- Ô nhiễm môi trường (cả tự nhiên và xã hội)…
Di tích lịch sử văn hoá
Theo luật di sản 2001: Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Theo giáo trình địa lý du lịch: Di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại
Di tích lịch sử văn hoá
Theo điều 28 Luật Di sản văn hoá 1. Di tích lịch sử
2. Di tích kiến trúc - nghệ thuật (di tích văn hoá - nghệ thuật)
3. Di tích khảo cổ
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử - Khái niệm
Những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển của mình
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử - phân loại
Di tích ghi dấu về dân tộc học: Mai Châu, Sapa, Tây Nguyên…
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định đường hướng phát triển của một đất nước, địa phương: Tân Trào, quảng trường Ba Đình, bến Nhà Rồng…
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược: Điện Biên Phủ, Bạch Đằng, Quảng Trị, Củ Chi…
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử - phân loại (tiếp)
Di tích ghi dấu những kỷ niệm về một sự kiện, một danh nhân: Côn Sơn, Làng Sen…
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động: thuỷ điện Hoà Bình, cung văn hoá Hữu Nghị - Hà Nội…
Di tích ghi dấu tội ác chiến tranh: Côn Đảo, Hoả Lò…
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích kiến trúc - nghệ thuật (di tích văn hoá - nghệ thuật)
Bao gồm các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật (tượng đài, bích hoạ, phù điêu)…
Nhà hát lớn Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm, chợ Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh, quảng trường Hồ Chí Minh - Nghệ An…
Di tích lịch sử văn hoá
Di tích khảo cổ
Bao gồm các di chỉ cư trú và các di chỉ mộ táng
Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa, các địa điểm khảo cổ văn hoá Chămpa ở Quảng Nam – Đà Nẵng, các điểm khảo cổ văn hoá Óc Eo ở Đông Nam bộ…