Từ nghĩa đen đến nghĩa bóng

Một phần của tài liệu lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao người việt (Trang 62 - 118)

Phần lớn các từ ngữ chỉ động vật thực vật trong các bài đồng dao (thuộc phạm vi tài liệu khảo sát) đều mang nghĩa đen là chỉ chính loại động vật, thực vật mà chúng gọi tên theo ý nghĩa sinh học. Nghĩa thực đã cung cấp cho ngƣời đọc đồng dao một số lƣợng từ ngữ vô cùng phong phú về các loại động vật, thực vật và đặc biệt hơn là việc sử dụng các từ ngữ ấy lại thƣờng mang đến thêm những nghĩa khác rất bất ngờ và thú vị. Các bài đồng dao có các từ ngữ về hoa, về trái cây hay về cá, về chim, ta đều có thể tìm ở đó, ngoài danh sách các từ ngữ chỉ loài động vật, thực vật đƣợc đề cập đến là những khái niệm hay những liên tƣởng độc đáo, thú vị.

Đọc bài đồng dao trong đó có tên 28 loài hoa trong cuốn Đồng dao Việt

Nam, chúng tôi nhận thấy một điều thú vị là: từ ngữ chỉ tên hoa đƣợc dùng

với nghĩa thực, đúng là từ chỉ hoa, nhƣng kèm theo mỗi tên hoa có thể là một hàm ý khác hay gợi lên một sự liên tƣởng khác. Chính vì vậy, trong bài đồng dao tƣởng là nói về hoa mà hóa ra là nói chuyện về con ngƣời và những vật khác… Tóm lại là nói đến những chuyện về hoa mà không phải về hoa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghe vẻ nghe ve / Nghe vè các hoa / Tháng ba nắng lắm / Nước biển mặn mòi / Vác móng đi xoi / Là hoa bông giếng / Hay bay hay liệng / Là hoa chim chim / Xuống nước mà chìm / Là hoa bông đá / Làm bạn cùng cá / Là hoa san hô / Hỏi Hán sáng Hồ / Là hoa nàng sứ / Gìn lòng nắm giữ / Là hoa từ bi / Ăn ở theo thì / Là hoa bần ngọt / Thương ai chua xót / Là hoa sầu đâu / Có sông không cầu / Là hoa nàng cách (cách trở) / Đi mà đụng vách / Là hoa mù u / Cạo đầu đi tu / Là hoa bông bụt / Khói lên nghi ngút / Là hoa hoắc hương / Nước chảy dầm đường / Là hoa mười tưới / Rủ nhau đi cưới / Là hoa bông dâu (cưới dâu) / Nước chảy rạch sâu / Là hoa muống biển / Rỏ nhau đi kiện / Là hoa mít nài (nài nỉ) / Gái mà theo trai / Là hoa phát nhũ (cái vú) / Đêm nằm không ngủ / Là hoa nở ngày / Bán chẳng lìa cây / Là hoa bông cúc / Nhập giang tuỳ khúc / Là hoa bông chìu (chiều theo) / Ở mà lo nghèo / Là hoa đu đủ / Đi theo cậu thủ (người đứng đầu) / Là hoa mần quân / Đánh bạc cố quần / Là bông hoa ngỗ (ngỗ nghịch) / Ngồi mà choán chỗ / Là hoa dành dành (giành giật) / Giận chẳng đua tranh / Là bông hoa ngãi / Bắt đi tha lại / Là hoa phù dung / Ăn ở theo đường / Là bông hoa thị / Theo mẹ bán bí / Là

hoa thanh tao.[tr. 203- 204- 205]

Trong bài đồng dao trên, căn cứ và mục đích giới thiệu không phải là chuyện hoa gì mà là ở ý nghĩa mỗi tên hoa: từ ngữ dùng để gọi tên loài hoa ấy liên tƣởng tới điều gì đáng chú ý. Nói cách khác, tên hoa chỉ là cái nguyên cớ. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong cách giới thiệu 28 tên hoa trong bài. Bài đồng dao không dừng lại ở mục đích giới thiệu các loài hoa mà về cảnh vật hiện tƣợng khác có thể gặp trong cuộc sống, đồng thời gửi gắm những lời nhắc nhở, những bài học làm ngƣời.

Phần lớn các lời giới thiệu để dẫn dắt đến tên hoa đều ở dạng: giới thiệu đặc tính, trạng thái, phẩm chất không phải của hoa mà là của ngƣời, sự vật rồi mới nói đến tên đích thực của các loài hoa. Mỗi từ ngữ chỉ tên hoa đều đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

liên hệ với sự vật, hiện tƣợng có tên gọi là từ ngữ đồng âm với nó. Ý nghĩa của từ ngữ chỉ tên hoa đƣợc giải nghĩa theo nội dung khái niệm mà tên hoa ấy biểu thị. Và theo một cấu trúc ngữ pháp thống nhất: kể về đặc tính hoăc hoạt động – là – tên hoa:

Hỏi Hán sáng Hồ / Là hoa nàng sứ / Gìn lòng nắm giữ /Là hoa từ bi /...

Thương ai chua xót / Là hoa sầu đâu / Có sông không cầu / Là hoa nàng cách (cách trở)”.

Phẩm chất “từ bi”, “thương người” là phẩm chất của con ngƣời chứ không

liên quan gì đến thực vật (hoa). Hay “xuống nước mà chìm” là đặc điểm của

đá, “hay bay hay liệng” là đặc điểm của loài chim, đều không liên quan đến

đặc điểm của các loài hoa đƣợc nói tới.

Trong bài đồng dao trên, để tạo nên sự thú vị trong cách giới thiệu tên hoa với sự liên tƣởng đến các sự vật hiện tƣợng có tên gọi đồng âm với tên hoa, tác giả đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật độc đáo nhƣ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, chơi chữ, vật hóa,…

Chẳng hạn: Thủ pháp nhân hóa đƣợc dùng nhiều trong bài đồng dao thể

hiện rõ trong các câu “Vác mai đi xoi / Là bông hoa giếng/…/ Hỏi Hán sang

Hồ / Là hoa nàng sứ / …/ Thương ai chua xót / Là hoa sầu đâu…”. Các hoạt

động, trạng thái tình cảm của con ngƣời “vác mai đi xoi”, “hỏi” “đi sứ”, “thƣơng” “chua xót” đã đƣợc gán cho hoa.

Hiện tƣợng chơi chữ cũng đƣợc vận dụng ở bài đồng dao này khi giới

thiệu tên các loài hoa: “Đi theo cậu thủ / Là hoa mần quân / …/ Ăn ở theo

đường / Là bông hoa thị…”.

Biện pháp vật hóa lại đƣợc sử dụng trong câu: “Hay bay hay liệng / Là

hoa chim chim”.

Có thể tìm đƣợc nhiều bài đồng dao có cấu trúc tƣơng tự nhƣ bài trên. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn …Sống trước ngàn năm Là rau vạn thọ Tay hay sợ vỡ Vốn thiệt rau co

Giục giã buông cương

Là rau mã đề. (tr.207)

Hay trong bài đồng dao về cá dƣới đây cũng có sự xuất hiện của cấu trúc ý nghĩa tƣơng tự:

No lòng phỉ dạ Là con cá cơm Không ướp mà thơm Là con cá ngát

Liệng bay thoăn thoắt Là con cá chim

[tr. 227]

Đây là một kiểu cấu trúc tạo nên sự độc đáo, tính hồn nhiên và hấp dẫn cho thể loại đồng dao. Nó thể hiện khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng độc đáo của tác giả dân gian và rất phù hợp với tâm lí trẻ em. Vận dụng hiện tƣợng đồng âm trong tiếng Việt, các bài đồng dao đã mang đến số lƣợng từ ngữ cần thiết và đa dạng về động thực vật và về các khái niệm khác.

Nghĩa là bên cạnh nghĩa đen ấy, một số lƣợng từ ngữ không nhỏ là từ ngữ dùng để gọi tên động vật, thực vật nhƣng lại có nét nghĩa khác ngoài nghĩa đen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng. [tr.158]

Đây là bài đồng dao hài hƣớc, trong đó “con gà”, “con lợn”, “con chó

đều đƣợc dùng với nghĩa đen, dù hình ảnh các con vật đó đều đã đƣợc nhân hóa. Nhƣng xét kĩ, đây chỉ là những cách nói vui về thói quen ăn uống của ngƣời Việt mà thôi. Nhƣng đến bài đồng dao dƣới đây, cũng dùng biện pháp nhân hóa để nói về các con vật mèo và chuột, nhƣng ý nghĩa trong bài lại có thể lại đƣợc hiểu sâu sắc hơn.

Con mèo mày trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đàng xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo. [tr.158]

Mèo” và “chuột” trong “câu chuyện” này không thể hiểu đơn giản là

hai con vật theo nghĩa đen nữa. Nó buộc ngƣời ta phải hiểu xa hơn về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Chuyện mèo ăn nhạt đã đi vào tục ngữ

ăn nhạt mới thương đến mèo” cho thấy trên thực tế, mèo là loài thích ăn

nhạt. Nhƣng ở đây khi con mèo “hỏi thăm” đến con chuột – món ăn khoái

khẩu, kẻ thù truyền kiếp của mình – thì lại nhận đƣợc thông tin đầy thâm thúy

rằng chuột đang đi “mua mắm mua muối giỗ cha con mèo”. Thật là một câu

chuyện vùa khôi hài vừa mang ý nghĩa thâm thúy về sự trả đũa của những kẻ thù truyền kiếp.

Có thể tìm thấy không ít các từ ngữ chỉ động vật thực vật vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu trƣng trong một số bài đồng dao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Một số từ ngữ chỉ động thực vật trong đồng dao ngƣời Việt mang nghĩa biểu trƣng

Ý nghĩa biểu trƣng của từ ngữ đƣợc tạo nên bởi biện pháp ẩn dụ trong

ngôn ngữ. Điều đó đã đƣợc ghi nhận trong những nghiên cứu về phƣơng diện này:

Tượng trưng là phương thức biểu thị đối tượng được miêu tả bằng ước

lệ, người ta quy ước với nhau rằng, từ ngữ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài cái nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó. Như vậy, tượng trưng mang tính cộng đồng, nó quen thuộc với mọi người, và trở

thành một kiểu hình tượng hóa một đối tượng của xã hội” [39, tr. 106].

Đồng dao là thể loại văn học dân gian dành cho trẻ em nên các từ ngữ chỉ động thực vật trong đồng dao chủ yếu dùng với nghĩa đen - nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, đi vào thế giới của sự tƣởng tƣợng phong phú của trẻ em, thì các bài đồng dao không thể chỉ dừng lại ở các sự vật nhƣ nó vốn có, mà phải nhân chuyện này nói chuyện khác, các từ ngữ trong đồng dao có thể vẫn ẩn chứa những nghĩa hàm ẩn. Không ít từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao đƣợc sử dụng với ý nghĩa biểu trƣng. Nói đúng hơn là một số từ ngữ chỉ động vật thực vật dùng để chỉ những biểu tƣợng và đã đi vào đồng dao nhƣ là lẽ đƣơng nhiên.

Hầu hết các từ ngữ vốn mang ý nghĩa biểu tƣợng văn hoá hặc có tính chất biểu trƣng nghệ thuật trong văn học nghệ thuật, nếu xuất hiện trong đồng dao, thì ở một số ngữ cảnh cụ thể bài đồng dao với chủ đề nào đó cũng mang ý nghĩa biểu trƣng nhất định.

Đó là các từ ngữ chỉ một số động vật nhƣ: con cò, con nghé, con rồng.

a. Con cò - biểu trưng cho thân phận nhỏ bé, thường gặp bất hạnh

Trong đồng dao, hình ảnh “con cò” với tƣ cách là loài chim thân thuộc với làng quê Việt Nam, với trẻ em nông thôn xuất hiện khá nhiều. Tổng số từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngữ chỉ con cò lên tới 52 từ ngữ, trong đó: con cò (12), (13), từ ngữ khác

(27). Trong số các từ ngữ chỉ loài cò ấy có một số trƣờng hợp mang ý nghĩa biểu trƣng.

Theo Từ điển biểu tƣợng văn hóa thế giới nói về ý nghĩa biểu tƣợng Cò

(diệc): “Mặc dù sách Lévitique xem nó như là con vật gớm tởm, con cò gần như

trên khắp hoàn cầu vẫn được coi là con chim báo lành. Nó là biểu tượng của đức hiếu thảo, bởi vì người ta cho rằng nó nuôi cha lúc nó về già. Ở một số nơi người ta quả quyết rằng cò đến đâu thì mang con cái đến đấy cho loài người(…)

Ở Viễn Đông, đặc biệt ở Nhật Bản, con cò hay bị nhầm lẫn với con sếu và xuất hiện như một biểu hiện bất tử.

Ít nhất thì cò cũng là biểu tượng phổ biến nhất của sự trường thọ. Người

ta gán cho nó khả năng đạt độ tuổi thần kỳ…”[53, tr. 200-201].

Quan niệm của ngƣời Việt về loài cò cũng có điểm chung với quan niệm

trên ở phƣơng diện “ biểu tượng của đức hiếu thảo”. Con cò trong văn hóa

dân gian Việt Nam thƣờng biểu thị sự đảm đang, chịu thƣơng, chịu khó, hiền lành. Vì vậy, hình ảnh thực của con cò thƣờng đƣợc dùng để tƣợng trƣng cho những thân phận bé nhỏ, bất hạnh, thƣờng đƣợc dùng để so sánh với thân phận ngƣời phụ nữ, ngƣời dân nghèo,… thậm chí đó là những số phận long đong hoạn nạn. Chẳng hạn:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non…

Các từ ngữ chỉ con cò đã xuất hiện trong nhiều bài đồng dao quen thuộc với nhiều trạng thái, vị thế khác nhau. Có ít nhất 6 bài đồng dao về con cò, trong đó các từ ngữ chỉ con cò xuất hiện với nghĩa nhân hóa, mang tính biểu trƣng khác nhau. Đây là một bài tiêu biểu:

Con cò chết rũ trên cây Cò con mở lịch chọn ngày làm ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra ăn phần. [tr.150]

Trong bài đồng dao này, từ ngữ chỉ con cò vẫn thƣờng đƣợc phân tích nhƣ chứng nhân của những nạn nhân trong hủ tục ma chay lạc hậu của xã hội

xƣa. Kết cục buồn thảm “chết rũ” của con cò dƣờng nhƣ không tạo nên sự

đau xót nào cả, kể cả “cò con”. Các con vật xung quanh đều chỉ quan tâm đến

lợi ích đƣợc hƣởng. Vậy đó chẳng phải, chẳng khác gì một xã hội xôi thịt của con ngƣời ƣ?

Vẫn là con cò, nhƣng trong một bài đồng dao khác, cụm từ này lại biểu thị một hình ảnh trái ngƣợc:

Con cò đọc sách trên cây

Thấy đàn chim kếu kéo bầy sang thăm Cò ta vểnh vuốt râu cằm

Kể bao nhiêu chuyện cà rằm cà ri. [tr. 151]

Trong bài đồng dao trên, “con cò” lại mang hình ảnh uyên bác của ngƣời có học, hiểu biết và rất tự đại. Đây cũng là một nét nghĩa biểu trƣng của cụm

từ “con cò” trong quan niệm dân gian Việt Nam: Con cò vốn đƣợc coi là loài

vật thông minh, học toán rất giỏi. …

Với cả hai ý nghĩa trên, có thể tìm thấy ở hình ảnh đƣợc biểu hiện qua các từ ngữ chỉ “con cò” trong cả bài đồng dao sau đây:

Cò má, cò trắng, cò hương Ba con cò ấy nắng sương đêm ngày

Cò lửa thì nấp bóng cây Khoe mình rằng tốt lại hay mọi mùi

Cuốc kia ngậm ngậm ngùi ngùi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, liên tƣởng, các từ ngữ trên đã mang những nét nghĩa biểu trƣng phong phú, đa dạng và đƣợc dùng để biểu thị những hình ảnh mang màu sắc văn hóa Việt.

Bên cạnh các từ ngữ chỉ con cò còn có sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ những con chim chích, chim ri. Các từ ngữ chỉ những loài chim này cũng mang ý nghĩa biểu trƣng cho sự kém may mắn, thân phận bé nhỏ nên sự sống chết luôn rất mong manh. Đôi khi chúng còn biểu trƣng cho sự hèn kém, không đáng giá trị:

Giương cung sắp bắn phượng hoàng Không ngờ lại phải một đàn chim ri Lấy sào rắp đuổi nó đi

Kẻo kêu ríu rít cô dì điếc tai. [tr. 176]

b. Cái bống, cái tôm cái tép, con nghé trong đồng dao… biểu trưng cho hình ảnh những cô cậu bé đáng yêu, chăm chỉ nết na

Trẻ em ngƣời Việt đã rất quen thuộc với bài đồng dao:

Cái bống là cái bống bang Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm

Mẹ bống đi chợ đường trơn

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.

Cái bống” ở đây là hình ảnh tƣợng trƣng cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ,

đảm đang. Nó đã trở thành biểu tƣợng đẹp về trẻ em nông thôn. Và trên thực

tế “Bống” đã đƣợc nhiều ngƣời Việt dùng làm tên gọi thân thiết ở nhà cho

Một phần của tài liệu lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong đồng dao người việt (Trang 62 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)