Cốt truyện phân mản h lắp ghép

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 86 - 89)

HỒ ANH THÁ

3.1.4. Cốt truyện phân mản h lắp ghép

Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đó quan niệm cốt truyện truyền thống hồn tồn bị phá vỡ, khơng có mâu thuẫn nào được đặt ra để giải quyết khi hết truyện, chỉ có những sự kiện nối tiếp nhau. Các nhà tiểu thuyết thời kỳ đổi mới rất có ý thức trong việc sử dụng loại cốt truyện này để tăng sức biểu đạt cho tác phẩm của mình.

Với cốt truyện phân mảnh - lắp ghép, các vấn đề của cuộc sống hiện lên qua những sự kiện và tình huống chứ khơng thơng qua nhân vật như cốt truyện thơng thường. Nhân vật trong tác phẩm có cốt truyện phân mảnh - lắp ghép khơng cịn đóng vai trị chính thống nữa. Loại cốt truyện này được tổ chức bằng những chuyện nhỏ để hướng đến chủ đề đã được định sẵn. Các câu chuyện được kết cấu với nhau một cách lỏng lẻo, ít liên quan đến nhau vì giữa chúng khơng có quan hệ nhân quả mà chỉ đơn giản là quan hệ tương đồng về môtip. Đặc điểm nổi bật của cốt truyện này là có thể tách ra được thành nhiều truyện ngắn riêng lẻ. Cốt truyện phân mảnh lắp ghép đòi hỏi cao trong kĩ thuật viết, người viết phải có khả năng bao quát đời sống để xây dựng tình huống, sự kiện một cách chân thực, tự nhiên để biểu đạt bức tranh xã hội một cách có thần thái.

So với nhiều nhà văn cùng thời thì đây là cách xây dựng cốt truyện rất mới mẻ, hiện đại của Hồ Anh Thái. Cốt truyện phân mảnh rất phổ biến trong những tập truyện ngắn mới nhất của anh như Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười. Đến thời điểm này thì Mười lẻ một đêm là cuốn duy nhất của Hồ Anh Thái được cấu trúc theo kiểu này.

Mười lẻ một đêm được Hồ Anh Thái dựng lên một cách sống động qua chín

phần tương ứng với chín truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn là những tình huống và sự kiện khác nhau của từng nhân vật để từ đó nói lên những chuyện đời trong xã hội hơm nay. Từ sự kiện một đơi tình nhân gặp lại sau 10 năm xa cách bị nhốt trong căn hộ trên tầng 6 suốt mười một ngày đêm, cả không gian xã hội rộng lớn đã được mở ra theo những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật: Họa sĩ Chuối Hột, người đàn ông và người đàn bà. Đủ thứ chuyện được kể lan man, đó là chuyện khách sạn, nhà nghỉ mọc lên như nấm, trở thành nơi gặp gỡ, ngoại tình của đủ mọi lứa tuổi, đó là chuyện Họa sĩ Chuối Hột và nhóm bạn ngũ hổ của anh ta đã lợi dụng nghệ thuật để kiếm tiền một cách nực cười, chuyện phiêu lưu tình ái của bà mẹ người đàn bà với năm lần chồng. Đó cịn là chuyện nực cười về cặp giáo sư Xí- Khỏa, chuyện ơng Víp - chồng người đàn bà, chuyện của thằng Cá, chuyện của người đàn ơng trở thành nhà phê bình nghệ thuật… Trong mỗi mảnh truyện như vậy, nhiều dòng mạch khác nhau của bức tranh xã hội đã được tái hiện. Trong quá trình thể hiện những mảng truyện, ta thường thấy tác giả chuyển sang nhiều lối rẽ tắt ngang, đang kể chuyện về người này lại tạt ngang chuyện khác chẳng có liên quan gì đến nhân vật. Mạch truyện như vậy có tác dụng chứa đựng được nhiều thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống.

Với Hồ Anh Thái, cốt truyện có kết cấu phân mảnh - lắp ghép được anh sử dụng nhiều trong sáng tác về thế sự, đời tư. Điều thú vị của kiểu phân mảnh - lắp ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện thế sự, đời tư của Hồ Anh Thái chính là chỗ anh thường lắp ghép các mảng truyện khác nhau nhưng đều có liên quan đến nhân vật chính và anh thường lồng các giai thoại các điển tích, điển cố, yếu tố giả tưởng vào cốt truyện khiến cho tiểu thuyết mang một màu sắc hư ảo dù cho vấn đề cuộc đời và số phận đặt ra hết sức thực tế, gắn với hiện tại. Việc lắp ghép này mang cho tiểu thuyết chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhất định. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái sử dụng lối lồng ghép các sự kiện bằng việc lắp ghép, chắp nối những mảnh đời, những số phận, những tâm tư trăn trở khác nhau theo sự triển khai của cốt truyện: từ chuyện đời tư của

Toàn, của Trang và Hiệp, của Khắc, của gia đình Khuynh – Diệu, chuyện của các gia đình trong khu tập thể… những suy ngẫm của Toàn về lẽ sống, về cuộc đời, về những kỷ niệm trong quá khứ. Mười chương tiểu thuyết sắp xếp khơng hề tn theo tính logíc của sự kiện trong thời gian, sự phát triển của cốt truyện tuy lỏng lẻo, mơ hồ nhưng số phận của nhân vật vẫn được khắc hoạ một cách đậm nét.

Các đoạn mạch, nhân vật, sự kiện, biến cố trong tác phẩm của Hồ Anh Thái nằm trong những mốc thời gian khác nhau, trật tự thời gian đảo lộn bất ngờ mà vẫn tự nhiên khi người kể chuyện chuyển đổi góc nhìn cho các nhân vật. Thời gian khi thì kéo dài theo tâm trạng của Tồn trong hiện tại, khi đột ngột ngắn ngủi với một chút ký ức vụt qua… Số phận của các nhân vật cứ đan xen vào nhau: Toàn, Hiệp, Trang, Khắc, vợ chồng Khuynh - Diệu… như vô vàn mảng màu đậm nhạt, tối sáng. Có thể thấy, lối kết cấu lắp ghép đã tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt, giúp cho những mảnh truyện tưởng như rời rạc lại phát triển một cách logíc, hợp lý theo sự phát triển của cốt truyện. Hồ Anh Thái đã sử dụng lối kết cấu này một cách linh hoạt, phong phú trong bút lực dồi dào của anh.

Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh có cấu trúc giống như một vở kịch

được tạo nên từ nhiều màn, mỗi màn kịch là một sự kiện không theo quan hệ lơgíc, nhân quả. Đó là câu chuyện về một bà mẹ đã đến ngày sinh mà đứa bé vẫn không chịu chui ra; là câu chuyện về một cơ gái bị gã sở khanh lừa cho có bầu và cô đã vào bệnh viện trút con ra như trút đi một cái ách. Đó cịn là những câu chuyện về việc ăn đút lót của những y tá, bác sĩ phụ sản; là câu chuyện về một bà nơng dân đẻ tồn con gái bị gã chồng nát rượu đánh đập, phải bỏ ra thành phố nhặt rác, trở thành vợ chung của bốn gã đàn ơng, có bầu mà khơng biết đứa con trong bụng là của ai, … Nhìn tồn cục đó là những mảnh văn bản rời rạc, phản ánh những mảng đời sống khác nhau. Ta có thể xáo trộn những mảnh sự kiện này mà khơng làm ảnh hưởng nhiều đến lơgíc tác phẩm. Qua những mảnh cốt

truyện này, Tạ Duy Anh đã cho ta thấy được sự tha hóa xuống cấp của con người trong xã hội hiện đại, thấy được cái chết đau đớn của những sinh linh chưa được làm người.

Tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh cũng có kết cấu theo lối cốt truyện phân mảnh lắp ghép một cách độc đáo. Tiểu thuyết được chia làm hai phần tương đối độc lập. Phần thứ nhất là “Chuyện chính yếu thay cho lời mở đầu” là những suy tư, trải nghiệm được lão Khổ rút ra từ chính cuộc đời long đong, lận đận của mình. Phần thứ hai là những chuyện ngồi rìa được chia thành 20 chương. Chương I có tên là “Hiện về từ quá khứ”. Chương II là: “Chuyện tình của lão Khổ”. Chương III là: “Thần số mệnh an bài”. Chương IV là: “Tiền định một tai họa”. Chương V là: “Sụp đổ và phục sinh”. Chương VI là: “Những nhân chứng của thời đại”. Chương VII là: “Trả thù”. Chương VIII là: “Thiên thần và quỹ dữ”. Chương IX là: “Đối mặt với oan hồn”… Nếu nhìn vào tiêu đề của các chương, chúng ta dễ nhận thấy mỗi chương dường như đã thể hiện hoàn chỉnh một sự kiện, ta có thể bắt đầu đọc từ bất kì chương nào mà vẫn nắm bắt được nội dung tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn. Bên cạnh cốt truyện dòng ý thức,

Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh cũng được kết hợp cốt truyện phân mảng - lắp

ghép. Tiểu thuyết gồm 14 chương, mỗi chương là một nội dung khác nhau xoay quanh cuộc đời của nhiều nhân vật. Tác phẩm là một thông điệp gửi cho mọi người với tiếng gọi thống thiết: Hãy đương đầu với sự thật, thay vì hèn nhát cúi đầu lẩn trốn sự sợ hãi và ngu si, đừng than vãn hay chạy trốn trước “quỷ dữ”.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của ma văn kháng, tạ duy anh, hồ anh thái (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w