Con người sống trong hận thù và mất niềm tin

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 36)

Bắt nguồn từ những đau khổ chìm đắm trong cuộc sống, hận thù được sinh ra khiến con người luôn sống trong dằn vặt, khổ đau. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, những nhân vật mang nặng lòng hận thù được khắc hoạ một cách rõ nét.

Lão Khổ có thể được xem như một bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam những năm 1940 - 1990, một bức tranh thấm đẫm đau thương và mất mát, nhưng sự mất mát ấy không phải do tiếng súng gây nên mà nó bắt nguồn từ lòng hận thù, mối thù dai dẳng của dòng họ Tạ. Được viết bằng một nhãn quan và tư duy tiểu thuyết mới, tác phẩm là sự mở rộng chủ đề thù hận sau tiểu thuyết Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh. Tác phẩm còn là sự điều tra về tội ác để tìm ra gốc gác những đau khổ của con người, điều tra về những cái chết, những cách chết, điều tra về những lời nguyền, nguyên do nào đã đưa đến những hận thù dòng họ, tiếp sức cho hận thù đấu tranh.

Không gian bao trùm trong tiểu thuyết Lão Khổ là không gian hẹp, chủ yếu xoay quanh những sự việc và con người làng Đồng Trưa. Làng Đồng Trưa, quê hương của nhà văn là một không gian đặc biệt, không gian của sự hận thù. Tiểu thuyết Lão Khổ đã mở rộng bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt nó vào sóng gió của thời cải cách ruộng đất qua đó làm bật lên thân phận từng con người. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về người nông dân từng chứng kiến và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, là câu chuyện của những mảnh đời mang nhiều tâm sự về cõi đời, cõi người. Tác phẩm gợi lên cho ta một bức tranh đầy máu và nước mắt về hậu quả của lòng thù hận giữa gia đình lão Khổ và họ hàng nhà chánh tổng họ Tạ cùng bè lũ hầu cận. Trong tác phẩm này, ta thấy được hình ảnh của một con người đáng thương đến cùng cực đó là lão Khổ. Đây là một nhân vật gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống, bi kịch bắt nguồn từ mối thâm thù dòng họ luôn đè nặng trong lòng. Xuất thân từ bần cố nông, từ nhỏ, lão Khổ đã phải đi ở làm thuê trừ nợ cho nhà chánh tổng họ Tạ. Mối thâm thù dòng họ của lão Khổ được tái hiện qua lời kể của Tư Vọc, người cháu hầu cận của chánh tổng họ Tạ: “Thời ấy, chúng tôi là đại diện của một chi họ hùng mạnh. Cha tôi, bác tôi có trong tay cả một vùng đất trù mật, rộng mênh mông. Vùng đất ấy ngày nay là Làng Vực, là làng Đồng …Chúng tôi đã đè bẹp ông anh họ dòng chính tông của mình bằng quyền lực, bằng sự giàu có…Về mặt họ hàng, ông ta (lão Khổ) thuộc

chi đứng chữ Giáp, bề trên của chúng tôi…Nhưng bằng sự giàu có, chúng tôi bắt tất cả chi Giáp phải trở thành kẻ cầm cố, vay mượn cho đến đi ở trừ nợ. Chúng tôi sống bằng những luật lệ khắc nghiệt. Bề ngoài có thể thấy vài nền nếp cổ xưa vẫn được tôn trọng ở cả hai chi. Nhưng thực tế bên trong là cuộc tàn sát huynh đệ không thương xót” [1,171-172]. Chi Giáp của lão Khổ luôn luôn bị hành hạ, bị giết chóc và đây trở thành nỗi ám ảnh trong lòng lão Khổ. Mối thù truyền kiếp ấy được lão Khổ nhớ dai trong lòng và đến khi chính bản thân mình phải chịu nhiều khổ ải khi bị nhà chánh tổng hành hạ, lão Khổ chỉ mong đến một ngày có thể trả được mối hận ấy.

Thời cơ đến với lão Khổ khi cách mạng đến, lão nắm được chính quyền trong tay, lão dùng quyền lực để trả hận mối thâm thù mà lão luôn ghi nhớ. Lão đã lãnh đạo dân làng thiêu cháy cơ ngơi của chánh tổng. Có quyền trong tay, lão luôn dùng nó để thực hiện mong ước được trả thù. Tranh luận với con trai Hai Duy, lão khăng khăng: “Quyền được căm thù là tao!” [1,117]. Lão đã giết người, lão đi đến tột cùng của quyền lực. Mối thâm thù của lão với nhà chánh tổng đã ăn sâu vào máu, để rồi chính lão đã phỉ báng và ngăn cấm tình yêu tha thiết của con trai mình là Hai Duy và Tâm- con gái lão Tư Vọc, kẻ thù thâm sâu của lão. Lão Khổ gieo rắc vào đầu óc con mình mối hận thù truyền kiếp, chính Hai Duy, con trai lão đã buồn bã thốt lên: “Cha dạy con phải biết ghi nhớ kẻ thù của mình. Cha sợ sau một đêm, sáng dậy con quên mất con từng có 4 người thân bị giết”. Trong cuộc sống luôn đi tìm sự trả thù, cũng có lúc lão giành được chiến thắng, nhưng cũng có lúc lão phải chịu thất bại thảm hại và thường là thảm hại nhiều hơn.

Một trong những điều gây nên bi kịch cho cuộc đời lão Khổ là lão sống quá lý trí và khô khan, bảo thủ. Khi tấn bi kịch của cuộc đời đã chạm vào, lão Khổ chỉ còn biết lấy quá khứ làm nguỵ trang mặc dù lão căm ghét kí ức. Quá khứ trở thành sức mạnh, trở thành vị cứu tinh cho cuộc sống của lão: “Dù sao lão Khổ cũng có một điểm tựa để bấu víu. Lão xếp những tờ giấy, dường như vô nghĩa - theo một thứ tự chỉ lão hiểu - giống như người ta bày trận đồ bát quái lừa

đối phương. Lão Khổ cảm thấy lão đã nắm chắc phần thắng. Ông ta sẽ thoát khỏi sự vây bủa của lịch sử. Quá khứ với ông ta là vòng kim cô, mà lão có thể niệm thần chú bất cứ lúc nào” [1,121]. Quá khứ vừa là sức mạnh, nhưng đồng thời càng làm cho lão thêm đau khổ và dằn vặt bởi quá khứ và hiện tại là hai hoàn cảnh đối nghịch nhau hoàn toàn. Lão Khổ của quá khứ oai vệ bao nhiêu thì lão Khổ của hiện tại lại thảm thương bấy nhiêu. Lão Khổ sống trong vô thức, lão không hề ý thức được mình đã làm gì được cho cuộc sống. Lão rơi vào bi kịch chứng kiến những người cuối cùng của thế hệ lão chết và lão cảm thấy cô đơn tuyệt vọng. Tất cả những gì lão Khổ mơ ước và tạo ra trở thành tai vạ cho đời lão, lão luôn bị ám ảnh bởi tội ác của mình: “Lão lẩm bẩm trong cơn mê đang ập đến. Có lúc lão thấy hồn lão lìa khỏi xác. Bằng cớ là chính lão nhìn thấy xác mình, một tấm thân ọp ẹp, tái nhợt bị thời gian băm vằm. Lão còn thấy cả lũ đầu trâu mặt ngựa bu đến, khoa chân, múa tay phun ra từng luồng khí lạnh buốt. Cứ vậy lão bị nhồi lắc điên cuồng, bị vùi lấp bởi hàng trăm đợt sóng” [1,106].

Lão cô đơn vì lão khác với những người khác, lão là người sống bằng lý trí, lão ghét ký ức. Cuộc đời đầy biến động của lão đẩy lão đến với những điều mà lão căm ghét: “Lão bỗng thấy dưới chân lão sụt lở. Lão tụt dần xuống, tụt dần xuống cho đến khi lão biến thành chính cây roi đường. Lão đi khắp thế gian và mời mọc bọn trẻ con, bọn chim chóc nhưng không ai đoái hoài đến [1,91]. Quá khứ đã vây bủa lấy lão Khổ, chi phối đến mọi suy nghĩ và hành động của nhân vật. Lão trở nên mất tự chủ, “Hôm sau con trai lão biến mất. Lão Khổ đổ bệnh, nằm liệt chiếu. Hễ gượng dậy lão lại gầm váng nhà, cười một cách man dại…Lão rút ra một kết luận: Lão sai lầm vì không thấy kẻ thù ở chính ngay những người ruột thịt của lão” [1,118]. Những hồi ức, những dòng độc thoại nội tâm và dòng tâm sự, quá khứ là thời gian hận thù và tội lỗi. Lão thấy chênh vênh khi nhận ra “kiếp người không là gì… Lão vừa ở đỉnh cao tót vời của quyền lực bước xuống, lập tức lũ ưng khuyển giở giọng…Biết bao nhiêu dập vùi! Sự trì níu của vết thương quá khứ còn lê thê hết đời lão. Hình ảnh những người thân của

lão vẫn như nằm ngổn ngang trước mặt lão, ở đủ tư thế chết, làm sao bắt lão quên đi cho được” [1,118].

Cuộc đời lão Khổ là những chuối ngày dài đi tìm gốc gác những khổ đau của con người, điều tra về những lời nguyền đã dẫn đến mối thâm thù trong các dòng họ trong suốt hàng chục năm. Lão Khổ bị guồng máy hận thù ám ảnh. Càng về cuối đời, lão càng nhìn rõ mình trong sự đối diện với nội tâm. Trên hành trình đi tìm chân lý, lão Khổ là một kẻ cô độc, chỉ riêng mình lão chống chọi với cả một dòng họ thù địch, một làng Đồng u mê, tăm tối. lão Khổ đã đi hết kiếp người một cách vô nghĩa và đau đớn nhận ra mình đã thất bại trong chính những guồng máy mà lão cố công tạo ra.

Viết về sự hận thù, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật đã xây dựng hết sức thành công nhân vật Chu Quý - nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Chu Quý, một nhà báo luôn quan tâm đến những vấn đề về cái chết. Mẩu tin một đứa bé đánh giầy bị đâm chết dã man ở phố G đã gây sự chú ý đặc biệt và là khởi đầu cho cuộc tìm hiểu của anh. Đó cũng chính là giờ phút đánh dấu tâm trạng hoang mang của chính anh trong khát vọng tìm một lối thoát ra khỏi mê cung của phần vực tối tâm hồn con người.

Xuất thân từ một gia đình trí thức mà người cha đã bị xử tử, thảm kịch gia đình đã tạo nên một Chu Quý què quặt, bệnh hoạn với tâm hồn tăm tối thăm thẳm. Khi bố anh bị giết chết, mẹ đã dắt díu anh trốn khỏi làng. Sau nhiều năm, anh trở thành một kẻ đắm chìm trong những thú ăn chơi trác táng. Chu Quý muốn thoát ra khỏi bi kịch để để sống nhưng bất lực. Hắn ý thức được bệnh hoạn của mình, muốn chữa bệnh tâm lý cho mình, muốn tìm hiểu sự thực về mình, nhưng cuối cùng, gần tới đích thì hắn sợ. Gần chạm tay đến sự thật thì hắn bỏ cuộc, Chu Quý bị dầy vò giữa hai lực cản: can đảm và hèn nhát. Khi một cô gái trong khu tập thể của anh trao tặng sự trinh trắng, anh đã bất lực. Bản năng đàn ông còn lại sau đó, anh đã bóp chết con bồ câu bị nạn và ăn thịt nó. Ngay sau hành động hiến dâng bị biến thành một cuộc cưỡng hiếp theo suy nghĩ của anh,

ám ảnh tội lỗi với ý nghĩ đã giết chết “thiên sứ”, đã bị quỷ ám, anh bắt đầu lao vào một cuộc đi tìm cái sự thật ẩn giấu phía trong sự tăm tối của tâm hồn con người.

Việc điều tra về cái chết của bé đánh giầy ở phố G khiến Chu Quý rơi vào những cảnh huống hoang mang cực độ trong quá trình tìm lại chính bản thân mình. Anh thấy sợ hãi và bâng khuâng, hoang mang cực độ khiến anh không thể nào phân biệt được đâu là mình, đâu là “hắn”, mình ở đây mới thực là mình hay mình chính là kẻ lừa đảo nọ. Trải qua những sự việc kinh hãi, Chu Quý muốn bám víu vào tình yêu, hắn đã kết thân với Thảo Miên, cô gái gọi cao cấp ở phố G mà anh đã thầm yêu từ lần gặp đầu tiên. Thảo Miên gửi cho anh một lá thư và qua đây, anh biết được tuổi thơ bất hạnh của Thảo Miên hằn in cuộc chung chạ tội lỗi của người mẹ với người đàn ông đào giếng khiến nàng ghê tởm mà bỏ đi. Chu Quý cũng biết được nàng chính là người hiến dâng sự trinh trắng cho ông Bân; biết được lý do nàng dùng chính nhan sắc và lòng căm thù đàn ông của mình để thành con quỷ huỷ diệt lên những kẻ nô lệ của xác thịt ...Tác phẩm Đi tìm nhân vật để Chu Quý miên man chạy theo những dòng hồi tưởng, đi tìm kẻ thù là “hắn” đã gây ra những tổn thương tinh thần cho mình. Lòng thù hận biến Chu Quý thành một người không nhận ra được chính bản thân mình là ai, anh luôn bị chôn vùi trong những ám ảnh về bóng tối của tội ác, của sự hận thù.

Cõi người rung chuông tận thế là một câu chuyện báo thù của ngày hôm nay. Tác phẩm này mang một “quan niệm về triết lý nhân sinh về nỗi đau truyền kiếp của con người đã được Hồ Anh Thái thể hiện bằng những dòng chữ giản dị không hề đính giấy trang kim lấp lánh” [38,310] đó là quan niệm về cái thiện và cái ác, phản ánh về sự khô kiệt nhân cách đang có mặt khắp mọi nơi. [38,349]. Tác giả đứng trên cỗ xe của cái ác với sự gần gũi, là kẻ tòng phạm, là hoá thân của cái ác đã chỉ ra căn nguyên của cái ác đến từ đâu. Tiểu thuyết gồm có 9 chương được bắt đầu bằng một cái chết. Ngoài nhân vật Tôi trong chuyện, có ba chàng trai đều bị chết kiểu đột tử, nguyên nhân bắt nguồn từ mối quan hệ với

Mai Trừng. Đó là ba nhân vật Cốc, Bóp và Phũ, là đại diện cho lớp thanh niên ham mê ăn chơi trác táng, chạy theo danh tiếng và tiền bạc; là hiện thân cho cách sống buông thả, thác loạn và chằng chịt đam mê xấu xa.

Trong Cõi người rung chuông tận thế, Mai Trừng là một nhân vật siêu thực, là đại diện cho cái thiện nhưng bị cái ác điều khiển. Vốn là một người thánh thiện, trong trắng từ trong bản chất nhưng cô mang trong mình một sức mạnh siêu nhiên nên đã trở thành phương tiện báo thù cho lời nguyền của cha mẹ mình: Khi lớn lên, Mai Trừng sẽ đi trừng phạt những kẻ ác. Kẻ nào chạm đến Mai Trừng đều lần lượt bị luồng nhân điện giết chết tươi, rồi đến người yêu của Mai Trừng khi chạm vào người Mai Trừng cũng không thoát khỏi trừng phạt. Mai Trừng trở thành người đi diệt trừ cái ác trong cuộc sống đầy những bất trắc nhưng chính cô cũng bị lời nguyền của cái ác điều khiển nên chính Mai Trừng đã trở thành nô lệ cho sự thù hằn. Cơn lốc của khát vọng trả thù khiến cô làm hại cả người thân của mình. Nạn nhân đầu tiên bị hãm hại bởi ý định trả thù, rồi các nạn nhân tiếp theo. Mỗi ý định trả thù sẽ được trả lời bằng một xác chết. Xung quanh tuyến nhân vật chính là Cốc, Bóp, Phũ và Mai Trừng, tác phẩm còn xây dựng nhiều cái chết khác, nhiều rắp danh trả thù khác. Những nạn nhân đã bị tước mất đi quyền sống, họ không phải là nạn nhân của Mai Trừng mà là nạn nhân lối sống của chính họ. Trong tác phẩm, Yên Thanh bị sự hận thù ám ảnh đến điên dại. Vì hận Đông, Yên Thanh đã trả thù bằng cách hạ độc, giết chết con gái của Đông, rồi đốt xe của Đông, đâm Mai Trừng. Đây là người đàn bà sống chìm đắm trong nhục dục, thác loạn. Tác phẩm là lời cảnh báo, tiếng chuông rung báo động về một ngày tận thế, đó là ngày cái ác sẽ chế ngự cõi người.

Không chỉ hận thù mà những mất mát, những con đường đi lầm lỡ của con người đã tạo nên những bi kịch trong cuộc sống. Không ít những con người của xã hội hiện đại thường nhìn cuộc sống với con mắt vị kỷ, lạnh lùng. Chính vì mất niềm tin vào cuộc sống, yếu đuối trước những khó khăn của cuộc sống, nhiều người đã tự đánh mất bản thân mình, đánh mất nhân cách của mình để rồi

từ ánh sáng đã bước vào bóng tối, nhấn chìm cuộc sống trong vòng luẩn quẩn bế tắc. Tác phẩm Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh đã khắc họa những nhân vật tự biến mình thành nô lệ của cái xấu, cái ác. Đó là nhân vât mụ Cúc - vốn là một cô gái xinh đẹp và trong trắng nhưng đã bị gã chủ hãm hiếp mà mất đi niềm tin vào cuộc sống rồi trở thành gái điếm và chủ nhà chứa. Hay Thảo Miên - cô gái thiên thần trong sáng cũng vì chứng kiến cảnh mẹ mình ngoại tình với gã đào giếng

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w