ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THANH TRANG VĂN HÓA ỨNG XỬ VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THANH TRANG
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Dân gian
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THANH TRANG
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Vũ Anh Tuấn
Hà Nội, 11/ 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Vũ Anh Tuấn, trưởng bộ môn Văn học dân gian và Văn học trung đại Việt Nam – Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn
Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng bảo vệ
đề cương tháng 3/2014 đã cho tôi những nhận xét quý báu để tôi hoàn thành luận
văn “Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt”
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân luôn sát cánh ủng hộ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Trang
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
KTCD : Kho tàng ca dao người Việt
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 17
1.1 Tổng quan về văn hóa và ứng xử 17
1.2 Ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong văn hóa Việt Nam 20
1.2.1 Ứng xử về tình yêu trong văn hóa Việt Nam 20
1.2.2 Ứng xử về hôn nhân trong văn hóa Việt Nam 21
1.3 Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao từ góc nhìn thể loại 24
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU 32
2.1 Tình yêu hạnh phúc 33
2.1.1 Những lời tỏ tình 33
2.1.2 Nỗi niềm tương tư, nhớ nhung, sầu muộn 38
2.1.3 Lời thề nguyền, hẹn ước 41
2.2 Tình yêu đau khổ 44
2.2.1 Nguyên nhân 44
2.2.2 Thái độ trách móc, hờn giận 45
2.2.2.1 Khi trái duyên, bị ép duyên 45
2.2.2.2 Khi bị phụ tình 47
2.2.2.3 Khi ghen tuông 49
2.2.2.4 Khi bị lỡ duyên – nuối tiếc 50
2.2.3 Thái độ cao thượng – không cao thượng 55
2.3 Tình yêu đơn phương 59
2.4 Những ước mong trong tình yêu 60
Trang 7Tiểu kết chương 2 62
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG HÔN NHÂN 64
3.1 Ứng xử trong quan hệ vợ chồng 64
3.1.1 Đạo nghĩa chung trong quan hệ vợ chồng 64
3.1.2 Ứng xử của người vợ 67
3.1.2.1 Ứng xử tích cực ( sự gắn bó, hòa hợp) 67
3.1.2.2 Ứng xử tiêu cực 77
3.1.3 Ứng xử của người chồng 92
3.1.4 Ứng xử của người tình của chồng 94
3.2 Ứng xử trong mối quan hệ khác 97
3.2.1 Ứng xử trong quan hệ nàng dâu với mẹ chồng 97
3.2.2 Ứng xử trong quan hệ bố mẹ vợ - con rể 102
3.2.3 Ứng xử trong quan hệ mẹ ghẻ - con chồng, cha dượng - con của vợ 103
3.2.4 Ứng xử giữa anh chị em dâu rể 104
Tiểu kết chương 3 104
KẾT LUẬN 106 PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8xử giúp ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về giao tiếp, về văn hóa, lịch sử của một quốc gia, dân tộc, xã hội, thời đại, đồng thời để điều chỉnh hành vi của chính mình
Văn hóa thể hiện qua nhiều cách thức, phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng Bản sắc riêng của mỗi dân tộc thể hiện qua tiếng mẹ đẻ
Vì thế, ngôn ngữ là hiện thân của văn hóa, là phương tiện để truyền đạt văn hóa Ngôn ngữ chính là chất liệu làm nên tác phẩm văn học, trong đó có văn học dân gian Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao là một trong những sáng tác phổ biến rộng rãi có sức sống bền lâu vào loại bậc nhất Đó là tiếng nói của cảm xúc tình cảm, bộc lộ tâm hồn dân tộc
Tình yêu vốn là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người Vì thế,
dù ở thời đại nào, tình yêu cũng là đề tài bất tận cho văn chương, và ca dao không nằm ngoài số đó Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người trẻ coi tình yêu như một cuộc chơi, một trò đùa, không hiểu thế nào là tình yêu chân chính Vậy nên mới nảy sinh những tình yêu chớp nhoáng, chia tay chớp nhoáng, hay hôn nhân vội vàng, dẫn đến những kết cục đáng buồn cho người trong cuộc Đặc biệt, cách ứng xử của những người trong cuộc cũng để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm Mặc dù trong thời đại ngày nay đã có những quan niệm mới, tư duy mới không còn giống với quan niệm của ngày xưa, nhưng cái
Trang 9mới ấy vẫn không thể thoát ly khỏi bản sắc của dân tộc Dẫu rằng trong thế giới phẳng này chẳng có ai “ngây thơ” quan niệm về tình yêu và hôn nhân như văn hóa truyền thống, nhưng quan niệm mới ấy vẫn phải có sự chế định của bản sắc dân tộc Nói tới văn hóa là nói tới nhân dạng và tính cách; tính cách lại làm nên phẩm giá con người Mỗi dân tộc lại có quan niệm về phẩm giá khác nhau và phẩm giá ấy làm nên chuẩn mực có tính lịch sử Do có tính lịch sử nên ngoài cái đổi mới, phẩm giá còn có sự tiếp nối Thế nhưng có đổi mới tới đâu cũng phải phát triển dựa trên dân trí và đạo đức Không thể phủ nhận ngày nay là thời đại khoa học công nghệ, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại dân trí phát triển mạnh nhưng dân trí được nâng cao không có nghĩa phá vỡ những nền tảng đạo đức Hai khía cạnh ấy phải luôn có sự song hành, diễn tiến hài hòa
Do đó, việc tìm hiểu văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân qua ca dao giúp chúng ta hiểu hơn đời sống của cha ông và việc soi bóng vào quá khứ sẽ giúp ta thấy được một tương lai, soi bóng vào dân tộc để thấy được chính mình
Có được gốc rễ ấy để ta có cái nhìn đúng đắn về tình yêu, hôn nhân trong cuộc sống hiện đại và đây là điều thực sự cần thiết cho giới trẻ ngày nay
1.2 Lý do học thuật
Ca dao cũng là một lĩnh vực cần nghiên cứu chuyên sâu, vì kho tàng ca dao cũng là một kho tàng tri thức về lịch sử, xã hội, địa lý, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa Nghiên cứu ca dao chính là việc làm mang tính chất học thuật nhằm khám phá kho tàng tri thức của cha ông
Tình yêu, hôn nhân đặc biệt là tình yêu, hôn nhân trong ca dao của người Việt luôn là tâm điểm nghiên cứu từ xưa đến nay Bởi đó là vấn đề mang tính chất hiện sinh, đặt ra nhiều mối quan tâm trong cuộc sống thực tại Những bài ca dao về tình yêu tự do, về quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ,
Trang 10những bài ca dao đòi hỏi sự công bằng, chống áp bức bất công đều là những cách ứng xử rất khéo léo của người xưa để đòi quyền được cất lên tiếng nói của mình Việc khảo sát những bài ca dao về tình yêu, hôn nhân sẽ giúp con người hiện tại khám phá được kho tàng ứng xử của người xưa trước những vấn đề của muôn đời Đó cũng là một cách làm mang tính chất học thuật và vì học thuật
Quá trình khám phá những bài ca dao cũng là một quá trình đòi hỏi tính học thuật rất cao Giống như ngôn ngữ thông thường, từ cái vỏ bề ngoài ( cái phản ánh) cần phải khám phá ra cái được phản ánh bên trong Ca dao rất hay dùng cách nói ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, chơi chữ…, đặc biệt là ca dao về tình yêu Đó là bởi thời xưa dưới ảnh hưởng của nho giáo, tình yêu không được biểu
lộ một cách trực tiếp mà bao giờ cũng được nói một cách ý nhị, khéo léo Vì thế,
đi sâu vào những bài ca dao về tình yêu con người đương thời cũng học hỏi được những cách dùng từ, những cách đặt câu và những cách biểu đạt rất học thuật mà vẫn rất giản dị Thêm nữa, ca dao tình yêu hôn nhân của người Việt ở miền Nam
và miền Bắc cũng không hoàn toàn giống nhau Ở những lứa tuổi khác nhau, người ta cũng bày tỏ tình cảm theo những cách khác nhau Vì thế, đọc ca dao chúng ta thêm hiểu những cách thức ứng xử và những nét đẹp văn hóa của từng vùng miền trong cả nước Nhưng tựu trung lại, ca dao tình yêu hôn nhân dù ở vùng miền nào, lứa tuổi nào cũng là một kho tàng ứng xử của người thời xưa cần được nghiên cứu Tất cả sẽ tái hiện lại được đời sống tinh thần của con người thời xưa
Trang 11của người xưa Từ đó, điều chỉnh được thái độ, hành vi cũng như cách ứng xử về tình yêu trong cuộc sống hiện đại
Công việc giảng dạy của giáo viên ở trường phổ thông vì thế cũng đòi hỏi phải nắm vững kiến thức về ca dao, đặc biệt là kiến thức về tình yêu hôn nhân,
để từ đó có cách cảm, cách nghĩ đúng đắn và định hướng được cho học sinh của mình Mảng kiến thức về ca dao trong trường phổ thông cũng chiếm một khối lượng khá lớn Do đó, tìm hiểu về ca dao cũng sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ và
tầm bao quát kiến thức cho giáo viên
2 Lịch sử vấn đề
Đề tài tình yêu, hôn nhân trong ca dao, tục ngữ là đề tài muôn thuở được nhiều người quan tâm và nghiên cứu Các giáo trình văn học dân gian của Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu, Vũ Anh Tuấn, Đỗ Bình Trị… cũng đề cập tới vấn
đề này, tuy không nhiều lắm, nhưng cũng là nguồn tham khảo quý giá cho chúng tôi Bên cạnh đó, qua các cuốn chuyên luận, các luận án, các bài báo mà chúng tôi khảo sát được, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Về vấn đề văn hóa ứng xử trong ca dao, các nhà nghiên cứu mới tập trung
nghiên cứu mảng ứng xử xã hội (Chuyên luận của Trần Thúy Anh: Ứng xử cổ
truyền với tự nhiên và xã hội của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ; bài viết của Hà Đan: Từ chữ “nghĩa” trong ca dao, tìm về một nét ứng xử trong truyền thống văn hóa người Việt; bài viết của Trần Thị Ngân Giang: Nghĩa của từ “nhịn” trong tiếng Việt và chữ nhịn trong văn hóa ứng xử người Việt),
mảng ứng xử trong gia đình, đạo đức (Đỗ Thị Bảy: Sự phản ánh quan hệ gia
đình, xã hội trong tục ngữ, ca dao; Nguyễn Nghĩa Dân: Tục ngữ ca dao về giáo dục đạo đức…); về thi pháp biểu hiện trong ca dao ( bài viết của Cao Huy Đỉnh:
Trang 12Lối đối đáp trong ca dao trữ tình; Đỗ Thị Hòa - Luận văn Thạc sĩ Văn học dân
gian Trường ĐHSP Hà Nội: Đặc điểm nghệ thuật so sánh trực tiếp trong ca dao
tình yêu người Việt; Nguyễn Xuân Kính: Thi pháp ca dao; Đặng Diệu Trang: Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tượng trong ca dao dân ca;
Hoàng Kim Ngọc: So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình: Dưới góc nhìn ngôn
ngữ văn hóa học…)
Về mảng ca dao tình yêu và hôn nhân, các luận văn, các chuyên luận, các bài nghiên cứu mới đề cập tới các vấn đề chung của tình yêu đôi lứa, thân phận người phụ nữ chứ chưa đi sâu vào nghệ thuật ứng xử Tiêu biểu có các bài viết:
bài viết của Lê Thị Thắm: Ý niệm về đôi - cặp trong ca dao người Việt về hôn
nhân và gia đình; Nguyễn Xuân Đức: Nghệ thuật biểu hiện trong bài ca dao
“Trèo lên cây bưởi hái hoa”; Phạm Danh Môn (st, chỉnh lý): Tình yêu đôi lứa trong ca dao Việt Nam: Từ điển Bách Khoa; Phạm Thu Yến: Cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong văn hóa xưa – nay Ngoài ra, các tác giả cũng nghiên
cứu ca dao tình yêu, hôn nhân của các vùng miền: Quán Vi Miên: “ Ca dao, dân
ca Thái về tình yêu và sự chia ly”; Trần Phỏng Diều: Phương ngữ Nam Bộ trong
ca dao về tình yêu; Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian của Dương Thị Bích
Liên: Dân ca Xoan Ghẹo vùng văn hóa dân gian Phú Thọ; Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian của Bùi Thị Lê Vân: Dân ca giao duyên trong truyền thống văn
hóa tinh thần của dân tộc Dao… Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả đi sâu
phân tích một số bài ca dao cụ thể: Nguyễn Xuân Đức với bài “Trèo lên cây
bưởi hái hoa”, Đỗ Thị Kim Liên với bài ca dao “Tát nước đầu đình”, hay
Nguyễn Quốc Dũng với bài phân tích một câu ca dao “Một thương tóc bỏ đuôi
gà”…
Trang 13Như vậy, vấn đề văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt mới chỉ được đề cập một cách sơ lược, chứ chưa được nghiên cứu
thành hệ thống bài bản Vì vậy, chọn tên đề tài “Văn hóa ứng xử về tình yêu và
hôn nhân trong ca dao người Việt” là việc làm cần thiết, khoa học, không bị
trùng lặp Việc làm của chúng tôi sẽ làm nổi rõ văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao Việt, qua việc hệ thống hóa một cách chi tiết và đầy đủ mảng ca dao tình yêu, hôn nhân trong kho tàng ca dao người Việt
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn của chúng tôi có tên là : "Văn hóa ứng xử về tình
yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt" Vì vậy đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi là thái độ ứng xử của nam, nữ trong tình yêu và thái độ ứng xử trong mối quan hệ hôn nhân Chúng tôi tập trung làm rõ văn hóa ứng xử của các nhân vật trữ tình trong ca dao được biểu đạt Đó là cách ứng xử nhìn từ quan điểm giới đẳng cấp xã hội, tầng lớp xã hội, áp lực của dư luận, lề thói…, đặc biệt là cách nhìn của ca dao đối với người phụ nữ Trên cơ sở đó, chúng tôi có sự so sánh cách dân gian đối xử với người phụ nữ trong chèo cổ, truyện nôm bình dân cũng như cách những người phụ nữ đó ứng xử trong tình yêu, hôn nhân Từ đó
có thể thấy hôn nhân và tình yêu thể hiện chuẩn mực của xã hội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu về ca dao rất dồi dào, phong phú, đa dạng biểu hiện ở nhiều công
trình Nhưng với đề tài “Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao
người Việt”, đối tượng khảo sát chính của chúng tôi là “Kho tàng ca dao người
Việt” (1995),
Trang 144 tập, do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin,
H Ngoài ra chúng tôi có tham khảo thêm“Tổng tập Văn học dân gian người
Việt” (2002), Nxb khoa học xã hội, H Đây là một công trình tập thể được biên
soạn công phu gồm 19 tập về tất cả các thể loại của văn học dân gian người Việt Chúng tôi sử dụng tập 15,16 (quyển thượng, quyển hạ) là tập nói về ca dao người Việt Trong quá trình tiến hành thống kê và phân tích, đối chiếu, so sánh, chúng tôi cũng có thể sử dụng thêm một số tư liệu có sẵn, được trích dẫn lại trong các công trình có liên quan Các tư liệu này đều được chú thích rõ nguồn gốc, xuất xứ
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần vào việc tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt
về tình yêu và hôn nhân được phản ánh trong ca dao Đề tài cũng khẳng định những giá trị đã tạo nên vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt nói riêng
và con người Việt Nam nói chung Từ đó phát huy những nét đẹp đó để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
4.2.2 Từ “Kho tàng văn học dân gian người Việt” (4 tập), chúng tôi đã tiến
hành khảo sát, phân loại, tổng hợp để lựa chọn ra những lời ca dao nói tới văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân
Trang 154.2 3 Sử dụng các phương pháp thích hợp để bình giá, phân tích theo những mục đích đã xác định
5 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục đích đặt ra để triển khai đề tài này chúng tôi chú ý đến các phương pháp chủ yếu sau :
Phương pháp thống kê phân loại : Trước hết chúng tôi tiến hành thống kê
toàn bộ số lượng những lời ca nói về cách ứng xử trong tình yêu và hôn nhân
Đó là cơ sở khoa học cho những nhận định, kết luận của luận văn Qua kết quả thống kê phân loại chúng tôi có thể rút ra những nhận xét một cách chính xác, khách quan và khoa học
Phương pháp phân tích, tổng hợp - bình: Trên cơ sở của việc thống kê,
phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích, hệ thống hóa Dựa vào kết quả của sự phân tích, chúng tôi sẽ tổng hợp để rút ra những kết luận khái quát Trong quá
trình đó chúng tôi có sử dụng phương pháp bình Đây không phải là phương pháp chủ yếu mà đây chỉ là cách tiếp cận sâu hơn khi cần khái quát tư duy của
các tác giả dân gian
Ngoài những phương pháp cơ bản trên đây, trong quá trình nghiên cứu
chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp liên ngành
Trang 16đó để ta có cái nhìn đúng đắn về tình yêu, hôn nhân trong cuộc sống hiện đại và đây là điều thực sự cần thiết cho giới trẻ ngày nay
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn này gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1 Tổng quan về văn hóa ứng xử
1.2 Ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong văn hóa Việt Nam
1.3 Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao từ góc nhìn thể
loại
Chương 2: Văn hóa ứng xử trong tình yêu
2.1 Tình yêu hạnh phúc
2.2 Tình yêu đau khổ
2.3 Tình yêu đơn phương
2.4 Những ước mong trong tình yêu
Chương 3: Văn hóa ứng xử trong hôn nhân
3.1 Ứng xử trong quan hệ vợ chồng
3.2 Ứng xử trong mối quan hệ khác
Trang 17CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tổng quan về văn hóa và ứng xử
“Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt” tự
giới hạn trong một phạm vi nhỏ của văn hóa, quan hệ về tình yêu nam nữ, về quan hệ hôn nhân ( trong đó có quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, anh em
họ hàng …) Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa:
Văn hóa “là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (kho tàng văn hóa dân tộc, văn hóa phương Tây); những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần nói chung (sinh hoạt văn hóa văn nghệ); tri thức, kiến thức khoa học (học văn hóa, trình độ văn hóa); trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh (người thiếu văn hóa, cư xử rất có văn hóa, gia đình văn hóa); tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh)” [54, tr 1705]
Tác giả Đoàn Văn Chúc cho rằng: “Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa -
không nơi nào không có!”[7] Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con
người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[60]
Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, định nghĩa về văn hóa có thể tạm quy ước về hai loại “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ,
Trang 18lối ứng xử… Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn… và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau” [71, tr.22]
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: “Văn
hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có
lí tính, có óc phê phán và dấn thân mọt cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [71, tr.23] Điều đó cũng có nghĩa là “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia”
Như vậy, có thể thấy rằng: văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên Văn hóa là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa, được tái tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Nói cách khác, văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước
sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể
Trang 19hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh
Theo GS Hoàng Phê, ứng xử là “thể hiện thái độ, hành động thích hợp
trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác” [54, tr 1691] Hành vi
ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ
Theo lời phát biểu của ông De Cuella, nguyên Tổng giám đốc UNESCO
nhân buổi tổng kết thập kỉ văn hóa (1987 – 1997) của Liên Hợp Quốc: “Văn hóa
là cách sống (cách ứng xử) cùng nhau” Như vậy nghĩa là nghiên cứu ứng xử
cũng là nghiên cứu văn hóa, cách sống Ứng xử là hệ thống các quan hệ tương tác, các phản ứng được thực hiện bởi các vật thể sống, kể cả con người để thích nghi với môi trường
Có thể nói, văn hóa là toàn bộ những truyền thống hướng dẫn hành xử mà các cá nhân trong một xã hội được xã hội đó trao truyền bằng những hình thức
Trang 20học tập khác, đa dạng Điều này cần bắt đầu ngay từ nhỏ, được nhập thân văn hóa từ khi còn trong bụng mẹ Ra đời, được 12 bà mụ dạy ăn, nói, gói, mở và tự rèn luyện bằng cách học tập suốt đời Ứng xử của con người ở các nước, các vùng khác nhau thì không giống nhau do nền văn hóa khác nhau Còn ứng xử của loài vật thì khắp nơi hầu như giống nhau vì loai vật không có văn hóa Điều này có nghĩa là trong những thời đại khác nhau thì văn hóa ứng xử của con người cũng có sự thay đổi
1.2 Ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong văn hóa Việt Nam
1.2.1 Ứng xử về tình yêu trong văn hóa Việt Nam
Tình yêu và hôn nhân là hai vấn đề hầu như luôn đi đôi với nhau, gắn bó
và tương quan chặt chẽ với nhau như một Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của con người nên tình yêu đòi hỏi cung cách ứng xử cũng phải cao đẹp
để tương ứng với nó Từ cách xưng hô đến hò hẹn, cả khi trách cứ giận hờn cũng phải mang màu sắc đặc thù của tình yêu Nếu chúng ta xử sự một cách suồng sã thì dù có yêu nhau đến đâu chăng nữa cũng chỉ là một thứ tình yêu thiếu văn hóa
Do tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người cho nên dù
ở thời đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn chương Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa là một quốc gia nông nghiệp Với hình thể chữ S mềm mại uốn cong ven bờ Thái Bình Dương, với cảnh vật thiên nhiên kỳ thú như cỏ cây hoa lá, như núi cả sông sâu, như lũy tre xanh, như đồng ruộng óng ả lúa vàng, hòa với tâm tình và lịch sử của dân tộc, quê hương Việt Nam có một nền văn chương bình dân hay bác học hết sức phong phú đầy nét vẽ chân thành pha lẫn những điểm tế nhị và sâu sắc Trong cái tình cảm đa dạng đó của dân tộc, tình yêu nam nữ đã vươn lên như cánh hoa nở trong vườn đời, tạo nên biết bao câu ca dao tình tứ , bao vần thơ truyền khẩu lãng mạn
Trang 211.2.2 Ứng xử về hôn nhân trong văn hóa Việt Nam
Hôn nhân là một trong những việc quan trọng của cuộc đời mỗi con người Hôn nhân tốt đẹp sẽ đem lại hạnh phúc bền vững, cuộc sống gia đình hòa thuận, êm ấm Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc thái của văn hóa tộc người Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa - xã hội khác
Trong xã hội truyền thống của người Việt, hôn nhân là việc của hai bên cha
mẹ, hai họ dựng vợ gả chồng cho con cái Có thể lý giải rằng tục lệ này xuất phát từ quyền lợi tập thể, mà trước hết là quyền lợi của gia tộc, rồi tới đáp ứng các quyền
lợi làng xã “Nhìn chung, lịch sử truyền thống hôn nhân của Việt Nam luôn là lịch
sử hôn nhân vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng: Từ những cuộc hôn nhân nổi danh như Mỵ Châu với Trọng thủy, công chúa Huyền Trân với vua Chăm Chế Mân, công chúa Ngọc hân với Nguyễn Huệ…, rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia; cho đến tuyệt đại bộ phận các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân – tất cả đều là làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ, lớn là quốc gia, nhỏ là gia tộc” [60, tr 256 – 259]
Đối với tộc người Việt việc duy trì dòng dõi là hết sức quan trong, nên khi xem xét đến con người trong hôn nhân, trước hết người ta quan tâm đến khả năng sinh sản của người con gái Vì vậy, kén dâu, lấy vợ thì phải chọn:
“Đàn bà đáy thắt lưng ong Vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con”
Trang 22Người vợ còn phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho nhà chồng, còn người chồng phải là người tài ba để đem lại vinh quang (nguồn lợi tinh thần) cho gia
Trong xã hội người Việt cổ truyền khá phổ biến hiện tượng ép duyên, xuất phát từ quan điểm hôn nhân vị mưu sinh Mặt khác, cũng có quan điểm hôn nhân vị tình cảm Có lẽ đây mới là quan điểm chủ đạo, phù hợp với truyền thống trọng tình của người Việt Vì vậy, ép duyên là cách ứng xử có tồn tại trong xã hội song không được coi như một giá trị văn hóa, mà là một hiện tượng cần phê phán Từ những nhận xét trên ta thấy cách ứng xử bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo với những quan điểm "môn đăng hộ đối", "lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống" tuy có tồn tại trong xã hội Việt Nam, song nó không bắt rễ sâu chắc như quan niệm bản địa vốn trọng tình Còn trong cuộc sống gia đình, ứng xử trong gia đình người Việt được dựa trên nền tảng tình cảm hết sức vững chắc, tốt đẹp: vợ chồng đầu gối tay ấp Mối quan hệ đó thật bền chặt, gắn bó, thiêng liêng và sâu sắc
Quan hệ vợ chồng là quan hệ gắn bó từ hai phía, phụ thuộc từ hai phía, vì
nhau và luôn cậy nhờ lẫn nhau “Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai
chữ hòa thuận […] có hòa thuận với nhau thì việc khó đến đâu cũng làm nên được Người chồng trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết với chồng” [4, tr.84] Xuất phát từ quan điểm gắn bó và bình đẳng này, người phụ nữ
trong gia đình truyền thống người Việt có vai trò rất đặc biệt Của cải trong gia đình
Trang 23là của chung: của chồng, công vợ; mọi việc trong gia đình phải: thuận vợ, thuận chồng Người đàn bà là tay hòm chìa khóa và còn đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp của chồng: “Người vợ trên phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, có khi phải
nuôi cả chồng; giữa thì giúp chồng lo lắng công kia việc khác, gánh vác giang sơn nhà cho chồng; dưới thì săn sóc nuôi con, thế mới là nội trợ” [4, tr.85]
Như vậy, người vợ trong gia đình có vị trí được tôn trọng, bình đẳng với người chồng Mặt khác, trong cuộc sống gia đình, phương châm ứng xử của người
vợ cũng lại rất khéo léo theo kiểu “lạt mềm buộc chặt” Đây thực sự là một phương châm ứng xử tuyệt vời của những người vợ Việt Nam, xuất phát từ đặc trưng trọng hòa hiếu, trọng cuộc sống cộng đồng Theo truyền thống này, con người luôn muốn hòa hợp, thích nghi với nhau để cùng chung sống Nếu không có cách ứng xử mềm mại, hợp lý thì làm sao có được gia đình êm ấm và hạnh phúc được? Sự nhún nhường trong ứng xử của người vợ không phải là sự hạ thấp phẩm giá của người
phụ nữ, mà là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt
- Có con phải lụy vì con,
Có chồng phải gánh giang san nhà chồng
- Chồng tôi áo rách tôi thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Những phân tích trên đây cho thấy một điều khá thú vị, mặc dù đã từng là tư tưởng của người Việt trong nhiều thế kỷ, song Nho giáo dường như không bắt rễ sâu vào tầng lớp bình dân, ít nhất cũng trong quan hệ hôn nhân Mối quan hệ bình đẳng dựa trên cơ sở tình cảm gắn bó, quan tâm lẫn nhau như ta thấy ở trên thật khác
xa với gia đình gia trưởng của Nho giáo, trong đó vai trò của người vợ hoàn toàn là phụ thuộc và thụ động Hiện tượng này có thể lý giải được nếu như xem xét hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam
Trang 24- Thứ nhất, Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam trong điều kiện xã hội Việt Nam có nhiều nét khác biệt với xã hội Trung Quốc
- Thứ hai, với nền sản xuất tiểu nông: Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa , vai
trò của người vợ bình đẳng với người chồng là hoàn toàn dễ hiểu Mặt khác, người
vợ còn là người quản lý gia đình, chăm sóc con cái, gia súc, trong khi người chồng làm các công việc đồng áng khác Đây là cách phân công lao động phù hợp và hiệu quả đối với nền sản xuất tiểu nông, là cơ sở để phát sinh truyền thống trọng phụ nữ của người Việt Truyền thống này lại được bảo lưu trong môi trường khép kín của làng quê với lối ứng xử theo kiểu: Phép vua thua lệ làng Do đó, Nho giáo có thể thâm nhập vào bề nổi của cuộc sống thông qua các cấp quản lý hành chính, chứ không bắt rễ sâu vào tâm thức dân gian
Tóm lại, ứng xử trong hôn nhân của người Việt có những nét bản sắc trong văn hóa Đó là cách lựa chọn đối tượng hôn nhân tương hợp dựa trên nhân cách và tình cảm, là mối quan hệ gia đình bình đẳng, gắn bó giữa chồng và vợ, là vai trò của người phụ nữ được tôn trọng với những cách ứng xử nhằm bảo đảm sự hòa thuận
êm ấm trong gia đình Đó chính là tinh hoa trong đạo lý sống của người Việt được bảo lưu qua nhiều thế hệ như những giá trị trường tồn và mang đậm bản sắc của dân tộc Việt
1.3 Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao từ góc nhìn thể loại
Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian, là cả một thế giới muôn màu muôn vẻ, đem đến cho người dân xưa và cho chúng ta ngày nay biết bao tri thức, biết bao bài học trong lao động sản xuất, trong ứng xử, củng cố cho con người niềm tin vào điểu thiện, khơi dậy niềm tự hào về quê hương đất nước
Trang 25Ca dao về tình yêu và hôn nhân trước hết là những sáng tác của những người lao động Tất nhiên đây không phải thơ ca lao động vì nhịp điệu, tiết tấu của nó không phụ thuộc vào động tác lao động, song nó lại ra đời trên cơ sở lao động, gắn liền với môi trường sinh hoạt lao động của nhân dân Điều này cũng tương đồng với các sáng tác dân gian khác như truyện nôm bình dân, chèo cổ… Tuy nhiên, cách ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao khác với cách ứng
xử trong chèo cổ và truyện nôm cũng về lĩnh vực này
Trước hết là cách ứng xử trong chèo cổ Với khuôn khổ luận văn, chúng
tôi chỉ khảo sát cách ứng xử của các nhân vật nữ để đưa ra sự so sánh Các nhà
nghiên cứu ta đã chia nhân vật nữ trong chèo cổ ra làm hai nhóm cơ bản: nhóm
nữ thuận (nữ chín) và nhóm nữ nghịch (nữ lệch)
Nhóm nữ thuận – là những người phụ nữ tuân theo mọi quy định của lễ
giáo phong kiến : tứ đức, tam tòng, đảm đang, nết na, chung thủy Họ là tấm gương trong sáng cho mọi người soi vào học tập, noi theo Đó là Trinh Nguyên
trong vở Tôn Mạnh – Tôn Trọng, một người phụ nữ trẻ đẹp, nết na, đã tình
nguyện chọn đứa con trai mình dứt ruột đẻ ra để chết thay con chồng, góp phần phủ định quan niệm sai về người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến về mối
quan hệ mẹ ghẻ con chồng Đó là Thị Phương trong vở Trương Viên, 18 năm vất
vả, vẫn một lòng thủy chung với chồng nơi xa, vẫn thành tâm nuôi mẹ chồng hết mực, góp phần phủ định quan niệm sai về quan hệ mẹ chồng nàng dâu dưới thời
phong kiến Đó là Châu Long trong vở Lưu Bình – Dương Lễ đi nuôi bạn thay
chồng nhưng vẫn giữ được đạo vợ chồng thủy chung, nghĩa bạn bè trong sáng, là
hình mẫu cao đẹp để phủ định quan niệm sai lầm dưới thời phong kiến là: “Lửa
gần rơm lâu ngày cũng bén” Đó là Thị Kính trong vở Quan Âm Thị Kính chịu
oan khuất giết chồng, tằng tịu với ả Thị Màu để có con
Trang 26Có thể thấy hành động của những nhân vật thuộc nhóm nữ thuận trên đã
thể hiện thái độ ứng xử của người phụ nữ xưa trong mối quan hệ tình yêu và gia đình rõ nét: Đối với chồng thì thủy chung son sắt, với mẹ chồng thì yêu kính hiếu thảo, với con riêng của chồng cũng chăm sóc yêu thương… Phẩm chất của người phụ nữ xưa đã được chèo cổ đề cao và khẳng định trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình, trong đạo lí làm người, trong văn hóa xã hội theo truyền thống Việt Thái độ ứng xử đó cũng giống với cách ứng xử của người phụ nữ truyền thống trong ca dao
Tuy nhiên, cách ứng xử của nhân vật thuộc nhóm nữ nghịch (bao gồm
những người phụ nữ có tư duy, tình cảm, hành động trái với lễ giáo phong kiến, không tuân theo phép tắc của Thánh hiền) lại có phần mạnh mẽ, rõ ràng hơn so với một số nhân vật nữ “cá tính” và “nổi loạn” của ca dao Trong ca dao, người phụ nữ đôi khi bày tỏ thái độ bất cần, phủ nhận về chữ “trinh”, lẳng lơ, đàng điếm Điều này dẫn tới hệ quả là trong ca dao, khuyết điểm bị nhắc tới nhiều nhất của người phụ nữ là thói lẳng lơ, không chính chuyên Thói xấu ấy được
nhắc đến với những cảnh huống khác nhau như: khi ở với chồng thì dành “quả
ngọt” cho “trai”, đang sống với chồng cũng “nom chồng người”, khi xa chồng
thì “Nhớ chồng thì ít nhớ trai thì nhiều” Thậm chí tới mức “Loạn trôn từ thuở
vắng chồng tới nay”, hay bị chồng đánh vì “ve ông lái mành”, hoặc ngông
cuồng tới mức:
- “Chữ trinh đáng giá nghìn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm Còn như yêu vụng dấu thầm Họp chợ trên bụng đến trăm con người”
Trang 27Những biểu hiện trên trong ca dao cho thấy dưới xã hội phong kiến, người phụ
nữ dám bung phá để được sống theo sở thích riêng, mặt khác còn cho thấy dư luận hết sức quan tâm và khắt khe đối với người phụ nữ Điều này vừa biểu hiện
sự áp chế của lễ giáo phong kiến đối với người phụ nữ, vừa thể hiện sự chống đối của người phụ nữ với chính lễ giáo ấy
Trong khi đó, những người phụ nữ ở chèo cổ lại có cách ứng xử quyết liệt
hơn Đó là nàng Xúy Vân trong vở Kim Nham đã giả điên để ruồng rẫy chồng và
đi theo gã sở khanh Trần Phương; là Thị Màu trong vở Quan Âm Thị Kính đã lên
chùa ghẹo tiểu Kính, về nhà ngủ với người ở là anh Nô rồi có con, không sợ cha,
sợ mẹ, sợ làng xóm, sợ phạt vạ của xã; là Thiệt Thê trong vở Chu Mãi Thần bỏ
chồng làm thiếp của Tuần Ty Việc làm của những nhân vật nữ ấy đều đi ngược lại đạo lí cương thường “tam tòng tứ đức”, nhưng thể hiện thái độ muốn phá tan mọi ràng buộc của phong kiến đương thời để đi tìm quyền tự do yêu đương
Tuy nhiên, cũng thông qua hành động, nhân cách của nhóm nữ
nghịch này, chúng ta thấy dân gian không hề ghét bỏ, căm giận họ như loại nhân
vật phản diện ở Tuồng hoặc Kịch nói, mà ngược lại, có phần hào hứng, ủng hộ,
hùa theo và yêu thích nữa Nguyên nhân của hiện tượng này bởi nhóm nữ
nghịch đã trở thành phương tiện phản phong trực diện của các tác giả dân gian
đối với lễ giáo phong kiến Nếu nhóm thứ nhất – là những phụ nữ thuận theo lễ giáo phong kiến mà không được hạnh phúc, thì nhóm thứ hai là hành động mang
tinh thần nổi loạn, đập phá, phủ định để tự giải thoát mình theo “lễ giáo” của mình Đây cũng là một phần nguyên nhân để lý giải tại sao cách ứng xử của người phụ nữ trong chèo cổ lại mạnh mẽ, quyết liệt hơn cách ứng xử của người phụ nữ trong ca dao
Trang 28Tiếp đó là cách ứng xử trong truyện nôm bình dân Nhân vật nữ trong
truyện nôm bình dân thường là những nàng công chúa hoặc tiểu thư con nhà
khuê các Đặc điểm chung của họ là xinh đẹp về ngoại hình, tốt đẹp về bản chất, đặc biệt là lòng thủy chung tuyệt đối Cách thức ứng xử của họ về vấn đề tình yêu và hôn nhân, theo chúng tôi được thể hiện như sau:
Đầu tiên là thái độ chủ động trong tình yêu và hôn nhân Có lẽ đúng là
phái đẹp nhạy cảm hơn nên họ phát hiện ra trước nhịp đập trái tim mình hoà điệu với chàng trai ngay từ những giây phút đầu tiên Dù biết người ấy nghèo khổ, đi
ăn mày, các cô không chỉ giúp đỡ về vật chất mà trong lòng còn cảm nhận ngay
được mối duyên tiền định Công chúa Bạch Hoa (Truyện Lý Công) dù chưa một lần gặp mặt nhưng khi nghe Thị Hương kể về Lý Công, nàng liền “động lòng
thương” rồi đích thân may áo gấm thêu hoa cho chàng Nàng đã lấy lí do “giảng kinh sách” để cho chàng vào cung “sớm vào thì tối lại ra” Tuy nhiên, giữa hai
người vẫn là một mối tình trong sáng Chúng ta thấy, hành động của công chúa thật táo bạo, nàng dám vượt qua rào cản Nho giáo đến với tình yêu Hay nàng
Ngọc Hoa (Phạm Tải Ngọc Hoa) chưa nghe Phạm Tải kể hết gia cảnh đã “tự
nhiên chuyển động bời bời lòng hoa” rồi chủ động nói lời ước hẹn
Có thể thấy, dù ít nhiều bị ngoại cảnh chi phối, các cô gái trong truyện
nôm bình dân vẫn là người mạnh dạn đến trước với người mình yêu Sự chủ
động này cũng thấy được ở các cô gái trong ca dao, tuy nhiên, cách thức biểu hiện lại có nét khác biệt lớn Ở ca dao, các cô gái bày tỏ tình cảm với người
mình yêu cũng chỉ dừng lại ở cách nói vòng vo, xa xôi Khi muốn tỏ tình với chàng trai, cô gái thường mượn những vật hay việc khác để đưa đẩy, bóng gió, như: mượn việc lao động để thăm dò ý tứ, lấy cớ chăm sóc mẹ già để nói việc gắn bó trăm năm, mượn những sự vật xung quanh như khăn, áo, yếm để kín đáo
Trang 29bày tỏ lòng mình… Cũng có khi, vượt ra khuôn khổ lễ giáo phong kiến, bất chấp quan niệm “cọc đi tìm trâu”, các cô mạnh dạn bày tỏ:
“Anh về anh cho em theo Tiền cưới mặc họ, tiền cheo mặc làng”
Tuy nhiên, những câu ca thuộc loại này cũng không nhiều
Nhân vật nam trong truyện nôm bình dân thường là những người mồ côi,
con nhà nghèo khổ, hoặc con nhà quyền quý trong quá khứ nhưng gia đình lâm vào cảnh đại nạn, cuộc sống hiện tại vô cùng khó khăn So với sự mạnh dạn chủ động của các cô gái thì các chàng có vẻ rụt rè, nhút nhát Xét đến cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình, phái mạnh cũng tỏ ra không “mạnh” bằng phái yếu
Trong khi đó, cách ứng xử của chàng trai trong ca dao lại mạnh mẽ, chủ động
và nam tính hơn nhiều Trong tình yêu, người con trai thường là người chủ động nói lời yêu và lời tỏ tình của họ cũng thẳng thắn, quyết liệt hơn so với cách tỏ tình của nữ giới:
- “Thoạt vào anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không?”
- “Cô kia cắt cỏ một mình Cho tôi cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng”
Cách tỏ tình của các chàng có thể trực tiếp, có khi xa xôi vòng vo đưa đẩy, nhưng tất cả đều thể hiện chất lãng mạn, yêu đời và đặc biệt thể hiện rõ vai trò của “phái mạnh”
Trang 30Cách tỏ tình của các chàng có thể trực tiếp, có khi xa xôi vòng vo đưa đẩy, nhưng tất cả đều thể hiện chất lãng mạn, yêu đời và đặc biệt thể hiện rõ vai trò của “phái mạnh”
Tóm lại, ở chèo cổ, truyện nôm bình dân hay ca dao, văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân của các nhân vật đều gặp gỡ nhau ở nhiều điểm: thái độ chủ động trong tình yêu, lòng thủy chung son sắt trong mối quan hệ vợ chồng, sự hiếu kính đối với cha mẹ…, nhưng mức độ thể hiện khác nhau Cụ thể, biểu hiện của các nhân vật trong ca dao có phần ý nhị, kín đáo hơn so với chèo cổ và đặc biệt là so với truyện nôm bình dân Điểm khác biệt này có được xuất phát từ đặc trưng của thể loại, bởi ca dao là thể trữ tình dân gian, nên cách thức biểu hiện cũng ý nhị hơn
Tiểu kết chương 1
Trên đây chúng tôi vừa trình bày những vấn đề mang tính khái quán nhất làm cơ sở cho những nghiên cứu về đối tượng trong luận văn của mình Có thể thấy, văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao người Việt có nét đặc trưng cơ bản là sự gắn bó, thuỷ chung nồng thắm Người Việt xây dựng quan hệ tình yêu và vợ chồng trên cơ sở yêu thương nhau ở tính nết Tình yêu ấy được thử thách qua việc họ cùng nhau chịu cảnh nghèo, cùng lao động, sống chung thủy với nhau Đặc biệt, sự gắn bó trong quan hệ vợ chồng người Việt còn thể hiện ở đặc điểm: càng xa cách càng gắn bó, gắn bó trong lao động
Bên cạnh đó, có một số các câu ca có nội dung biểu hiện thái độ chống lại triết thuyết Khổng Mạnh, tiêu biểu như:
- Người phụ nữ chống lại chế độ phụ quyền: họ mỉa mai, nổi loạn, đạp đổ oai quyền của đàn ông, đem thói hư tật xấu của đàn ông ra châm biếm như: đàng
Trang 31điếm, không đứng đắn, cờ bạc hoang tàn, tham ăn, ham sắc dục… Đây cũng là một cách tấn công vào chế độ phong kiến
- Tình thương của người phụ nữ đặt lên trên quyền điều khiển của cha mẹ, tuy vậy sự chống đối ý thức “tại gia tòng phụ” này chưa quyết liệt
Trang 32CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU
Tình yêu nam nữ là chủ đề chiếm số lượng lớn và có nội dung phản ánh hết sức phong phú trong ca dao Có thể nói, tâm hồn tình cảm của con người là thế giới vô số những cảm nghĩ dung hợp, đan xen, hòa quyện với nhau Tình yêu với những rung động ngọt ngào là dạng cảm xúc mà con người khó có thể giãi bày bằng ngôn ngữ giao tiếp thông thường Ca dao đã cho ta thấy trai gái gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong khi lao động, hội hè đình đám, vui
xuân Trong cuốn: “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc Phan nói rằng: “Có thể nói muốn hiểu biết tình cảm của nhân dân Việt Nam xem dồi
dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều hơn cả ở những khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể không nghiên cứu ca daoViệt Nam” Mà
“Trong ca dao Việt Nam, những bài ca về tình yêu nam nữ nhiều hơn cả, những nỗi lo lắng trong khi muốn bảo vệ mối tình chung thủy, những đau thương khi xảy ra những cản trở cho ước nguyện không thành ”[52] Tất cả đã tạo nên
những cung bậc của tình yêu Đó là những tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung da diết; hoặc đó là cảm xúc nảy sinh trước những tình huống rủi ro, ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở, oán trách Qua ca dao, giá trị truyền thống và tâm hồn người Việt Nam được thể hiện và lưu giữ một cách rõ nét nhất Bằng những tình yêu lành mạnh, tình cảm tự nhiên được miêu tả một cách sinh động trong ca dao Việt Nam Cũng qua đó đã cho ta thấy sự hà khắc của lễ giáo phong kiến trước đây Không những thế, một số bài ca dao đã phản ánh tinh thần đấu tranh để bảo vệ tình yêu chân chính của các bạn thanh niên thời bấy giờ
Để làm rõ cách ứng xử của nam nữ thanh niên trong ca dao về tình yêu đôi lứa, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát thông qua các góc độ cũng như giai đoạn trong
Trang 33tình yêu Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu thì tình yêu đôi lứa trong ca dao được trình bày qua bốn thể loại nhỏ biểu trưng cho các giai đoạn trong tình yêu:
ca dao tỏ tình, ca dao tương tư, ca dao thề nguyền, ca dao hận tình Theo Đinh
Gia Khánh: “ca dao, dân ca trữ tình về tình yêu nam nữ có nội dung phản ánh
được mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường của nó: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền, những tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung hoặc sự thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách…”
[20, tr.447] Dựa trên thống kê của các tác giả Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật chủ biên trong “Kho tàng ca dao người Việt” [32], chúng tôi tạm chia ra
các loại tình huống xảy ra trong tình yêu là tình yêu hạnh phúc, tình yêu đau khổ, tình yêu đơn phương và những ước mong trong tình yêu Trên cơ sở đó, mỗi tình huống sẽ có những cách ứng xử khác nhau
và gắn liền với những hình ảnh đồng ruộng, cái cày, con trâu, cây đa, giếng nước, lũy tre, sân đình Trong hoàn cảnh khác nhau, con người sẽ chọn những cách bày tỏ với sắc thái khác nhau, có lúc gặp trên đường cất lên câu hát trêu
Trang 34ghẹo nhau, cũng có thể gặp lần đầu muốn ướm hỏi thăm dò ý tứ, hoặc cũng có khi đã quen biết nhau từ lâu Có nhiều cách tỏ tình: có thể trực tiếp, có khi là xa xôi, vòng vo, đưa đẩy, nhưng tất cả đều thể hiện được tính chất lãng mạn, yêu đời Đặc biệt, trong lời ca tỏ tình, có thể thấy được sự chủ động bày tỏ của cả nam và nữ Dựa trên chủ thể trữ tình, chúng tôi sắp xếp, phân loại những lời tỏ tình trong ca dao lứa đôi bao gồm:
Nam chủ động
Chàng trai trong ca dao thường hiện lên như một anh chàng nghịch ngợm
và lém lỉnh:
- “Gặp em anh nắm cổ tay Nhờ vá cái áo, nhờ may cái quần”
Trang 35- “Cô kia đứng ở bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”
Cũng có khi, đó là một anh chàng rất bộc trực, hồn nhiên:
“ Thoạt vào anh nắm cổ tay Anh hỏi câu này có lấy anh không”
Có người con trai lại kín đáo và tế nhị Khi chưa hiểu lòng bạn, anh vừa muốn tìm cách làm quen, vừa muốn giãi bày tình cảm Có thể thấy rõ lối ứng xử này qua các bài ca dao đã được đặt tên như “Bài ca xin áo”, “Bài ca chàng thợ mộc” Ở “Bài ca xin áo”, chàng trai mở đầu, hỏi người thôn nữ bằng một câu hỏi ỡm ờ, gợi ý xa xôi:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà”
Người con trai thật sự chưa chắc đã để quên cái áo, nhưng chàng cố ý gài người thôn nữ vào thế phải trả lời khi tỏ ý ngờ rằng nàng đã giữ cái áo của mình để làm tin Cũng có khi chỉ là một câu hỏi bâng quơ nhưng diễn đạt bằng những câu thơ thật trữ tình của một đêm trăng sáng, chàng trai có nhiều hi vọng để được cô gái trả lời:
“Hỡi cô tát nước đầu làng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
Nhiều khi chàng mạnh dạn hơn:
“Cô kia cắt cỏ một mình Cho tôi cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Trang 36Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng”
Nhưng thường thì các chàng trai làng hỏi dò ý một cách nhẹ nhàng, không dùng hai chữ “vợ chồng” nghe có vẻ suồng sã, mà dùng hai chữ “kết duyên”, có vẻ thơ mộng hơn:
“Hỏi xa anh lại hỏi gần Hỏi em phỏng độ đương xuân thế nào
Thấy em là gái má đào Lòng anh chỉ muốn ra vào kết duyên”
Cũng có khi do còn chịu ảnh hưởng và sự ràng buộc của lễ giáo, các chàng trai còn e ngại chưa thưa chuyện, chưa được phép mẹ cha, nhưng vẫn buông lời tỏ tình:
“Bây giờ ướm hỏi người ngoan
Em về thưa với thầy mẹ anh muốn dan díu tình ”
Nữ chủ động
Người con gái nhỏ nhẹ, hiền lành, dù ít hay nhiều cũng chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến và khuôn phép làng xã Vì thế, để bày tỏ tình cảm, họ chọn cách nói vòng vo, xa xôi Dù có tiếng lẳng lơ như Thị Mầu thì lời tỏ tình vẫn kín đáo, tình tứ:
“Anh như táo rụng sân đình
Em như gái rở đi rình của chua”
Khi muốn tỏ tình với chàng trai, cô gái thường mượn những vật, việc khác để
đưa đẩy, bóng gió Khảo sát 6230 lời ca dao về tình yêu lứa đôi trong “Kho tàng
ca dao người Việt”, chúng tôi nhận thấy có 43 lời nhắc đến hình ảnh mẹ già và
việc chăm sóc mẹ già Lấy cớ chăm sóc mẹ già, cô gái nói đến việc gắn bó trăm năm:
Trang 37“Anh đã có vợ con chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Mẹ già anh ở nơi nao?
Để em tìm vào hầu hạ thay anh”
Hoặc với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, cô gái mượn việc lao động để thăm dò ý tứ:
“Anh kia đi ô cánh dơi
“Anh về đi học cho ngoan
Để em cửi vải kiếm quan tiền dài”
Cũng có khi, vượt ra khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, bất chấp quan niệm “cọc
đi tìm trâu”, cô gái mạnh dạn bày tỏ với người yêu:
“Anh về anh cho em theo Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn”
Thậm chí còn bất chấp lề thói, chấp nhận theo không:
“Anh về anh cho em theo Tiền cưới mặc họ, tiền cheo mặc làng”
Có thể nhận thấy trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, lời tỏ tình lại có cách thể hiện khác nhau, từ đó dẫn đến lối ứng xử khác nhau của các nhân vật trữ tình Các chàng trai, cô gái thường mượn việc lao động, việc chăm sóc mẹ già, mượn
Trang 38những sự vật xung quanh như khăn, áo, yếm để nói về tình yêu Nơi giếng nước, gốc đa, sân đình, bờ tre, khóm trúc cùng với những đêm hội hát giao duyên, đối đáp là nơi hẹn hò, nảy nở bao mối tình đẹp của trai gái Ca dao đã ghi lại những cung bậc tình cảm trong những tình huống, hoàn cảnh nảy sinh tình cảm lứa đôi Những buổi cày cấy, gặt hái, tát nước, làm cỏ, nhổ mạ, trên bến dưới thuyền, giữa mênh mông sông nước Đó không chỉ là môi trường lao đông
mà còn là nơi nảy sinh biết bao mối tình
2.1.2 Nỗi niềm tương tư, nhớ nhung, sầu muộn
Tình yêu đến ngay cả những buổi đầu gặp gỡ hay trong những ngày tháng đằng đẵng nhớ nhung, với những nỗi niềm riêng tư được phản ảnh đa dạng, sinh động và tinh tế Có thể thấy rõ điều này trong ca dao với số lời phong phú Nhớ
da diết, nhớ quặn lòng, nhớ thầm nhớ vụng, nhớ bâng quơ, nhớ từ tiếng nói đến
nụ cười, nhớ mái tóc đến cả nơi hò hẹn, ngọn cỏ cành cây đã từng chứng kiến
mối tình của đôi bạn tình Nỗi nhớ người yêu khi thì man mác buồn “Đêm qua
ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ”, khi lại bồi hồi chờ mong
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa như ngồi đống than”, khi lại là một
tâm trạng da diết “Nhớ ai em những khóc thầm, Hai hàng nước mắt đầm đìa như
mưa”
Trạng thái tương tư của đôi lứa yêu nhau như được trút hết vào những lời nhớ thương, khắc khoải, trông đợi, trông ngày, trông đêm Biết bao tình huống biểu hiện sự nồng nàn, đằm thắm, khát khao khi yêu Đó là tâm trạng khắc khoải bồi hồi của người con trai khi trái tim rung lên nhịp điệu yêu thương:
“Đêm qua rót đĩa dầu hao Chờ trăng mặt bể, chờ sao giữa trời Chờ em chẳng thấy em ơi
Trang 39Hết lên trên ghế lại ngồi xuống sân Chờ em cơm chẳng buồn ăn
Dạ những khắc khoải thêm phần nhớ thương”
Thi tứ dạt dào, lời thơ tràn ngập tình ý, thời gian như lắng đọng cùng nỗi nhớ và tình yêu của chàng Trong tình yêu, các chàng trai cũng có những nỗi lo, nỗi niềm trăn trở:
- “Anh là con giai học trò
Mẹ cha thách thế anh lo thế nào”
- “Một bên đèn sách văn chương Một bên làm ruộng em thương bên nào”
Nỗi lo của người con trai thật cụ thể, có phần nặng nề bởi họ là đàn ông, vẫn luôn được coi là “phái mạnh”, là trụ cột của gia đình
Còn các cô gái, khi tình yêu dâng lên ngập lòng thì các cô cũng:
“Ngày ngày ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ Trông chàng chàng cứ ngẩn ngơ Trông mây mây cuốn cột cờ mây xuôi”
Yêu và nhớ đến ngẩn ngơ cả người, nhưng người con gái còn e ngại nhiều
bề, trong đó băn khoăn nhất là không biết chàng trai có thương mình thật hay không, có một lòng một dạ với mình hay không Cô không muốn nghĩ đến điều
đó, song nhìn sông, núi, trăng, gió, cô lại sợ:
“Trăng lên đỉnh núi trăng tà Chàng yêu em thật hay là yêu chơi
Ta thương mình thắm thiết thật thà Biết rằng mình có thương ta hột nào
Trang 40Ta vin cành mận hái nắm hoa đào Biết rằng mình có lòng nào với ta”
Yêu là vậy, nhưng người con gái vẫn lo sợ xem ý tứ chàng trai như thế nào
“Anh đã thương thật em chưa Hay là thương lửng thương lơ đỡ buồn”
Và cô cũng còn lo lắng khi nghĩ đến mẹ cha mình và mẹ cha của chàng trai nữa:
“Cây khô bóc vỏ khó trèo
Hỏi thầy hỏi mẹ thương rể nghèo hay không?”
Cô gái còn sợ cả trời đất, lo đến cả chòm mây cũng nhanh chóng tan đi, và mối tình của cô cũng nhanh chóng tan theo Đúng là tâm trạng của một người đang say đắm vì tình yêu, nhìn vạn vật đều liên tưởng đến tình yêu để lo buồn vu vơ:
“Đá có rêu bởi vì nước đứng Núi bạc đầu là tại sương sa Thấy anh em muốn nói ra
Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời Thấy anh em muốn trao lời
Sợ chòm mây bạc giữa trời mau tan”
Trái tim đôi trai gái luôn hướng đến nhau, bởi nỗi nhớ cứ đầy vơi, vơi đầy trong mắt, hình ảnh của người yêu cứ ẩn hiện đâu đây hòa vào đất trời cỏ cây hoa lá, nên các chàng trai cô gái còn hát lên những lời ca ca ngợi người yêu, ca ngợi tình yêu của mình
“Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua