TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁ
2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị
Bên cạnh hình ảnh những người trí thức có cốt cách cao đẹp, trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, hình ảnh những con người bình dị nhưng có tâm hồn cao q được miêu tả một cách chân thực với tấm lòng trân trọng. Ta có thể bắt gặp đâu đó hình ảnh những người phụ nữ có cốt cách cao đẹp hay những con người đi ra từ cuộc chiến, trải qua những mất mát đau thương nhưng họ vẫn đau đáu khát vọng một cuộc sống tươi đẹp hay hình ảnh những em bé ngoan hiền, chăm chỉ, có tâm hồn yêu thương con người bao la rộng lớn.
Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp được gợi tả một cách rất bình dị mà tràn đầy ý nghĩa. Viết về người phụ nữ, tác
giả thường chú trọng đến những con người bình dị của cuộc sống đời thường. Khi xây dựng nhân vật người phụ nữ, Ma Văn Kháng thường chú ý đến vẻ đẹp tâm hồn mang tính cơng, dung, ngơn, hạnh, đạo đức truyền thống trong lối sống của họ. Bà nội cu Duy, cô Quyên, cô Đại Bàng trong Côi cút giữa cảnh đời là những con người như thế. Họ có tấm lịng nhân hậu, sự bao dung, ln vững vàng trước những biến động khó khăn của cuộc đời. Trong Côi cút giữa cảnh
đời, bà nội cu Duy được ví như bà tiên hiền từ che chở cho cuộc sống đầy bão tố
của hai bé Duy và Thảm. Vượt qua sự nghèo đói, sự yếu đuối của tuổi già, bà nội cu Duy đã mạnh mẽ chống chọi lại thói đời xấu xa do tên Hứng, Lng gây nên để mang lại cuộc sống bình yên cho hai đứa cháu nhỏ tội nghiệp. Trong tác phẩm này, cơ Qun là hình ảnh người phụ nữ yêu chồng thương con, như người mẹ hiền của hai đứa bé đáng thương Thảm và Duy.
Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, những nhân vật phụ nữ được đặt trong những hoàn cảnh éo le, gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống nhưng họ vẫn giữ được thái độ sống tích cực. Đó là hình ảnh của những con người lam lũ vất vả nhưng vẫn không ngừng vươn lên sống một cuộc sống hữu ích cho cộng đồng, xã hội. Đó là Miên và Giềng trong Cõi người rung chng tận thế. Đó là hai người phụ nữ mang những bi kịch của những người ra đi từ cuộc chiến. Trong chiến tranh, họ đã sẵn sàng hy sinh cả tuổi xn và tính mạng của mình để mong muốn được sống hạnh phúc trong hịa bình. Mặc dù vậy, khi đất nước hịa bình, trở về sau cuộc chiến, họ phải đối mặt với sự lạc lõng, phải đối đầu với cái ác, nhưng trong họ bản chất hy sinh vì người khác vẫn cịn thắm đượm.
Trong sáng tác văn học thời kỳ đổi mới, ta còn thấy những tâm hồn trẻ thơ trong sáng, đáng yêu. Mặc dù rơi vào hoàn cảnh éo le nhưng các em nhỏ vẫn ngoan hiền, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, bên cạnh những nhân vật trẻ em có tính cách xấu như Vàng Anh, Vành Khun là em nhỏ có tính cách rất đáng trân trọng đó là Duy. Gặp bất hạnh ly tán cha mẹ từ nhỏ, Duy ở với bà nội. Trải qua bao sóng gió của cuộc sống từ tấm
bé nhưng Duy vẫn dũng cảm cùng bà vượt qua mọi trắc trở trong cuộc sống. Hay, ta còn thấy nhân vật cu Đức trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái là một em nhỏ tình cảm và có tấm lịng hiếu thảo sâu sắc.