1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung và ý nghĩa phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét

12 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 110 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong việc điều tra xã hội học có nhiều phương pháp giúp người thu thập thông tin có được một cách nhìn toàn diện nhất về cuộc điều tra của mình tuy nhiên trong đó có 2 phươn

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong việc điều tra xã hội học có nhiều phương pháp giúp người thu thập thông tin có được một cách nhìn toàn diện nhất về cuộc điều tra của mình tuy nhiên trong đó có 2 phương pháp phổ biến nhất và đem lại kết quả khá chính xác,

có độ tin cậy cao đó là : phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét Sau đây

ta sẽ tìm hiểu nội dung chi tiết của 2 phương pháp trên

NỘI DUNG

I Phương pháp phỏng vấn

1 Thực chất của phương pháp phỏng vấn.

Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi- đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa theo một bảng câu hỏi ( phiếu điều tra được chuẩn bị trước ) trong đó người phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe

ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra

2 Các loại phỏng vấn.

a Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa.

- Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa là cuộc phỏng vấn diễn ra theo một trình tự nhất định với cùng một nội dung được vạch sẵn như nhau cho mọi người Người phỏng vấn tiến hành thu thập thông tin theo bảng hỏi Trình tự hỏi đáp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự của bảng hỏi Người phỏng vấn không được tùy tiện thay đổi nội dung hay trình tự, không có quyền đưa thêm câu hỏi hay gợi ý phương pháp trả lời Cuộc phỏng vấn rất tiện xử lý trên máy tính, đặc điểm của phỏng vấn này là tính chất gò bó, khô khan và cứng nhắc của nó

- Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa ( phỏng vấn tự do ) là cuộc đối thoại

tự do được tiến hành theo một chủ đề được vạch sẵn Người phỏng vấn tùy theo tình huống cụ thể có thể tùy tiện sử dụng các câu hỏi không nhất thiết phải tuân

Trang 2

theo một trình tự nào, có thể đưa ra nhận xét của mình, trao đổi ý kiến kiến qua lại nhằm thu thập được những thông tin mong muốn

b Phỏng vấn thường và phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn thường được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều lọa đối

tượng trả lời

- Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu

vào tìm hiểu một vấn đề kinh tế, chính trị, hay xã hội phức tạp nào đó Yêu cầu đối với người tiến hành phỏng vấn sâu là phải có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao,và am hiểu sâu sắc vấn đề cần nghiên cứu, thành thạo nghề

Để đảm bảo thành công của cuộc phỏng vấn cần chú ý đến các nguyên tắc :

Thứ nhất, nghệ thuật đặt câu hỏi tại sao Trong thực tế ở bất kỳ cuộc

phỏng vấn nào nếu nhà nghiên cứu chỉ lắng nghe thụ động thì câu trả lời của người được phỏng vấn rất dễ lan man Để khắc phục tình trạng trên cần đảm bảo các yêu cầu:

- Các khía cạnh được đưa ra để hỏi phải được sắp xếp một cách trật tự rõ ràng, chính xác

- Nội dung câu hỏi phải cụ thể, hiểu theo một nghĩa, tránh những câu hỏi mập mờ

- Đặt các câu hỏi phải vô tư tế nhị, tránh dẫn dắt người trả lời theo ý muốn chủ quan của mình

- Chỉ nên hỏi từng câu hỏi một và phải luôn chú ý đến những manh mối

đã được nói ra hay bị che dấu

Thứ hai, nghệ thuật lắng nghe Đây là một nghệ thuật, nó phải được rèn

luyện và phát triển qua thực tiễn Việc lắng nghe một cách chủ động và sáng tạo đòi hỏi phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợ giữa trực giác và cảm giác một cách chính xác Khi lắng nghe cần chú ý mấy điểm sau :

- Chủ động thể hiện sự đồng cảm với người nói, tỏ ra chăm chú, biểu thị khả năng có thể thấu hiểu được những ý nghĩ và hành động của người nói

Trang 3

- Phải biết suy luận, chắt lọc và tìm hiểu những chỉ báo về những gì người nói còn băn khoăn, lo lăng hoặc những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định

- Người phỏng vấn phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết khi người trả lời do dự, im lặng hay có những biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu hỏi nào đó

- Phải biết cách khơi gợi, khích lệ người trả lời nói thật, nói hết ra những điều sâu kín mà thông thường người ta không muốn bộc lộ ra

Thứ ba, phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, luôn luôn đòi hỏi

phải tiến hành như một quá trình linh hoạt, sáng tạo Muốn cho một cuộc phỏng vấn thu được kết quả tốt thì trong mọi tình huống của cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi sự sáng tạo Một cuộc phỏng vấn tốt là một cuộc phỏng vấn không khiên cưỡng, nó như là một cuộc tọa đàm, một cuộc trò truyện nhưng lại thu được hiệu quả cao

c Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội, trong đó phỏng vấn cá

nhân được sử dụng phổ biến, còn phỏng vấn nhóm ít được sử dụng Nó là cuộc nói chuyện đã được kế hoạch hóa, trong đó nhà nghiên cứu muốn hướng tới khơi gợi sự tranh luận tập thể trong nhóm

d Phỏng vấn qua điện thoại được sử dụng trong các trường hợp cần thu

nhập nhanh ý kiến của nhiều người về một vấn đề xã hội nào đó đang được dư luận quan tâm

3 Trình tự dẫn dắt một cuộc phỏng vấn bao gồm

- Thứ nhất, thiết lập sự tiếp xúc bước đầu mà mục đích là tạo không khí

thân thiện, cởi mở cho câu chuyện Trước tiên điều tra viên giới thiệu về mình, cơ quan công tác… mà chưa được nói về nội dung chính của cuộc phỏng vấn Người trả lời có thể ngạc nhiên về việc họ được chọn trả lời , tù chối hoặc khuyên nên gặp người nọ người kia để biết rõ hơn Tùy từng trường hợp mà điều tra viên phải biết ứng xử linh hoạt

Trang 4

- Thứ hai, củng cố cuộc tiếp xúc bằng những câu hỏi đầu tiên theo kế

hoạch phỏng vấn như những câu hỏi thông thường về cuộc sống, sinh hoạt, các mối quan tâm,… Cần khẳng định với người trả lời rằng những thông tin nhận được từ họ sẽ rất lý thú lý thú, hấp dẫn

- Thứ ba, chuyển qua các câu hỏi chính cần phỏng vấn Cần có những

lời lẽ dẫn dắt, tiếp tục khửng định tầm quan trọng của câu chuyện Điều tra viên cần chú ý tới việc trả lời những câu hỏi phức tạp bằng biện pháp thuyết phục Nếu

có những chi tiết mà điều tra viên không đồng tình, nghe chưa rõ hoặc phát hiện những mâu thuẫn trong câu trả lời của người được phỏng vấn thì cần linh hoạt điều chỉnh hoặc kiểm tra lại bằng những tiểu xảo kỹ thuật một cách tế nhị

- Thứ tư, một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật phỏng vấn là cần nhanh

chóng thiết lập lại cuộc nói chuyện trong trường hợp nó bị ngắt quãng giữa chừng

vì những lý do nào đó Người trả lời vì lý do nào đó có thể từ chối việc trả lời các câu hỏi hoặc bắt đầu trả lời lan man, lệch trọng tâm Lý do của vấn đề này cũng rất đa dạng, chẳng hạn, do không hiểu mục đích câu hỏi, hoặc không hào hứng với câu hỏi nào đó… Trong mọi trường hợp, điểu tra viên phải biết dừng lại đúng lúc, biết gợi ý, khích lệ hoặc chuyển qua câu hỏi khác

- Thứ năm, kết thúc cuộc nói chuyện Để kết thúc, điều tra viên có thể

quay trở lại với một vài câu hỏi mà trước đó chưa được trả lời một cách đầy đủ, đính chính lại một vài chi tiết nào đó,…

Cuối cùng, điều tra viên có lời cảm ơn, một lần nữa khẳng định giá trị và tầm quan trọng của những thông tin được cung cấp, những thông tin đó sẽ được

sử dụng đúng mục đích đặt ra mà không phục vụ bất kỳ mục đích nào khác

4 Đánh giá về phương pháp phỏng vấn

a.Ưu điểm

- Phỏng vấn là phương pháp định tính cơ bản Do người phỏng vấn

và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau nên phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được những thông tin về thực tại cũng như các thông tin về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của đối tượng

Trang 5

- Bằng phương pháp phỏng vấn, các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn

b Nhược điểm

- Ở phương pháp phỏng vấn đòi hỏi người đi phỏng vấn phải là chuyên gia có trình độ cao, có kỹ năng xử lý các tình huống, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, biết cách tiếp đối tượng được phỏng vấn, vì vậy, phương pháp phỏng vấn khó triển khai được trên quy mô rộng

- Tiếp cận đối tượng để phỏng vấn là việc tương đối khó

II Phương pháp ankét

1 Thực chất của phương pháp ankét

Ankét là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rất rộng rãi trong điều tra xã hội học Phương pháp ankét, về thực chất, là hình thức hỏi-đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi được soạn thảo trước Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên

Đặc trưng của phương pháp ankét là người ta chỉ sử dụng một bảng hỏi

đã được quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra Thông thường người hỏi và người trả lời không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên

2 Phân loại Ankét

a Theo nội dung và theo cấu tạo các câu hỏi đặt ra trong phiếu Ankét

- Phiếu Ankét mở là loại phiếu mà người trả lời tự do bày tỏ ý kiến của

mình theo các câu hỏi đặt ra

- Phiếu Ankét đóng là loại phiếu mà tất cả các phương án trả lời đã được

xác định từ trước theo từng câu hỏi

b Theo phương thức phát- thu phiếu Ankét

Trang 6

- Gửi phiếu qua bưu điện đến người được hỏi và đợi phiếu được quay trở lại địa chỉ nhà nghiên cứu Theo phương thức này cần phải phát số phiếu dư

ra cho những nhóm xã hội có khả năng không gửi đủ số phiếu cho nhà nghiên cứu Số dư đó là bao nhiêu tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà nghiên cứu, nhưng nhìn chung, sai số trong trường hợp này tương đối lớn

- Phát phiếu Ankét tại chỗ qua đội ngũ cộng tác viên Trong trường hợp

này các cộng tác viên sẽ là những người trực tiếp phát biểu và thu về những phiếu

đã được trả lời

c Theo cách thức tiếp cận và số lượng người trả lời tham gia : có Ankét

theo từng nhóm ( tập trung 30-40 người trả lời cùng một lúc ) và Ankét theo từng

cá nhân ( phát phiếu cho từng người riêng lẻ )

3 Các nguyên tắc xây dựng bảng Ankét.

- Không được nhầm lẫn lôgic của các câu hỏi với logic của việc xây phiếu Ankét

- Khi xây dựng phiếu Ankét phải luôn luôn chú ý tới những đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán hoặc tâm lý xã hội của cộng đồng người trả lời Điều này phải được quán triệt trong toàn bộ cấu trúc của bảng Ankét

- Cùng những câu hỏi như nhau nhưng nếu sắp xếp theo trình tự khác nhau thì thông tin thu được cũng khác nhau Nhìn chung, những câu hỏi bộ phận,

có tính tiểu tiết nên đặt lên trước, sau đó mới đến những câu hỏi có tính khái quát, đánh giá sự kiện

- Nên sắp xếp câu hỏi theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

4 Trình tự nội dung của phiếu Ankét

- Phần mở đầu : Nội dung chủ yếu của phần này là giới thiệu cơ quan tiến

hành nghiên cứu; mục đích nghiên cứu; giải thích một số thuật ngữ ( nếu cần thiết ); cách ghi (trả lời ) phiếu Ankét; cách thức thu lại phiếu; khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra

Trang 7

- Tiếp theo là những câu hỏi có tính tiếp xúc, nhập cuộc : Những câu hỏi

loại này có tác dụng gợi sự quan tâm của người trả lời và khiến họ tham gia vào công việc Trong phần này chỉ nên đưa ra những câu hỏi tiếp xúc làm quen, những câu hỏi đơn giản; không nên đưa những câu hỏi liên quan đến lý lịch, tiểu

sử khiến người ta ngại không muốn trả lời bảng hỏi nữa

- Phần các câu hỏi chính theo nội dung chủ đề : Các câu hỏi nội dung nên

bố trí xen kẽ với các câu hỏi lọc, câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi chức năng Các câu hỏi mở nên để ở giữa bảng và chỉ nên để từ một đến hai câu

- Phần câu hỏi về nhân khẩu- xã hội: Những câu hỏi loại này để ở phần

cuối bảng hỏi Đó chỉ là những câu hỏi nhẹ nhàng, tế nhị, đề nghị người trả lời vui lòng cho biết đôi điều về lứa tuổi, giới tính, đảng tính, nơi cư trú,…

- Phần kết luận : Thường là một lần nữa cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ và

tham gia của người trả lời

5 Đánh giá về phương pháp Ankét.

a Ưu điểm

- Phương pháp Ankét là phương pháp nghiên cứu định lượng, chủ yếu thu thập các thông tin về sự kiện, hành động, Ankét cho phép triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng lớn nên thu được ý kiến của nhiều người cùng một thời điểm

- Các chỉ báo trong Ankét thông thường đã được mã hóa, được quy chuẩn chung cho tất cả những người tham gia nên rất tiện cho khâu xử lý bằng máy tính

b Nhược điểm

Phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian để soạn thảo ra một bảng câu hỏi thực sự công phu, khao học, phù hợp với đối tượng Vì vậy nó đòi hỏi người tổ chức nghiên cứu phải là chuyên gia có học vấn cao, nhiều kinh nghiệm lý luận cũng như thực tiễn Yêu cầu về chọn mẫu đại diện cũng hết sức nghiêm ngặt

Trang 8

III Ý nghĩa thực tiễn của các phương pháp này với lĩnh vực pháp luật

Xã hội là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ, mà pháp luật lại là công cụ để quản lý xã hội Muốn quản lý được xã hội thì phải biết được thế mạnh điểm cũng như nhũng mặt yếu kém là gì, để hững gì có điều kiện phát triển thì tạo điều kiện cho nó phát triển, những gì còn yếu kém thì cần khắc phục bổ sung, đó chính là những cái cần nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu sẽ có biện pháp điều chỉnh pháp phù hợp để đi đến việc hoàn thiện pháp luật Như vậy mới

có thể nói thông qua pháp luật để quản lý xã hội được Tóm lại, ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học với lĩnh vực pháp luật là để soạn thảo một bộ luật thích hợp nhất với xã hội để đưa vào cuộc sống Trong đó phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét đóng vai trò là những công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất để xã hội học có thể điều tra và tiếp cận xã hội về pháp luật :

- Điều tra được chính xác về mức độ phổ biến pháp luật trong xã hội, cũng như tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội hiện nay

- Tăng cường phổ biến cũng như giáo dục việc chấp hành pháp luật có hiệu quả

- Điều tra được đầy đủ thông tin, cách thức vi phạm pháp luật của tội phạm

- Giúp lựa chon được đối tượng điều tra phù hợp với quá trình tiến hành

tố tụng của các cơ quan chức năng

- Đảm bảo được bí mật về đối tượng điều tra

- Tổng hợp kết quả được nhanh chóng, thuận tiện, rút ngắn quá trình điều tra trong trường hợp cần thiết

- Tìm hiểu ý kiến người dân về Dự thảo Luật qua đó tạo điều kiện để họ

có thể đóng góp ý kiến của mình

- Đánh giá tính hợp lý của các quy định trong dự thảo luật

- Tìm hiểu nguyên nhân, vướng mắc và giải pháp khắc phục những tồn tại trong thực thi pháp luật

Trang 9

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua các phương pháp này đã đi đầu trong việc nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp điều tra, nghiên cứu xã hội học và nhiều lĩnh vực như xã hội học về tội phạm, xã hội học về nhân thân người phạm tội, xã hội học về hình phạt……

KẾT LUẬN

Sự trình bày chi tiết về thực chất, phân loại, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phỏng vấn và phương pháp anket sẽ giúp cho người đọc

có cái nhìn đầy đủ hơn về hai phương pháp này Từ đó mỗi người có thể vận dụng chúng trong chừng mực khác nhau để thu thập thông tin, chuẩn bị tài liệu cần thiết

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 1 Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp

2 Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới

3 Chung Á – Tuệ Nhân , Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia

4 Kulcsar Kalman, Cơ sở xã hội học pháp luật, NXb Thống kê

5 Bộ giáo dục và đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb Thống kê

6 Nguồn tin trên http://www.isl.gov.vn

Ngày đăng: 18/08/2014, 03:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguồn tin trên http://www.isl.gov.vn Link
1. 1. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp 2. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới Khác
3. Chung Á – Tuệ Nhân , Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia Khác
4. Kulcsar Kalman, Cơ sở xã hội học pháp luật, NXb Thống kê Khác
5. Bộ giáo dục và đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb Thống kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w