70 Chương 3: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI VIỆT THỂ HIỆN QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO .... Trên thực tế, cho đến nay việc nghiên cứu các từ ngữ thuộc trường độn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn học viên lớp Cao học - Thạc sĩ Ngôn ngữ học K17, trong đó
có tác giả
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Tạ Văn Thông, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giảng giải những kiến thức và phương pháp nghiên cứu, để tác giả hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, các cán bộ, giáo viên trong Trung tâm và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ và động viên tác giả
Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, tới các bạn học viên lớp Cao học Ngôn ngữ K17 đã luôn bên cạnh và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong thời gian qua
Dù tác giả đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp
Tác giả xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 8 năm 2011
Tác giả
Lê Thị Thuận
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Ngoài những phần trích dẫn cụ thể, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các cứ liệu nêu trong luận văn
là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Thuận
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC 9
1.1.1 Từ và đoản ngữ 9
1.1.2 Danh từ và danh ngữ trong tiếng Việt 11
1.1.3 Nghĩa và trường nghĩa 13
1.2 NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 15
1.2.1 Ngôn ngữ là gì? 15
1.2.2 Văn hoá là gì? 16
1.2.3 Biểu tượng văn hoá 19
1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 20
1.3 ĐỒNG DAO VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT 23
1.3.1 Đồng dao là gì? 23
1.3.2 Một số đặc điểm của đồng dao 29
Tiểu kết 36
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT 38
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT 38
2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT 41
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo của từ chỉ động - thực vật 41
2.2.2 Đặc điểm cấu tạo của các danh ngữ chỉ động vật - thực vật: 44
2.2.3 Nhận xét kết quả khảo sát 40
2.3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LỚP TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT 48
Trang 62.3.1 Các từ ngữ chỉ các lớp động vật và bộ phận cơ thể động vật 48
2.3.2 Các từ ngữ chỉ các lớp thực vật và bộ phận thực vật 53
2.4 SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA MỘT SỐ TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT 56
2.4.1 Từ nghĩa đen đến nghĩa bóng 56
2.4.2 Một số từ ngữ chỉ động vật thực vật trong đồng dao người Việt mang nghĩa biểu trưng 61
Tiểu kết 70
Chương 3: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI VIỆT THỂ HIỆN QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG ĐỒNG DAO 71
3.1 VỚI NHỮNG TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG THỰC VẬT, CÁC BÀI ĐỒNG DAO PHẢN ÁNH MỘT THẾ GIỚI ĐỘNG THỰC VẬT ĐỦ LOẠI VÀ NHIỀU MÀU SẮC Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 71
3.1.1 Về thế giới động vật 72
3.1.2 Về thế giới thực vật 75
3.2 VỚI NHỮNG TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG THỰC VẬT, ĐỒNG DAO ĐÃ VẼ LÊN NHỮNG BỨC TRANH PHONG TỤC, VUI CHƠI, HỘI HÈ TRUYỀN THỐNG Ở LÀNG QUÊ VIỆT 77
3.3 VỚI NHỮNG TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG THỰC VẬT ĐỒNG DAO THỂ HIỆN THÁI ĐỘ TÌNH CẢM ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI, QUAN NIỆM SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT 83
3.4 VỚI CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG THỰC VẬT, ĐỒNG DAO LƯU GIỮ NHỮNG THÓI QUEN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ, MANG ĐẶC TRƯNG LỜI ĂN TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ KẾT TINH VẺ ĐẸP TIẾNG VIỆT 87
Tiểu kết 89
KẾT LUẬN 91
THƯ MỤC THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Đồng dao là một bộ phận quan trọng trong kho tàng thơ ca dân gian,
có sức sống mãnh liệt trong dân gian nhờ sự trong sáng, hồn nhiên, mộc mạc,
dễ nhớ, dễ thuộc Đó là những lời hát thường gắn liền với hoạt động vui chơi
và trò chơi của trẻ em Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đồng dao của người Việt, nhưng việc nghiên cứu ngôn từ trong đồng dao chưa nhiều, đặc biệt chưa có những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về mặt từ vựng - ngữ nghĩa trong đồng dao
1.2 Đối tượng của sáng tác đồng dao là trẻ em, vì vậy các tác giả dân
gian thường lấy tên gọi những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh để đưa vào đồng dao, nhằm giúp trẻ em nhận biết các sự vật hiện tượng này, tăng cường những nhận biết về môi trường xã hội và thiên nhiên xung quanh, đồng thời giáo dục về tình yêu thiên nhiên và quê hương đất nước, về lòng nhân ái, nghĩa đồng bào, về tình cảm gia đình…Qua đó, đồng dao cũng rèn luyện óc quan sát, rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ
Trên thực tế, cho đến nay việc nghiên cứu các từ ngữ thuộc trường động vật và thực vật trong đồng dao (các từ ngữ thường gặp và đem lại ấn tượng rất sâu sắc đối với trẻ em) lại chưa được các nhà nghiên cứu chú ý đúng mức, chưa có công trình nào chỉ ra được đầy đủ và sâu sắc những đặc điểm, vai trò và cách sử dụng lớp từ ngữ này trong việc tạo nên những giá trị của đồng dao người Việt
1.3 Một câu hỏi đặt ra là: thông qua lớp từ ngữ thuộc trường động vật,
thực vật trong đồng dao của người Việt, có thể thấy được phần nào những đặc trưng văn hoá của người Việt đối với thế giới và các mối quan hệ xung quanh, hay không? Đó là câu hỏi thú vị và cho đến nay cũng chưa có lời giải đáp
Trang 8Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Lớp từ ngữ chỉ động vật
và thực vật trong đồng dao người Việt” làm hướng nghiên cứu trong luận
văn này
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay đồng dao của người Việt đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến khi sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian, cùng với ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ tích… Các nhà nghiên cứu đã bàn đến nhiều vấn đề: các tiêu chí xác định đồng dao; hình thức đồng dao; nội dung đồng dao; cách phân loại đồng dao…
Các công trình sưu tầm, tuyển chọn hoặc có phần sưu tầm, tuyển chọn đồng dao của người Việt:
- Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng
(1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà
Nội Sách gồm 799 trang, tập hợp và giới thiệu các sáng tác dân gian như đồng dao, câu đố, trò chơi trẻ em, đồng dao có tên tác giả và đồng dao dưới con mắt các nhà nghiên cứu
- Vũ Ngọc Phan (2002), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn
học Hà Nội Cuốn sách này đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Cuốn sách là tập hợp các tác phẩm tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, trong đó có nhiều bài thuộc thể loại đồng dao Phần giới thiệu các tác phẩm được chia ra các bộ phận: quan hệ với thiên nhiên, quan hệ xã hội, dân
ca, tục ngữ, ca dao của đồng bào miền núi… Song trong phần giới thiệu của sách này chưa có sự phân biệt đồng dao với các thể loại khác
- Bùi Hà My (2004), Bé với khúc đồng dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội Đây
là cuốn sách nhỏ gồm 40 trang, kết hợp với tranh vẽ Cuốn sách giới thiệu các bài đồng dao quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi Mầm non
Trang 9- Trần Gia Linh (tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Kho tàng đồng dao
Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Cuốn sách giới thiệu 279 bài đồng dao
được sắp xếp thành 6 chủ đề lớn: Đồng dao về thiên nhiên đất nước; Đồng dao với trò chơi của tuổi thơ; Đồng dao - những bài ca tập làm người lao động; Đồng dao - cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; Đồng dao - những câu đố
lý thú; Những bài hát ru Những bài đồng dao gắn liền trò chơi của tuổi thơ,
có phần hướng dẫn cách chơi để người đọc tham khảo
- Nguyễn Nghĩa Dân (2008), Đồng dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
Những nghiên cứu về đồng dao của người Việt:
- Vũ Ngọc Khánh (1974), “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam”,
Tạp chí Văn học, số 4
Trong bài viết này, khái niệm đồng dao lần đầu tiên được dùng Theo
tác giả, “đồng dao” được dùng “để chỉ các lời ca dân gian trẻ em gồm những
lời ca trong các trò chơi” Tác giả nêu một cách sơ lược về những đặc trưng,
tác dụng, cấu tạo và bàn về dị bản trong đồng dao Tác giả viết rằng, “chỉ
muốn sơ bộ bàn về đồng dao theo góc độ văn học dân gian Thật ra, thể loại này còn nhiều vấn đề có thể đi sâu hơn nữa Thí dụ kinh nghiệm giáo dục qua đồng dao, khảo sát ngôn ngữ qua lời văn đồng dao, ít nhất cũng tìm thêm được nhiều tia sáng khoa học khác…”
- Nguyễn Hữu Thu (1986), “Diễn xướng đồng dao”, Tạp chí Văn học,
số 4, tr 79-81
Bài viết này bàn về vấn đề diễn xướng trong đồng dao - một loại hình
văn học dân gian Những “hình thức hát ru em”, những triết lí, những đặc
điểm nhịp điệu đồng dao và sự phân chia những bài đồng dao theo từng độ tuổi Có thể thấy bài viết mới chỉ bàn sơ lược về ngôn ngữ trong đồng dao thông qua việc bàn về nhịp điệu của đồng dao
Trang 10- Lã Thị Bắc Lý (năm 1988), Bước đầu tìm hiểu đồng dao trong hệ
thống nghiên cứu thơ cho nhi đồng, Tạp chí Văn học, số 2, (tr.116-121)
Điểm nổi bật của bài viết này là tác giả đã giới thiệu được một số hình thức kết cấu của đồng dao, cụ thể đó là những bài đồng dao thể hiện bằng thể thơ
ba chữ, bốn chữ…
- Bùi Thanh Tuấn (2008), Bước đầu tìm hiểu đồng dao của người Việt
nhìn từ góc độ ngôn ngữ học (luận văn thạc sĩ) Luận văn này đã đề cập đến
đồng dao của người Việt nói chung nhìn từ phương diện cấu tạo hình thức và một số biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đồng dao
- Chu Xuân Diên (1977), trong mục “Các thể loại trữ tình dân gian”
(thuộc chương “Các thể loại văn học dân gian”), Văn học dân gian Việt Nam, tr.429 Tác giả viết: “Những bài hát trò chơi hay những trò chơi có bài hát,
như “Chi chi chành chành”, “Dung giăng dung giẻ”, “Nu na nu nống”,
“Rồng rắn”…có thể do người lớn sáng tạo ra, cũng có thể do các em tự nghĩ
ra Nhưng sinh hoạt hát vui chơi, sinh hoạt vừa chơi vừa hát là một sinh hoạt của các em Cho nên đây là một trong những bộ phận tạo thành cái mà chúng
ta gọi là văn học dân gian thiếu nhi…”
- Nguyễn Nghĩa Dân( 2008), Đồng dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
Cuốn sách gồm có hai phần lớn, tập trung vào hai mảng nội dung là nghiên cứu chung về thể loại đồng dao và giới thiệu, chú thích các bài đồng
dao, chia làm 5 phần: Đồng dao: Trẻ em hát; Đồng dao: Trẻ em hát - trẻ em
chơi; Đồng dao: Hát ru, Trẻ em đố vui, Ca dao cho trẻ em - Phụ lục: Đồng dao của một số dân tộc thiểu số
Cuốn sách này đã có phần viết về tính chất, chức năng và tác dụng của đồng dao Tác phẩm còn đề cập đến nhiều vấn đề của đồng dao như đồng dao một xã hội nông nghiệp gần gũi thân thương với trẻ em; đồng dao - môi
trường văn hoá, văn nghệ “chơi mà học, học mà chơi” của trẻ em Đồng dao -
Trang 11nơi khởi nguồn của tình mẫu tử, lòng thương người, môi trường hình thành, bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho trẻ em… Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân đã nhận xét khái quát như sau:
“Vì đồng dao là của trẻ em nên đồng dao có tính chất vui chơi phù hợp với tâm sinh lý trẻ em…” “Đồng dao có ba chức năng: nhận thức, thẩm mỹ
và giáo dục ở mức độ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em”
- Triều Nguyên (2010), Tìm hiểu về đồng dao người Việt, Nxb Khoa học
là sự kế tục những kết quả sưu tầm và tuyển chọn, nghiên cứu trước đây, đồng thời đi vào một hướng nghiên cứu hứa hẹn có thể có những kết quả mới
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phát hiện, miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao của người Việt, từ đó góp phần chỉ ra vai trò của việc sử dụng các từ ngữ này trong đồng dao và phần nào thấy được một số đặc điểm văn hoá của người Việt
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
- Khảo sát sự xuất hiện của lớp từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao
Trang 12- Miêu tả một số đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao
- Chỉ ra một số nét văn hóa của người Việt thông qua việc sử dụng lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát và nghiên cứu của luận văn là các bài đồng dao trong
cuốn sách Đồng dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân, do NXB Văn học ấn
hành năm 2008 Cuốn sách gồm có hai phần lớn:
Phần thứ nhất có nội dung nghiên cứu chung về thể loại đồng dao:
Đồng dao và hệ thống đồng dao ; Tính chất, chức năng và tác dụng của đồng dao ; Nội dung của đồng dao ; Đặc điểm thi pháp của đồng dao
Phần thứ hai là kết quả sưu tầm, tuyển chọn, chú thích, giới thiệu các
bài bài đồng dao, chia làm 5 phần: Đồng dao: Trẻ em hát; Đồng dao: Trẻ em hát - trẻ em chơi; Đồng dao: Hát ru, Trẻ em đố vui, Ca dao cho trẻ em ; Phụ lục: Đồng dao của một số dân tộc thiểu số
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: các bài đồng dao thuộc hai phần trong cuốn sách nói trên: Đồng dao: Trẻ em hát (308 bài) và Đồng dao: Trẻ em hát - trẻ em chơi (86 bài)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các bài đồng dao có sử dụng các từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tác phẩm kể trên, ở hai khía cạnh chính: hình thức cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê - phân loại: được sử dụng để thống kê các từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao, theo những mục đích cần miêu
tả và phân tích khác nhau
Trang 13- Phương pháp miêu tả: sử dụng các thủ pháp phân tích và tổng hợp, nhằm chỉ ra những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ cần nghiên cứu trong các bài đồng dao cụ thể, tìm ra những quy luật chung của chúng
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: được sử dụng khi xác định các nét nghĩa gốc và phái sinh của các từ ngữ chỉ động vật và thực vật, tìm hiểu nghĩa biểu tượng của một số từ ngữ thuộc đối tượng nghiên cứu trong đồng dao của người Việt
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1 Về lí luận
Tác giả luận văn hi vọng sẽ đóng góp phần tư liệu và cách nhìn nhận trong tìm hiểu hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt, đặc biệt là sự nghiên cứu các trường nghĩa trong ngôn từ nghệ thuật và các thể loại văn vần trong văn học dân gian Việt Nam
7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Trang 14Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ động vật
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC
1.1.1 Từ và đoản ngữ
Từ được xem là đơn vị cơ bản của tiếng Việt, là một đơn vị mà đã, đang
và có thể sẽ vẫn là đối tượng lâu dài, trọng tâm của ngôn ngữ học Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề định nghĩa từ, có thể đã có tới trên 300 định nghĩa về từ Với mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau, người nghiên cứu lại nhấn mạnh tới một phương diện của từ
Tới nay, hầu như tất cả các nghiên cứu đều thống nhất với định nghĩa:
“Từ là đơn vị nhó nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh,
có chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập hay tái hiện tự do trong lời nói
để tạo câu” [13, tr.142]
Từ góc độ nghiên cứu ngữ pháp, có tác giả phát biểu ý kiến: “Từ là đơn
vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có ý nghĩa và độc lập trong lời nói, nghĩa là nó được vận dụng một cách tự do theo quy luật kết hợp của ngữ pháp” [42, tr 331]
Tác giả Đỗ Hữu Châu lại biện luận và đưa ra định nghĩa “Để khỏi phải
tham gia vào cuộc tranh luận về vấn đề từ là gì, chúng ta tạm thời chấp nhận định nghĩa sau đây về từ của tiếng Việt: từ của tiếng Việt là một hoặc một số
âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”[49, tr.333]
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại đưa ra khái niệm: “Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp và chức năng tư duy… Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và mặt ý nghĩa Mặt hình thức theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành phần:
Trang 16thành phần ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp” [42, tr 334 - 335]
Với mục đích nghiên cứu từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao - những lời hát của trẻ em và cho trẻ em, chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ
của cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt:
“Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu
Từ có thể có một âm tiết hoặc hai, ba âm tiết trở lên” [13, tr.141]
Ví dụ: đó là 7 từ trong câu: Đồng dao/ là/ một /bộ phận/ của /văn học/
dân gian
Đơn vị cấu tạo nên từ của tiếng Việt là “tiếng” (còn gọi là các “từ tố,
thành tố, yếu tố…”) Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng cách dùng một
tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó Có ba phương thức cấu tạo từ:
- Dùng một tiếng làm một từ để có các từ đơn: nhà, cửa, hát, học, bay,
đi, đứng…
- Ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau để có các từ ghép: học
tập, dân tộc, sương muối, đường sá, chim chóc, mặt mũi, gan dạ, chim chích bông…
- Ghép các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm (còn gọi là “láy”) để có các
từ láy: chuồn chuồn, mong manh, lung linh, liên miên, bấp bênh, lấp lánh…
Đoản ngữ (còn gọi là cụm từ chính phụ, ngữ) được quan niệm là loại
cụm từ chính phụ, trong đó các thành tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.Trong một đoản ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi các thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngữ) Đơn vị ngữ pháp lớn
Trang 17hơn từ là tổ hợp từ (còn gọi là “cụm từ”) Xét theo mối quan hệ giữa các bộ
phận cấu thành tổ hợp từ người ta phân biệt tổ hợp từ có quan hệ chủ vị, tổ hợp từ có quan hệ bình đẳng và tổ hợp từ có quan hệ chính phụ Loại tổ hợp
từ thứ ba này người ta gọi là đoản ngữ hay ngữ Tổ chức đoản ngữ thường có
ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau
Theo quan điểm của Nguyễn Kim Thản, Lê Xuân Thại và Nguyễn Minh
Thuyết khi xét cụm từ về mặt quan hệ cú pháp thì “cụm từ có ba loại: cụm từ
đẳng lập (các thành tố có quan hệ bình đẳng với nhau), cụm từ chính phụ (các thành tố có quan hệ chính phụ với nhau), cụm từ chủ vị (các thành tố có quan hệ tường thuật với nhau)” [22, tr.159] Đơn vị ngữ pháp lớn hơn từ là tổ
hợp từ (còn gọi là “cụm từ”) Xét theo mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành tổ hợp từ người ta phân biệt tổ hợp từ có quan hệ chủ vị, tổ hợp từ có quan hệ bình đẳng và tổ hợp từ có quan hệ chính phụ Loại tổ hợp từ thứ ba này người ta gọi là đoản ngữ hay ngữ Tổ chức đoản ngữ thường có ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau
Theo từ loại của thành tố chính, người ta chia đoản ngữ tiếng Việt thành các loại sau: danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, số ngữ và đại ngữ
1.1.2 Danh từ và danh ngữ trong tiếng Việt
Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các đặc trưng ngôn ngữ của chúng Để phân định các lớp từ (các từ loại) trong tiếng Việt, người ta thường căn cứ vào các tiêu chuẩn: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ trong câu
Các ý nghĩa khái quát chính của từ của các lớp từ tiếng Việt: ý nghĩa chỉ vật, ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái, ý nghĩa tính chất, ý nghĩa số lượng,
ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái Căn cứ vào đặc trưng ngữ pháp và nội dung ý nghĩa khái quát, vốn từ tiếng Việt có thể xếp vào 10 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, tình thái từ và thán từ
Trang 18Các từ ngữ chỉ động vật, thực vật thường mang ý nghĩa khái quát chính
là chỉ vật, là cách gọi tên (định danh) các sự vật thuộc các phạm trù động và
thực vật
Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lớp từ ngữ chỉ động vật và thực
vật”, nên chúng tôi xin chỉ giới hạn phần cơ sở lí thuyết ở danh từ và danh ngữ (cụm danh từ)- các đơn vị có vai trò định danh và có nghĩa thuộc các
trường nói trên
Danh từ là gì?
Từ loại là một phạm trù từ vựng - ngữ pháp Danh từ, động từ, tính từ, số từ,… là những từ loại được phân định dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về mặt ý nghĩa, về hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp
Danh từ, theo cách hiểu thông thường và phổ biến nhất, là những từ biểu thị sự vật (bao gồm cả người, động vật, sự vật, hiện tượng, khái niệm…) Danh từ được chia thành hai lớp nhỏ là danh từ chung và danh từ riêng Danh từ chung bao gồm:
dung thành một khối rời như: đàn, bầy, lũ, bọn…
Danh từ là kết quả của quá trình dịnh danh của người nói Quá trình định danh này thể hiện rất rõ nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc khác nhau Mỗi
sự vật hiện tượng khi được một cộng đồng gọi tên sẽ ít nhiều phản ánh trong tên gọi của mình những quan niệm, cách nhìn, thói quen,… của dân tộc chủ thể của ngôn ngữ Đó là một trong những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
Trang 19Danh ngữ là gì?
Đoản ngữ (hay còn gọi là cụm từ) có danh từ làm trung tâm được gọi là danh ngữ (hay ngữ danh từ) Danh ngữ bao gồm hai phần chính: bộ phận trung tâm (danh từ) và các thành tố phụ
Danh ngữ có thể tồn tại ở các mô hình cấu tạo sau (Ghi chú: D là danh
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều cách hiểu về nghĩa của từ
“Nghĩa” là một khái niệm rất trừu tượng Đó là khái niệm gắn với tất cả các đợn vị ngôn ngữ bởi sự tồn tại của ngôn ngữ là nghĩa; không có nghĩa, sự tồn tại của hình thức âm thanh là không có mục đích
Nhiều nhà nghiên cứu có cùng quan điểm về “nghĩa” như sau: Hiện thực phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực với một hình thức âm thanh nhất định Sự phản ánh này được hiện thực hóa bằng ngôn
ngữ Mối liên hệ này được hiểu là nghĩa
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ
khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân đó Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức nó biểu thị cái gì” [20, tr 261]
Cần phần biệt nghĩa của từ ngữ với sự hiểu biết về nghĩa đó Hiểu biết về nghĩa của đơn vị ngôn ngữ nào đó nằm trong nhận thức của con người, còn
Trang 20nghĩa của đợn vị ngôn ngữ tồn tại thực sự khách quan trong lời nói, còn trong nhận thức chỉ có sự phản ánh của những nghĩa đó mà thôi
Sau khái niệm “nghĩa của từ”, thường có những sự phân biệt: nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa biểu cảm, nghĩa biểu hiện, nghĩa cấu trúc, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển tiếp, nghĩa gốc, nghĩa gợi cảm, nghĩa hàm chỉ, nghĩa hiển ngôn…
Trường nghĩa là gì?
Các nhà ngôn ngữ học cũng đã bàn nhiều về trường nghĩa Dù đã có nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể thấy ở các tác giả có ý chung: Trường nghĩa là khái niệm dùng để chỉ phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa, trong đó, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa
Tác giả Nguyễn Thiệp Giáp đưa ra khái niệm về trường nghĩa như sau:
“Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng - ngữ nghĩa” Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa
có thể rất khác nhau Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hòa Các từ này được dùng hiển thị phạm trù chung, trên cơ sở đó, tập hợp tất cả các thành phần còn lại của trường Thí dụ: dùng từ hoa để tập hợp các tên hoa khác nhau, dùng từ cây để tập hợp các tên cây khác nhau, từ đồ đạc để tập hợp các từ bàn ghế, tử, giường,… Từ mang có thể tập hợp quanh nó các
từ như: đem, cõng, khiêng, vác, kiệu, đeo, đèo, địu, lai, thồ,… Nói chung, theo cách này, khi tập hợp các từ vào một trường, người nghiên cứu không chỉ dựa vào sự hiểu biết của mình mà còn có thể dựa vào trực giác tập thể của những ngươi biên soạn từ điển” [19, tr.112]
Trang 21Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều trường nghĩa thuộc vốn từ vựng của một ngôn ngữ, trong đó có các trường nghĩa như: động vật, thực vật, thời tiết, màu sắc, quan hệ thân tộc, đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình… Nhiệm vụ của việc phân tích tìm hiểu các trường nghĩa là xác định tính
hệ thống của những quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố ở trong trường
Trong các trường nghĩa quen thuộc, hệ thống các từ ngữ chỉ động vật, thực vật là một trường nghĩa lớn, bao gồm toàn bộ các từ ngữ được dùng để gọi tên các loại động vật thực vật và các bộ phận của động thực vật Trường nghĩa từ ngữ chỉ động vật thực vật bao gồm các loại từ đơn, từ ghép và cụm
từ Chúng là hệ thống các từ ngữ đồng nhất với nhau về mặt ngữ nghĩa: đều dùng để gọi tên động vật hoặc thực vật
Tác giả Đỗ Hữu Châu căn cứ vào quan điểm của F.de Saussure trong
“Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, đã xác định hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính), trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) Trong đó, trường nghĩa dọc có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm Dựa theo quan điểm trên, thì lớp từ ngữ chỉ động vật thực vật thuộc loại trường nghĩa biểu vật
Trong trường nghĩa động vật hay trường nghĩa thực vật lại có thể có các trường nhỏ hơn như: trường nghĩa chỉ cây, trường nghĩa chỉ “hoa”, trường nghĩa chỉ “quả”…
1.2 NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
1.2.1 Ngôn ngữ là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, ngôn ngữ là:
1 Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng cùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau
Trang 222 Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo Ngôn ngữ điện ảnh
3 Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng Ngôn ngữ Nguyễn Du [42, tr 1079]
Trong nhiều cuốn sách ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đều có quan điểm chung, được khát quát ở mốt số nội dung sau:
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Ngôn ngữ là một loại hệ thống các tín hiệu Các tín hiệu ngôn ngữ đều
có hai mặt: mặt biểu hiện là âm thanh; mặt được biểu hiện gồm: các sự vật mà
từ làm tên gọi cho chúng và nội dung ý nghĩa, khái niệm về các sự vật được gọi tên
- Chức năng cơ bản của ngôn ngữ: ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, công cụ của tư duy, là nhân tố cấu thành văn hóa và truyền tải văn hóa
1.2.2 Văn hoá là gì?
“Văn hóa” là một khái niệm đã trở thành thông dụng trong nói năng hàng ngày cũng như trong nghiên cứu khoa học Nhưng định nghĩa văn hóa là
gì vẫn đang là vấn đề được quan tâm Đã có rất nhiều khái niệm về “văn hóa”
được công bố Từ năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn, trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một công trình về những ý
đồ định nghĩa khái niệm “văn hóa” và những khái niệm gần gũi với nó trong khoa học xã hội: họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính), mà cả ở những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này Theo A Kroeber và C Kluckhon, ít ra có hai cách sử dụng: Một là, thừa
kế triết học thời Khai Sáng, gọi di sản học thức tính luỹ từ Thời Cổ mà các dân tộc phương Tây tin chắc là đã dựng lên nền văn minh của họ trên đó, là
“văn hóa” Cách sử dụng kia, chuyên về nhân học hơn, thì gọi văn hóa là
Trang 23“toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị,
những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”, theo định nghĩa đƣợc
coi là chuẩn do Edward B Tylor đƣa ra năm 1871 Cho đến nay đã có khoảng trên 400 định nghĩa về văn hóa
Cựu Tổng Giám đốc UNESSCO Federico Mayor đƣa ra định nghĩa:
"Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình"
Năm 2002, UNESSCO đã đƣa ra định nghĩa về văn hóa nhƣ sau: “Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung
của Unessco về "tính đa dạng của văn hóa”)
Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ “văn hóa" nhƣ sau:
1 Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
2 Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)
3 Tri thức, kiến thức khoa học (nói tổng quát)
4 Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh
5 (chm) Nền văn hoá của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên
cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau
[42, tr 1079]
Trang 24Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, tác giả Nguyễn
Văn Chiến không đưa ra khái niệm ngắn gọn mà trả lời câu hỏi “Văn hoá là gì?” bằng một số ý cơ bản sau:
- Văn hoá là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con người làm nên Vì vậy văn hoá là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt con người - động vật với con vật
- Văn hoá là một sản phẩm đặc thù của xã hội loài người
- Một hiện tượng văn hoá luôn tồn tại với những lí do riêng của nó
- Thành tựu của nền văn hoá là con người Văn hoá không phải là các vật đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể Hiện tượng văn hoá hiện diện trước mặt ta, trong ta như một thế giới được vật thể hoá, một thế giới được khúc xạ rõ ràng
Các nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới vừa có tính riêng biệt vừa
có sự giao thoa với nhau
Tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa “Văn hóa là hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội” [43, tr.10]
Đồng thời tác giả cũng đã nêu và phân tích ba đặc trưng của văn hóa là: tính hệ thống, tính giá trị và tính nhân sinh
Như vậy, có thể hiểu “văn hóa” là bao gồm tất cả những sản phẩm do
con người tạo ra trong đời sống, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,
Tóm lại, “văn hóa” là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Nó
Trang 25được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa, được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
1.2.3 Biểu tượng văn hoá
Nguyên nghĩa của “biểu” là bày ra, trình bày: “tượng” là hình ảnh, hình
dạng Biểu tượng là một hình ảnh cụ thể nào đó được phô bày ra nhằm thể
hiện một nội dung trừu tượng; “biểu tượng” là “cái được dùng để tượng trưng
cho điều gì đó”
Theo Từ điển tiếng Việt, từ biểu tượng có hai nghĩa:
1- Là hình ảnh tượng trưng, chẳng hạn, chim bồ câu là biểu tượng của
hòa bình
2- Hình thức của nhận thức, cao hơn cả cảm giác, cho ta hình ảnh của
sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào góc giác quan
ta đã chấm dứt [42, tr 64]
Biểu tượng vốn có bản chất khó xác định và biến ảo một cách sống động trong mọi nền văn hóa Lịch sử của biểu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên hay trừu tượng C.Lévy-Straus
cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống
biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan
hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo”
Sách Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đưa ra quan niệm: “Khởi
nguyên, biểu tượng (symbole) là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại Hai người, mỗi người giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ,
Trang 26tình bạn ngày trước… Mọi biểu tượng đều chứa dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết những phần của
nó bị vỡ ra"
“Lịch sử của biểu tượng xác nhận mọi vật đều có thể mang giá trị biểu
tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa, quả, thú vật, suối, sông
và đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa, sấm sét,… ) hay là trừu tượng (hình hình học, con số, nhịp điệu, ý tưởng,…” [53, tr 23 - 24]
Biểu tượng văn hóa mang dấu ấn nền văn hóa, dấu ấn của dân tộc sản sinh và sử dụng nó Nếu biểu tượng của khoa học mang tính phổ quát trong phạm vi nhân loại thì phần lớn biểu tượng văn hóa mang tính cộng đồng, tính dân tộc Có thể là một sự vật nhưng với mỗi nền văn hóa nó lại mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Mỗi nền văn hóa luôn mang trong mình các hệ biểu tượng mang tính ổn định tương đối, lại chứa đựng một tiềm năng biến đổi, có thể thay đổi hoặc bổ sung ý nghĩa theo thời gian
Trong văn hóa Việt Nam, có nhiều loại động vật, thực vật mang ý nghĩa
biểu tượng, như: cây tre, cây lúa, hoa hồng, cây cau, lá trầu,… con cò, con
trâu, con gà, con hổ, con rắn, … Theo thời gian, các biểu tượng ấy đã trở
thành tinh hoa văn hóa, những di sản văn hóa tinh thần góp phần làm phong phú hơn văn hóa dân tộc
Trong đồng dao, các hình ảnh động vật, thực vật tuy chưa đạt đến ý nghĩa biểu tượng nhưng nó là bước đầu để đi đến các biểu tượng văn hóa dân tộc Một số từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao mang ý nghĩa biểu trưng hay là những hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho một số nội dung nào đó
1.2.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả Nguyễn Văn
Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt (Nxb Khoa học
Trang 27xã hội, Hà Nội) đưa ra “ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá” như sau:
Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hoá hay độc lập với văn
hoá bởi vì cả hai đều là sản phẩm con người lao động có tư duy Đó là những hiện tượng nhân loại Thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hoá khác Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá là mối quan hệ bao nhau
Thứ hai: Ngôn ngữ là hiện tượng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho
nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hoá cũng đều tương tự như
là đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ
Thứ ba: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hoá đặc thù
Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tác giả Đ.A.Silichep đã
khẳng định: “Cùng với chiều kích dân tộc, ngôn ngữ đóng vai trò không kém
phần quan trọng trong sự phát triển của văn hóa Nó cũng gắn bó hữu cơ với văn hóa do tạo thành gần như là cơ sở, nền tảng của văn hóa Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà thông thường hơn cả chính ngôn ngữ đã đóng vai trò là tiêu chí khi loại hình hóa các nền văn hóa, để phân biệt các nền văn hóa với nhau”
Ngôn ngữ là một phần quan trọng trong văn hóa Các phạm vi của ngôn ngữ và văn hóa gắn bó với nhau Ngôn ngữ là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác, là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hoá, là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hoá cộng đồng Là một thành tố của văn hóa tinh thần, ngôn ngữ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa các dân tộc
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong xã hội, đồng thời có vai
trò lưu giữ các di sản văn hóa Sự phát triển của ngôn ngữ luôn chịu sự chi phối của các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng Vì vậy, qua ngôn ngữ,
Trang 28người ta nhìn thấy các đặc trưng văn hóa của một dân tộc Văn hóa là sợi dây nối liền con người với con người, qua việc thực hiện chức năng giao tiếp Chẳng hạn, qua văn học - những tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ có thể văn hóa các thời đại được lưu giữ, kế thừa và phát huy
Trong quá trình phát triển lịch sử của một dân tộc, ngôn ngữ dân tộc và
văn hóa dân tộc luôn luôn nương tựa lẫn nhau: “Quan niệm của mỗi dân tộc
về thế giới được khúc xạ độc đáo trong bức tranh ngôn ngữ của mình Bức tranh ngôn ngữ ấy lại có ảnh hưởng trở lại đến sự tri giác đặc thù đối với hiện thực của những người thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ tương ứng”
[3, tr 194]
Đồng dao là một thành tố trong văn hóa dân gian, vì vậy nghiên cứu lớp
từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao là nghiên cứu một khía cạnh của văn hóa Đồng dao chẳng những là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn độc đáo của đời sống sinh hoạt người Việt từ bao đời nay mà còn là chỗ thể hiện tài năng sử dụng ngôn từ của nhân dân
Dấu ấn văn hóa dân tộc thể hiện rất đậm nét trong cách gọi tên động vật, thực vật của người Việt Qua nghiên cứu đồng dao có thể thấy được những dấu ấn đặc sắc của văn hóa dân gian trong nội dung và ngôn ngữ đồng dao
Trong phạm vi nghiên cứu “Lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong
đồng dao của người Việt”, chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa ở các phương diện sau:
- Các loại động vật và thực vật xuất hiện trong đồng dao thể hiện thế giới
tự nhiên phong phú và gần gũi, gắn bó với cuộc sống của người Việt, đặc biệt
là trẻ em
- Cách định danh (gọi tên) phản ánh lối nhận thức của người Việt và đặc trưng của tiếng Việt
Trang 29- Một số loại động vật, thực vật xuất hiện trong đồng dao như là hình ảnh có tính chất biểu trưng Đó là cơ sở để hình thành các biểu tượng văn hóa, các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho một ý niệm trừu tượng
- Đồng dao là “môi trường” để lưu giữ và phát triển vẻ đẹp của ngôn ngữ
và văn hóa dân tộc Đó là cơ sở và cơ hội để trẻ em học và vận dụng tiếng nói dân tộc mình
Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong đồng dao của người Việt sẽ được chúng tôi trở lại và trình bày cụ thể hơn ở
Chương 3 của luận văn
1.3 ĐỒNG DAO VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG DAO NGƯỜI VIỆT
1.3.1 Đồng dao là gì?
1.3.1.1 Khái niệm đồng dao
Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, tồn tại độc lập với các thể loại khác như ca dao, vè, câu đố, tục ngữ,… Tuy chưa được nghiên cứu nhiều như ca dao, tục ngữ, nhưng cho đến nay đã có nhiều có nhiều công trình
về đồng dao của các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học, ngôn ngữ học
Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) có định nghĩa về
đồng dao như sau: “Đồng dao là lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em
thường kèm theo một trò chơi nhất định” [42, tr 33]
Khái niệm này ngắn gọn và đã cô đúc được đặc trưng cơ bản của đồng dao, đồng thời cũng hàm ý rằng trong thực tế có một phần rất lớn các bài đồng dao là là bài hát của trẻ em mà không kèm theo trò chơi
Từ điển thuật ngữ văn học, bộ mới (Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế
giới, 2004, tr 458 - 459) chọn khái niệm “đồng dao” của Trần Gia Linh:
“Đồng dao là những bài hát dân gian Việt Nam có nội dung và hình thức phù
hợp với trẻ em, do trẻ em hát, thường gắn với một số trò chơi nhất định, mỗi câu ứng với một hành động, vừa tạo âm đệm, vừa cầm nhịp cho cuộc chơi,
Trang 30vừa chỉ dẫn cho động tác Đồng dao gắn với trò chơi thực chất là những phương tiện dạy dỗ con em… Đồng dao thường dùng những câu thơ ngắn có khả năng tạo nhịp điệu nhanh, gọn, ngây thơ, nhí nhảnh,… Lời đồng dao vần
vè, dễ nhớ, dễ đọc…”
Tác giả Vũ Ngọc Phan lại quan niệm theo một góc nhìn khác:
"Loại dân ca này không chỉ riêng trẻ em hát (gọi là đồng dao), mà
những khi trông coi con em mình, người lớn hát trước rồi trẻ em hát theo, hay
có khi ru trẻ ngủ, người mẹ hay người chị cũng dùng để hát, tuy vậy có những bài không hẳn là bài hát ru em Nhiều bài hát có ý nghĩa là dạy cho trẻ con biết về các thứ cây, các giống vật, các nghề… Nói tóm lại nó giống như các bài học thường thức nhưng lại có vần vè và thường có nội dung vui, phần nhiều ngộ nghĩnh, làm cho trẻ em thích thú, muốn nghe Trong những bài hát vui chơi của trẻ em, còn có những bài biểu hiện tư tưởng của nhân dân chống đối giai cấp thống trị, phản ánh đời sống cơ cực của nhân dân, hoặc tố cáo những thói áp bức, bóc lột của bọn cường hào, địa chủ Bài hát này có nhiều điệu mà điệu nào cũng nhịp nhàng vui chơi” [41, tr 682]
Quan niệm của tác giả Vũ Ngọc Phan ở trên đã nhấn mạnh vai trò giáo dục - một giá trị nổi bật - của đồng dao, song có lẽ tác giả vẫn quan niệm trong hệ thống đồng dao có cả một số bài hát của người lớn
Từ góc độ văn nghệ để nghiên cứu đồng dao với tư cách một thể loại văn học dân gian độc lập, bình đẳng với ca dao, vè, câu đố, tục ngữ,… tác giả
Triều Nguyên đưa ra quan niệm: “Đồng dao là một thể loại của văn học dân
gian, thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lời của các bài hát dân gian trẻ em (những bài hát ấy có thể kèm trò chơi hoặc không)"
[39, tr 70]
Đây là một định nghĩa khá đầy đủ xét từ phương diện văn nghệ dân gian Song nó sẽ đầy đủ hơn, cụ thể hơn, giúp nhận diện đồng dao dễ hơn nếu được
Trang 31bổ sung thêm định nghĩa của nhà nghiên cứu Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn
Đồng dao Việt Nam: “Đồng dao là những lời mộc mạc, hồn nhiên, có vần,
được trẻ em truyền miệng cho nhau hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân gian của lứa tuổi thiếu nhi” [14, tr.12]
Bên cạnh định nghĩa “đồng dao”, Nguyễn Nghĩa Dân cũng đã xác định
đồng dao “gồm những lời hát vui, những lời hát đồng dao gắn với trò chơi trẻ
em, những lời hát ru, những câu đố vui của trẻ em và cuối cùng là những lời
ca dao cho trẻ em”[14, tr.13]
Trong cuốn sách của mình, tác giả đã tuyển chọn và chia các bài trong
- Ca dao cho trẻ em
Trong đề tài này, với đối tượng là các từ ngữ chỉ động vật và, thực vật trong đồng dao người Việt, chúng tôi sẽ chỉ khảo sát hai bộ phận (đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi) trong hệ thống đồng dao
Có thể dễ dàng nhận thấy khi nghiên cứu là: Đồng dao cho hai loại là sáng tác của trẻ em và sáng tác cho trẻ em Tất nhiên bộ phận những khúc đồng dao do trẻ em sáng tác vẫn có sự tham gia bổ sung, sửa chữa của người lớn Và phần lớn các bài đồng dao đều là những bài học dành cho trẻ em, giúp trẻ em bước đầu nhận thức được thế giới xung quanh Đó là những bài học đầu đời về tự nhiên và xã hội
Tóm lại, có thể hiểu: Đồng dao là những khúc hát dân gian của trẻ em,
có vần vè, nhịp điệu vui tươi Các khúc hát này được trẻ em hát trong lúc vui
Trang 32chơi, để thực hiện các trò chơi, để rèn trí thông minh hoặc để học tập, nhận thức về tự nhiên và xã hội Chính vì thế, nó tái hiện thế giới tự nhiên và xã hội qua cái nhìn của trẻ thơ
1.3.1.2 Đồng dao trong quan hệ với các thể loại văn học dân gian khác
Nhiều người gọi đồng dao là “ca dao nhi đồng”, một bộ phận của đồng dao lại được gọi là “vè nhi đồng”, một bộ phận khác lại được gọi là “đố vui
Sau đây là những phân biệt được ghi nhận từ các tác giả khác nhau:
a Đồng dao với ca dao
Phân biệt cao dao và đồng dao, tác giả Triều Nguyên trong cuốn Tìm
hiểu về đồng dao người Việt (tr 31, 32) đã phản đối ý kiến “đưa những lời
ca dao cho trẻ em” thuộc đồng dao” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân trong bài
Tìm hiểu về hệ thống đồng dao Việt Nam (Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 1,
2006; tr 55-59), và khẳng định: “… không thể chấp nhận “ca dao nhi đồng”
hay “ca dao trẻ em” dù ở lĩnh vực khái niệm, thuật ngữ hay trong thực tiễn sưu tầm, nghiên cứu đồng dao” từ đó khẳng định: “Một bộ phận của đồng dao có quan hệ gần gũi với ca dao… ca dao có một bộ phận của trẻ em, chủ yếu do trẻ em sáng tác, bộ phận này trở thành một bộ phận của đồng dao, được gọi là đồng dao Điều quan trọng hơn, là khi đã gọi một văn bản hay một nhóm văn bản thuộc đồng dao, thì không đồng thời gọi chúng là ca dao
và ngược lại” [39, tr 33]
Trang 33Tác giả cũng lưu ý rằng có mảng ca dao dễ bị ngộ nhận thuộc đồng dao,
là hát ru, hài hước và ngụ ngôn Thực chất, chỉ một bộ phận nhỏ trong các mảng ấy và được sáng tác dành cho trẻ em mới nên xếp vào đồng dao
Chúng tôi tán thành ý kiến của tác giả Triều Nguyên khi ông cho rằng
“quan hệ giữa ca dao và đồng dao là quan hệ nối tiếp Ca dao nối tiếp đồng
dao từ nhiều bình diện: nối tiếp cùng sự vật, sự việc; nối tiếp các biểu tượng; nối tiếp các mô hình cấu trúc văn bản; nối tiếp các đề tài, chủ đề” [39, tr 36]
b Đồng dao với vè
Phân biệt đồng dao với vè, tác giả Triều Nguyên, trong cuốn sách trên,
đã xác định: vè có một bộ phận của trẻ em, chủ yếu do trẻ sáng tác, bộ phận này trở thành một bộ phận của đồng dao, được gọi là đồng dao… Quan hệ giữa vè và dồng dao cũng là quan hệ nối tiếp
Khi đọc vè có thể thấy, hầu hết các bài vè là những bài chê trách những thói hư tật xấu của con người, phê phán các hiện tượng tiêu cực, kẻ xấu trong
xã hội Còn các bài đồng dao tuy có nhóm “ve vẻ vè ve / nghe vè…” là cấu
trúc quen thuộc của vè nhưng nội dung lại nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi nhi đồng, thường là những bài vần vè để giúp trẻ học thuộc nhanh các tên hoa, tên quả, tên cá, tên chim…
c Đồng dao với câu đố
Về vấn đề này, tác giả cuốn Tìm hiểu về đồng dao người Việt không đồng ý với ý kiến của Doãn Quốc Sĩ trong Ca dao nhi đồng (1969) và ý kiến
của Nguyễn Nghĩa Dân khi hai tác giả này đồng nhất câu đố với một bộ phận của đồng dao Từ đó, Triều Nguyên đã đưa ra một số điểm khác biệt giữa câu
đố và đồng dao, về phương thức biểu diễn, phương thức phản ánh, chủ thể sáng
tạo, dung lượng, kết cấu văn bản… và kết luận “không nên xếp câu đố hay một
mảng câu đố thành một bộ phận của đồng dao” [39, tr 59]
Trang 34Đọc và so sánh đồng dao với câu đố sẽ thấy rõ sự khác biệt như Triều Nguyên đã nói Những câu đố vui có thể được gặp trong đồng dao là những lời hát vui, giúp trẻ em học vui - vui học dưới hình thức “câu đố”, giúp trẻ em phát triển khả năng tư duy và hiểu thêm về cuộc sống
d Đồng dao với thơ thiếu nhi
Nhà nghiên cứu Triều Nguyên đã nói về trường hợp sách Ca dao nhi
đồng và mục “Đồng dao” của sách Thi ca bình dân Việt Nam đã tập hợp các
sáng tác từ tập thơ Gương thế sự của Nam Hương, và xem đó là đồng dao Sách Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt đã tập hợp những “thơ cho thiếu
nhi” và ghi là “đồng dao có tên tác giả”, Triều Nguyên khẳng định: “Thật ra, thơ thiếu nhi không phải là đồng dao.”
“Ở ca dao, có một số trường hợp thơ của các nhà thơ trở thành ca dao
(do ngẫu nhiên), nhưng phổ biến hơn là các nhà thơ tình nguyện sáng tác theo phong cách ca dao, và nếu được cộng đồng chấp thuận, thì những sáng tác ấy thuộc vào kho tàng ca dao Với đồng dao, cũng có thể có tình hình tương tự (nhưng mức độ hẳn ít hơn nhiều) Nếu một sáng tác của nhà thơ mà được trẻ yêu thích và sử dụng như đồng dao mà nhà thơ không yêu cầu ghi tên mình để giữ quyền tác giả, thì sáng tác ấy thuộc kho tàng đồng dao Chỉ với trường hợp này mới không phân biệt được đồng dao và thơ thiếu nhi Ngoài ra, các sáng tác của thiếu nhi, sáng tác cho thiếu nhi có kèm tên tác giả, không phải là đồng dao” [39, tr 59]
Đều phục vụ trẻ em, nên thơ thiếu nhi và đồng dao có những điểm tương đồng về ngôn ngữ, cách thể hiện Song thơ thiếu nhi là sáng tác văn học viết nên có hình thức tư duy ngôn ngữ khác đồng dao Mỗi bài thơ, dù là viết cho trẻ em hay do trẻ em viết, đều mang một nội dung nào đó, thống nhất từ đầu
Trang 35
Mèo con sắm tết chợ xa Đêm nằm thấp thỏm, canh ba dậy rồi Mèo đi, sương lộp độp rơi Nghêu ngao hát gọi mặt trời thức mau Mèo mua tặng mẹ vải màu Mèo mua một rổ trầu cau tặng bà
(Niềm vui của mèo con - Lê Mạnh Tiến)
Đồng dao là tác phẩm văn học dân gian nên có những đặc trưng thể loại khác với thơ thiếu nhi
Tóm lại: Đồng dao là thể loại có sự gần gũi với các thể loại lân cận nhưng
cũng có những sự đặc trưng riêng về nội dung đề tài và hình thức thể hiện
1.3.2 Một số đặc điểm của đồng dao
1.3.2.1 Về nội dung đồng dao
Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian nên có đầy đủ các tính chất như tính truyền miệng, tính tập thể và tính dị bản Vì là các sáng tác chủ yếu dành cho trẻ em nên nội dung của đồng dao cũng gần gũi, có tính chất vui chơi phù hợp với tâm sinh lí trẻ em
Dành cho trẻ em, hướng đến mục đích giáo dục trẻ em nên đồng dao có các chức năng cơ bản là nhận thức, thẩm mĩ và giáo dục… Qua các bài hát vui, các trò chơi vui mang tính chất tập thể, trẻ em được học các kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội
“Nhìn tổng quát, hệ thống đồng dao Việt Nam dựng một cuốn phim hiện
thực của thiên nhiên và xã hội Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời
mà tác giả và đạo diễn, người ca hát và diễn xuất là tập thể trẻ em, với cảm nghĩ vô tư, hồn nhiên, tư duy ngộ nghĩnh nhưng giàu tưởng tượng, thông minh
và sáng tạo Biết bao màu sắc tươi sáng của đất trời, cây cỏ, hoa lá, đồng ruộng, sông hồ, biết bao âm thanh vui tai của chim muông hòa lẫn với lời ru
Trang 36êm dịu của mẹ hiền, biết bao hoạt động sản xuất nông nghiệp, những thuần phong mỹ tục, những lễ hội tưng bừng… qua cảm nhận ấu thơ đã đi vào lời hát, trò chơi của các em…” [14, tr 19 - 20]
Sau khi đưa ra nhận xét khái quát về nội dung của đồng dao như trên, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân đã rút ra các phương diện nội dung cơ bản của đồng dao:
- Một thiên nhiên tươi đẹp sinh động dưới đôi mắt trẻ thơ Cây cỏ hiện lên dưới cái nhìn của các em nhỏ vốn gần gũi với thiên nhiên thật đáng yêu
- Một xã hội nông nghiệp gần gũi, thân thương với trẻ em, với những con vật đáng yêu, với những công việc đồng áng như chăn trâu, cắt cỏ thật gần gũi…
- Đồng dao - môi trường văn hóa văn nghệ “chơi mà học - học mà chơi”
của trẻ em… Trong đó, các câu đố vui là hình thức học tập rất hấp dẫn đối với trẻ em…
- Đồng dao là nơi khơi nguồn của tình mẫu tử, lòng thương người, môi trường hình thành bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho trẻ em
Nội dung cơ bản trong đồng dao người Việt là những bài học giúp nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội cho trẻ nhỏ Mỗi khúc đồng dao là một bài học ý nghĩa về tự nhiên như: về thực vật, về động vật, về hoa lá, các quan hệ
xã hội; về xã hội như: quan hệ họ hàng, gia đình, lối ứng xử… Nhưng nhiều nhất vẫn là các bài đồng dao mang nội dung giáo dục về thế giới tự nhiên Quan các hoạt động vui chơi gắn với đồng dao, trẻ em được biết thêm về các tên, đặc điểm của cây cỏ, hoa lá, các loại động vật như cá, chim, thú,… Đồng dao là cuốn tự điển dễ đọc, dễ nhớ, phù hợp với tâm sinh lí trẻ em giúp các
em có thể học được rất nhiều điều về cuộc sống Chẳng hạn: một bài đồng dao
về hoa cung cấp tới 37 tên hoa, một bài đồng dao về cá có tới 186 tên các loài
cá, một bài đồng dao về bánh có tới 34 tên các loài bánh …
Trang 37Vì vậy, không chỉ hấp dẫn trẻ em mà đồng dao còn chứa đựng những kiến thức thú vị đối với người lớn Và từ đó, người lớn đã tham gia cùng với trẻ em trong việc sáng tác, chỉnh lí, bổ sung, lưu truyền và tạo nên sức sống cho dồng dao
1.3.2.2 Về hình thức của đồng dao
Là những khúc hát của trẻ em và cho trẻ em nên đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trong đồng dao là: giản dị, mộc mạc, vô tư, hồn nhiên vui tươi, dí dỏm và ngộ nghĩnh
Có thể nhận thấy một số đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đồng dao như sau:
a Đồng dao là kho từ vựng phong phú, gần gũi, bổ ích với trẻ em
Khảo sát hệ thống đồng dao Việt Nam về mặt ngôn ngữ có thể dễ dàng bắt gặp các từ ngữ thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói của người Việt Đồng dao cung cấp kho từ vựng phong phú ở cấp độ học tiếng Việt của trẻ
em Các em có thể coi đó là cuốn từ điển hấp dẫn với vốn từ ngữ tương đối phong phú giúp các em nhận biết thế giới xung quanh Đó là hệ thống các từ ngữ cụ thể về tự nhiên và xã hội gần gũi với đời sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ em, như ông, bà, cha, mẹ, cậu, dì;… chân, tay, mắt, miệng; vật nuôi, hoa trái, đồ dùng trong gia đình…
Không chỉ được bổ sung vốn từ vựng cụ thể về thế giới xung quanh, đến với đồng dao, trẻ em còn được phát triển tư duy quan sát, học được cách nói sinh động, cách miêu tả những sự vật hiện tượng xung quanh Chẳng hạn:
…Gặp bà bán rổ / Rổ sưa rế rế / Gặp bà bán ếch / Ếch nhảy xom xom / Gặp
bà bán nhom / Nhom đỏ loi lói / Gặp bà bán mói (muối) / Mói mặn như tương / Gặp bà bán hương / Hương thơm phưng phức
Đến cới cách nói vần vè, vui tươi, dí dỏm của đồng dao trẻ em sẽ dễ dàng học được vốn từ ngữ phong phú và rất thuần Việt
Trang 38b Trong đồng dao có thể thấy một lượng từ ngữ chỉ động vật, thực vật xuất hiện với mật độ lớn
Với trẻ em Việt Nam, nhất là trẻ em nông thôn, thì các con vật, cây cỏ xung quanh luôn là người bạn tốt Bước đầu tiên khám phá thế giới để nhận thức thế giới chính là việc các em tiếp xúc, tìm hiểu những sự vật gần gũi với mình nhất Đầu tiên là các vật dụng trong nhà, đồ chơi rồi đến các con vật nuôi, các con vật trong vườn nhà, ngoài đồng ruộng, các cây cối từ cây rau đến hoa quả xung quanh,…
Nhận thức thế giới tự nhiên vô cùng phong phú là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người Đồng dao thể hiện nhu cầu khám phá thế giới của trẻ em ở mức độ nhận thức ban đầu nhất Và vì thế, một thế giới động vật, thực vật vô cùng phong phú đã xuất hiện trong kho đồng dao người Việt Có thể khẳng định, hầu hết các bài đồng dao trẻ em hát và trẻ em hát - trẻ em chơi đều có sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ động vật, thực vật Nhiều bài là sự liệt kê các danh từ chỉ động vật hoặc thực vật, cung cấp qua hình thức dễ nhớ,
dễ thuộc vốn từ ngữ phong phú Đó là những bài đồng dao về hoa, về chim, về
cá, về trái cây… Đồng dao, thường cung cấp các từ ngữ thường ở hình thức đơn giản, nguyên sơ và chỉ các sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống xung quanh:
Bông chi / Bông bác / Bác chi / Bác hùm / Hùm chi / Hùm beo / Beo chi / Beo lùm…
c Đồng dao là trò chơi tung hứng của nhịp và vần, giàu tính nhạc
Tính chất trò chơi của đồng dao không chỉ nằm ở việc bản thân nó
thường gắn với trò chơi trẻ em, mà còn bởi “nó chính là một trò chơi ngôn từ,
được tạo bởi sự tung hứng của vần và nhịp” Đọc các lời đồng dao có thể
nhận thấy điều nổi bật nhất là sự vần vè của nó Để đảm bảo tính vần vè, nhiều khi nó bỏ qua tính lôgic, tính biện chứng của nội dung
Đồng dao, theo cách định nghĩa phổ biến nhất, là lời hát dân gian của trẻ
và cho trẻ Gắn với trò chơi, với hoạt động vui chơi của nhóm trẻ nên gắn bó
Trang 39chặt chẽ với chức năng thực hành Vì vậy nhịp và vần là yêu cầu đầu tiên và cần thiết của dồng dao Nhịp ứng với nhịp điệu trò chơi nên nhịp thường chắc khỏe Vần giúp trẻ nhanh thuộc, dễ nhớ, thuận tiện cho việc ứng khẩu Vần trong đồng dao là điểm tựa để khơi dậy tức thời những liên tưởng về hình ảnh, về âm thanh, khiến bài đồng dao mang tính ngẫu hứng rõ nét
d Đồng dao - hình thức tổ chức ngôn từ mang “tính thơ” ở dạng thuần khiết
Tính thơ, theo cách kiến giải của các nhà hình thức luận Nga, sau đó được tiếp tục phát triển bởi các nhà cấu trúc luận, không nằm ở nôi dung thông điệp, không nằm ở bình diện cảm xúc của chủ thể, không nằm ở đối tượng được biểu đạt, mà nằm ở tổ chức nội tại của ngôn ngữ, trong đó, vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên tính đặc thù của tổ chức này Đọc dồng dao, không ít lần chúng ta bắt gặp những câu như vô nghĩa, không có một nội dung nào, những cách ghép vần lạ lùng nhưng vẫn có thể tạo ra khoái
cảm ngôn ngữ như nghe vui tai, nghe ám ảnh, chẳng hạn: “Nu na nu nống”,
“Chi chi chành chành”, Chè la chè lít”, “Ô no, ốc nốc”…
“Tính thơ” của đồng dao không chỉ ở ý tưởng nghệ thuật, ở các biện
pháp tu từ hay hình tượng thơ… mà nó còn ở cách tổ chức ngôn từ thành vần
và nhịp Phần lớn các bài dồng dao tồn tại dưới dạng vần vè, được diễn xướng với nhịp điệu rõ ràng Đồng dao chọn cách gieo vần phổ biến và đơn giản nhất của thơ ca dân gian, đó là: gieo vần chân - vần rơi vào âm tiết cuối cùng của câu thơ Tác giả đồng dao chọn cách tổ chức ngôn từ đơn giản nhất là nói theo vần, dù là nói về nội dung gì Logic của nội dung có khi bị đẩy xuống vị trí thứ yếu để nhường vị trí cho vần và nhịp Từ đó, vần và nhịp lại đẩy nội
dung đồng dao đến sự hấp dẫn Chẳng hạn: “Đầu quạ / Quá giang / Sang
sông / Trồng cây / Mây leo / Bèo nổi/ Ổi xanh / Hành bóc / Róc vỏ / Đỏ lòng / Tôm cong / Đít vịt…”
Trang 40e Đồng dao là một thể loại văn học trong đó ngôn từ được sắp xếp một cách tự nhiên, mộc mạc và dung dị
Ngôn từ đồng dao không có sự sắp cầu kì, kĩ thuật, nhiều hàm ý như các thể loại văn học khác, kể các các thể loại lân cận Mỗi bài đồng dao khi đọc lên cảm giác như những lời nói buột miệng của trẻ em, tự nhiên và rất đỗi dung dị Không có nhiều hàm ý, bởi đồng dao là sáng tác của trẻ em và cho trẻ em
Quặc quặc quạc quạc Con vít con vạc
Có thương em tao Thì lội xuống ao Bắt ba con ốc Thì lội xuống rộc Bắt ba con rô Thì lội xuống hồ Bắt ba con giếc
Người ta có thể tìm thấy ở đồng dao những từ ngữ thuần Việt, gần gũi với lời ăn tiếng nói trong đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn Chẳng
hạn cách diễn đạt, cách dùng từ trong bài đồng dao sau: “Con cua mà có hai
càng/ Đầu tai không có bò ngang cả đời / Con cá mà có cái đuôi / Hai vây vung vẩy nó bơi rất tài/ Con rùa mà có cái mai/ Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra/ Con voi mà có hai ngà/ Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây/Con chim mà có cánh bay/Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ đường”
Ngôn ngữ đồng dao có những đặc thù riêng phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi nhi đồng Từ vựng trong đồng dao cụ thể phong phú, đơn giản, gần gũi với trẻ em, Đồng dao tổ chức bằng văn bản giàu nhịp điệu, vần vè, lối tổ chức ngôn từ tự nhiên, dung dị đã tạo nên sức sống của đồng dao