Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả Nguyễn Văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xã hội, Hà Nội) đƣa ra “ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá” nhƣ sau:
Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hoá hay độc lập với văn hoá bởi vì cả hai đều là sản phẩm con ngƣời lao động có tƣ duy. Đó là những hiện tƣợng nhân loại. Thế nhƣng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của nhân loại giống nhƣ tất cả những sản phẩm văn hoá khác. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá là mối quan hệ bao nhau.
Thứ hai: Ngôn ngữ là hiện tƣợng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hoá cũng đều tƣơng tự nhƣ là đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và đƣợc ẩn chứa trong ngôn ngữ.
Thứ ba: Ngôn ngữ là một hiện tƣợng văn hoá đặc thù.
Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tác giả Đ.A.Silichep đã
khẳng định: “Cùng với chiều kích dân tộc, ngôn ngữ đóng vai trò không kém
phần quan trọng trong sự phát triển của văn hóa. Nó cũng gắn bó hữu cơ với văn hóa do tạo thành gần như là cơ sở, nền tảng của văn hóa. Văn hóa dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà thông thường hơn cả chính ngôn ngữ đã đóng vai trò là tiêu chí khi loại hình
hóa các nền văn hóa, để phân biệt các nền văn hóa với nhau”.
Ngôn ngữ là một phần quan trọng trong văn hóa. Các phạm vi của ngôn ngữ và văn hóa gắn bó với nhau. Ngôn ngữ là phƣơng tiện ghi nhận các hiện tƣợng văn hóa khác, là chỗ bảo lƣu lâu dài các sự kiện văn hoá, là công cụ thể hiện các đặc trƣng văn hoá cộng đồng. Là một thành tố của văn hóa tinh thần, ngôn ngữ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa các dân tộc.
Ngôn ngữ làphƣơng tiện giao tiếp chủ yếu trong xã hội, đồng thời có vai
trò lƣu giữ các di sản văn hóa. Sự phát triển của ngôn ngữ luôn chịu sự chi phối của các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng. Vì vậy, qua ngôn ngữ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngƣời ta nhìn thấy các đặc trƣng văn hóa của một dân tộc. Văn hóa là sợi dây nối liền con ngƣời với con ngƣời, qua việc thực hiện chức năng giao tiếp.
Chẳng hạn, qua văn học - những tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ có thể văn hóa các thời đại đƣợc lƣu giữ, kế thừa và phát huy.
Trong quá trình phát triển lịch sử của một dân tộc, ngôn ngữ dân tộc và
văn hóa dân tộc luôn luôn nƣơng tựa lẫn nhau: “Quan niệm của mỗi dân tộc
về thế giới được khúc xạ độc đáo trong bức tranh ngôn ngữ của mình. Bức tranh ngôn ngữ ấy lại có ảnh hưởng trở lại đến sự tri giác đặc thù đối với hiện thực của những người thuộc cộng đồng văn hóa - ngôn ngữ tương ứng”
[3, tr. 194].
Đồng dao là một thành tố trong văn hóa dân gian, vì vậy nghiên cứu lớp từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong đồng dao là nghiên cứu một khía cạnh của văn hóa. Đồng dao chẳng những là nơi lƣu giữ nhiều dấu ấn độc đáo của đời sống sinh hoạt ngƣời Việt từ bao đời nay mà còn là chỗ thể hiện tài năng sử dụng ngôn từ của nhân dân.
Dấu ấn văn hóa dân tộc thể hiện rất đậm nét trong cách gọi tên động vật, thực vật của ngƣời Việt. Qua nghiên cứu đồng dao có thể thấy đƣợc những dấu ấn đặc sắc của văn hóa dân gian trong nội dung và ngôn ngữ đồng dao.
Trong phạm vi nghiên cứu “Lớp từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong
đồng dao của người Việt”, chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa ở các phƣơng diện sau:
- Các loại động vật và thực vật xuất hiện trong đồng dao thể hiện thế giới tự nhiên phong phú và gần gũi, gắn bó với cuộc sống của ngƣời Việt, đặc biệt là trẻ em.
- Cách định danh (gọi tên) phản ánh lối nhận thức của ngƣời Việt và đặc trƣng của tiếng Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Một số loại động vật, thực vật xuất hiện trong đồng dao nhƣ là hình ảnh có tính chất biểu trƣng. Đó là cơ sở để hình thành các biểu tƣợng văn hóa, các hình ảnh có ý nghĩa tƣợng trƣng cho một ý niệm trừu tƣợng.
- Đồng dao là “môi trƣờng” để lƣu giữ và phát triển vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở và cơ hội để trẻ em học và vận dụng tiếng nói dân tộc mình.
Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong đồng dao của ngƣời Việt sẽ đƣợc chúng tôi trở lại và trình bày cụ thể hơn ở
Chƣơng 3 của luận văn.