Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ những toan tính ích kỷ

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 33)

những toan tính ích kỷ

Con người là vật báu của cuộc sống, nhưng đôi khi con người bị coi thường và tự tước đi phẩm giá của mình. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anhlà

cuốn tiểu thuyết có số lượng nhân vật phong phú và đa dạng, nhưng họ có chung một đặc điểm tính cách là tham lam, ích kỷ và tàn nhẫn. Tác phẩm Thiên thần sám hối phản ánh sâu sắc về tội lỗi của con người. Trong suốt 100 trang truyện, chúng ta lần lượt được chứng kiến những tội ác của con người một cách rất đau lòng. Theo quan niệm của Tạ Duy Anh, tội ác lớn nhất của con người là giết chết mầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình khi chúng mới chỉ là một bào thai. Mục đích của Tạ Duy Anh viết về vấn đề nhức nhối này nhằm tạo sự ám ảnh trong lòng người và mong muốn cái ác trong cuộc sống sẽ giảm đi phần nào. Một cô gái trẻ vì những toan tính ích kỷ mà đã từ chối đứa trẻ trong bụng. Một gã bốc vác thuê vì tham tiền và sợ chết mà phải giết người và rồi chính vợ con hắn phải phải chịu sự trả thù của ả cave mà hắn đã giết chết. Một chàng trai trẻ đã giết cha mình vì người đó đã hãm hiếp mẹ hắn để sinh ra hắn trong sự nguyền rủa; sự thất vọng và ghê tởm với nguồn gốc của chính mình đã dẫn cậu đến tội ác giết cha. Một cô sinh viên vì tính toán, vụ lợi, vì những lời tán tỉnh đường mật mà bị sa bẫy và phải từ bỏ đứa con trong bụng một cách tàn nhẫn: “Một nửa chiếc tay rơi tõm xuống hố phân và bị một con chó chực sẵn tha đi” [3,38]. Một cô nhà báo vì muốn có một công việc ổn định đã trao thân cho ông Tổng biên tập để rồi dằn vặt vì không biết đứa con trong bụng mình là của chồng hay của gã đốn mạt kia, để rồi dẫn đến hành động ăn lá độc để từ bỏ đứa con. Ngay cả người mẹ của nhân vật “tôi” cũng đã từng tính toán, từng lo sợ dư luận mà chối bỏ sự có mặt của con. Chính bản thân người mẹ cũng tự phán xét mình và mong được tha thứ, mong được sám hối.

Văn học thời kỳ đổi mới không chỉ nhấn mạnh việc giải phóng cá nhân, lên tiếng bênh vực quyền lợi và nhân cách con người mà còn phản ánh chân thực những vấn đề nhức nhối nảy sinh trong cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống tự do, thoải mái về tình cảm, không ít người đã lạm dụng điều này và đã sa vào cạm bẫy tình ái và gây nên những đổ vỡ trong tình yêu - hôn nhân gia đình. Chạy theo dục vọng cá nhân, lối sống bản năng, coi đồng tiền là chìa khoá vạn năng

mua được tình cảm, nhiều người đã đánh mất phẩm chất của mình, dẫm đạp lên cuộc sống hạnh phúc của gia đình, mang đến đau khổ cho những người xung quanh.

Nhân vật Xuyến, vợ của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng là một người đàn bà đầy bản năng, thèm khát vật chất mãnh liệt. Vốn là một cô gái thôn quê chân chất, học qua một lớp sơ cấp, cô làm nhân viên thư viện ở một khu phố. Xuyến là người “yêu thích nhục dục. Chuyện chăn gối không bao giờ chán”. [29,293]. Xuyến thô vụng, mang trong mình cái nghèo khó thâm căn, chị chỉ có một nguyện vọng là giàu có, sung sướng. Thua kém ai về vật chất chị cũng buồn, “bị thiệt một xu chị cũng cay cú”… Tồn tại bên cạnh Tự, người chồng liêm khiết không kiếm ra tiền, phải bươn chải kiếm sống, Xuyến càng trở nên chanh chua đáo để. Chính vì vậy, cuộc hôn nhân của Xuyến và Tự luôn phải sống trong chuỗi ngày buồn bã và không có hạnh phúc. Xuyến dè bỉu chồng, chê bai chồng. Chị ta ngang nhiên buôn bán, ngoại tình trâng tráo trước mặt Tự, để tự phải chịu nỗi đau động tới tận cùng sâu thẳm trái tim anh. Anh bị tước đoạn, lừa dối và bị sỉ nhục. Bên cạnh Xuyến vợ Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú còn có Thoa, vợ của Khiêm trong Ngược dòng nước lũ. Ma Văn Kháng đã xây dựng nhân vật Thoa quen với đời sống dung tục, trong lúc chồng cô là Khiêm ốm nặng, Thoa ngang nhiên quan hệ bất chính với những người đàn ông khác mà không hề thấy hổ thẹn.

Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái, đối lập với những người phụ nữ hiền lành tốt bụng đáng yêu, nhân vật Diệu hiện lên là một người đàn bà đầy mưu mô, nham hiểm với đầy những mánh lới, quỷ quyệt. Với bản tính xấu xa, ác nghiệt, Diệu đã bám hại rất nhiều người, đặc biệt là với chồng và con mình. Giận chồng vì không thật lòng với mình, Diệu đã đổ sự bực tức của mình lên chồng con, trừng trị chồng bằng những điều xấu xa, vô đạo đức. Hay trong Mười lẻ một đêm, nhân vật bà mẹ của người đàn bà tuy không độc ác bằng Diệu, Yên Thanh nhưng lại là người ham hố nhục dục đến vô liêm

sỉ. Trong cuộc đời, bà đã trải qua 5 lần lấy chồng và vô số cuộc phiêu lưu tình ái không đếm xuể. Với đối tượng mới, dù đang tuổi con, bà cũng không nề hà mà đánh gục anh ta bằng sự từng trải của mình. Bên cạnh sự dâm ô, bà cò là người tham lam, ham hố, mê mải sưu tầm nhà đất, để rồi “năm năm lấy chồng, năm lần ly dị, mỗi lần ly dị được một cái nhà”.

Coi thường giá trị của con người, không có bản lĩnh, con người tự mình trở nên phó mặc cho số phận và trượt dài trong con đường tha hoá nhân cách. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái lấy bối cảnh từ một đôi tình nhân bị nhốt ở trong căn phòng của một người bạn để tác giả nhìn nhận các câu chuyện của cả một thời thế, một cõi người nhốn nháo và đầy nghịch lý được miêu tả dưới cái nhìn trào lộng và phóng đại. Ở đó, hình ảnh con người thác loạn được tác giả miêu tả rất sâu sắc. Trong Mười lẻ một đêm, chúng ta thấy hiện rõ bộ mặt của xã hội với những mặt trái cộm lên, với sự kệch cỡm của những phòng khách, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu, sự mọc lên như nấm của các khách sạn, nhà nghỉ sự lố lăng của con người. Cõi người rung chuông tận thế cũng xây dựng được bức chân dung của ba nhân vật Cốc, Bóp, Phũ là những điển hình cho lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong xã hội hiện đại. Ba nhân vật thanh niên trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là ba sắc diện khác nhau của một cái ác tinh vi: chúng chỉ chăm chăm chiếm đoạt thể xác của Mai Trừng, với dục vọng của những kẻ đầy ham muốn. Tác phẩm khẳng định, cái ác không chỉ nảy sinh trong chiến tranh, mang bộ mặt dễ nhận thấy của chiến tranh, mà nó còn sinh sôi nảy nở bạo tợn sau hòa bình, thậm chí mang bộ mặt trẻ trung của tình yêu lứa đôi, hay là của những dục vọng trẻ trai.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w