HỒ ANH THÁ
3.2.2. Hư cấu, tưởng tượn g một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán
việc thể hiện cảm hứng phê phán
Trong mỗi sáng tác văn học đích thực, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo, sắc sảo, mang lại hiệu quả biểu đạt cao. Các sáng tác
mang đậm nghệ thuật phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là sự kết hợp nhuần nhuyễn những thủ pháp nghệ thuật có sức cuốn hút người đọc. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật hư cấu, tượng trưng, có khi đó lại là nghệ thuật phúng dụ, huyền thoại.
Hư cấu là phương thức xây dựng hình tượng điển hình qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới như sự kiện, cảnh vật, nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không phải là sao chép nguyên bản. Từ những chất liệu thực tế, người nghệ sĩ tổ chức, nhào nặn, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sinh động. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là những tác giả có con mắt rất tinh tường trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Các tác giả đã sử dụng nghệ thuật hư cấu rất hiệu quả trong việc cường điệu hóa, khoa trương, tưởng tượng nhằm xây dựng nên những nhân vật có độ nét cao về tính cách. Nhờ cách tổ chức xây dựng nhân vật như vậy đã giúp cho người đọc cảm nhận đa chiều hơn về bản chất của nhân vật. Nếu chỉ dựa vào chất liệu hiện thực đơn thuần mà thiếu đi sự hư cấu tưởng tượng thì Ma Văn Kháng khơng thể xây dựng thành công nhân vật Tự với vẻ đẹp tâm hồn sáng ngời của một người thầy tài năng, xây dựng nhân vật Khiêm có đời sống tâm hồn phong phú, nhân vật bé Duy với thế giới tình cảm bao la như chúng ta đã thấy. Sự tưởng tưởng hư cấu của Ma Văn Kháng nhẹ nhàng bao nhiêu thì đến Hồ Anh Thái và Tạ Duy Anh, sức tưởng tượng trở nên bứt phá bấy nhiêu. Các nhà văn đã sử dụng bút pháp phúng dụ, huyền thoại một cách biến hóa tạo sức tưởng tượng mạnh mẽ trong mỗi tác phẩm. Sự có mặt của bút pháp huyền thoại vừa cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới nhân vật, vừa thu hút được bạn đọc. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc mới
mẻ về một hiện thực nghiệt ngã và phức tạp qua những câu chuyện giàu tính tưởng tượng. Việc tác giả sử dụng các môtip huyền thoại đã mang lại cho người đọc những cách tiếp cận hiện thực một cách sinh động với những hình ảnh mang
tính ẩn dụ cao. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh đã tạo dựng được tình huống độc đáo mà ít ai có thể ngờ tới, đó là tình huống một đứa bé cịn trong bụng mẹ suy ngẫm chuyện đời. Đó là một tình huống chứa đựng sức tưởng tượng lớn của Tạ Duy Anh. Để cho một đứa trẻ đang còn là một sinh linh bé bỏng chưa một lần được tiếp xúc với hiện thực cuộc sống nhưng lại là một con người có cái nhìn tinh tế về những diễn biến của cuộc sống, đó là ý đồ trong việc xây dựng tư tưởng tác phẩm của Tạ Duy Anh. Nhà văn muốn lên tiếng cảnh tỉnh con người hãy có trách nhiệm với hành vi của mình, hãy biết cân bằng giữa lạc thú và trách nhiệm trong bản thân một con người. Việc sử dụng bút pháp huyền thoại đã làm cho người đọc cảm nhận được tính sinh động của đời sống thơng qua tính sinh động của nghệ thuật, thấy được bản chất của nghệ thuật tưởng tượng là biến hiện thực thành hoang đường mà khơng đánh mất đi tính chân thực.
Bên cạnh bút pháp phúng dụ, huyền thoại, Hồ Anh Thái còn sử dụng bút pháp tượng trưng một cách mới lạ. Bút pháp tượng trưng được Hồ Anh Thái sử dụng nhằm làm gia tăng chất lượng, ý nghĩa và sự mê hoặc của tác phẩm. Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, màu sắc tượng trưng thường hiện ra qua những chi tiết khác lạ so với logic thông thường của cuộc sống. Nhân vật Mai Trừng trong
Cõi người rung chuông tận thế hiện ra như một thiên sứ có sức mạnh siêu nhiên
để trừng phạt cái ác. Nhưng lạ thay, kẻ ác nhìn thấy cơ đã sợ nhưng người u thương cô cũng không thể gần cô. Mai Trừng là hiện thân của cái thiện, sự có mặt của nhân vật này đã góp phần đắc lực trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm: đề cao sức mạnh của cái thiện trong cuộc chiến chống lại cái ác và chủ trương hóa giải hận thù. Bút pháp tượng trưng đã mang đến khả năng tạo nên tính đa nghĩa của tác phẩm, qua đó nội dung tư tưởng của tác phẩm thể hiện một cách sâu rộng, đa tầng hơn.