão Khổ

-một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại… Không ít tiểu

thuyết hướng tới những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội như Lão Khổ, Ăn

mày dĩ vãng, Gót đỏ quyền uy…Trong tiểu thuyết hôm nay, con người được

trình bày như một ẩn số Bản chất con người là gì? Nó sống ra sao trong thời

hiện tại…Lữ Quán của Hà Phạm Phú, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Lão Khổ của

Tạ Duy Anh…đã gây một niềm tin tưởng rằng chúng ta đang được văn học nhưmột phương tiện linh điệu để hiểu rõ con người” [43,tr 14-15]

Tác giả Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã

nhận định: “Vẫn là chuyện làng quê Bắc Bộ nhưng thời gian rộng hơn: từ nhữngnăm 1940-1990, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhà văn cũng già

dặn từng trải và kỹ thuật nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh …Thiên thần sám hối khiến ai đọc cũng

có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâmthì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã,

Trang 11

ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm [57].Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra một số nhận định về nhân vật trong tiểuthuyết Tạ Duy Anh: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờnhờ, xam xám về ngoại hình (…) Nhưng bản chất con người thì luôn luôn ở lằnranh giới thiện - ác Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn

- đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bảnthân mình [58]

Ngoài ra, nghiên cứu về tác phẩm của Tạ Duy Anh có bài viết: “Tạ Duy

Anh - gương mặt nổi bật của văn đàn 2004” của Nguyên Trường, cuốn sách: Thế

giới nghệ thuật Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương,

Võ Thị Thanh Hà, NXB Hội Nhà văn 2007 Bên cạnh đó có một số luận văn đã

đề cập đến vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh

Qua khảo sát kết quả của những người đi trước, có thể nhận thấy nhữngbài viết nghiên cứu về 3 tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Ma Văn Khángchủ yếu liên quan đến những vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựngnhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện…Tuy có đề cập đến những vấn đề còntồn tại ngổn ngang trong xã hội nhưng những tác phẩm nghiên cứu chưa đề cậpsâu sát đến vấn đề cảm hứng phê phán

Bằng cách phân tích và tham khảo các ý kiến về tác phẩm của 3 tác giả,chúng tôi bước đầu nghiên cứu về vấn đề cảm hứng phê phán được thể hiện quacác tác phẩm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn tích cực mà các tác giả muốngửi gắm tới độc giả

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Trang 12

các tác giả luôn nhìn nhận cuộc sống với niềm tin vào lẽ phải và cái thiện và do

đó sáng tác của họ có tác dụng hướng con người đến với những giá trị đạo đứctốt đẹp của cuộc sống

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Khảo sát kỹ lưỡng nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của MaVăn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái để chỉ ra được cảm hứng chủ đạo củacác tác phẩm

- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn xuôi hiện đại để thấy đượcnhững đóng góp của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái trong việc đổimới tư duy nghệ thuật trong nền văn học hiện đại thời kỳ đổi mới

4 Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép chọn ra nhữngtác phẩm tiêu biểu viết về mảng thế sự đời tư của các tác giả Cụ thể là các tác

phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989),

Ngược dòng nước lũ (1999) của Ma Văn Kháng; Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2004), Thiên thần sám hối (2005) của Tạ Duy Anh; Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm

(2006) của Hồ Anh Thái

5 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quynạp, so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống, phương pháp thi pháp học vớimong muốn tiếp cận tới cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo những con người cụ thể Chương II: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng,

Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.

Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.

Trang 13

Chương 1 CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO

NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ

1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống

Một trong những chức năng cao đẹp, thanh khiết của văn học chính lànâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽcủa cuộc sống Lịch sử luôn luôn biến động không ngừng, mỗi giai đoạn văn họclại gắn với những nội dung phản ánh khác nhau Nếu như dòng văn học cáchmạng trước đây thiên về cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻđẹp tâm hồn anh dũng bất khuất của con người Việt Nam thì nền văn học hậuchiến lại dành nhiều trang viết để tiếp cận những mảng khuất của cuộc sống,những dòng chảy tâm lý bên trong, những nỗi đau nhân thế âm ỉ dai dẳng đã vàđang diễn ra trong cuộc sống thường nhật

Trong bất cứ giai đoạn xã hội nào đều tồn tại song hành hai thái cực tráingược nhau đó là tốt - xấu, chính - tà, thiện - ác Nhìn nhận và phản ánh về haithái cực ấy trong mỗi giai đoạn văn học lại có những biểu hiện khác nhau Tronggiai đoạn văn học hiện đại, nhà văn đã có được độ lùi xa của khoảng cách thờigian để nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố dồndập của quá khứ xa cũng như gần, và phần lớn những trang viết đã đề cập đếnnhững mảng khuất của cuộc sống vẫn đang ngày đêm âm ỉ sôi trào

Cảm hứng phê phán trong văn học Việt Nam là vấn đề xuất hiện mạnh mẽnhất trong giai đoạn văn học 1930- 1945 dựa trên những mâu thuẫn dân tộc vànhững mâu thuẫn giai cấp trong xã hội một cách sâu sắc lúc bấy giờ Trướcnhững năm 30 của thế kỷ XX, những tiền đề của chủ nghĩa hiện thực phê phán

đã xuất hiện, trước hết là trong thơ trào phúng của Tú Xương, Nguyễn Khuyến,Học Lạc, Nguyễn Thiện Kế và sau đó là văn xuôi của Phạm Duy Tốn, Vũ Đình

Trang 14

Long, Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Nam Xương….Tuy nhiên, bản thân nhữngtruyện, những tiểu thuyết và kịch của các tác giả nói trên chưa phải là những tácphẩm mang cảm hứng phê phán rõ rệt Một số nhà văn còn mang nặng quanniệm văn dĩ tải đạo, thường dùng nhân vật làm phát ngôn cho những lý thuyết về

số kiếp, về quả báo Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX, xã hội thựcdân phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị ngày càng bộc lộ những vấn đềnhức nhối đang tấy lên trầm trọng Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) và thoái trào cách mạng, khuynh hướng lãng mạn xuất hiện vàchiếm ưu thế trên đàn văn học công khai Tuy nhiên, những tác phẩm củaNguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao vẫn lần lượt ra đờikhẳng định vị trí của văn học hiện thực phê phán

Cảm hứng chung của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 làvạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán mộtcách gay gắt các thế lực thống trị xã hội trên cơ sở cảm thông, yêu thương trântrọng con người đặc biệt là những con người bị vùi dập, chà đạp Trong nhữngtrang viết về hiện thực xã hội thời kỳ 1930-1945, ta thấy hiện lên một cách sinhđộng không chỉ là cuộc sống của người nông dân mà còn là thân phận của nhữngngười trí thức tiểu tư sản nghèo với số phận đầy trắc trở, khó khăn và bế tắc.Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ hơnbao giờ hết, lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo hơn Ngoài Nguyễn CôngHoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng còn có thêm Nguyên Hồng, NguyễnĐình Lạp…Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,Nguyên Hồng là những nhà văn tiêu biểu cho văn xuôi hiện thực phê phánnhững năm 1930-1939 thì Nam Cao lại là ngọn cờ tiên phong của văn xuôi trongnhững năm chiến tranh thế giới thứ hai Cùng với Nam Cao, xuất hiện hàng loạtcác cây bút trẻ như Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Kim Lân…

Nối tiếp dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 là trào lưu văn họchiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam từ sau năm 1945 Trong một

Trang 15

khoảng thời gian dài tồn tại và phát triển, dòng văn học này đạt được nhữngthành tựu rực rỡ với những nhà văn có tầm cỡ như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, ĐặngThai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi,

Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu,… Xã hộimới ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám đã biến chuyển một cách hùng hậuvới các sự kiện to lớn diễn ra dồn dập, nhanh chóng vô cùng Trong 30 nămchiến tranh cách mạng xảy ra, biết bao con người đã sống chung trong một bầukhông khí tuy mất mát nhưng cũng hiển hách những chiến công vẻ vang nhấttrong lịch sử dân tộc Khí thế cách mạng như làn sóng lan nhanh làm thay đổi bộmặt của từng vùng đất, từng số phận con người Trong giai đoạn này, bản chấtanh hùng cách mạng được kết tinh một cách rực rỡ trong những hình tượng anhhùng, chiến sĩ Những con người đẹp có tâm hồn trong trẻo và hành động cao cả

đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ diệu đối với các nhà văn để chúng ta có thể thấyđược từng nét đẹp trong tâm hồn của những anh hùng chống thực dân Pháp ởTây Nguyên, những dũng sĩ diệt Mỹ ở Củ Chi, những nữ anh hùng như Út Tịch

ở Trà Vinh, Nguyễn Thị Hạnh ở Long An, Trần Thị Tâm ở Quảng Trị…và anhhùng Trần Thị Lý, bà mẹ Suốt, Nguyễn Văn Trỗi, anh giải phóng quân, những

cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc… Tất cả họ đã trở thành những hình tượng mang vẻđẹp lý tưởng trong thơ Tố Hữu

Hiện thực đấu tranh cách mạng trong giai đoạn cách mạng 1945-1975cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của thơ ca hiện thực xã hội chủnghĩa Để chiến đấu cho lý tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhiềuthế hệ đã lên đường hành quân đi cứu nước Hiện thực cao cả đó là đối tượng củathi ca, đặc biệt là anh hùng ca Cảm hứng về Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, về sựthắng lợi tất yếu của cách mạng, đó là chất thép, là nguyên tắc cơ bản của thơ ca hiệnthực xã hội chủ nghĩa

Văn học thời kỳ sau năm 1945 có đặc điểm và quy luật phát triển riêng doyêu cầu của thời đại cách mạng - phản ánh kịp thời, ca ngợi nhiệt thành chủ

Trang 16

nghĩa anh hùng toàn dân, hướng tới miêu tả cái đẹp, cái cao cả Nguyễn Khải làtác giả với tư chất của một cán bộ chính trị, một quân nhân từng trải các vấn đềnóng hổi của xã hội như vấn đề chủ nghĩa cá nhân khoác áo tập thể (Truyện ngắn

Tầm nhìn xa), vấn đề tôn giáo trong đời sống chung (truyện ngắn Xung đột), vấn

đề hạnh phúc cá nhân trong đời sống chung (truyện ngắn Mùa lạc) Trong tác

phẩm của mình, Nguyễn Khải thường phân tích sắc bén các mối quan hệ giữacon người với con người, quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa Những nhânvật của Nguyễn Khải có nhiều tỳ vết, khẳng định con người vẫn có thể là nô lệcủa thói kiêu ngạo, ham thích phô trương và chuộng hình thức Ông khẳng định,con người vẫn có thể mất tự do nếu còn đố kỵ, chỉ nhìn và tìm thấy cái xấu củacon người, nếu vị kỷ và thờ ơ trước số phận của người khác Lối viết tỉnh táo, trítuệ của Nguyễn Khải dường như được viết thành các tuyến nhân vật đối lậpnhau: tốt - xấu hay còn gọi là tích cực – tiêu cực

Văn học giai đoạn 1975-2000 phát triển phong phú, đa dạng và phức tạphơn nhiều so với giai đoạn 1945-1975 Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng Cộngsản Việt Nam khởi xướng năm 1986, xã hội Việt Nam có những chuyển độngtích cực, tuy nhiên, văn học cũng đứng trước những thách thức mới trong cơ chếkinh tế thị trường luôn song hành tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực Trong giaiđoạn này, nổi bật những tác giả văn xuôi có tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, LêMinh Khuê, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan ThịVàng Anh, Võ Thị Hảo, Y Ban, Trầm Hương, Trần Thanh Hà, Như Bình,… Bêncạnh đó, lớp nhà văn thời kỳ trước như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, NguyễnKiên, Xuân Thiều…vẫn tiếp tục hăm hở viết bằng cảm xúc sâu lắng của mình

Văn học sau 1975 chú trọng nghiên cứu thực trạng tinh thần xã hội ViệtNam sau chiến tranh, đó là một hiện thực phức tạp, đa dạng, đan xen mặt sáng vàtối trong đời sống cũng như những thay đổi trong nhận thức và tình cảm conngười Nhà văn nhờ ngọn gió lành của công cuộc đổi mới đã có thể nhìn thẳngvào sự thật, viết về mọi sự thật Sau năm 1980, trong văn học đương đại hình

Trang 17

thành khuynh hướng văn xuôi đời tư - thế sự, các nhà văn gọi là văn xuôi đờithường cùng tồn tại như một dòng quan trọng bên cạnh văn xuôi sử thi Văn học

có thể viết về mọi chuyện kể cả những điều phiền toái nhất của đời sống, vănhọc nói chung đã có điều kiện nhìn sâu hơn vào thế giới sâu kín, những điều nhỏ

bé của con người, về các trạng huống tinh thần tinh tế của nó trong thế giới tâm

linh (truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh

Châu) Âm hưởng phê phán - sự phê phán trên tinh thần nhân văn, cầu thị vang

lên mạnh mẽ: truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang Thân, truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Gió từ miền

cát của Xuân Thiều…

Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơnnhững sự kiện, biến cố dồn dập của quá khứ Chính trong thời điểm đầy biếnđộng này của hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn nhìn rõ những nét bản chấtcủa hiện thực quá khứ và hiện tại Nếu như trước đây, nhà văn chỉ kịp thời phảnánh được một vài khía cạnh của hiện thực, bộc lộ được một vài cảm xúc hoặc cangợi, hoặc phê phán thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, các tác giả đã cóthể dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng củahiện thực phong phú và phức tạp của đời sống với sự đan xen của cái cao cả vàcái thấp hèn, cái thiện và cái ác… Lúc này hiện thực cuộc sống đã được phảnánh một cách đa diện, nhiều chiều mà trung tâm của nó là con người thời đại vớinhững số phận cụ thể gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đất nước Cảm hứng sựthật được thể hiện là sự gắn kết của cảm hứng sử thi và cảm hứng đời thường.Những tác phẩm viết theo xu hướng này đã đáp ứng được yêu cầu khách quancủa cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối cảnhcuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết

Cảm hứng phê phán trong văn học là một vấn đề đã được bàn đến từ lâukhi nói về văn học hiện thực XHCN và được xác định như một nhiệm vụ songsong bên cạnh nhiệm vụ khẳng định, ca ngợi cái đẹp, cái anh hùng Đồng chí

Trang 18

Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chúng ta cần khuyến khích sự phê phán và cónhiệm vụ phê phán những cái xấu, cái không đúng còn tồn tại trong xã hội ta, để

loại trừ nó, để phá bỏ nó” (Xây dựng nền văn hóa văn nghệ ngang tầm vóc dân

tộc ta, thời đại ta, NXB Sự Thật, H 1979, tr47) Nền văn học hiện thực XHCN

đã vượt qua văn học hiện thực phê phán ở nhiệm vụ lịch sử mới của nó là khẳngđịnh xu thế phát triển theo chiều hướng tiến bộ và chiến thắng của hiện thực mới

- hiện thực tốt đẹp của xã hội XHCN Văn học hiện thực XHCN của chúng ta chỉthực sự là vũ khí đấu tranh cách mạng, đấu tranh cho những tư tưởng nhân văncủa con người khi nó đồng thời làm tốt hai nhiệm vụ phê phán và khẳng địnhnhư Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là nó phải “phò chính trừ tà”

Nhiều tác giả văn học thời kỳ hiện đại đã ngày đêm trăn trở, viết nhiềutrang sách để phản ánh chân thực sự phức tạp, bề bộn của cuộc sống Bên cạnhNguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp thì Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh và HồAnh Thái là những tác giả tiêu biểu viết về đề tài này Mỗi người một tâm sự,một cảm nhận khác nhau, nhưng ở đó tất cả đều là nỗi đau nhân thế khi phảichứng kiến sự thực cay nghiệt của cuộc sống Sự xuống dốc trong quan niệmsống, thói tư duy giáo điều máy móc, sự tôn thờ chủ nghĩa vật chất, sự coi trọngquyền lực, con người sa đoạ, độc ác, giả dối… Muôn vàn những nhức nhối củacuộc sống được miêu tả trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, HồAnh Thái khiến ta thấm thía hơn bao giờ hết cái đa đoan, đa sự của cuộc sốngthường nhật hôm nay

Viết không chỉ là phê phán thuần tuý, phủ định sạch trơn những mặt tiêucực còn tồn tại trong xã hội, viết nhiều về cái xấu, cái ác nhưng các tác giả đềukhông hề mất đi niềm tin vào con người và cuộc sống Khát khao hướng thiện vàxây dựng một cuộc sống tươi đẹp trong tâm hồn mỗi con người chính là thôngđiệp mà các tác giả muốn gửi tới bạn đọc

Trang 19

1.2 Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái

1.2.1 Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi

Macxim Goorky đã từng nói: “văn học là nhân học”, văn học luôn quantâm đến đời sống của con người, đến thân phận con người và có nhiều khám phámới về con người Văn học nói chung và các sáng tác của Ma Văn Kháng, TạDuy Anh, Hồ Anh Thái nói riêng đều quan tâm đến giá trị cá nhân trong cuộcsống thường nhật Cho nên, bên cạnh những khía cạnh ưu việt đáng được cangợi, cổ vũ của xã hội thì cũng cần lên án, phê phán những khiếm khuyết, những

kẽ hở của xã hội đã tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác nảy nở, hoành hành Mộttrong những điều nhức nhối mà văn học hiện đại đề cập đến chính là thực tế một

số không nhỏ con người đang ngày càng biến chất, tha hoá nhân cách vì mải mêchạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi Trong cuộc sống hiện nay,không ít “con người vì cái lợi vật chất đang hèn đi, tầm thường đi” (Ma VănKháng) Nói đến những yếu tố khiến con người rơi vào tình trạng tha hoá nhâncách thì không thể không kể đến sức mạnh của đồng tiền Đồng tiền có sức mạnhchi phối đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người Đứng trước sựcám dỗ của đồng tiền, con người không biết kìm hãm lòng tham và dễ dàng trởthành nô lệ của đồng tiền, trở nên tha hoá nhân cách

1.2.1.1 Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách

Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái là một trong số các tác giảthường đi sâu khai thác về mảng đề tài thế sự đời tư của con người hiện đại Quanhững tác phẩm của ba nhà văn, ta thấy một xã hội đa chiều, đa màu sắc được táihiện một cách sinh động dưới ngòi bút đậm tình người, với chiều sâu của tâm tư,với khao khát cháy bỏng về một cuộc sống nhân ái, tốt đẹp Trong tác phẩm của

Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, bên cạnh nội dung ca ngợi những tríthức giàu phẩm chất, tâm huyết thì các tác giả còn chú trọng tới việc xây dựng

Trang 20

nên loại trí thức tha hoá về nhân cách Trí thức tha hoá về nhân cách là nhữngcon người vốn mang danh là trí thức nhưng nhân cách đã bị huỷ hoại mạnh mẽbởi đồng tiền, bởi danh vị, họ đã lợi dụng quyền lực của mình để gây ra bao nỗi

éo le, bi kịch cho những người có tài, có tâm, những con người có đạo đức trong

xã hội Đáng tiếc và đau đớn nào bằng sự tha hoá của kẻ có học lại bắt nguồn, cómầm, cõ rễ từ những ham hố cá nhân và trước sức mạnh của vật chất thì sự thahoá của người tri thức còn đáng sợ gấp ngàn lần hơn sự tha hóa của kẻ vô học

Ma Văn Kháng bắt đầu đến với văn chương từ năm 1959 với truyện ngắn

Phố cụt trong thời điểm cuộc chiến tranh của dân tộc đang diễn ra cam go, khốc

liệt Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, Ma Văn Kháng có quan niệmkhác nhau về con người Trong sáng tác sử thi của Ma Văn Kháng, ông thườngviết với mạch cảm xúc chung của văn học cách mạng với sự phân định rõ ràngcủa hai thái cực: tốt - xấu, ta - địch, bạn - thù Sáng tác giai đoạn đầu của MaVăn Kháng chủ yếu ca ngợi con người mới của thời chiến tranh vệ quốc có đauthương, mất mát mà hào hùng Bước chân của ông nối tiếp nhà văn Tô Hoài,Nguyên Ngọc, Mạc Phi…để khẳng định những giá trị cao đẹp trong tâm hồn củacon người miền núi nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng Bước sang giaiđoạn mới, cùng với sự chuyển mình của đất nước, dân tộc, thì văn học cũng cónhững sự thay đổi lớn Nếu các tác phẩm mang tính sử thi trọng tâm tạo dựngbức tranh lịch sử hoành tráng về một thời đại chiến tranh có mất mát hy sinh màkhông kém phần hào hùng của các dân tộc vùng biên ải thì tiểu thuyết thời kỳđổi mới của Ma Văn Kháng nhiều khi khiến cho người đọc cảm thấy nhà vănđang đối thoại với cuộc sống, đối thoại với con người, đối thoại với những dòngchảy cảm xúc của nhân vật mà ông đang đào sâu, tìm tòi để thể hiện chiều sâucảm xúc của nhân vật Những sự kiện đời sống trong tác phẩm của Ma VănKháng là những sự kiện của cuộc sống đan kết bởi vô vàn điều bất ngờ, nhỏnhặt Khác với cái quyết liệt trong đời sống chiến tranh, người ta có thể nhậnđịnh rõ được ranh giới giữa hai thái cực tốt - xấu, trắng - đen, chính - tà của cuộc

Trang 21

sống, trong cuộc sống thời hậu chiến bề ngoài có vẻ như bình yên nhưng tronglòng đầy mâu thuẫn đã trở thành cuộc chiến nội tâm dai dẳng hiện diện trongmối con người, mỗi số phận, mỗi gia đình Thật dễ hiểu vì sao sau chiến tranh,con người không còn ở thế giằng co giữa sự sống và cái chết nhưng trong tâmhồn luôn luôn cảm thấy chông chênh, lạ lẫm với chính mình.

Với giọng văn mềm mại, hiền lành nhưng quyết liệt, Ma Văn Kháng viết

về những mặt trái của xã hội với nội dung nhấn mạnh ma lực của đồng tiền đãlàm hoại suy ý chí, tình cảm và nhân cách của con người một cách mạnh mẽ MaVăn Kháng đã từng khẳng định: “Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền là mộthoàn cảnh lắm vi trùng làm cho con người ta bị nhiễm một thứ bệnh mất nhân

tính” (Mùa lá rụng trong vườn) Cũng như những nhà văn khác như Nguyễn

Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng đã không ngần ngại nhấn mạnh giátrị vật chất của đồng tiền ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân tính của con người Một

trong những tác phẩm đề cập đến vấn đề này của ông là: Đám cưới không có

giấy giá thú (1988), Côi cút giữa cảnh đời (1989) và Ngược dòng nước lũ (1999).

Đám cưới không có giấy giá thú (1988) ra đời được bạn đọc đón nhận một

cách nồng nhiệt Đọc tiểu thuyết này, độc giả khó có thể quên được cảm giác xót

xa đến não nề dâng trào trong lòng mình bởi vô vàn những trái khoáy ập vào sốphận của từng nhân vật Đây là một tác phẩm phản ánh sâu sắc hình ảnh nhữngcon người bị cơn lốc ham muốn vật chất cuốn đi trong nền kinh tế thị trường có

vô vàn điều cám dỗ lòng người Họ đã bị những dục vọng tầm thường, nhữngcơn lốc của ham muốn cuốn trôi một cách mạnh mẽ Trước thực tế ấy, nhiềungười đã bị mất nhân cách, bản lĩnh của mình

Ma Văn Kháng tập trung phản ánh hiện tượng những trí thức bị tha hoá,

tự đánh mất giá trị bản thân mình một cách sinh động với một tâm trạng buồnđến da diết Sự sùng bái đồng tiền trở thành biểu hiện bằng cuộc chạy đua đầycuồng vọng đuổi bắt những món lợi vật chất tầm thường hàng ngày Sau những

Trang 22

năm tháng chiến tranh gian khổ, con người trở về với một cuộc sống bình yênnhưng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn Đối mặt với mọi cám dỗcủa đồng tiền, nếu không kiên định, con người sẽ trở nên mất phương hướng, rơivào bóng tối của sự tha hoá biến chất là lẽ đương nhiên Hình ảnh những nhân

vật trong Đám cưới không có giấy giá thú cho ta thấy được một bức tranh đủ

màu sắc về những con đường dẫn nhân cách người trí thức rơi vào bùn lầy Tathấy ở đó bóng dáng của Xuyến, Trình, Quỳnh, Thảnh, Thầy Thuật Đối với MaVăn Kháng, bên cạnh việc ca ngợi những trí thức được nâng lên thành kiểu mẫucủa giá trị thì ông còn tập trung bóc tách nhân cách của những trí thức bị tha hoá,

tự đánh mất bản ngã của mình Với những cán bộ, thầy giáo, học sinh trong miêu

tả của ông phần nhiều bị chìm trong lối sống lạnh nhạt, thiếu tình người, mộtcách sống thờ ơ và vô trách nhiệm với chính tư cách bản thân mình Ma VănKháng nhận ra và xót xa thốt lên một sự thật đau lòng: Học trò giờ lẫn lộn vớilưu manh Cậu học trò Tuẫn - con trai Bí thư Lại đã cậy quyền lực của bố màhỗn láo, phỉ báng thầy trước mặt bạn bè Thầy Tự phạt Tuẫn bằng một cái tát thìhắn nói: đời ông từ nay khốn khổ rồi Bên cạnh đó, cô nữ sinh Trình vốn là mộtngười ngoan ngoãn, chỉ vì bệnh tật và bị bỏ rơi, bị nghèo đói đã trở nên mấtniềm tin vào cuộc sống, trở nên đáo để, cong cớn, chụp giật để trả thù đời CònXuyến, vợ Tự, do ham muốn vật chất quá độ đã trở thành một người đàn bà đầybản năng, với một nguyện vọng là giàu có, sung sướng

Nhân vật thầy Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú là một nhân

vật vừa đáng thương vừa đáng trách, anh bị cái lợi vật chất lôi đi dần xa nhữnggiá trị cao quý của cuộc sống Vốn là bạn thân của Tự và Kha, nhưng khác với

Tự và Kha là những con người tuy đối diện với sóng gió vùi dập của cuộc đờinhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, Thuật lại rơi vào bi kịch của cơn lốc vị

kỷ tầm thường Buồn vì sự thay đổi của bạn, Tự vẫn luôn tự hỏi vì sao: “Vậy thì

từ lúc nào Thuật đã cách xa anh?” Thuật là nạn nhân trong sự giả dối, sự lôi kéocủa Cẩm và Dương Bị Dương và Cẩm vừa ra đòn dụ dỗ vừa ngấm ngầm hành

Trang 23

hạ, Thuật dần dần bị chìm trong cuộc sống mất niềm tin và bị lối sống bất cần,ngạo mạn lôi kéo Tài năng của Thuật bị xuống dốc bắt nguồn từ sự đố kỵ, mưuchước, sự chèn ép ngáng chân của Cẩm và Dương Anh trở nên suy đốn, trởthành một kẻ “ngông ngạo khinh bạc và độc địa” [29,266], anh “lạm dụng uy tíncủa thầy dạy giỏi, lao như điên vào các lớp dạy thêm, thoát ra khỏi cảnh túngbấn” [29,256-257], và “chỉ nhăm nhăm kiếm tiền làm giàu gây bao tiếng xấu đếnthanh danh nhà trường, …gây ai oán cho bao gia đình học sinh” [29,273] Khi bịkìm hãm quá mức, Thuật đã đánh mất giá trị và tài năng của một người thầy dạygiỏi và đã phát điên chỉ trong một thời gian ngắn Đau đớn thay và tiếc nuối choThuật, từ một người trí thức có bản lĩnh, có tài năng, tâm huyết với nghề nghiệplại trở thành nạn nhân của thế giới biến động và quay đảo.

Khác với những nhà văn của thế hệ trước, Tạ Duy Anh đặc biệt quan tâmthể hiện trạng thái tinh thần con người hiện đại với tất cả những mặt xấu - tốt của

nó Đời sống hiện thực được phản ánh trong ba cuốn tiểu thuyết của anh: Lão

Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2004), và Thiên thần sám hối (2005) là muôn vàn

mặt trái, mặt mâu thuẫn và phức tạp của cuộc sống Anh đã phản ánh trong tácphẩm của mình hiện thực con người đối xử với nhau bằng sự nhẫn tâm, sự vôtâm và vô ơn Những dòng suy tưởng, những câu hỏi được đưa ra với sự chuaxót khôn nguôi: “Cuộc sống này tồn tại phải chăng bằng sự vờ vĩnh? Chao ôi,bao giờ con người mới gỡ được chiếc mặt nạ phải đeo vào kể cả khi ngủ với tìnhnhân? Đối với lão, ông Bùi bí thư huyện - chỉ là một thằng ăn cắp mạt hạng Ông

ta ăn cắp từ cái dăm cối cho đến lòng tin của lão và hàng vạn người” [1,61] “Ai

đó chết chứ không phải ta: thằng bé đánh giầy nào đó chết chứ không phải concháu ta…Thậm chí ý nghĩ ấy khiến chúng ta hoan hỉ, sự hoan hỉ của nhữngngười đứng ngoài nỗi bất hạnh, hoặc không khỏi có lúc ta tặc lưỡi “cho chúng nóchết đi, bọn lưu manh” [2,6] “Đứa nào chết mặc mẹ chúng nó Không thíchsống thì chết liên quan gì đến tôi! Buổi sớm ông đừng có nói chuyện chết chócnghe chưa? [2,10] “Án mạng à? Thì đã sao? Liên quan gì đến con Miss của tôi?

Trang 24

[2,12] “Cô sinh viên oằn mình móc trong túi ra những tờ giấy màu xanh mà tôi

đã kể Ông bác sĩ lạnh lùng đếm lại rồi bỏ vào túi áo blu của ông ta Khiếp cáitay vừa lầy nhầy máu giờ đã lại trắng muốt Những tờ giấy màu xanh khiến ông taphấn chấn hẳn lên, miệng huýt sáo một giai điệu rất nhộn” [3,18] Chính sự thảnnhiên, vô tư, thờ ơ, ích kỷ của con người và lối đối xử vì đồng tiền đã dẫn đến nhữnghậu quả khôn lường, là nguồn gốc cho những bi kịch của số phận con người

Đi tìm nhân vật là hành trình tìm kiếm chính mình, tìm kiếm bản chất của

con người và là tiểu thuyết mang đậm màu sắc triết lý, luôn đặt ra cho bản thân

và độc giả phải trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Ai là tôi? Tôi là hắn? Hắn giết tôi?Trong tác phẩm này, nhà văn đã đi tìm những mẫu nhân vật mới phù hợp với conngười hiện đại Con người hiện đại đang có những thay đổi cơ bản và mạnh mẽ

cả về hình thức lẫn bản chất Những thay đổi đến chóng mặt đã khiến cho chúng

ta không còn nhận ra mình là ai nữa Có người nói rằng, tiểu thuyết Ði tìm nhân

vật của Tạ Duy Anh mở đầu như một tiểu thuyết trinh thám: một kẻ tình cờ vớ

được mẩu báo, vỏn vẹn mấy hàng: nạn nhân là thằng bé đánh giầy, quãng 10-12tuổi bị một gã đàn ông đâm chết ngay tại chỗ Hung thủ được tạm mô tả như kẻmắc chứng thần kinh, ăn mặc sang trọng Việc truy bắt đang được tiến hành ráoriết Với sự mở đầu đầy tính nghi vấn như vậy, cả tác phẩm được mở ra với vôvàn câu hỏi, câu hởi lớn nhất vẫn là câu hỏi về tình người

Tác phẩm viết nhiều về nhân vật “tôi” - Chu Quý, nhưng nếu như nhânvật “tôi” bị ám ảnh bởi những hận thù, thì nhân vật tiến sĩ N lại sống trong cảnhhuống tìm kiếm những vị kỷ cá nhân, đi theo sự chỉ đạo của “hắn”, một kẻ vôhình nhưng có mặt ở khắp nơi, ở bất cứ chỗ nào con người có sự ganh ghét thù

hận Có người ví tiến sĩ N trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh và nhân vật Khuynh trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái là một cặp anh

em sinh đôi được tách ra sống ở hai môi trường khác nhau nhưng lại có tính cáchtương đồng Tiến sĩ N luôn sống trong hai trạng thái một là của con người annhiên, thành đạt trong cuộc đời giả và một kẻ cô đơn cực độ trong những suy

Trang 25

nghĩ về lẽ sống chết trong cuộc đời thật của mình Bề ngoài là một con ngườihết sức hoàn hảo “Ông là hình mẫu của một con người tự làm nên sự nghiệp,một nhà khoa học tận tuỵ, một công chức mẫn cán, một người đàn ông điềm đạm

và đức độ Ông biết nương theo thời thế để sống và hiến mình cho sự nghiệpchung - một cách đánh giá phổ biến và chính xác” [2,128] Vậy nhưng, tận sâutrong tâm hồn, ông lại là một con người hoàn toàn khác Tiến sĩ N vì muốn bảo

vệ lí lịch trong sáng của mình, muốn giữ cái địa vị mà mình đang có nên đã đểmặc đứa em trai của mình bị chết trong thê thảm N đã bị ám ảnh bởi cái chếtcủa đứa em trai nên đã tìm ra chiến trường để tìm kiếm một cái chết nhưng đây

là hành động mang tính chất vụ lợi "Không một ai hồi đó hiểu được động cơnhập ngũ của tôi Tôi quyết định tìm kiếm một cái chết." (2,127) Tiến sĩ N càngdằn vặt lương tâm thì hắn càng muốn xung trận để được chết nhưng đó là hànhđộng nhằm nguỵ trang cho những tham lam và dục vọng của ông Nhưng “éo le”thay, mọi người lại nghĩ đó là hành động dũng cảm và con người này cần đượcgìn giữ May cho N, hắn đã không phải ra trận mà còn được cử đi học ở nướcngoài Dường như đó cũng là một hình phạt dành cho hắn, N đã phải sống từ giảdối này kéo theo giả dối khác, và giả dối đã được đẩy lên thành cực điểm trongmối quan hệ với vợ mình Ông nhận thấy mình thực sự là một con người đê tiện,ngay cả khi ngủ với vợ, ông cũng phải sống giả dối để rồi khi đồng hồ điểm 4hsáng, ông lại bước vào căn phòng làm việc và tự đối diện với chính mình với sựdày vò day dứt khôn nguôi Không thể chịu đựng được những cuộc “tra tấn tinhthần” khi ông đặt chân vào phòng làm việc, vào 4h sáng của một ngày, tiến sĩ N

đã giết vợ và tự kết thúc cuộc đời, kết thúc cuộc sống dằng dặc cô độc và giả dối

Viết về cái xấu trong xã hội, Hồ Anh Thái là một trong những tác giả tiênphong của nền văn học hiện đại Bắt đầu cầm bút từ khi là cậu sinh viên 17 tuổi

và thành danh khá sớm khi chưa đầy 20 tuổi, Hồ Anh Thái trở thành một trongnhững hội viên Hội Nhà văn trẻ tuổi nhất vào thời điểm lúc bấy giờ Từ nhữngtác phẩm đầu tiên, Hồ Anh Thái đã viết về những chủ đề sắc bén về các vấn đề

Trang 26

xã hội và nhân tình thế thái Những sáng tác đầu tay của Hồ Anh Thái thườnggắn với chủ đề cuộc sống của lớp thanh niên trí thức trên con đường lựa chọnhướng đi cho mình Khi đất nước bước vào con đường mở cửa, Hồ Anh Thái lạihướng về đề tài viết về những nỗi đa đoan của cuộc sống và con người miền đô

thị với bao trăn trở Một trong những số đó là Người và xe chạy dưới ánh trăng,

Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm.

Người và xe chạy dưới ánh trăng có bối cảnh là khu nhà tập thể, một tổ

dân phố, là một bức tranh thu nhỏ của xã hội thời hậu chiến Bên cạnh việc miêu

tả những con người có lối sống trong sáng, có nhân cách, có ý chí; thể hiện niềmtin yêu của tác giả đối với thế hệ trẻ, tác giả đã khắc hoạ một cách chân thực chândung của những con người có lối sống tham lam, vị kỷ, chạy theo dục vọng cánhân nổi bật nhất là nhân vật Khuynh-Diệu Khuynh là một nhân vật được HồAnh Thái miêu tả cặn kẽ từ hình dáng đến tính cách Tuổi thơ Khuynh đã mang

sự lọc lõi của một con người, “Khuynh sống một tuổi thơ sung sướng, những ýthích oái oăm đều được thỏa mãn, và một thời thanh niên thoải mái, buông thả”[36,172] Để gột rửa tàn dư của những điều xưa cũ, “Khuynh đã lao vào cuộcsống hừng hực khí thế mới của thủ đô giải phóng, nhiệt tình tham gia các hoạtđộng của sinh viên, sau đó tình nguyện gia nhập quân đội” [36, 172] Con ngườilạnh lùng, thiếu tình người của Khuynh được tác giả miêu tả trong mối quan hệvới người vợ cũ của Khuynh Khi vào sâu trong tuyến lửa, “để lại vợ con tại hậuphương, anh như cảm thấy trút được gánh nặng, vì đã để được vợ con ở lại.Cũng lạ, trong suốt mấy năm ở tuyến lửa, Khuynh ít nghĩ đến họ” [36, 177] Khi

từ tuyến lửa trở về, một ngày sau Khuynh mới hỏi đến thông tin về vợ con vàhay vợ con đã bị bom chết nhưng anh vẫn dửng dưng, chỉ cần một vài lời ngọtnhạt dỗ dành của mẹ đã đủ giải thoát cho Khuynh nỗi day dứt, bất an về vợ con.Khuynh, con trai bà, “nếu làm chồng, làm cha sẽ là một người chồng, người chadửng dưng lạnh lẽo Nếu là một người yêu sẽ là một người yêu ích kỷ, khôngbao giờ yêu hết mình, ngoại trừ nỗi đam mê xác thịt đến cuồng bạo” [36,179]

Trang 27

Khuynh điển trai, giỏi tiếng Anh nhưng lắm tham vọng, ích kỷ và trốngrỗng tình người Là một người mang trong mình sự tham vọng mãnh liệt và thamvọng ấy thực sự bùng lên khi anh được chuyển từ tuyến lửa ra Hà Nội công tác ởngành ngoại giao Năm 1865, Khuynh có may may mắn gặp được “anh Chín”,lúc đó là cấp Vụ trưởng Vụ Ngoại giao, do có thiện cảm với Khuynh vì sự tháovát, dáng vóc cao ráo và có vốn tiếng Anh khá, vị Vụ trưởng rất mến mộ Khuynh

và ông tìm cách cất nhắc Khuynh về Hà Nội làm việc Khi về làm việc tại BộNgoại giao, được sự tin yêu của cấp trên dành cho, với chức danh là Trợ lý Bộtrưởng, ông ta đã mặc sức tung hoành, lạm dụng chức tước kìm nén tương lai vàcông việc của người khác với đủ mưu mô, mánh lới quỷ quyệt Khi Toàn đã trảiqua kỳ thi để đạt được suất đi học nước ngoài, Khuynh đã dùng mưu mô hèn hạngăn cản việc Toàn đi học để dành suất học bổng đó cho em vợ Là một kẻ ngạomạn, dối trên lừa dưới, những khi có sai trái gì trong công việc, Khuynh chối cãibằng cách “vật mình vật mẩy với Bộ trưởng” để đánh trống lảng mong thoát tội,nhưng những mánh khoé của Khuynh cũng đã bị lột tẩy.“Khuynh quên rằngkhông nên lạm dụng chiến thuật cổ điển vào cái thập kỷ tám mươi này nữa Bộtrưởng đã quá quen thuộc, đã quá ngán cái trò rẻ tiền này, nhất là khi trong tay

đã nắm được những bằng chứng không thể chối cãi Cho nên Khuynh thật sựkinh hoàng, khi ở giữa cuộc họp lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng tuyên bố dứt khoát:

“Tôi chấp nhận nguyện vọng của anh Khuynh Nếu có Viện, hoặc Vụ nào nhậnthì anh về đó công tác Nhưng vụ nào cũng sợ, vì ông ta có truyền thống đi tớiđâu làm mất đoàn kết nội bộ đến đó.” [36,149]

Bất chấp tất cả để đạt được mục đích, bất kể đó là mục đích gì, đó là cáchsống của Khuynh Sống trong một gia đình không hạnh phúc với người vợ đáo

để, hắn vẫn cố gượng, sống giả dối, tình cảm giả dối với người vợ hắn khinh bỉ,ghê tởm chỉ nhằm bảo toàn chức vụ Hồ Anh Thái soi chiếu nhân vật trên nhiềubình diện để lột trần bộ mặt thật của hắn Sống bên người vợ như Diệu, mộtngười đàn bà vừa không có nhan sắc bề ngoài vừa vô cùng tinh quái, mưu mô và

Trang 28

quỷ quyệt đến thâm hiểm, Khuynh muốn thoát ra khỏi cuộc sống ngột thở đó.Hoàn toàn bất lực trước một con người tinh quái như Diệu, Khuynh trở thành mộtcon người nhu nhược, hèn yếu đáng thương Khi bản chất xấu xa đến lúc bị đưa raánh sáng, mất hết chức quyền, gia đình tan nát, hắn lại càng rời xa tính người,như một kẻ vô hồn mất hết ý thức, Khuynh lao ra khỏi nhà “chạy roàm roạp trêncon đường nước ngập quá đầu gối” và “giờ đây Khuynh chẳng cần gì giữ gìn tư thếchức vụ, phẩm hàm, tước bỏ hết cả rồi Trước mắt Khuynh chỉ còn người đàn bà bịrạch mặt và căn nhà có căn phòng tắm nước nóng kia” [36, 360].

Cũng giống như Khuynh là một trí thức tha hóa về nhân cách, Thế trong

Cõi người rung chuông tận thế cũng từng là cán bộ cao cấp từ thời chiến Chiến

tranh qua đi, khi xã hội chuyển sang nền kinh tế thị trường, sẵn trong tay một sốtiền, Thế từ bỏ con đường chính trị lao vào làm ăn và xây khách sạn Đây là lĩnhvực tạo nhiều cơ hội để Thế phát huy cái khôn ngoan, lọc lõi có từ trong máu củamình Thế đã xây dựng được mạng lưới hậu thuẫn vững chắc nên có thể vươntay thao túng được nhiều thế lực kể cả những nhân vật có chức sắc, có máu mặt,ông ta có thể sắp đặt mọi việc theo ý thích của mình Không giống như Khuynh,Thế không phải là kẻ nhiều tham vọng và mù quáng nhưng lại có được cái đầuluôn tỉnh táo, khôn ngoan, nhanh nhạy, nắm được biến hóa của thời thế để tựđiều chỉnh mình cho thích nghi: “Trong mọi tình huống nước sôi, lửa bỏng Thếluôn là người lạnh, bình tĩnh, sáng suốt Đường đi nước bước, cắt đặt công việcgọn Xử sự đẹp.” [34,32] Không giống như Khuynh nhưng hành xử kiểu đại gianhư Thế cũng là kiểu tha hóa một cách hiện đại

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, sự tha hóa còn len lỏi cả vào nhàtrường, nơi vốn được xem môi trường nghiêm túc, vững chắc nhất để giữ gìn nềntảng đạo đức làm người Ngoài hai hình ảnh là nhân vật Khuynh và Thế, trongtác phẩm của Hồ Anh Thái, tác giả còn xây dựng cặp giáo sư Xí - Khoả để nhấnmạnh sự tha hoá trong nhân cách người trí thức Đây là hai trí thức nhưng lạihiện lên trong mắt người đọc là những con người tham lam, bỉ ổi, vô nhân cách,

Trang 29

vô đạo đức Một ông thì mắc bệnh cười, một khi cười thì không sao kìm hãmđược, cười như một người điên, và có một tật xấu là chuyên sờ đùi nữ sinh viêntrẻ và một ông thì ăn uống tham lam, tục tằn và có một sở thích là đái bậy vàotượng đài - một biểu tượng được coi là công trình văn hoá Đây là hình ảnh củamột nhà trí thức lớn nhưng nhân cách chỉ ngang tầm với một kẻ lưu manh vôhọc Ông Khỏa hướng dẫn luận văn cho nữ sinh viên, đến lúc ra về, sinh viênkhẩn khoản xin lại thầy cái chân: “Thầy bật cười khan… Cười khan tức là chỉcười một tiếng Chết dở, nãy giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em Thầycười khan, nhưng bệnh cười vượt quá quy định, bắt đầu nhân ra thành chuỗi cườibất tận Cô sinh viên hoảng quá Chẳng biết ứng phó thế nào Cũng không dámrút chân ra khỏi tay thầy” [39,77] Từ hình ảnh một ông giáo già, tay nắm chânmột cô gái trẻ, miệng cười không dứt cho người đọc bóc lột cái dâm, cái quáiđản, cái tha hóa của một trí thức.

Với kiểu trí thức tha hóa về nhân cách, Hồ Anh Thái cho ta thấy nhữngthói hư tật xấu của con người trong xã hội, không chỉ giúp ta nhận ra sự phức tạptrong cơn chuyển mình của xã hội Việt Nam từ bao cấp chuyển sang kinh tế thịtrường mà còn mang ý nghĩa cảnh báo sâu sắc, động chạm đến những vấn đề màkhông phải cây bút nào cũng dám nói tới một cách thẳng thắn và đau xót trongtác phẩm của mình

1.2.1.2 Trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức nhưng bất tài, vô dụng

Lợi dụng thế lực chèn ép gây bao tấn bi kịch cho những người có thânphận nhỏ bé không có quyền lực là một trong những nội dung được phản ánh

chân thực trong văn xuôi hiện đại Trong Đám cưới không có giấy giá thú, Ma

Văn Kháng có nêu: “Cuộc đánh tráo các giá trị vì lợi ích nhỏ nhen và là biểuhiện của sự tha hóa cuối cùng của phẩm cách con người, lưu manh tính đang trởthành đặc điểm của thời đại lịch sử” Sự độc đoán của kẻ có quyền đã vi phạmtới quyền dân chủ, hủy hoại tài năng và niềm tin của người trí thức Đó là loại tríthức giả danh như Hiệu trưởng Cẩm, Bí thư Chi bộ Dương, Bí thư Thị ủy Lại

Trang 30

Cẩm là loại trí thức giả danh dốt nát và bần tiện, trình độ văn hoá lớp bẩy,hiểu biết ít nhưng nhờ may mắn lợi dụng được khe hở của xã hội nên Cẩm đãluồn lách để đạt tới chính danh “Cẩm là sản phẩm của một thời lấy lý lịch ba đờinghèo khó, lấy tấn phân xanh, phân chuồng làm ra thước đo giá trị duy nhất mỗicon người… “ [29, 133] “Lý lịch ba đời Cẩm, khỏi chê Cụ, ông nội, bố đều là

mõ, loại cùng đinh, mạt hạng lúc bấy giờ” [29,133] Làm hiệu trưởng trong mộtthời gian dài nhưng “Cẩm vẫn là kẻ dở ông giở thằng Vẫn cứ không sao xoáđược cái cốt cách mõ làng của gia hệ mình” [29,133] Hơn nữa, Cẩm là giáo viênvăn nhưng hắn lại không dạy nổi học sinh vì không có năng lực, không có cảmquan thẩm mỹ về văn học Giải thích từ sai, bắt học trò chữa cụm từ “Hào khíđông a” thành “Hào khí đông nam châu Á”, đặc biệt hơn, trong mỗi tiết văn,Cẩm đã biến bài văn thành bài chính trị, luận lý, đạo đức ngô nghê Khôngnhững là một trí thức dốt mà Cẩm còn lười trau dồi học vấn và rất ngại đọc sách

“Sách hoá ra là một sản phẩm vừa xa xỉ, vừa vô bổ Với Cẩm, giỏi lắm nó chỉđóng vai một thứ thuốc ngủ” [29,132] Là thầy dạy văn nhưng Cẩm chưa một lần

đọc Truyện Kiều nên khi học sinh hỏi nghĩa của câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm

đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” thì hắn chỉ biết trả lời chung chung là:

“Thế mới hay chứ…thì thế mới gọi là thơ chứ” Khi học trò không hiểu nghĩacần giải thích, hắn lại trách: “Cái cậu này dốt bỏ mẹ, thế thì mới gọi là đại thihào Nguyễn Du chứ” [29,115] Dốt nát như vậy nhưng con đường tiến thân củaCẩm lại hết sức may mắn, Cẩm được đề đạt làm hiệu trưởng vì Cẩm là đảng viênduy nhất Do xuất thân từ gia đình làm mõ nên Cẩm mang bản chất là tư cách

mõ rất rõ nét: “Hắn tham lam vô độ và bần tiện, liều lĩnh, lắm khi kể cả mặt áitình…đã mấy phen khốn đốn vì đàn bà” [26,124] Với dục vọng tham lam, hắn

đã gây ra những vụ xì căng đan với đàn bà Vốn xấu tính, dốt nát và bần tiện,hắn luôn có tính đố kị với người khác Khi nắm được quyền lực trong tay, vớisuy nghĩ mọi người ngáng đường thăng tiến của mình, Cẩm đã làm cho Tự,Thuật khốn đốn và vu khống tội làm cho ông Thống trở nên tàn phế Cẩm đã

Trang 31

không từ bỏ một âm mưu nào nhằm tước bỏ mọi chức danh của Tự: danh hiệugiáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn Cẩm thiết tha mongmuốn Tự bị đuổi khỏi trường Số phận của ông Thuật và ông Thống cũng rơi vàocảnh bi thương khi bị Cẩm phá bĩnh Hắn đã lôi kéo Thuật sa ngã, làm ông Thuật

bị điên và phải vào bệnh viện tâm thần Cẩm đã kết tội vu khống ông Thốngtrong khi chính hắn là kẻ làm chuyện xằng bậy sửa điểm cho học sinh để tránh bịmang tiếng là trường dạy dốt, đã làm ông Thống lên cơn cao huyết áp và ngã bất tỉnh

Bên cạnh Cẩm, Dương cũng nổi bật là một loại trí thức giả danh nguyhiểm Dương giữ chức Bí thư Chi bộ suốt 15 năm với 30 năm tuổi Đảng, luôn tựhào mình là đỉnh cao Mặc dù thường nói về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Dươnghoàn toàn không hiểu Lênin là ai, là một người hay hai người Trình độ văn hoá

“năm lớp nhì thứ nhất” nhưng Dương lại tốt nghiệp lý luận cao cấp nên ông tađược Bộ Giáo dục đưa sang làm giáo viên dạy chính trị Do vậy, ông ta có biệtdanh là “quan tắt”, trí thức tắt bởi “ông chưa có bằng tiểu học mà lại là ông giáotrung học” Ông ta còn biết lợi dụng lời lẽ của những danh nhân để loè người:Dương “dẫn định nghĩa tri thức của Mao chủ tịch, và cho biết, thực tiễn cáchmạng là trường đại học lớn nhất, thực tiễn cách mạng của ông phong phú hơn tất

cả kiến thức của các trường đại học cộng lại” [29,156] Dương sống theo nguyêntắc cứng nhắc, cái gì cũng quy hết vào tư tưởng, lập trường chính trị Dươngnhìn cuộc đời, nhìn mọi việc rất vô lối và khắt khe nghiệt ngã, luôn nói câu cửamiệng: “theo quan điểm toàn diện”, “xét theo quan điểm toàn diện”, quen thuộcnhư một bảo bối vạn năng trong lý luận để phê phán người khác “Dương tự coimình là vị lãnh tụ anh minh của tập thể” Thực tế thì “Dương bị chức trách củamình lừa mình Ông đồng hoá ông với chức vụ và càng thâm niên đảm nhiệmchức vụ đó, ông càng xa cách con người bình thường tự nhiên Hay quan trọnghoá là đặc điểm của người ít học Lên mặt, cường điệu vai trò của mình là thóitật của kẻ kém phát triển trí tuệ Kém phát triển trí tuệ, thiếu chiều rộng, chiềusâu hiểu biết, nên trên thực tế, Dương lại phản lại ý định của mình: ông thực thi

Trang 32

công tác đảng một cách vô cùng thông tục tầm thường” [29, 159] Con ngườiDương được Ma Văn Kháng lật xới tới tận cùng bản chất: “Tính nguyên tắc vàthói máy móc, tệ giáo điều Niềm tin vào chủ nghĩa duy tín mù quáng, ổn định

và trí tuệ Kiên trì và cố chấp, bảo thủ, đối lập nhau, tiếc thay lại cùng chungsống, núp bóng nhau, đan xen hình ảnh lẫn lộn vào nhau, ở Dương” [29, 158]

“Đã xảy ra hai hiện tượng thuộc hai cực đối lập trong mỗi hành vi của Dương.Dương tự coi mình là vị lãnh tụ anh minh của tập thể, nhưng trên thực tế ông lại

bị tập thể coi thường ngấm ngầm Luôn tự nghĩ rằng mình như vị tư lệnh tả xunghữu đột trên mặt trận chính trị, tư tưởng, nhưng thực chất Dương chỉ làĐôngkisốt đánh nhau với cối xay gió và đàn cừu: ông không có đối thủ Tiếcthay, công tác Đảng, cái động lực vĩ đại của cuộc sống, cái linh hồn sống độngcủa sự phát triển, thông qua Dương, biến thành một chuỗi công việc đối phó vặtvãnh, ngô nghê Dương, khi thì là một lão già cổ hủ, dốt nát, khi ở trong vaimột mụ dì ghẻ cay nghiệt, lúc hiện hình là một gã cảnh sát chỉ nhăm nhăm phạt

vi cảnh người bộ hành, lại có lúc có hành tung của một tên mật thám quỷ quyệt

Và cuối cùng, giữa cái tập thể toàn những tay trí thức già dặn này, là một tròcười lố lăng” Mặc dù dốt nát nhưng học hành đối với Dương là điều đáng ghét:

“Dương và Cẩm như một cặp song sinh có cùng bản chất và sự ngu dốt này đãhuỷ hoại bao cuộc đời và tài năng trí thức của trường trung học cấp hai này.Dương không có bề rộng, lại thiếu chiều sâu của kiến thức Hàng mấy chục nămnay, tự đắc một cách nông cạn về vai trò thống soái của bộ môn mình, ôngkhông bao giờ nghĩ tới việc phải trau dồi, học hành thêm…”[29,239]

Ma Văn Kháng không chỉ thể hiện bức chân dung kẻ khoác áo Đảng, nhândanh Đảng lộng hành, lộng quyền và lộng ngôn tìm mọi cơ hội để trù dập, thoá

mạ, sỉ nhục người dưới quyền mình mà còn lột tả bản chất đê hèn trong sự ngudốt của những kẻ trí thức dởm Điển hình cho kiểu nhân vật này phải kể đến Bíthư Thị uỷ Lại Hắn là một nét vẽ khôi hài, nguệch ngoạc về một kiểu cán bộluôn có ác cảm với trí thức chân chính Hắn khoác áo người có chức sắc nhưng

Trang 33

bản chất lại là kẻ dốt nát, bất tài, vô học, thô lỗ, háo danh, đố kị với tài năng củangười khác Do quá ngu dốt và chính vì càng ngu dốt thì hắn càng thấy khôngchịu nổi trước người tài giỏi hơn người Vì vậy, hắn đã tìm mọi cách nhạo báng,ghế giễu địch thủ của mình Đây chính là căn bệnh cố hữu, mãn tính của tên Lại.Một lần nhân dịp lễ khai giảng, hắn cao giọng biến buổi khai giảng thành buổihuấn thị nghe thật khôi hài: “Hôm nay, thị xã ta khai giảng trường cấp ba Rồiđây chúng ta sẽ mở trường cấp bốn, cấp năm, cấp sáu Cũng như hiện tỉnh ta đã

có giống lợn Mường Khương nhiều mỡ, rồi đây ta sẽ có giống lợn lai kinh tế,nhiều nạc, tăng trọng nhanh” [29,107] Hắn đã làm mất đi vẻ trang trọng, tônnghiêm của buổi lễ, đe nạt học sinh: “Này, các cô các cậu học trò…các ngươichớ có mà lên mặt Và hãy liệu hồn, chớ có nhi nhoe, cậy dăm ba cái kiến thức

để vênh váo… các ngươi hãy nhớ lấy” [29,108] Quay sang phía các thầy đangngồi trên hàng ghế danh dự, hắn cũng doạ nạt, phỉ báng với ngôn ngữ bất lịch sự:

“Các thầy cúi gầm cả xuống, ngượng và buồn”…Các anh giáo! Xin nói để cácanh biết Tầng lớp trí thức tiểu tư sản các anh chẳng qua chỉ là các cái sinh thựckhí ” [29,109] Bỗng nhiên, buổi khai giảng trở thành một thời điểm cho Lạiphỉ báng mọi người Bản thân bí thư thị uỷ Lại đã dùng quyền lực của mình để ranhững đòn tấn công trả thù vào tầng lớp trí thức trong đó chủ yếu nhắm vào thầygiáo Tự vì thầy đã tát lạng người, lệch mặt con trai hắn là tên học trò Tuẫn Cậythế vào Lại, những kẻ giúp việc cho hắn như công an, ban tổ chức thị uỷ đã viphạm nhân quyền mà ra sức tung hoành, phá phách Bài dạy của Tự đã bị chúngbóp méo, xuyên tạc còn trường cấp 3 bị chúng coi là nơi làm loạn Sách vở, nhàcửa củ Tự bị vạch tung, bọn chúng vu khống cho Tự là kẻ đốt trường, bị xích taynhư tội phạm và bị đập bàn, đập ghế doạ nạt khiến thầy Tự nhiều khi không chịunổi thói đê mạt, đểu giả của Cẩm, Dương và Lại, những kẻ bị tha hoá đến mất cảnhân tính

Một cơ quan văn hoá trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ tồn tại một số

cán bộ có chức quyền nhưng văn hoá thấp lùn, tham lam như Phô, Điều, Liệu và

Trang 34

bọn nịnh hót cơ hội tuỳ thời như Phù, Khoái, Tý Hợi luôn rình rập, lợi dụng cơhội để hại người khác Cơ quan này đối với chúng là “vương quốc quyền hành tựtung tự tác của chúng và vì quyền lợi chúng có thể bán rẻ cả lương tâm và tìnhbạn”

Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, nhân vật Luông là chủ tịch

phường đã bị lên án, vạch mặt vì đủ mọi thứ tội: tham ô, ăn của đút lót, ngu dốt,thiếu tình người, chặn thư tù, ỉm tiền của con cái gửi bố mẹ Đó là kẻ nhân danhnhà nước, lợi dụng quyền làm xằng bậy, chà đạp lên luân lý đạo đức Hắn liêm sỉnói “Tôi là người nắm công tắc điện, cho ai sáng người ấy được sáng” [28,264].Bên cạnh hắn còn có Hứng - trưởng phòng Hành chính cấu kết với Luông đếnthu hồi, thực chất là chiếm riêng cho mình căn hộ của bà cháu Duy Từ một căn

hộ rộng 24 m vuông, giờ đây bà cháu Duy phải ở góc phòng 6 m vuông, chỉ đủ

kê một cái giường bên cạnh lối đi chung cho cả hai nhà Vẫn chưa thoả mãnđược lòng tham, hắn còn quyết định đẩy bà cháu Duy ra ngoài “khu chợ phườngmới thành lập” để chiếm căn nhà đó Luông và Hứng là hai đối tượng nhân danhchính quyền nhân dân mà giờ trò đê tiện, chúng luôn cảm thấy “khoái trá trướcnỗi đau bại liệt tuổi già” của bà Duy, hành hạ tàn nhẫn bà cháu Duy Hành độngtàn nhẫn và mất tính người của Luông và Hứng đã khiến chuỗi thời gian tuổi giàcủa bà nội bé Duy “chỉ là chuỗi ngày cơ khổ, là cái cuộc đối phó triền miên vớicác mưu sâu kế hiểm của lũ người lòng lang dạ thú để bảo toàn sinh mệnh và

phẩm giá của mình” [28,113] Côi cút giữa cảnh đời là tiếng nói phê phán lối tư

duy giáo điều máy móc, cách suy diễn vô lối, một xã hội không được quản lýchặt bằng luật pháp của những con người có chức sắc trong xã hội đã dồn épngười lương thiện đến những nỗi đau cùng cực trong cuộc sống

1.2.1.3 Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ những toan tính ích kỷ

Con người là vật báu của cuộc sống, nhưng đôi khi con người bị coi

thường và tự tước đi phẩm giá của mình Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là

Trang 35

cuốn tiểu thuyết có số lượng nhân vật phong phú và đa dạng, nhưng họ có chung

một đặc điểm tính cách là tham lam, ích kỷ và tàn nhẫn Tác phẩm Thiên thần

sám hối phản ánh sâu sắc về tội lỗi của con người Trong suốt 100 trang truyện,

chúng ta lần lượt được chứng kiến những tội ác của con người một cách rất đaulòng Theo quan niệm của Tạ Duy Anh, tội ác lớn nhất của con người là giết chếtmầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình khi chúng mới chỉ là mộtbào thai Mục đích của Tạ Duy Anh viết về vấn đề nhức nhối này nhằm tạo sự

ám ảnh trong lòng người và mong muốn cái ác trong cuộc sống sẽ giảm đi phầnnào Một cô gái trẻ vì những toan tính ích kỷ mà đã từ chối đứa trẻ trong bụng.Một gã bốc vác thuê vì tham tiền và sợ chết mà phải giết người và rồi chính vợcon hắn phải phải chịu sự trả thù của ả cave mà hắn đã giết chết Một chàng traitrẻ đã giết cha mình vì người đó đã hãm hiếp mẹ hắn để sinh ra hắn trong sựnguyền rủa; sự thất vọng và ghê tởm với nguồn gốc của chính mình đã dẫn cậuđến tội ác giết cha Một cô sinh viên vì tính toán, vụ lợi, vì những lời tán tỉnhđường mật mà bị sa bẫy và phải từ bỏ đứa con trong bụng một cách tàn nhẫn:

“Một nửa chiếc tay rơi tõm xuống hố phân và bị một con chó chực sẵn tha đi”[3,38] Một cô nhà báo vì muốn có một công việc ổn định đã trao thân cho ôngTổng biên tập để rồi dằn vặt vì không biết đứa con trong bụng mình là của chồnghay của gã đốn mạt kia, để rồi dẫn đến hành động ăn lá độc để từ bỏ đứa con.Ngay cả người mẹ của nhân vật “tôi” cũng đã từng tính toán, từng lo sợ dư luận

mà chối bỏ sự có mặt của con Chính bản thân người mẹ cũng tự phán xét mình

và mong được tha thứ, mong được sám hối

Văn học thời kỳ đổi mới không chỉ nhấn mạnh việc giải phóng cá nhân,lên tiếng bênh vực quyền lợi và nhân cách con người mà còn phản ánh chân thựcnhững vấn đề nhức nhối nảy sinh trong cuộc sống gia đình Trong cuộc sống tự

do, thoải mái về tình cảm, không ít người đã lạm dụng điều này và đã sa vào cạmbẫy tình ái và gây nên những đổ vỡ trong tình yêu - hôn nhân gia đình Chạytheo dục vọng cá nhân, lối sống bản năng, coi đồng tiền là chìa khoá vạn năng

Trang 36

mua được tình cảm, nhiều người đã đánh mất phẩm chất của mình, dẫm đạp lêncuộc sống hạnh phúc của gia đình, mang đến đau khổ cho những người xungquanh.

Nhân vật Xuyến, vợ của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú của Ma

Văn Kháng là một người đàn bà đầy bản năng, thèm khát vật chất mãnh liệt Vốn

là một cô gái thôn quê chân chất, học qua một lớp sơ cấp, cô làm nhân viên thưviện ở một khu phố Xuyến là người “yêu thích nhục dục Chuyện chăn gốikhông bao giờ chán” [29,293] Xuyến thô vụng, mang trong mình cái nghèo khóthâm căn, chị chỉ có một nguyện vọng là giàu có, sung sướng Thua kém ai vềvật chất chị cũng buồn, “bị thiệt một xu chị cũng cay cú”… Tồn tại bên cạnh Tự,người chồng liêm khiết không kiếm ra tiền, phải bươn chải kiếm sống, Xuyếncàng trở nên chanh chua đáo để Chính vì vậy, cuộc hôn nhân của Xuyến và Tựluôn phải sống trong chuỗi ngày buồn bã và không có hạnh phúc Xuyến dè bỉuchồng, chê bai chồng Chị ta ngang nhiên buôn bán, ngoại tình trâng tráo trướcmặt Tự, để tự phải chịu nỗi đau động tới tận cùng sâu thẳm trái tim anh Anh bị

tước đoạn, lừa dối và bị sỉ nhục Bên cạnh Xuyến vợ Tự trong Đám cưới không

có giấy giá thú còn có Thoa, vợ của Khiêm trong Ngược dòng nước lũ Ma Văn

Kháng đã xây dựng nhân vật Thoa quen với đời sống dung tục, trong lúc chồng

cô là Khiêm ốm nặng, Thoa ngang nhiên quan hệ bất chính với những người đànông khác mà không hề thấy hổ thẹn

Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái, đối lập với

những người phụ nữ hiền lành tốt bụng đáng yêu, nhân vật Diệu hiện lên là mộtngười đàn bà đầy mưu mô, nham hiểm với đầy những mánh lới, quỷ quyệt Vớibản tính xấu xa, ác nghiệt, Diệu đã bám hại rất nhiều người, đặc biệt là vớichồng và con mình Giận chồng vì không thật lòng với mình, Diệu đã đổ sự bựctức của mình lên chồng con, trừng trị chồng bằng những điều xấu xa, vô đạo

đức Hay trong Mười lẻ một đêm, nhân vật bà mẹ của người đàn bà tuy không

độc ác bằng Diệu, Yên Thanh nhưng lại là người ham hố nhục dục đến vô liêm

Trang 37

sỉ Trong cuộc đời, bà đã trải qua 5 lần lấy chồng và vô số cuộc phiêu lưu tình áikhông đếm xuể Với đối tượng mới, dù đang tuổi con, bà cũng không nề hà màđánh gục anh ta bằng sự từng trải của mình Bên cạnh sự dâm ô, bà cò là ngườitham lam, ham hố, mê mải sưu tầm nhà đất, để rồi “năm năm lấy chồng, năm lần

ly dị, mỗi lần ly dị được một cái nhà”

Coi thường giá trị của con người, không có bản lĩnh, con người tự mìnhtrở nên phó mặc cho số phận và trượt dài trong con đường tha hoá nhân cách

Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái lấy bối cảnh từ một đôi tình

nhân bị nhốt ở trong căn phòng của một người bạn để tác giả nhìn nhận các câuchuyện của cả một thời thế, một cõi người nhốn nháo và đầy nghịch lý đượcmiêu tả dưới cái nhìn trào lộng và phóng đại Ở đó, hình ảnh con người thác loạn

được tác giả miêu tả rất sâu sắc Trong Mười lẻ một đêm, chúng ta thấy hiện rõ

bộ mặt của xã hội với những mặt trái cộm lên, với sự kệch cỡm của những phòngkhách, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu, sự mọc lên

như nấm của các khách sạn, nhà nghỉ sự lố lăng của con người Cõi người rung

chuông tận thế cũng xây dựng được bức chân dung của ba nhân vật Cốc, Bóp,

Phũ là những điển hình cho lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong

xã hội hiện đại Ba nhân vật thanh niên trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là basắc diện khác nhau của một cái ác tinh vi: chúng chỉ chăm chăm chiếm đoạt thểxác của Mai Trừng, với dục vọng của những kẻ đầy ham muốn Tác phẩm khẳngđịnh, cái ác không chỉ nảy sinh trong chiến tranh, mang bộ mặt dễ nhận thấy củachiến tranh, mà nó còn sinh sôi nảy nở bạo tợn sau hòa bình, thậm chí mang bộmặt trẻ trung của tình yêu lứa đôi, hay là của những dục vọng trẻ trai

1.2.2 Con người sống trong hận thù và mất niềm tin

Bắt nguồn từ những đau khổ chìm đắm trong cuộc sống, hận thù đượcsinh ra khiến con người luôn sống trong dằn vặt, khổ đau Trong sáng tác của HồAnh Thái, Tạ Duy Anh, những nhân vật mang nặng lòng hận thù được khắc hoạmột cách rõ nét

Trang 38

Lão Khổ có thể được xem như một bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt

Nam những năm 1940 - 1990, một bức tranh thấm đẫm đau thương và mất mát,nhưng sự mất mát ấy không phải do tiếng súng gây nên mà nó bắt nguồn từ lònghận thù, mối thù dai dẳng của dòng họ Tạ Được viết bằng một nhãn quan và tư

duy tiểu thuyết mới, tác phẩm là sự mở rộng chủ đề thù hận sau tiểu thuyết Bước

qua lời nguyền của Tạ Duy Anh Tác phẩm còn là sự điều tra về tội ác để tìm ra

gốc gác những đau khổ của con người, điều tra về những cái chết, những cáchchết, điều tra về những lời nguyền, nguyên do nào đã đưa đến những hận thùdòng họ, tiếp sức cho hận thù đấu tranh

Không gian bao trùm trong tiểu thuyết Lão Khổ là không gian hẹp, chủ

yếu xoay quanh những sự việc và con người làng Đồng Trưa Làng Đồng Trưa,quê hương của nhà văn là một không gian đặc biệt, không gian của sự hận thù

Tiểu thuyết Lão Khổ đã mở rộng bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt nó vào

sóng gió của thời cải cách ruộng đất qua đó làm bật lên thân phận từng conngười Đây là cuốn tiểu thuyết viết về người nông dân từng chứng kiến và trảiqua nhiều thăng trầm của lịch sử, là câu chuyện của những mảnh đời mang nhiềutâm sự về cõi đời, cõi người Tác phẩm gợi lên cho ta một bức tranh đầy máu vànước mắt về hậu quả của lòng thù hận giữa gia đình lão Khổ và họ hàng nhàchánh tổng họ Tạ cùng bè lũ hầu cận Trong tác phẩm này, ta thấy được hình ảnhcủa một con người đáng thương đến cùng cực đó là lão Khổ Đây là một nhânvật gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống, bi kịch bắt nguồn từ mối thâm thù dòng

họ luôn đè nặng trong lòng Xuất thân từ bần cố nông, từ nhỏ, lão Khổ đã phải đi

ở làm thuê trừ nợ cho nhà chánh tổng họ Tạ Mối thâm thù dòng họ của lão Khổđược tái hiện qua lời kể của Tư Vọc, người cháu hầu cận của chánh tổng họ Tạ:

“Thời ấy, chúng tôi là đại diện của một chi họ hùng mạnh Cha tôi, bác tôi cótrong tay cả một vùng đất trù mật, rộng mênh mông Vùng đất ấy ngày nay làLàng Vực, là làng Đồng …Chúng tôi đã đè bẹp ông anh họ dòng chính tông củamình bằng quyền lực, bằng sự giàu có…Về mặt họ hàng, ông ta (lão Khổ) thuộc

Trang 39

chi đứng chữ Giáp, bề trên của chúng tôi…Nhưng bằng sự giàu có, chúng tôi bắttất cả chi Giáp phải trở thành kẻ cầm cố, vay mượn cho đến đi ở trừ nợ Chúngtôi sống bằng những luật lệ khắc nghiệt Bề ngoài có thể thấy vài nền nếp cổ xưavẫn được tôn trọng ở cả hai chi Nhưng thực tế bên trong là cuộc tàn sát huynh

đệ không thương xót” [1,171-172] Chi Giáp của lão Khổ luôn luôn bị hành hạ,

bị giết chóc và đây trở thành nỗi ám ảnh trong lòng lão Khổ Mối thù truyền kiếp

ấy được lão Khổ nhớ dai trong lòng và đến khi chính bản thân mình phải chịunhiều khổ ải khi bị nhà chánh tổng hành hạ, lão Khổ chỉ mong đến một ngày cóthể trả được mối hận ấy

Thời cơ đến với lão Khổ khi cách mạng đến, lão nắm được chính quyềntrong tay, lão dùng quyền lực để trả hận mối thâm thù mà lão luôn ghi nhớ Lão

đã lãnh đạo dân làng thiêu cháy cơ ngơi của chánh tổng Có quyền trong tay, lãoluôn dùng nó để thực hiện mong ước được trả thù Tranh luận với con trai HaiDuy, lão khăng khăng: “Quyền được căm thù là tao!” [1,117] Lão đã giết người,lão đi đến tột cùng của quyền lực Mối thâm thù của lão với nhà chánh tổng đã

ăn sâu vào máu, để rồi chính lão đã phỉ báng và ngăn cấm tình yêu tha thiết củacon trai mình là Hai Duy và Tâm- con gái lão Tư Vọc, kẻ thù thâm sâu của lão.Lão Khổ gieo rắc vào đầu óc con mình mối hận thù truyền kiếp, chính Hai Duy,con trai lão đã buồn bã thốt lên: “Cha dạy con phải biết ghi nhớ kẻ thù của mình.Cha sợ sau một đêm, sáng dậy con quên mất con từng có 4 người thân bị giết”.Trong cuộc sống luôn đi tìm sự trả thù, cũng có lúc lão giành được chiến thắng,nhưng cũng có lúc lão phải chịu thất bại thảm hại và thường là thảm hại nhiều hơn

Một trong những điều gây nên bi kịch cho cuộc đời lão Khổ là lão sốngquá lý trí và khô khan, bảo thủ Khi tấn bi kịch của cuộc đời đã chạm vào, lãoKhổ chỉ còn biết lấy quá khứ làm nguỵ trang mặc dù lão căm ghét kí ức Quákhứ trở thành sức mạnh, trở thành vị cứu tinh cho cuộc sống của lão: “Dù sao lãoKhổ cũng có một điểm tựa để bấu víu Lão xếp những tờ giấy, dường như vônghĩa - theo một thứ tự chỉ lão hiểu - giống như người ta bày trận đồ bát quái lừa

Trang 40

đối phương Lão Khổ cảm thấy lão đã nắm chắc phần thắng Ông ta sẽ thoát khỏi

sự vây bủa của lịch sử Quá khứ với ông ta là vòng kim cô, mà lão có thể niệmthần chú bất cứ lúc nào” [1,121] Quá khứ vừa là sức mạnh, nhưng đồng thờicàng làm cho lão thêm đau khổ và dằn vặt bởi quá khứ và hiện tại là hai hoàncảnh đối nghịch nhau hoàn toàn Lão Khổ của quá khứ oai vệ bao nhiêu thì lãoKhổ của hiện tại lại thảm thương bấy nhiêu Lão Khổ sống trong vô thức, lãokhông hề ý thức được mình đã làm gì được cho cuộc sống Lão rơi vào bi kịchchứng kiến những người cuối cùng của thế hệ lão chết và lão cảm thấy cô đơntuyệt vọng Tất cả những gì lão Khổ mơ ước và tạo ra trở thành tai vạ cho đờilão, lão luôn bị ám ảnh bởi tội ác của mình: “Lão lẩm bẩm trong cơn mê đang ậpđến Có lúc lão thấy hồn lão lìa khỏi xác Bằng cớ là chính lão nhìn thấy xácmình, một tấm thân ọp ẹp, tái nhợt bị thời gian băm vằm Lão còn thấy cả lũ đầutrâu mặt ngựa bu đến, khoa chân, múa tay phun ra từng luồng khí lạnh buốt Cứvậy lão bị nhồi lắc điên cuồng, bị vùi lấp bởi hàng trăm đợt sóng” [1,106]

Lão cô đơn vì lão khác với những người khác, lão là người sống bằng lýtrí, lão ghét ký ức Cuộc đời đầy biến động của lão đẩy lão đến với những điều

mà lão căm ghét: “Lão bỗng thấy dưới chân lão sụt lở Lão tụt dần xuống, tụtdần xuống cho đến khi lão biến thành chính cây roi đường Lão đi khắp thế gian

và mời mọc bọn trẻ con, bọn chim chóc nhưng không ai đoái hoài đến [1,91].Quá khứ đã vây bủa lấy lão Khổ, chi phối đến mọi suy nghĩ và hành động củanhân vật Lão trở nên mất tự chủ, “Hôm sau con trai lão biến mất Lão Khổ đổbệnh, nằm liệt chiếu Hễ gượng dậy lão lại gầm váng nhà, cười một cách mandại…Lão rút ra một kết luận: Lão sai lầm vì không thấy kẻ thù ở chính ngaynhững người ruột thịt của lão” [1,118] Những hồi ức, những dòng độc thoại nộitâm và dòng tâm sự, quá khứ là thời gian hận thù và tội lỗi Lão thấy chênh vênhkhi nhận ra “kiếp người không là gì… Lão vừa ở đỉnh cao tót vời của quyền lựcbước xuống, lập tức lũ ưng khuyển giở giọng…Biết bao nhiêu dập vùi! Sự trì níucủa vết thương quá khứ còn lê thê hết đời lão Hình ảnh những người thân của

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (1992), Lão Khổ, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Khổ
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1992
2. Tạ Duy Anh (2004), Đi tìm nhân vật, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm nhân vật
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 2004
3. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2004
4. Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2005
5. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1984
6. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
7. Nguyễn Thị Bình, Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau năm 1975, trong Tự sự học- một số vấn đề và lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
8. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
9. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí văn học (số 2), tr17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất hiện đại của tiểu thuyết
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1994
10. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
11. Phan Cự Đệ (1986), Mấy vấn đề lý luận văn xuôi hiện đại, Tạp chívăn học (số5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lý luận văn xuôi hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1986
12. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
13. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ 20, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ 20
Tác giả: Phan Cự Đệ (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
14. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1998
16. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Năm: 2000
17. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Tôn Phương Lan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
18. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học (tái bản), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
19. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2005
20. Phong Lê (1989), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẫn chuyện văn và người
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 1989
21. Nguyễn Trường Lịch (2002), Con mắt tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con mắt tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Trường Lịch
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w