0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tộ

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI (Trang 59 -59 )

TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁ

2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tộ

Một trong những nỗi đau đau truyền kiếp của con người đó là sự hiện diện và tồn tại của cái ác. Một cuộc sống tươi đẹp, không còn sự ngự trị của cái ác là điều mơ ước của tất cả chúng ta. Con người vẫn đang tin tưởng rằng, cái ác có thể giảm đi phần nào khi con người biết sám hối đấu tranh để cái thiện giành phần chiến thắng. Phần lớn các nhân vật của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, đấu tranh với môi trường, với kẻ thù và với chính bản thân mình để cuối cùng con người hướng về tính thiện trong nhân cách của mình bởi cái ác luôn là mầm mống gây nên những bi kịch trong cuộc sống. Con người sống trong những bi kịch do chính mình tạo dựng nên với đầy đủ sự đau khổ, day dứt khôn nguôi. Nhưng đáng quý thay từ những bi kịch mà họ vướng phải, từ những tâm hồn tìm thấy sự sám hối, dần dần họ đã hiểu ra giá trị của cuộc sống, chân lý của cuộc sống đó là niềm tin và tình yêu thương con người.

Tìm lại giá trị con người, tìm đến với lẽ sống chính là quá trình sám hối. Xã hội và mỗi con người cần nhìn ngắm lại mình, chính vì vậy tự vấn là nhu cầu của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Tự thú là kiểu nhân vật xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái và đặc biệt là Tạ Duy Anh. Tạ Duy Anh là người luôn trăn trở đi tìm nhân vật, tìm kiếm những mẫu người có thể bao quát được hết các vấn đề của con người đương đại. Nhân vật sám hối của Tạ Duy Anh là nhân vật nội tâm, nó gắn liền với nhân vật tìm kiếm, bởi vì quá trình tìm kiếm cũng là quá trình sám hối và sám hối giúp nhân vật được tìm lại chính mình.

Nhân vật nổi bật trong quá trình tìm kiếm lại mình trong sáng tác của Tạ Duy Anh chính là lão Khổ. Lão Khổ từ nhỏ đã mang thân phận khổ cực “Lão

Khổ vừa thò mặt ra đời đã chìm lút trong cỏ rác. Có hồi mẹ con lão phải ăn cả bèo” [1,11], lão Khổ đã từng “lừng danh một thời, ba đào một thời, lụn bại một thời” [1,11]. Mở đầu tác phẩm, nhà văn miêu tả “Một hôm, nhân lúc uống rượu, lão Khổ bỗng phát hiện ra đa phần những việc đời lão làm đều có kết quả trái với ý định của lão” [1,7]. Trong toàn bộ tác phẩm, ta thấy lão Khổ phải trải qua cuộc vật lộn trong hình phạt khủng khiếp, đối mặt với tòa án lương tâm, với tất cả những việc ông đã làm trong quá khứ. Sự sám hối của lão Khổ là sự tự vấn với chính lương tâm mình, đánh giá lại những gì mình đã làm trong quá khứ với tính khách quan nhất. Đây thật sự là một việc làm có ý nghĩa đối với lão, là cách tốt nhất để cứu rỗi linh hồn của một con người như lão: “Cùng với hành động gượng dậy, lão Khổ lại thấy không thể tha thứ hoàn toàn cho thằng Hai Duy. Đấy là những ngày cuộc đời lão bắt đầu có sự thay đổi sâu sắc. Lão bình tâm hơn để đong đếm lại những việc lão làm. Giả sử lão Tự có chết phơi thây cho ruồi bâu chim rỉa, không đáng cho lão bận lòng. Nhưng, có nhẫn tâm không khi con cái lão ta bị phân biệt đối xử? Chúng nó lớn lên trong chính thể của lão. Có một cuộc sống mà lão không kiểm soát được đã nuôi dưỡng mầm mống phản loạn của con lão sau này…Hoá ra ngần ấy năm chúng nó vẫn chờ nhau. Cả điều đó nữa lão Khổ cũng không thể hiểu nổi. Hình như cuộc sống vẫn còn lại cái gì thiêng liêng lắm, tồn tại ngoài tầm với của lão. Nó thăng thoát khỏi cõi tục nhầy nhụa để sờ thấy, đôi khi người ta phải trả giá bằng cực hình. [1,118-119]. Khi được người khác đánh giá về bản thân mình, “lão Khổ giật thót mình…Nhưng câu phán của ông khách lạ này thật hàm súc mà thâu tóm được tất cả tình cảnh của lão. Lão long đong lận đận suốt đời, xét cho cùng bởi lão coi thường mồ hôi công sức của ông cha lão. Hồi lão đang được thiên hạ tung hô, lão mê muội như người luôn luôn sống trong mộng. …Tất cả những gì lão Khổ mơ ước và tạo ra trở thành tai vạ cho đời lão….”[1,112-113]. Mở đầu tiểu thuyết Lão Khổ, nhân vật chính được đưa ra toà vì tội vu khống nhưng đến cuối tác phẩm Lão Khổ lại bị toà án lương tâm phán xét, lão phải nhận một hình phạt khủng khiếp, một hình

phạt mà chỉ có toà án lương tâm mới phán xử như thế. Trong giấc mơ, lão Khổ dũng cảm nhìn thẳng vào lòng mình, vào những nơi sâu kín nhất để tìm ra nguyên nhân thực sự của những biến động trong cuộc đời lão. Có lẽ khi đối diện với chính mình, lão mới nhận ra được bản chất của mình, lão quá lý trí, quá nghiêm khắc và bảo thủ, cứng nhắc như một khúc gỗ nên chính lão đã gây ra những bi kịch cho cuộc đời của mình. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, đến cuối đời lão Khổ hiện ra với một chân dung chân thực và suy ngẫm về niềm tin vào cuộc đời “Phải thấy là phần lớn thời gian lão ngồi như hoá đã, tay đỡ vầng trán khá đồ sộ. Lão đang ngẫm về thế sự bằng nỗi đau thường trực. Một lần lão bảo: “Nếu không tin thì biết sống bằng gì? Cứ thế lão ôm mặt khóc rưng rức, khóc không giấu giếm” [1,177].

Trong Lão Khổ, bên cạnh nhân vật lão Khổ sống trong sự đấu tranh dằn vặt về cuộc đời mình thì Tư Vọc cũng bị ám ảnh về những tội lỗi của mình: “Nhưng ở đời không ai biết trước điều gì ngày mai đến với mình. Chưa thấy kẻ thù của mình ngã gục, tôi đã nhận một hình phạt khủng khiếp. Những cơn ác mộng không ngớt hành hạ tôi. Đêm nào tôi cũng phải chống trả với một bầy ma quỷ. Những kẻ bị tôi đầy đoạ, giết chóc mấy chục năm trước, hình như cũng chờ tôi trở về từ lâu lắm rồi. Đó là luật đời và trong cuộc “đen đỏ” ấy tôi đã thua trắng” [1,173-174].

Trong tác phẩm của Tạ Duy Anh, nhân vật tự thú thường không có sự thuần nhất trong nhân cách. Họ không phải là những nhân vật hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu mà họ luôn ở giữa làn ranh thiện - ác. Trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, các nhân vật Chu Quý, Tiến sĩ N, nhà văn Bân, Thảo Miên tuy mỗi người có một cảm xúc khác nhau nhưng đều trải qua quá trình tự vấn bản thân mình. Suốt chiều dài tác phẩm, Chu Quý luôn dằn vặt về tội ác đã hãm hiếp cô gái rồi phải chịu hình phạt khủng khiếp là căn bệnh liệt dương đến suốt đời: “Khi tôi dừng lại, hoàn toàn chỉ còn là một khối bọt kết thành, thì ý nghĩ đầu tiền khiến tôi lo sợ là cô gái đã chết. Tiếng thở của cô rất yếu, mặt cô

trắng bệch cùng với những giọt máu loang lổ trên đệm ghim chặt tôi vào hiện thực. Trời ơi!- tôi muốn gào lên- tại sao em không ô uế, nhơ nhớp trước khi gặp tôi? Tại sao em không là quỷ sứ để tâm hồn tôi có chỗ trú ngụ. Cảm giác mạnh mẽ nhất với tôi lúc đó là cảm giác hổ thẹn. Tôi thấy rõ tôi vừa làm một việc tội lỗi bởi vì tôi không hề yêu cô” [2,28]. Nàng Thảo Miên đã sám hối để trở về với bản chất trong trắng của mình. Còn Tiến sĩ N luôn bị ám ảnh bởi sự lừa dối trong cuộc đời mình và ý nghĩ hãm hại người khác. N sống trong đau khổ, giằng co giữa hai mặt của con người ông, một bên là một tiến sĩ hoàn hảo trước công chúng và vợ mình, một bên là một người sống trong giả dối, một người con quên cha, quên nguồn gốc. Tiến sĩ N lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần trong suốt cuộc đời mình. N tìm cách giải thoát cho mình bằng cách tình nguyện ra chiến trường để tìm kiếm một cái chết nhưng cái chết mà N hướng tới không thực hiện được lại mang tính vụ lợi: “Tôi quyết định tìm kiếm một cái chết…Đấy là cái chết được khoác danh nghĩa. Nhưng từ sâu xa chính là do tôi sợ chết” [2,128]. N tiếp tục phải sống trong giả dối. N không những không thoát được cuộc khủng hoảng tinh thần mà ngược lại, còn lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng hơn. Đó là thực tế đấu tranh giữa con người cá nhân và con người xã hội trong N. Bi kịch mà tiến sĩ N bị nhấn chìm chính là bi kịch giữa sự chân thực và giả dối. Nếu N sống thành thực với chính bản thân mình thì ông ta cũng đã không phải ân hận bởi những mất mát trong cuộc sống. Nhưng N vì hám lợi, vì ích kỷ nên ông đối nhân xử thế bằng bộ mặt thứ hai của mình: bộ mặt giả dối để rồi hàng ngày, ông lại vào phòng làm việc và chôn vùi trong sự đau khổ cắn xé lương tâm khủng khiếp. Kết thúc bi kịch giằng xé giữa cách sống chân thực và giả dối của N là cái chết đầy bất ngờ của vợ chồng N. Tự sát chính là quá trình sám hối toàn tâm và là cách để Tiến sĩ N trở về sự thuần khiết của tâm hồn.

Có thể nói, trong những tác phẩm của Tạ Duy Anh, nhân vật sám hối được nhà văn thể hiện ngày càng sâu sắc và đậm nét qua các tác phẩm Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối. Trước tiên trong tiểu thuyết Lão Khổ thì

kiểu nhân vật này mới được phác họa sơ lược, đến tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, kiểu nhân vật sám hối bước đầu có những nét đặc trưng và đến tiểu thuyết Thiên thần sám hối thì nhân vật sám hối mới thực sự trở thành nhân vật trung tâm. Đây là một tiểu thuyết dài gần 100 trang nhưng tuyệt nhiên chúng ta không hề thấy xuất hiện một tiếng cười mà hoàn toàn là những chuyện thương tâm, tàn nhẫn được miêu tả. Qua những tội ác của con người được kể ra, người đọc lần lượt được chứng kiến những nhân vật thể hiện sự sám hối của mình. Đó là cuộc xưng tội của một cô gái có chồng làm ở cục thuế có thai 3 lần đều bị sảy do những ám ảnh về tội lỗi mà chồng chị gây ra cho người khác (giết chết ả cave khi ả đang có mang với tên đội trưởng để làm trong sạch lí lịch của hắn). Vì sợ hãi phải vào tù mà chồng chị không dám ra đầu thú nên cả hai vợ chồng đều phải sống trong sợ hãi của tội lỗi. Từ khi chồng chị giết ả ca ve thì cũng là lúc vợ chồng chị sống không có hạnh phúc, chồng chị luôn sống trong hoảng loạn, những ân ái vợ chồng trở thành cực hình, những đứa con bị giết ngay khi chúng còn đang ở trong bụng mẹ: “Đêm nào anh ấy cũng ướt sũng rượu, lầm lì như đá, tránh xa bất cứ chỗ nào có đông người. Khi ngủ anh thường ôm ghì lấy em như không chịu phải đối mặt với bóng tối. Tỉnh dậy, anh ấy luôn luôn thảng thốt hỏi: “Tôi đang ở đâu?” rồi thở trút ra. Có hôm anh ấy rên ư ử như người bị trói, bị hành hạ rồi bất ngờ gào hú…Em có thai được ba tháng thì cơn ác mộng lại đến. Mọi việc diễn ra y như lần trước. Lần này ả ca ve cứ nhìn em chòng chọc. Ả thè lưỡi liếm vết thương đỏ máu…Em sờ tay vào bụng muốn che chở cho con em. Nhưng bàn tay của ả cave vấn khua khoắng, nạo vét khiến em lên cơn co thắt” [2,23]. Ba lần sảy thai của chị là ba lần truy đuổi ráo riết để trả thù của ả cave đã làm chị thật sự hoảng loạn. Chị mong rằng sự sám hối của chị dù có muộn màng, dù không thể cứu vãn được đứa con nhưng chị sẽ trút bỏ được gánh nặng tội lỗi của vợ chồng chị đã gây ra cho người khác. Đó là sự sám hối của một cô sinh viên có người yêu đang là thực tập sinh ở Úc đã giết đứa con trong bụng của mình để chạy theo tình yêu giả tạo của gã thanh niên xấu bụng là bạn của người yêu mình. Khi

biết được sự thật về người thanh niên điển trai đồng thời với hình phạt mà cô phải nhận: vô sinh thì cô đã gửi lại bức thư - lời sám hối của cô và tự sát. Tự sát chính là sự sám hối của cô đối với tội ác mà cô đã làm.

Cô nhà báo từng trao thân cho ông tổng biên tập một tờ báo để đổi lấy một công việc, đến lúc mang thai, cô hoang mang không biết đó là con của chồng hay của lão kia, sự ám ảnh nặng nề về tội lỗi của mình đã khiến cô đi đến hành động tội lỗi: giết đứa con trong bụng bằng cách ăn lá độc. Từ đó, cứ mỗi lần cô mang thai thì cứ đúng bẳng tuổi cái thai đầu tiên mà cô đã chối bỏ thì thai lại bị xảo ra. Điều đó tạo cho cô ý nghĩ rằng mình bị trừng phạt: “Em không sợ sự thật nữa cho dù nó tàn khốc. Bởi vì bất cứ hậu quả tồi tệ nào xảy ra với em, vẫn chưa phải là hình phạt nặng nhất mà em đáng phải nhận. Khi mục đích thiêng liêng bị đánh tráo, bị đem ra ngã giá thì biến thành con đường của tội ác chị ạ. Đã bao giờ chị tự hỏi lũ trẻ ăn sung mặc sướng, được nhồi nhét đủ thứ kiến thức, đủ thứ lí tưởng mà vẫn cứ phạm tội một cách dễ dàng không? Em tin rằng đó là những đứa trẻ ra đời do bố hoặc mẹ nó vụ lợi. Nó đã bị ruồng rẫy từ khi nó chưa thành người vì thế nó tìm thấy ở hành vi phạm tội như cái cách để báo thù” [2,72].

Trong Thiên thần sám hối, nhân vật người mẹ là người nghe tất cả những câu chuyện mà người khác kể lại. Từ đầu đến cuối truyện, chị đóng vai trò của một người luôn lắng nghe, chia sẻ tâm sự của từng người một. Trong phần lớn cốt truyện, chúng ta hình dung được đây là một người phụ nữ nhân từ và hiền hậu. Phải đến cuối truyện, qua dòng độc thoại nội tâm, chúng ta mới thực sự hiểu được những diễn biến tâm lí, quá trình tự đấu tranh với bản thân để vượt lên những khó khăn trong cuộc sống của chị: “Mình không có cơ hội nào nữa - cô ta nói đúng. Chưa mất hy vọng tức là chưa mất gì cả. Chả lẽ sự sống của mình, của chồng mình lại không được tiếp tục. Không, không bao giờ mình chấp nhận sự phán quyết bất công như vậy. Phải tranh đấu đến cùng - cuộc sống không thể dừng lại. Nó phải được tiếp tục mạnh mẽ, tươi đẹp, đầy ý nghĩa, ngay cả khi mình không còn trên thế gian này. Con ơi hãy cho mẹ cơ hội để sám hối về một

lần mẹ đã chối bỏ con” [3,89]. Qua những dòng tâm lý độc thoại nội tâm, ta thấy chị là một người mạnh mẽ, có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Mặc dù đã từng mắc phải sai lầm nhưng chị vẫn vững tin và hy vọng con chị sẽ cho chị cơ hội sám hối, cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình. Đây thực sự là tia lửa ấm áp, sáng soi trong toàn bộ câu chuyện đầy rẫy những tội ác, những lỗi lầm của con người. Trong suốt tiểu thuyết Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã đề cập tới những tội ác của con người. Quan niệm của Tạ Duy Anh coi tội ác lớn nhất của con người là giết chết mầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình khi chúng mới chỉ là bào thai. Suốt cả cuốn tiểu thuyết, những câu chuyện khủng khiếp về cái ác, về tội lỗi của con người được viết ra, nhưng anh không dẫn câu

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI (Trang 59 -59 )

×