Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 108 - 117)

HỒ ANH THÁ

3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật

Giọng điệu trần thuật có vai trị quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật và biểu hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những tác phẩm viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, giọng điệu ngôn ngữ được thể hiện một cách đa dạng, mang âm hưởng phê phán sâu sắc. Nếu như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có giọng điệu nhấn mạnh, phóng đại, thường tạo sự lố bịch thì Ma Văn Kháng lại bình thản chừng mực sâu sắc trong việc chỉ ra cái xấu, cái ác ngay trong những con người bình thường, những sự việc hàng ngày.

Chúng ta có thể nhận thấy, nét cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng là cảm hứng bi kịch. Bắt nguồn từ cảm hứng này, giọng điệu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng xuất hiện đa dạng trong những hoàn cảnh nhất định và từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, hiện thực cuộc sống và con người được phản ánh trong tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng rộng lớn nên giọng văn của ông cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Đọc tiểu thuyết của ơng, người đọc có cảm giác như đang được đối thoại với một người nhiều lời, lúc thì giọng thâm trầm sâu sắc, lúc lại mỉa mai, cay độc, lúc lại châm biếm, đả kích; lúc lại trào lộng, chua cay; lúc lại thương yêu, xót xa, lúc lại triết lý xót xa; lúc lại ngọt ngào, trữ tình…Đối với những tên lưu manh, vơ học, trí thức giả danh thì nhà văn dành cho bọn chúng một giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay nhằm lên án, phê phán thói vơ học, vơ đạo đức, vơ văn hóa. Viết về Cẩm, tác giả miêu tả: “Lý lịch ba đời của Cẩm, khỏi chê. Cụ, ông nội, bố đều là mõ, loại cùng đinh, mạt hạng bấy giờ…Tư cách mõ của Cẩm thể hiện rõ nhất ở thói tham lam vơ độ, bần tiện và liều lĩnh lắm khi. [29, 133-134]. Đối với những

người đại diện cho thói đời tráo trở, vơ lương tâm, lừa thầy phản bạn, xu nịnh cấp trên thì giọng văn của tác giả lại tỏ ra căm phẫn, uất ức, đả kích kịch liệt. Đối với những con người có tri thức, có nhân cách, có văn hóa nhưng cuộc đời lại gặp nhiều rủi ro, bất hạnh thì Ma Văn Kháng ln tỏ ra thơng cảm, xót xa và đau đớn trước bi kịch mà họ phải trải qua: “Tự nằm nghiêng, hai mắt nhắm nghiền. Mái tóc mềm bạc phếch ơm khn mặt hóp hép như mặt ơng già. Chân gập, hai bàn tay gầy gùa kẹp giữa hai đầu gối nổi u. Co quắp như đứa trẻ ốm yếu ngủ trong cảnh thiếu chăn ấm. Kha tìm mảnh chăn đơn cũ rộng, phủ lên người Tự. Chợt quay đi và kinh sợ. Tự ơi, lẽ nào đây là hình xác một con người đẹp nhất mà Kha thấy ở cõi đời này?...Có cuộc hãm hại nào triệt để đến thế? Nỗi đau này là nỗi đau nhân thế. Nỗi đau này là nỗi nhục trần gian” [29].

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng có lúc giọng điệu nhà văn như bản nhạc nhẹ nhàng hoặc những lời triết lý, bình luận, trữ tình ngoại đề. Qua giọng điệu miêu tả của nhà văn, ta thấy mỗi nhân vật đều hiện lên với đầy đủ màu sắc và rất thật như tính cách của họ.

Có thể nói, cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngơn ngữ

mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Thông điệp của anh mang đến không hiện ra lộ liễu mà tốt lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo. Viết về mảng thế sự, đời tư, Hồ Anh Thái thường sử dụng vốn ngôn từ giọng điệu hết sức phong phú. Nhà văn thường sử dụng nhiều giọng điệu, đó là giọng văn trần thuật đan xen kể, tả với bình luận trữ tình ngoại đề một cách tự nhiên; giọng điệu triết luận, đánh giá, giải thích hay một lời trữ tình ngoại đề thống thiết, thâm trầm. Hồ Anh Thái không ngừng tạo cho văn học những giọng điệu mới. Anh đã từng nói nhà văn có phong cách là người đa giọng điệu, nếu cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm lỗng phong cách của chính mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mình. Chính từ quan niệm đó mà trong tiểu thuyết của anh giọng điệu rất đa dạng.

khơi gợi cho người đọc những cảm xúc sâu lắng bởi giọng điệu trữ tình êm ái. Là một người có tâm hồn nhạy cảm, trước nỗi đau khổ mất mát của nhân vật, nhà văn luôn đồng cảm, chia sẻ, cảm thơng với một giọng điệu tâm tình cảm thương sâu sắc. Đối với những đau khổ, mất mát của Toàn trong cuộc đời, bằng giọng tâm tình, nhà văn đã đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và lý giải nguyên nhân tại sao khiến Tồn sống thu mình và lúc nào cũng phải tạo cho mình cái vỏ bọc bên ngồi lạnh lùng. Với nhiều cảnh đời éo le, ngang trái như Khắc, Trang, cu Đức đều được tác giả kể bằng giọng xót xa, thương cảm ngậm ngùi như muốn được chia sẻ với nhân vật của mình. Bên cạnh việc miêu tả, trong văn Hồ Anh Thái thường đưa ra mạch triết luận sâu sắc. Bắt đầu từ Người và xe chạy dưới ánh trăng với những dòng độc thoại nội tâm của Tồn cho tới Cõi người rung chng tận thế thì ngơn ngữ chính luận thậm chí cịn chiếm lĩnh hầu như tất cả dung lượng tác phẩm, chen lấn sang mạch kể - tả: “Đau khổ nhiều, chứng kiến chết chóc nhiều để rồi được sống mà quan sát, mà nhìn thấy tất cả những điều đang diễn ra dưới những mái nhà kia, những đường phố kia thì khơng vui, nhưng cũng có ích. Tơi khơng tin những người chưa từng chứng kiến một cái chết nào. Phải chứng kiến tận mắt, phải ôm người chết trong tay, phải khâm niệm cho một tử thi… người đó mới xem như thực hiểu đời, hiểu người, hiểu sự sống. Khi đã hiểu cái chết, anh mới bình thản và tự tin để quan sát tất cả những người khơng hiểu cái chết. Khi ấy anh thấy mình cần phải sống” [34, 154- 155] hay “Người nghèo ở đâu chả vậy. Họ sống ngơ ngác giữa đời, không một nguồn bảo hiểm, số mạng có thể kết liễu bất cứ lúc nào bằng thiên tai, bằng một mảnh vỏ chai cứa vào chân gây nhiễm trùng, bằng đủ mọi thứ tai bay vạ gió mà những người sung túc hơn có thể chữa chạy” [34, 229].

Từ Người và xe chạy dưới ánh trăng cho tới Cõi người rung chuông tận thế, ở sáng tác nào cũng dễ dàng phát hiện những bình luận, nhận xét hay suy tư riêng của người kể chuyện thông qua nhân vật. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, qua Toàn, người kể chuyện của Hồ Anh Thái còn dành một thời lượng cho việc trình bày quan điểm của mình về cuộc đời “Ngồi nhìn ơng thợ hí húi sửa xe, Tồn mới thấm thía hơn cái cay đắng của người bị ngăn trở. Con người ta ai mà chẳng

muốn vươn tới, muốn đi về phía trước. Nhưng chỉ một chút trục trặc nhỏ một cái ốc, một cái đinh cavét… thế là phải chậm trễ, phải rớt lại đằng sau. Đáng trách biết bao nhiêu là sự muộn màng không phát hiện ra chúng, để kịp thời thay bỏ” [36,159]. Toàn thực sự đã trở thành người phát ngơn cho chính tác giả về những gì anh quan tâm trong cuộc đời.

Nếu như ở tác phẩm tự sự mang tính sử thi, bên cạnh màu sắc trữ tình ta cịn có thể bắt gặp giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch nhưng cũng rất hóm hỉnh thì ở những tác phẩm sau này, Hồ Anh Thái sử dụng rộng rãi ngôn ngữ đời thường, đem văn nói hịa trộn vào văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc gợi cảm. Trong tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh, nhiều suy tư, triết lý, không né tránh nỗi đau, trái lại, nhà văn có ý thức xốy sâu vào các vết thương nhức nhối trong đời sống. Tác giả sử dụng nhịp mạnh ngôn ngữ mạnh để gây ấn tượng. Những chương đầu tiết tấu rất nhanh, giọng điệu đầy chất trinh thám. Ai là thủ phạm? Sao nhiều kẻ chuyên gây ác lại phải chết một cách kỳ lạ thế? Tính chất phóng sự điều tra tạo nên sự gấp gáp trong giọng điệu thực ra là một cách hút của nhà văn nhằm tạo ra một thế giới nhiêu khê, bất trắc, hỗn tạp.

Chất giọng nhiều suy tư triết lý hiện lên được nhà văn phát biểu qua nhân vật Đơng. Khi lúc đầu Đơng đứng về phía cái ác và quyết tâm trả thù vì: “Con người quả thật hèn yếu khi khoanh tay ngồi nhìn những người thân bị tiêu diệt, miệng thì cầu nguyện xá tội cho kẻ giết người” [34,102]. Nhưng khi đã thức tỉnh, Đông lại cho rằng: “Hận thù phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu thương và bao dung”, “Kẻ làm ác vẫn cịn có cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người” [34,244]. Nhưng phải chăng khi được giác ngộ thì con người lại trở nên đáng thương. Vẫn là giọng điệu triết lý bởi “Giác ngộ được rồi, thì khơng chết nhưng sống khổ, sống sở về tinh thần” [34, 163]. Trong cái giọng điệu suy tư triết lý ấy Hồ Anh Thái thường pha chất mỉa mai chua xót, cho con Ki ăn trước mình để phịng độc dược, Đơng nghĩ: “Thử hỏi ở đời này đã mấy ai dám hy sinh mạng sống vì bạn bè. Thời nay thật khó tìm ra một tình bạn dám xả thân cho nhau” [34,187-

188]. Hay giọng triết lý nhuốm màu sắc thương cảm, u buồn khi nói đến những cảnh đời éo le như mẹ con chị Giềng “Người nghèo ở đâu chả vậy. Họ sống ngơ ngác giữa đời, không một nguồn bảo hiểm, số mạng có thể kết liễu bất cứ lúc nào” [34, 229]. Có thể nói, giọng điệu sắc lạnh suy tư, triết lý đa sắc điệu, đa dạng đã làm nên nét đặc sắc hấp dẫn cho tác phẩm.

Đọc văn Hồ Anh Thái, ta thấy tác giả miêu tả đời sống xã hội nước ta thời hiện đại với những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường với nhiều thói xấu đáng chê cười và chất giọng hài hước, châm biếm, giễu nhại là giọng điệu chủ đạo, tạo nên sự độc đáo trong việc thể hiện cái cười chua cay của tác giả. Cái hài hước của Hồ Anh Thái trở thành phương tiện để thể hiện cảm hứng phê phán của tác phẩm.

Trong Cõi người rung chuông tận thế, tác giả xây dựng nhân vật Đơng là người đã chứng kiến tồn bộ câu chuyện của ba gã trai Cốc - Bóp – Phũ và là ket đồng lỗ với cái ác. Cơ gái trẻ trên bãi biển du lịch bị Cốc hãm hại không thành khiến hắn phải chết tức tưởi nhưng Đông vốn là chú đã khơng can ngăn mà thậm chí cịn đồng lõa để hai kẻ cịn sống là Phũ và Bóp tìm cách giết cơ gái để trả thù cho bạn: “Hai thằng quay nhìn tơi. Tơi im lặng nhìn lại. Như vậy có nghĩa là tơi khơng đi. Tôi chưa tin. Tất nhiên là chưa tin cô gái kia giết thằng Cốc. Nhưng tôi để mặc hai đứa. Hãy để cho chúng được quyền tin điều chúng đang tin…Những gã trai ngoài tuổi hai mươi đã có thể tự lo liệu và tự chịu trách nhiệm” [34;48,51]. Hồ Anh Thái giễu sự im lặng một cách lạnh lùng và những suy nghĩ mà mới nghe qua có vẻ là dân chủ, là tơn trọng hành động của những người khác, đặc biệt là những người trẻ tuổi, song thực ra lại là sự vô trách nhiệm của bậc làm cha làm chú với con em mình. Chính những kẻ cha chú trong cái gia đình đầy thế lực ấy đã khơng ít lần tiếp tay cho con cháu mình, dung túng, bao che lỗi lầm của chúng.

Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, từ đầu đến cuối , tác giả đưa ra liên tiếp các chi tiết nối liền chi tiết, một giọng bình luận ngoa ngoắt bên ngoài và giấu vào

bên trong một nỗi đau thế sự, với giọng kể triền miên mà đầy bất ngờ trong bình luận kiểu giễu nhại. Tính chất vui nhộn, cái thậm xưng, dị hợm đến mức gây cười sảng khối của ngơn ngữ trần thuật được sử dụng trong tác phẩm biểu hiện rất rõ ràng. Thủ pháp thậm xưng được sử dụng với tần xuất nhiều kết hợp với thủ pháp dùng nghịch lý, cái bất ngờ để tạo nên tính hài hước đi liền với giễu nhại, là lối xây dựng nhân vật chính yếu của tác phẩm. Những chuyện kể được xây dựng bằng lối tưởng tượng phóng túng. Nó được thể hiện qua các nhân vật mang đậm tính nghịch dị. Khi viết về đời sống giới trí thức, với bao vấn đề nhức nhối cần phanh phui, mổ xẻ, ngòi bút Hồ Anh Thái trở nên sắc sảo, hài hước đến thâm thúy, tinh qi. Đó là hình ảnh của một vị giáo sư - tiến sĩ - viện trưởng với cái hàm “lưỡng quốc tiến sĩ”. Với tầm kiến thức cao sang như vậy, chắc rằng ơng phải có những đóng góp rất lớn cho nền khoa học nước nhà, nhưng đáng buồn thay, bao nhiêu đề tài, cơng trình của ơng được thực hiện đều giống nhau y đúc. Ơng cịn làm thơ, viết ca khúc, chỉ có điều “vừa đọc vừa bịt mũi”. Đó là hình ảnh nhà phê bình nghệ thuật chỉ vì có “thói háo danh làm thơ viết nhạc tung tóe” viết sách thì cắt dán, coppy bừa bãi mà thành danh. Đó cịn là hình ảnh Họa sĩ Chuối Hột tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật mà không biết vẽ chỉ biết “nguệch ngoạc đôi ba nét và bết màu đè lên che đỡ. Màu yếu thì bơi trát tung ném lổn nhổn sần sùi, sử dụng màu không ra bài bản tạo ấn tượng phá cách” [39, 36] mà chỉ biết lợi dụng sắp đặt và nghệ thuật biểu diễn để trục lợi là giỏi. Viết về những kẻ bất tài nhưng háo danh, giọng điệu Hồ Anh Thái được thể hiện bằng giọng văn mỉa mai, châm biếm sâu cay. Với chất giọng này, Hồ Anh Thái đã thể hiện được cái nhìn sắc bén của mình và anh cơng khai lật tẩy, phơi bày trên trang giấy tất cả những thói xấu, sự khuất tất của các hạng người.

Giọng điệu hài hước mỉa mai của Hồ Anh Thái còn nằm ngay trong sự giễu nhại. Anh nhại tất cả từ thơ, thành ngữ, tục ngữ, lối nói chơi chữ đến lời bài hát, cách nói năng. Anh thường nhại như vậy để tô đậm thêm, gây sự hài hước, châm biếm những thói hư tật xấu của cuộc sống và con người. Đó là nét độc đáo trong

phong cách của anh so với các nhà văn cùng thời. Xây dựng những nhân vật mang đậm tính nghịch dị bằng trí tưởng tượng phong phú và giọng văn hài hước, Hồ Anh Thái đã tạo ra một ấn tượng mạnh về một đời sống mất đi chuẩn mực, còn ngổn ngang nhiều vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống.

Tạ Duy Anh là nhà văn thường xây dựng một thế giới nghệ thuật mà mọi yếu tố, mọi cấp độ đều sử dụng triệt để giọng điệu giễu nhại. Mỗi một sự kiện nhà văn cười nhạo thì đó cũng chính là sự xuất hiện của một thuộc tính nhận thức, một ý thức phản tỉnh. Đọc văn anh, ta bắt gặp giọng điệu sâu lắng nhưng cũng đầy giễu nhại. Trong Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, tác giả đã sử dụng giọng điệu hết sức lạnh lùng, khách quan thêm vào đó là giọng văn quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh đã khiến cho những tác phẩm này của Tạ Duy Anh có sức vang dội lớn. Với cái nhìn sắc sảo và giọng điệu châm biếm, giễu nhại mạnh mẽ, tác giả khẳng định sự xuống cấp của nhân cách con người, lòng hận thù là những tác nhân khiến xã hội bị đảo lộn.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w