1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LA tiến sĩ)

256 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu (LÀ tiến sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ THU HÒA

TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

TRONG TIẾNG SÁN DÌU

Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số

Mã số: 60.22.01.09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TẠ VĂN THÔNG

Hà Nội, năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì

công trình nào khác Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu đƣợc trích

dẫn từ các tác phẩm và nguồn tƣ liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo

danh mục tài liệu tham khảo của luận án

Tác giả luận n

TRỊNH THỊ THU HÒA

Trang 4

Xin không quên ơn gia đình, người thân và các đồng nghiệp đã động viên chia sẻ

và tiếp thêm nghị lực trong những lúc khó khăn nhất, giúp tác giả hoàn thành luận án

Mặc dù tác giả đã cố gắng bằng tất cả khả năng của mình, tuy nhiên luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quí báu của các Qu Thầy Cô và đồng nghiệp

TRỊNH THỊ THU HÒA

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa ………

Lời cam đoan ………

Lời cảm ơn ………

Mục lục ………

Danh mục các chữ viết tắt ………

Danh mục các bảng………

i ii iii iv vi vii MỞ ĐẦU ……….……….……… 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ……… 6

1.1.1 Về các từ ngữ chỉ động vật và thực vật……… 11

1.1.2 Về tiếng Sán Dìu……… 15

1.2 Cơ sở lí thuyết ……… 15

1.2.1 Từ, ngữ, nghĩa của từ và sự chuyển nghĩa của từ……… 20

1.2.2 Lí thuyết trường từ vựng ……… ……… 30

1.2.3 Định danh trong ngôn ngữ và bức tranh ngôn ngữ về thế giới……… 35

1.2.4.Vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ học văn hóa……… 37

1.3.Tiểu kết chương 1……… 43

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG SÁN DÌU 45

2.1 Khái quát về động vật và các từ ngữ chỉ động vật tiếng Sán Dìu 45

2.2 Đặc điểm các từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Sán Dìu……… 47

2.2.1 Đặc điểm cấu tạo các từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Sán Dìu……… 47

2.2.1.1 Kết quả thống kê phân loại chung theo cấu tạo 47

2.2.1.2 Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ có hình thức đơn tiết … 48

2.2.1.3 Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ có hình thức đa tiết … 48

2.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Sán Dìu 56

2.2.2.1 Nghĩa của các thành tố trong tên gọi……… 56

2.2.2.2 Nghĩa của các thành tố trong tên gọi với vai trò định danh……… 61

2.3 Đặc điểm các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể động vật trong tiếng Sán Dìu 78

2.3.1 Từ ngữ chỉ bộ phận đặc trưng của động vật ……… 79

2.3.2 Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể động vật dùng chung cho cả người 81

2.4 Tiểu kết chương 2……… 83

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG TIẾNG SÁN DÌU 84

3.1.Khái quát về thực vật và các từ ngữ chỉ thực vật tiếng S n Dìu……… 84

3.2 Đặc điểm các từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Sán Dìu……… 85

3.2.1 Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ……… 85

Trang 6

3.2.1.1 Kết quả thống kê phân loại chung theo cấu tạo 85

3.2.1.2 Đặc điểm cấu tạo các từ ngữ có hình thức đơn tiết 86

3.2.1.2 Đặc điểm cấu tạo các từ ngữ đa tiết… 86

3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa ……… 90

3.2.2.1 Nghĩa của các thành tố trong tên gọi……… 90

3.2.2.2 Nghĩa của các thành tố trong tên gọi với vai trò định danh……… 92

3.3 Đặc điểm các từ ngữ chỉ bộ phận thực vật trong tiếng Sán Dìu 111

3.3.1 Từ ngữ chỉ bộ phận đặc trưng của thực vật……… 113

3.3.2 Từ ngữ chỉ chung bộ phận thực vật và động vật……… 114

3.4 Tiểu kết chương 3……… 116

Chương 4: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA TỘC NGƯỜI QUA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT TRONG TIẾNG SÁN DÌU …… 118

4.1 Phản nh đặc điểm tri nhận thế giới khách quan của người Sán Dìu 118

4.1.1 Biểu hiện qua cách phân loại và qui loại động, thực vật của người Sán Dìu 118

4.1.1.1 Quan niệm phân loại động, thực vật 118

4.1.1.2 Quan niệm quy loại động, thực vật 126

4.1.2 Biểu hiện qua cách định danh động, thực vật 130

4.1.2.1 Cách định danh thiên về miêu tả 130

4.1.2.2 Thường sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng mang đậm văn hóa tộc người 132

4.2 Phản ánh kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và lao động sản xuất………… 135

4.3 Phản nh đời sống văn hóa tộc người……… 137

4.3.1 Về ẩm thực……… 137

4.3.2 Về y học dân gian……… 138

4.3.3 Về tín ngưỡng……… 139

4.3.4 Về văn học dân gian……… 141

4.4 Tiểu kết……… 146

KẾT LUẬN……… 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ………

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

151 152 PHỤ LỤC ……… 156

Trang 7

bày, các ví dụ tiếng Sán Dìu trong luận án đƣợc quy ƣớc ghi bằng kí hiệu chữ hệ

latin theo cách của Nguyễn Thị Kim Thoa (2012, Ngữ âm tiếng Sán Dìu, Luận án

tiến sĩ, ĐHQG, Hà Nội)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại biểu thức định danh động vật trong tiếng Sán Dìu…… 46

Bảng 2.2 Kết quả phân loại cấu tạo của các từ ngữ chỉ động vật………… 47

Bảng 2.3 Kết quả phân loại đặc trưng định danh động vật trong tiếng Sán Dìu 76

Bảng 3.1 Phân loại biểu thức định danh thực vật trong tiếng Sán Dìu…… 85

Bảng 3.2 Kết quả phân loại cấu tạo của các từ ngữ chỉ thực vật………… 85

Bảng 3.3 Kết quả phân loại đặc trưng định danh thực vật chỉ trong tiếng Sán Dìu 109

Bảng 4.1 Quan niệm phân loại động vật của người Sán Dìu……… 119

Bảng 4.2 Quan niệm phân loại thực vật của người Sán Dìu……… 120

Bảng 4.3 Bảng phân loại các loài động vật trong tiếng Sán Dìu………… 122

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Việc xem xét từ vựng của một ngôn ngữ theo những nhóm từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung, đã luôn thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học Bởi vì việc tìm hiểu những nhóm như vậy có thể làm sáng rõ:

1, những đặc trưng và quan hệ mang tính hệ thống về cơ cấu nghĩa, về sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng của ngôn ngữ đang xét; 2, quan hệ giữa hiện thực và lối tri nhận, cách liên tưởng của cộng đồng người nói, qua việc định danh hay sự ghi nhận bằng phương tiện ngôn ngữ, đối với các sự vật hiện tượng của hiện thực này

1.2 Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không chỉ

có giá trị khoa học mà còn mang nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngôn ngữ và nhiều thành tố văn hóa khác của các dân tộc thiểu số đang bị mai một và có nguy cơ biến mất Trước thực tế đó, Đảng

và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách nhằm bảo tồn và phát triển ngôn ngữ cũng như những nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Trong Nghị định 05/ 2011/ NĐ – CP, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra nguyên tắc

cơ bản về hoạt động của công tác dân tộc là: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết,

bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc” [35;1] Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển

văn hóa các dân tộc thiểu số, Nghị định nêu rõ: “Hỗ trợ việc gìn giữ và phát triển chữ

viết của của các dân tộc có chữ viết Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình…” [35; 4]

1.3 Sán Dìu là dân tộc cư trú ở một số tỉnh miền núi trung du phía Bắc Việt

Nam, có số dân không lớn (146 821 người, tính đến tháng 4/ 2009) Ngoài tên gọi Sán

Dìu, dân tộc này còn có tên gọi khác là Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc…

Đây là một cộng đồng định cư ở Việt Nam đã hơn 300 năm Theo các tài liệu đã có, ngôn ngữ của người Sán Dìu thuộc chi Hán, nhánh Hán Nam, ngữ hệ Hán - Tạng

(Sino-Tibetan family) Tiếng nói của người Sán Dìu rất gần với tiếng Hán và chữ viết cũng xuất phát từ chữ vuông gốc Hán (gọi là “Nôm Sán Dìu”) Mặc dù cộng đồng dân tộc

Trang 10

nghiên cứu về ngôn ngữ của cộng đồng này còn rất ít Do địa bàn cư trú của người Sán Dìu thường sống xen kẽ với người Kinh nên phần lớn người Sán Dìu nói tiếng Việt khá thành thạo, nhưng không ít người đã quên ngôn ngữ dân tộc mình Hiện nay, ngôn ngữ của dân tộc Sán Dìu có thể thuộc vào nhóm các ngôn ngữ ít có điều kiện phát triển, có nguy cơ mai một cao

Trước mắt, cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về mặt này mặt khác của tiếng Sán Dìu, nhằm tạo nên cơ sở bảo tồn và phát triển tiếng Sán Dìu Đó

có thể là cơ sở hướng tới các sách công cụ: ngữ pháp; từ điển đối dịch song ngữ

Việt – Sán Dìu; Sán Dìu – Việt, giáo trình giúp cho việc dạy - học ngôn ngữ Việc

tìm hiểu các từ ngữ chỉ ĐVvà TV tiếng Sán Dìu có thể được xem là một trong

những cố gắng về phương diện này

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập tư liệu, khảo sát và phân loại, miêu tả các từ ngữ chỉ động vật và thực

vật trong tiếng Sán Dìu

- Từ kết quả nghiên cứu, bước đầu chỉ ra hiện thực được phản ánh và một số đặc điểm tri nhận của người Sán Dìu qua các từ ngữ chỉ ĐVvà TV tiếng Sán Dìu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ ngữ chỉ ĐVvà TV trong tiếng Sán Dìu

Cụ thể, luận án giới hạn nghiên cứu chỉ là các từ ngữ chỉ sự vật (các danh từ và danh

ngữ) chỉ chỉ ĐV (trừ người) và TV thực vật trong tiếng Sán Dìu, chỉ về mặt hình thức

Trang 11

cấu tạo và ngữ nghĩa (cơ sở định danh) Các từ ngữ thuộc các loại khác và các mặt khác có liên quan ít nhiều đến các từ ngữ trên sẽ không được xem xét, chẳng hạn: các

từ ngữ chỉ động tác, tính chất; hoặc mặt ngữ dụng của các từ ngữ này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Các từ ngữ chỉ ĐVvà TV trong tiếng Sán Dìu được khảo sát tại địa phương người Sán Dìu ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc Được chú ý là các từ ngữ chỉ

ĐV và bộ phận cơ thể ĐV; TV và bộ phận TV, xét về phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa

4 Phương ph p nghiên cứu

4.1 Phương pháp ngôn ngữ học điền dã

Phương pháp này được sử dụng để thu thập được những cứ liệu phong phú và sinh động bằng cách nghe, ghi trực tiếp các từ ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của người Sán Dìu; với các thông tin viên là người Sán Dìu từ 55 tuổi đến 80 tuổi, chủ yếu

là nông dân Đây thực tế là công việc khó khăn nhất trong thực hiện luận án, do đa số người Sán Dìu không nhớ hoặc không biết đầy đủ tiếng mẹ đẻ của mình

4.2 Phương pháp phân tích thành tố nghĩa

Phương pháp này là cơ sở để phân tích các thành tố nghĩa trong các tên gọi ĐV

và TV, đặc biệt là thành tố nghĩa là cơ sở định danh, qua đó, tìm ra các phương thức định danh ĐVvà TV trong tiếng Sán Dìu

4.2 Phương pháp miêu tả

Đây là phương pháp chính để giải quyết các vấn đề của luận án Từ dữ liệu tiếng Sán Dìu đã thu thập, phương pháp này giúp tiến hành phân tích các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ ngữ, tổng hợp và chỉ ra các quy luật chung

Luận án chú trọng sử dụng thủ pháp thống kê - phân loại nhằm tìm ra quy luật xuất hiện của các loại từ ngữ - các đơn vị định danh trong tiếng Sán Dìu, theo những mục đích miêu tả, phân tích và đánh giá khác nhau, qua việc tính đếm số lượng và tỉ lệ các kiểu loại từ ngữ này

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về một loại đối tượng trong từ vựng tiếng Sán Dìu, cụ thể là nhóm từ ngữ chỉ ĐV và TV, một cách có hệ thống Công trình

đã sưu tập và bước đầu xác lập được các hệ thống từ ngữ chỉ động vật và thực vật;

Trang 12

phân loại và phân tích về hình thức và ngữ nghĩa các từ ngữ, cố gắng chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong cách định danh ĐV và TV thường được người bản ngữ sử dụng, đồng thời bước đầu chỉ ra một số nét trong tâm lí - ngôn ngữ của người Sán Dìu

Đây có thể được xem là cơ sở ban đầu hướng các sách công cụ: ngữ pháp; từ điển đối dịch song ngữ

6 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1 Về lí luận

Các kết quả luận án có thể đóng góp thêm tư liệu và cách nhìn nhận trong việc tìm hiểu tính hệ thống trong từ vựng - ngữ nghĩa, từ tư liệu của một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trước nay ít được quan tâm - tiếng Sán Dìu Đồng thời, luận án góp phần làm rõ thêm lí thuyết về ngôn ngữ tâm lí học tộc người

Luận án bước đầu mô tả một cách có hệ thống về lớp từ vựng của tiếng Sán Dìu thông qua nhóm từ ngữ chỉ ĐV và TV Những từ ngữ thu thập được từ các cuộc điền

dã sẽ là một khối tư liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu tham khảo khi xem xét đến ngôn ngữ này ở cả phương diện ngôn ngữ và văn hóa Đặc biệt, thông qua kết quả luận

án có thể giúp hình dung phần nào lối phân cắt hiện thực bằng ngôn ngữ của người Sán Dìu Điều đó góp phần làm sáng tỏ hơn lí thuyết về bức tranh ngôn ngữ của ngôn ngữ học tri nhận

6.2 Về thực tiễn

Với mục đích hướng tới việc tìm hiểu sâu sắc về vai trò của việc sử dụng ngôn từ (ở đây là những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ sự vật là ĐV và TV

trong tiếng Sán Dìu, cùng những nét văn hóa được phản ánh qua các từ ngữ này), hi

vọng các kết quả luận án có thể là cơ sở cho việc thực thi bảo tồn và phát triển một trong số các ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo đường lối chính sách chung của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Tác giả cũng mong muốn từ kết quả này có thể hướng tới một cuốn từ điển đối dịch Việt - Sán Dìu; Sán Dìu - Việt

7 Cơ cấu luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết

Trang 13

Chương 2: Đặc điểm các từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Sán Dìu

Chương 3: Đặc điểm các từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Sán Dìu

Chương 4: Một số nét văn hóa tộc người qua các từ ngữ chỉ động vật và thực vật

trong tiếng Sán Dìu

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật và thực vật

1.1.1.1 Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Việt

Lựa chọn các nhóm từ, lớp từ trong một ngôn ngữ để phân tích là hướng nghiên cứu được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm Hướng nghiên cứu này thực chất là quá trình vận dụng lí thuyết hệ thống - cấu trúc của F.de Saussure trong nghiên cứu ngôn ngữ Các từ ngữ chỉ động vật và thực vật thuộc từ vựng cơ bản trong mỗi ngôn ngữ

Do đó, khi phân lập các vốn từ của một ngôn ngữ, nhóm từ ngữ chỉ động vật và thực vật thường được chú ý và tìm hiểu

Nghiên cứu nhóm từ vựng cụ thể trong tiếng Việt có hai hướng cơ bản: i khảo cứu một trường hoặc nhóm từ tiếng Việt cụ thể để tìm ra đặc điểm ngữ pháp cũng như đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa; ii nghiên cứu đối sánh một nhóm từ tiếng Việt với các ngôn ngữ khác để thấy được đặc trưng văn hóa dân tộc ẩn sau lớp từ đó

Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các nhóm từ chỉ ĐVvà TV được khảo sát trên hai phạm vi: khảo sát trong kho từ vựng tiếng Việt hoặc khảo sát qua các tác phẩm văn chương Nghiên cứu về nhóm từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt có thể dẫn ra một số

một số công trình của các tác giả sau: Cao Thị Thu [134] đã khảo sát 657 tên gọi thực

vật phổ biến dựa trên cuốn “Từ điển tiếng Việt” Trong luận văn, tác giả đã tập trung

phân tích đặc điểm định danh và đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ này Đặng Ngọc Lệ và

Lê Hồng Nhiên [81] đã tiến hành khảo sát từ ngữ chỉ thực vật trong các phương ngữ

tiếng Việt xét về mặt âm và nghĩa nhằm chỉ ra qui luật tri nhận mang đặc điểm tâm lí địa phương Theo kết quả khảo sát, các từ ngữ chỉ thực vật trong các phương ngữ có những sự tương đồng và dị biệt nhất định Tác giả đã chỉ ra “Bên cạnh mặt đồng nhất, mức độ khác biệt về nghĩa giữa các kiểu loại từ ngữ trong các phương ngữ … tạo cho

từ ngữ có những giá trị nhất định trong hệ thống phương ngữ cũng như trong đời sống giao tiếp Những sắc thái địa phương trong phản ánh hiện thực cũng được hiện lên qua

sự khác biệt đó” Đinh Thị Oanh [99] tập trung miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ

của những từ ngữ thuộc trường thực vật

Trang 15

Bên cạnh đó, nhóm từ ngữ chỉ ĐV được tập trung chú ý khảo sát từ góc độ

nghiên cứu phương ngữ như công trình của Hoàng Trọng Canh [16] [17], Trần Hoàng Anh [3], Nguyễn Thị Quỳnh Trang [115] Tác giả Hoàng Trọng Canh đã đưa

ra một số tiêu chí nhận diện các lớp từ chỉ nghề biển, trong đó có các từ chỉ loài vật sống ở biển Từ kết quả khảo sát, phân loại và phân tích 1911 từ nghề biển Thanh – Nghệ - Tĩnh, tác giả chỉ ra đặc điểm cấu tạo của lớp từ này trong phương ngữ Thanh – Nghệ - Tĩnh là cấu tạo theo xu hướng các từ có nghĩa biệt loại cá thể, cụ thể hóa

Theo hướng nghiên cứu của Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã lựa

chọn khảo sát nhóm từ chỉ nghề cá phương ngữ Nghệ Tĩnh Với 570 từ chỉ nghề cá, tác giả phân loại được 388 từ chỉ đối tượng đánh bắt cá và 182 từ chỉ phương tiện, công cụ đánh bắt, sản xuất, các quá trình hiện tượng liên quan Từ kết quả thống kê phân loại, tác giả phân tích đặc điểm cấu tạo và nguồn gốc thành phần các loại từ chỉ nghề cá trong phương ngữ Nghệ Tĩnh Qua đó, tác giả đã chỉ ra sắc thái địa phương Nghệ Tĩnh

ẩn sâu trong lớp từ này Tác giả Trần Hoàng Anh cũng tiến hành khảo sát, phân tích

các từ chỉ nghề cá ở Đồng Tháp Mười từ góc độ định danh và bước đầu chỉ ra đặc điểm cấu tạo (chủ yếu là từ ghép phân nghĩa) và đặc điểm định danh – ngữ nghĩa (mang tính cụ thể, tính loại biệt cao)

Khảo sát nhóm từ ngữ chỉ ĐVvà TV trong tác phẩm văn học là một hướng tiếp cận được nhiều người quan tâm Mở đầu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến tác

giả Bùi Minh Toán [114] Tác giả đã khảo sát 58 từ thuộc trường từ vựng chỉ cỏ cây

trong truyện Kiều và phân loại thành 3 tiểu trường: tiểu trường tên gọi khái quát của cỏ cây, tiểu trường tên gọi cụ thể các loài cỏ cây và tiểu trường tên gọi các bộ phận của cỏ cây Bằng những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã chỉ ra rằng: “58 từ thuộc ba tiểu

trường cỏ cây trong Truyện Kiều đã tạo nên các THTM với nhiều nghĩa thẩm mỹ sâu

sắc, trong đó nổi bật là thể hiện những phương diện khác nhau của con người, từ dáng

vẻ, cử chỉ bên ngoài, đến tuổi tác, vị thế và tâm lí tình cảm bên trong Qua đó có thể

nhận thấy một đặc điểm trong cách tri nhận và cảm thụ của người Việt Nam: thông

qua cỏ cây để thể hiện con người, hay nhìn nhận con người như cỏ cây, là cỏ cây

Điều này có sự thống nhất với tín hiệu cỏ cây ở nhiều lĩnh vực khác trong kho tàng văn hóa dân tộc” Như vậy, trong tác phẩm văn chương, việc các tác giả sử dụng các từ

Trang 16

ngữ thuộc các trường từ vựng khác nhau không chỉ nhằm mục đích miêu tả đơn thuần,

mà nhằm xây dựng một hệ thống tín hiệu nghệ thuật thẩm mĩ với dụng ý nghệ thuật sâu sắc

Đặng Thị Hảo Tâm [111] đã vận dụng lí thuyết trường nghĩa để nhận diện, miêu

tả các tiểu trường TV trong thơ Nôm đường luật Tác giả đã sử dụng tiêu chí phân loại trường nghĩa làm trục chính đồng thời kết hợp với 2 tiêu chí: đặc điểm sinh học của thực vật (đặc điểm tự nhiên) và đặc điểm tâm lí – văn hóa Từ đó, tác giả đã xác lập được 5 tiểu trường thuộc trường từ vựng ngữ nghĩa TV, đồng thời nhận diện các hiện

tượng chuyển nghĩa trong từng tiểu loại Nghiên cứu về Tổng tập văn học thơ Nôm

Việt Nam, trong số báo gần đây, Hà Thị Mai Thanh [115] đã khảo sát trường thực vật

ở phạm vi hẹp hơn, cụ thể hơn: trường nghĩa chỉ bộ phận của TV lúc mùa xuân Bài

viết đã xem xét và mô tả để tìm ra giá trị biểu trưng của lớp từ này

Bên cạnh lớp từ ngữ chỉ TV, lớp từ ngữ chỉ thế giới loài vật cũng được nhiều nhà nghiên cứu tập trung khảo sát để tìm hiểu về tính biểu trưng loài vật trong văn học

Tiêu biểu là chuyên khảo Biểu trưng trong tục ngữ người Việt của tác giả Nguyễn Văn

Nở [98] Trong công trình này, tác giả đã khảo sát 794 câu tục ngữ có hình ảnh của

một số loài vật xuất hiện với tần số cao để tìm ra cơ chế tạo nghĩa biểu trưng Tác giả kết luận rằng “phần lớn hình ảnh động vật được dùng với nghĩa biểu trưng Cơ chế để tạo nên nghĩa biểu trưng này là dựa vào môi quan hệ liên tưởng tương đồng về đặc điểm hay thuộc tính của chúng” [98, 107] Cũng khảo sát về từ ngữ chỉ động vật trong

truyện đồng thoại, Nguyễn Thị Bạch Dương [42] đã thống kê, phân loại, xác lập và

mô tả đặc điểm của các tiểu trường thuộc trường từ vựng ĐV trong 812 truyện đồng thoại Việt Nam Từ việc phân tích những đặc điểm cơ bản của trường từ vựng ĐV, tác giả đã chỉ ra những giá trị nổi bật của trường từ vựng trong truyện đồng thoại về các phương diện phát triển ngôn ngữ, nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ đối với trẻ em

Tống Thị Loan [77] thông qua việc khảo sát 1557 từ ngữ chỉ ĐVvà TV trong

tác phẩm Đất rừng phương Nam đã chỉ ra vai trò của trường ĐVvà TV trong việc thể

hiện giá trị nội dung của tác phẩm này

Tìm hiểu về ĐVvà TV trong ca dao, các tác giả Phan Thị Thúy Hằng [54], Ngô

Thị Hợi [60] đã tiến hành khảo sát và thống kê các từ ngữ thuộc loại này trong ca dao

Trang 17

dân ca và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa để tìm ra giá trị nghĩa biểu

trưng của lớp từ này Ngô Thị Hợi đã khảo sát 12487 bài ca dao, trong đó có 2019 bài

ca dao nói về và cây và 925 bài nói về hoa Theo số liệu thống kê, tác giả tìm được 140 tên gọi các loài cây và 72 tên gọi các loài hoa Từ việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ này tác giả đã khẳng định ngoài nghĩa thực của từ chỉ cây và chỉ hoa, trong ca dao, lớp từ này còn mang nhiều nghĩa tượng trưng Cây là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân; cây tượng trưng cho người phụ nữ; cây tượng trưng cho con người Việt Nam, cho làng quê Việt Nam Còn hoa tượng trưng cho người phụ

nữ, cho tình yêu hôn nhân và cho vẻ đẹp của con người nói chung Đứng ở góc nhìn

mới, Nguyễn Thị Vân Anh [5] đã lí giải đặc trưng văn hóa vùng miền qua một số tín

hiệu thẩm mĩ thuộc trường TV trong ca dao Nam Trung Bộ Với 47 tín hiệu thẩm mĩ vốn được chuyển nghĩa từ tên gọi các loại thực vật, tác giả đã chỉ ra những tín hiệu thẩm

mĩ mang đặc trưng riêng như: dừa, cau, dâu

Khảo sát nhóm từ chỉ ĐVvà TV trong đồng dao người Việt, Lê Thị Thuận [135]

đã góp phần làm sáng tỏ dấu ấn văn hóa Việt một số phương diện: i phản ánh thế giới động thực vật nhiều màu sắc ở nông thôn Việt Nam; ii phản ánh nhiều hoạt động vui chơi hội hè truyền thống vui nhộn; iii Phản ánh thái độ và quan niệm sống của người

Việt Nguyễn Thị Hoa Hiên [56] chú đến lớp từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong

ca dao, tục ngữ Tác giả đã chỉ ra giá trị biểu trưng của lớp từ này qua các tác phẩm ca dao, tục ngữ: cá, tôm biểu trưng cho sức mạnh, cá, tôm biểu trưng tình yêu, cá, tôm biểu trưng cho tính dục, cá, tôm biểu trưng cho tính nam… Cùng hướng nghiên cứu này có

thể kể đến công trình của các tác giả Đỗ Thị Hòa [59], Nguyễn Bích Hà [52]…

Theo hướng nghiên cứu thứ hai, nhóm từ ngữ chỉ ĐVvà TV trong tiếng Việt được nghiên cứu theo hướng định danh học và ngôn ngữ tri nhận có sự đối sánh với

các ngôn ngữ khác Tiêu biểu là công trình Nguyễn Thúy Khanh [72] đã tiến hành

khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống của nhóm từ tên gọi ĐV trong tiếng Việt

so sánh với tên gọi ĐV trong tiếng Nga để tìm ra nét đặc trưng văn hóa tư duy của mỗi dân tộc Với kết quả khảo sát 623 tên gọi ĐV trong tiếng Việt, tác giả đã công phu phân loại và tìm hiểu đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của các từ, cấu trúc chung của toàn trường, những đặc điểm của quá trình chuyển nghĩa và nghĩa biểu

Trang 18

trưng trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Nga) Theo đó, tác giả bước đầu đưa ra những kết luận cơ bản về sự tương đồng (những đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh con vật cũng chính là đặc trưng ngữ nghĩa của các từ chỉ động vật; đều có xu hướng ưa dùng cách chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ) và khác biệt (định hướng tư duy phạm trù ở người Nga mạnh hơn) trong cách gọi tên ĐV của người Việt và người Nga

Tác giả Nguyễn Thanh Tùng [150] đã lựa chọn cách đối sánh nhóm từ ngữ chỉ

ĐVvà TV trong tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó, chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hai dân tộc Trong chương 1, tác giả đã tiến hành khảo sát các từ ngữ chỉ ĐV và

TV trong từ điển giải thích và trong thành ngữ, tục ngữ theo nghĩa đen và nghĩa bóng Chương 2, 3 tác giả so sánh để tìm ra nét tương đồng giữa các từ chỉ ĐV và TV tiếng Việt và tiếng Anh Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những đơn vị từ ngữ chỉ ĐVvà TV chỉ xuất hiện trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh Hoặc ngược lại, chỉ có trong tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt Từ đó, tác giả đề xuất ứng dụng việc so sánh từ ngữ chỉ ĐVvà TV trong ngôn ngữ Việt và Anh vào giảng dạy, dịch thuật

1.1.1.2 Nghiên cứu về từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Khi nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, bên cạnh hướng khai thác về ngữ âm, phần lớn các công trình nghiên cứu về từ vựng vẫn lấy lí thuyết trường từ vựng và các đơn vị cơ sở của nó như các nhóm từ, lớp từ làm cơ sở nghiên cứu Có thể dẫn ra một số công trình khảo sát, miêu tả hệ thống từ ngữ sau: công trình nghiên cứu

về ngôn ngữ dân tộc Ê đê của Phan Văn Phức [106]; công trình nghiên cứu về tiếng Hrê của Tạ Văn Thông [131]; luận án nghiên cứu về hệ thống từ ngữ chỉ người trong tiếng Êđê của tác giả Đoàn Thị Tâm [110]; công trình nghiên cứu về tiếng Thái của tác giả Hà Thị Mai Thanh [115] Bên cạnh đó, hiện nay, nghiên cứu ngôn ngữ dân

tộc thiểu số cũng được xem xét theo hướng liên ngành ngôn ngữ văn hóa mà cơ sở của

nó là dựa trên lí thuyết định danh Theo hướng này, các tác giả chủ yếu lựa chọn nhóm

từ ngữ chỉ ĐV và TV trong vốn từ cơ bản của một ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu (có so sánh với tiếng Việt) Tiêu biểu, có thể đến hai công trình của Sùng A Khứ, Lò

Thị Khoa Tác giả Sùng A Khứ [73] đã khảo sát 367 từ chỉ ngữ chỉ TV trong tiếng

Mông, tiến hành phân tích đặc điểm định danh trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi TV trong tiếng Mông trên các phương diện: nguồn gốc tên gọi, cách thức biểu thị, mức độ

Trang 19

rõ lí do của tên gọi Từ đó, bước đầu chỉ ra những đặc trưng văn hóa dân tộc trong ý nghĩa của tên gọi TV trong tiếng Mông và đối sánh với tiếng Việt Kết quả đã chỉ ra: i

Về nguồn gốc tên gọi,“ lượng từ thuần trong tiếng Mông cao hơn so với tiếng Việt cho thấy sự phạm trù hóa hiện thực khách quan của người Mông chi tiết hơn người Việt Ngược lại, lượng từ vay mượn của người Việt cao hơn do nguồn gốc cây nhập ngoại của người Việt nhiều hơn so với người Mông cho thấy hệ TV của người Việt phong phú hơn của người Mông” [83;73]; ii so với tiếng Việt,“ người Mông cũng đề cao đến đặc tính bên trong của thực vật khi định danh, điều đó cho thấy đặc điểm tri nhận thế giới của dân tộc Mông : tri nhận thế giới thông qua những đặc trưng thuộc về bản thể” [84,73]; iii “người Mông có xu hướng ưa dùng hoán dụ cao hơn người Việt Ngược lại người Việt lại sử dụng phương pháp chuyển nghĩa ẩn dụ cao hơn người Mông Như vậy, người Mông thiên về lối tư duy cảm giác, hành động - trực quan, người Việt thiên về có đặc

điểm tư duy phạm trù” [85, 73] Tương tự, tác giả Lò Thị Khoa [72] cũng tiến hành đối

chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi thực vật trong tiếng Thái và tiếng Việt

Có thể nói, tính cho đến thời điểm này, lí thuyết trường từ vựng tuy không còn mang tính thời sự như trước đây, nhưng vẫn được vận dụng hiệu quả để nghiên cứu trên những tư liệu mới Bởi thế, giá trị khoa học của lí thuyết trường vẫn được đánh giá cao khi nghiên cứu các trường hợp cụ thể trong một hay vài ngôn ngữ Ở Việt Nam, khi nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn hướng nghiên cứu nhóm các đơn vị từ vựng

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu đặc trưng tư duy của người Sán Dìu qua cách định danh nhóm từ ngữ chỉ ĐV và TV trong tiếng Sán Dìu, việc lựa chọn lí thuyết trường để triển khai hướng nghiên cứu này có thể là hợp lí và mang lại hiệu quả

1.1 2 Về tiếng Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà dân tộc học và văn hóa học Nhìn từ góc độ dân tộc học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với những qui mô lớn nhỏ khác nhau trên các phương diện: tín ngưỡng, ẩm thực, trang phục, sản xuất, kiến trúc, tổ chức cộng đồng, hôn nhân, tang ma, văn nghệ… Tuy nhiên, nhìn từ góc độ ngôn ngữ, các công trình nghiên cứu về tiếng Sán Dìu còn quá khiêm tốn

Trang 20

Tiếng Sán Dìu lần tiên được giới thiệu trong công trình nghiên cứu tổng hợp về

dân tộc Sán Dìu của Ma Khánh Bằng [9] Ở công trình này, tác giả đã dành một phần

nhỏ đề cập đến nguồn gốc ngôn ngữ của người Sán Dìu Trong đó, ông có đưa ra một bảng từ gồm 23 từ để so sánh với tiếng Dao, Hoa, Sán Chỉ và Tày Với kết quả so sánh 18/23 từ tiếng Sán Dìu tương ứng với tiếng Hoa; 5/23 từ tương ứng với tiếng Dao, tác giả đưa ra kết luận: Tiếng Sán Dìu đã có sự biến đổi xa dần với cái gốc xưa và các nhóm đồng tộc của mình

Chính thức nghiên cứu tiếng Sán Dìu là một thực thể độc lập phải kể đến công

trình của Nguyễn Văn Ái [1] Đây là bài báo khoa học đăng trong chuyên khảo Tìm

hiểu ngôn ngữ các dân tộc (1972) Bài viết là kết quả của chuyến đi điền dã tại xã

Vĩnh Thực huyện Móng Cái, Quảng Ninh (của đoàn điều tra gồm 4 thành viên Vũ Bá Hùng, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Khắc Toàn và Nguyễn Văn Ái) Những kết quả bước đầu từ ngữ liệu hơn 1.000 từ ngữ khảo sát đã giúp phân tích mô tả một cách khái quát về hệ thống ngữ âm Sán Dìu Theo kết quả này, tiếng Sán Dìu có 19 âm vị phụ

âm, 2 âm vị bán phụ âm, 10 âm vị nguyên âm đơn và 6 thanh điệu Từ kết quả mô tả phụ âm và nguyên âm, tác giả còn chỉ ra sự 5 kiểu kết hợp âm vị trong tiếng Sán Dìu Bao gồm: i nguyên âm + thanh điệu (u “đen”, a “câm”, e hun “một nửa”); ii nguyên

âm + phụ âm hoặc bán phụ âm + thanh điệu (im, in, it); iii phụ âm + nguyên âm +

thanh điệu; iv phụ âm + nguyên âm + phụ âm hoặc bán phụ âm + thanh điệu; ik Phụ

âm âm tiết hóa η

Có thể nói, công trình là sự mô tả bước đầu mang tính khái quát về ngữ âm Sán Dìu ở Vĩnh Thực (Quảng Ninh) Với dung lượng một bài báo khoa học, tác giả chưa thực sự đi sâu khai thác và lí giải một cách toàn diện ngữ âm của ngôn ngữ này Hơn thế, tư liệu tác giả khảo sát chỉ tập trung ở một vùng (xã Vĩnh Thực) nên chưa thể mô

tả được toàn diện cho tiếng Sán Dìu ở Việt Nam và chưa lí giải được hiện tượng phương ngữ trong ngôn ngữ này Ngoài ra, khu vực các tác giả chọn để khảo sát chưa phải vùng cư trú điển hình của người Sán Dìu bởi Vĩnh Thực tại thời điểm khảo sát (1972) có 2.442 người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 95%, 3 hộ người Hán và 45 hộ người Sán Dìu

Trang 21

Kế thừa và phát triển công trình của Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Thị Kim Thoa đã

tìm hiểu về ngữ âm tiếng Sán Dìu một cách hệ thống và toàn diện trong một số nghiên cứu của mình [126], [127], [130] Trong đó, luận án tiến sĩ của tác giả là công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm tiếng Sán Dìu Phạm vi khảo sát của luận án được

mở rộng ở nhiều vùng khác nhau: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Quảng Ninh Với phạm vi rộng như vậy, tác giả mong muốn mô tả một cách cụ thể, hệ thống

và giải quyết triệt để mọi vấn đề thuộc về ngữ âm học của ngôn ngữ này Đặc biệt, tác giả còn kì vọng có thể chỉ ra được sự khác biệt về mặt ngữ âm của tiếng Sán Dìu giữa các vùng địa phương khảo sát Căn cứ vào kết quả khảo sát (1803 từ), ở chương 2 của luận án, tác giả tập trung mô tả một cách hệ thống các mặt ngữ âm tiếng Sán Dìu: âm tiết, âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu Kết quả của sự miêu tả cho thấy: i Cũng giống tiếng Việt, cấu trúc đầy đủ của tiếng Sán Dìu gồm 5 thành phần:

âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu; ii Sự khác biệt về ngữ âm tiếng Sán Dìu giữa các vùng địa phương là không đáng kể (chỉ có một vài trường hợp khác biệt về âm đầu, âm chính), do đó, không ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của người Sán Dìu ở các vùng khác nhau; iii Đơn vị thanh điệu của tiếng Sán Dìu gồm 6 thanh (3 thanh cao, 3 thanh thấp), trong đó, có hiện tượng biến thanh ở một số tổ hợp 2 âm tiết (hai âm tiết cùng mang thanh 1 và thanh 5 hoặc hai âm tiết cùng mang thanh 3 và các âm tiết thuộc âm vực cao khác) So với các đơn vị ngữ âm khác, thanh điệu của tiếng Sán Dìu mang tính thống nhất cao

Từ kết quả miêu tả âm vị học tiếng Sán Dìu, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa còn

đề xuất vấn đề xây dựng hệ thống chữ viết cho tiếng Sán Dìu Có thể nói, đây là đề xuất mang nghĩa thực tiễn: Việc ra đời của chữ viết Sán Dìu dựa trên hệ La tinh sẽ giúp cho người Sán Dìu (và các dân tộc khác) học tiếng Sán Dìu thuận tiện hơn, lưu giữ vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc này dưới dạng văn bản lâu bền hơn

Trong luận án, chúng tôi có kế thừa kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thoa về chữ viết của người Sán Dìu Những đề xuất của tác giả về cách ghi tiếng Sán Dìu có thể hữu ích với các công trình khảo sát từ vựng của ngôn ngữ này, xét về phương diện thể hiện

Trang 22

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Kim Thoa còn bài báo khoa học bước đầu khảo sát và nghiên cứu về từ ghép, lời chào hỏi của người Sán Dìu Tìm hiểu về từ ghép, Nguyễn Thị Kim Thoa đã phân tích 2000 đơn vị từ vựng của tiếng Sán Dìu và chỉ ra rằng: tiếng Sán Dìu cũng sử dụng phương thức ghép trong cấu tạo từ như một số ngôn ngữ khác Phương thức này tạo ra 2 kiểu từ ghép cơ bản là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Trong đó, từ ghép đẳng lập là những từ có các thành tố cấu tạo bình đẳng nhau

về nghĩa (Ví dụ: mai 1 mai 6 – mua bán; siu 6 lan 1 – thối nát); từ ghép chính phụ là từ có các thành tố cấu tạo phụ thuộc lẫn nhau về ý (thành tố chính và thành tố phụ), trong đó, thành

tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt cho thành tố chính (Ví dụ: van 1 lan 1 – cơm nhão;

sai 1 vo 5 ti 5 – than củi), đặc biệt, trong cách tổ chức, vị trí của thành tố phụ có thể đứng trước hoặc đứng sau thành tố chính [128]

Nghiên cứu về lời chào hỏi của người Sán Dìu [129], tác giả tập trung miêu tả trên các phương diện: từ xưng hô và hành vi chào hỏi của người Sán Dìu Ở phương diện thứ nhất, tác giả tập trung khảo sát các đại từ xưng hô trong tiếng Sán Dìu và hệ thống các từ thân tộc được sử dụng như từ xưng hô ở ngôi thứ hai Kết quả khảo sát cho thấy, các từ xưng hô như noi1 (tôi, tao), ni1(mày), hi5(nó) được dùng rộng rãi trong mọi mối quan hệ, từ gia đình đến xã hội, không phân biệt tuổi tác Nhưng trong quá trình phát triển cộng đồng, người Sán Dìu đã đưa hệ thống các từ chỉ quan hệ thân tộc vào cách xưng hô ngoài xã hội như: a1 kong1 (ông), tai1 ko1 (anh), man1 ku5(chú)… Về hành vi chào hỏi, theo kết quả khảo sát của tác giả, người Sán Dìu không

có hành vi ngôn ngữ chào trực tiếp mà chỉ sử dụng hành vi hỏi để thực hiện nghi thức chào Do sử dụng hành vi hỏi để chào nên tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể mà người Sán Dìu có những câu chào hỏi khác nhau Qua đó, tác giả cũng chỉ ra một số đặc trưng về ngôn ngữ cũng như văn hóa của dân tộc Sán Dìu thông qua lời chào hỏi: thể hiện sự quan tâm, tình cảm gắn bó, tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng Có thể nói, công trình chỉ là những khảo sát bước đầu, chưa có sự khảo sát chi tiết, cụ thể và mang tính hệ thống về lời chào hỏi của người Sán Dìu Do đó, theo chúng tôi, công trình chưa thật sự chỉ ra được những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa cơ bản của tộc người này Tuy nhiên, sự đóng góp ban đầu này của tác giả cũng vô cùng quan trọng

Trang 23

vì đó sẽ là những gợi ý vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu sau này nghiên cứu chuyên sâu hơn nghiên cứu về tiếng Sán Dìu theo lí thuyết về hành vi ngôn ngữ Trên cơ sở những công trình đã nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm tiếng Sán Dìu, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ này ở cấp độ từ vựng Đây là hướng nghiên cứu khả quan cho việc khảo sát chi tiết và cụ thể ngôn ngữ dân tộc Sán Dìu để tìm hiểu về văn hóa tư duy của cộng đồng người Sán Dìu

nguyên nhân của tình trạng phức tạp và sự tồn tại đa quan điểm về đơn vị từ, các tác

giả đều cho rằng bản thân các từ rất khác nhau về nhiều mặt (về cách định hình, về chức năng và đặc điểm nghĩa của từ…) giữa các ngôn ngữ không cùng loại hình, thậm chí cùng trong một ngôn ngữ Những phức tạp trong việc nhận diện từ cũng như định nghĩa

nó đã khiến cho một số nhà nghiên cứu còn khéo léo né tránh khái niệm từ như S Bally,

G Glison…Thậm chí, ngay từ khi tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, F de Sausure, cha đẻ của trường phái cấu trúc luận đã đã khẳng định “… từ là một đơn vị luôn luôn ám ánh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này rất khó định nghĩa ” Hay trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mĩ lại cực đoan, coi nhẹ khái niệm từ khi cho rằng đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là hình vị chứ không phải từ Theo họ, từ là đơn vị thuộc ngữ pháp

Cho đến nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về từ Các định nghĩa cho thấy việc miêu tả bản chất của từ và đưa ra những nguyên tắc định nghĩa từ được nhìn nhận theo 3 khuynh hướng: i Từ chỉ được khảo sát theo một phần quan điểm của ngôn ngữ

Trang 24

học, còn việc giải quyết nó được chuyển sang các lĩnh vực lân cận như triết học, logic học và tâm lí học… Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các tác giả I.O.Reznikov, E.M Galkina Fedoruk …; ii Từ được xác định theo một tiêu chí nào đó (thiên về ngữ

âm, hoặc thiên về ngữ nghĩa, hoặc thiên về chức năng…) hoặc xác định một cách chung chung, không cụ thể Tiêu biểu có các tác giả E Sapir, K.Buhkler, Hans Glinz,

W Schmidt, V.M Zhirmunsky…; iii Từ được khảo sát từ nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng đặc biệt chú trọng tới những đặc điểm riêng của từ trong mỗi ngôn ngữ Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả O.P Xunik, N.M Sansky…Theo khuynh hướng này, từ đã được khảo sát một cách toàn diện và đầy đủ về các mặt ngữ âm, hình thái, ngữ pháp, ngữ nghĩa… Có thể nói, khuynh hướng thứ ba này mở ra hướng nghiên cứu từ một cách đúng đắn nhất và hiệu quả nhất bởi nghiên cứu từ từ nhiều phương diện sẽ giúp chúng ta nhận diện được đặc điểm chung các ngôn ngữ có cùng loại hình, đồng thời cũng tìm được những đặc điểm riêng của từ trong mỗi ngôn ngữ Do đó, một trong những định nghĩa về từ được nhiều người chấp nhận và sử dụng hơn cả là:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu

Định nghĩa này tuy không phải là chiếc chìa khóa vạn năng dùng để nhận diện

chính xác tất cả các đơn vị gọi là từ trong mọi ngôn ngữ, nhưng nó đã chỉ ra được

những đặc điểm cơ bản mà một đơn vị từ phải có Đó là: đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất;

có khả năng hoạt động độc lập; là đơn vị trực tiếp tham gia tạo câu

Như vậy, dù còn có nhiều tranh luận chưa đến hồi kết về việc nhận diện từ song hầu hết mọi quan điểm đều nhận thấy từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên có sẵn, còn các đơn

vi ngôn ngữ khác như hình vị, cụm từ và câu…bằng cách này hay cách khác đều do sự tồn tại của các từ qui định Trong một ngôn ngữ, từ được ví như vật liệu thô dùng để xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được ngôn ngữ đó

Mặc dù không thực sự thống nhất trong việc đưa ra một khái niệm về từ nhưng các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại đều chỉ ra một đơn vị thống nhất tạo nên từ:

hình vị (morpheme) Trong hệ thống ngôn ngữ, hình vị là đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn

từ, có chức năng điển hình là trực tiếp tạo nên đơn vị của cấp độ từ hoặc biến hình từ Theo đó, hình vị cũng là những đơn vị có nghĩa, cũng được tái hiện như cái từ Hình vị

Trang 25

bao gồm có hình vị gốc (căn tố/ chính tố) và hình vị phụ (phụ tố) Trong đó, căn tố là những hình vị mang nghĩa tương đối độc lập, có khả năng tự mình tạo ra từ nên chúng

có hình thức trùng với từ đơn Phụ tố (gồm phụ tố cấu tạo từ và phụ tố biến hình từ) là những hình vị mang nghĩa từ vựng bổ sung hoặc nghĩa ngữ pháp Chúng không tự mình tạo ra từ mà phải kết hợp với căn tố…

1.2.1.2 Ngữ

Trong ngôn ngữ, còn có những đơn vị khác tương đương với từ, có cùng chức năng định danh và tạo câu như từ nhưng không hoàn toàn giống từ về cấu tạo và ngữ

nghĩa Đó là các ngữ (phrase) hay một số tác giả còn gọi là tổ hợp từ được xem là một

nhóm từ có chức năng định danh Ở Việt Nam, khi đề cập đến đơn vị này, các nhà Việt ngữ học đã đưa ra những khái niệm khác nhau cả về nội hàm và ngoại diên Tác giả Lê

Văn L gọi phrase là nhóm từ ngữ, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết, Nguyễn Kim Thản lại dùng thuật ngữ từ tổ, Nguyễn Tài Cẩn, Mai Ngọc Chừ gọi là đoản

ngữ, Cao Xuân Hạo lại gọi là ngữ đoạn…

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý, "ngữ là sự

kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có qua hệ với chúng gắn bó về nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan" [159; 176]

Định nghĩa về đơn vị phrase, tác giả I.S Bystrov, Nguyễn Tài Cẩn và N.V

Stankievic cho rằng: Có thể hình dung nhóm từ ngữ (ngữ) là một tổ hợp nhất định, các

vị trí bao gồm vị trí hạt nhân và các vị trí phụ thuộc, những vị trí phụ thuộc này phân

bố về phía phải và phía trái hạt nhân [dt 110; 20]

Như vậy, qua các định nghĩa, ta thấy ngữ là một tổ hợp từ có quan hệ nhất định với nhau và có những đặc điểm sau:

i Về cấu tạo: Ngữ là một kết hợp cú pháp được tạo thành bởi hai hay nhiều từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc – theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính hay thành tố trung tâm, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là các thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên ngữ danh từ), động từ

(tạo nên ngữ động từ), tính từ (tạo nên ngữ tính từ)

Trang 26

ii Về quan hệ giữa các thành tố: Xét về quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống ngữ pháp, có thể phân thành ngữ có quan hệ đẳng lập, ngữ có quan hệ chính phụ

và ngữ có quan hệ chủ vị Vì ngữ đẳng lập thường đơn giản về mặt kết cấu còn ngữ chủ vị luôn nằm trong một cú và quan hệ chủ vị lại là một trong quan hệ chính của nòng cốt câu nên giới ngôn ngữ học thường quan tâm nhiều đến ngữ chính phụ Ngữ chính phụ thường được phân chia thành ba phần rõ rệt: phần phụ trước, phần trung tâm

và phần phụ sau Trong đó, ta có thể xem phần trung tâm của ngữ thuộc từ loại nào để

có thể gọi đó là ngữ danh từ, ngữ động từ hay ngữ tính từ như đã đề cập ở trên

iii Về chức năng: Cũng giống như từ, ngữ cũng là phương tiện định danh biểu thị sự vật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất

iv Về phân loại: Ngữ thường được chia thành hai kiểu:

- Ngữ tự do (cụm từ tự do): Bao gồm nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành ngữ Mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên

hệ linh hoạt, có sức sản sinh

- Ngữ không tự do (ngữ cố định/ cụm từ cố định): là những cụm từ mà tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và nghĩa từ vựng của nghĩa giống như nghĩa của một từ riêng biệt

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau về nguyên tắc, nhưng cách xây dựng, tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn như nhau

Trong tiếng Việt, khi nghiên cứu cụm từ cố định trong tiếng Việt, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu [37; 156] nhận định: "nếu tạm thời chấp nhận tên gọi

mà chưa xác định ngay nội dung khái niệm của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm từ cố định tiếng Việt như sau:

Đồng quan điểm với các tác giả trên, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng phân loại

ngữ cố định tiếng Việt thành 4 loại: ngữ định danh, thành ngữ, ngữ láy âm, quán ngữ

Trang 27

Các tác giả Mai Ngọc Chừ và Vũ Đức Nghiệu nhận xét rằng ngữ định danh là những cụm từ cố định nhưng được tạo dựng theo cách gần như từ ghép mà người ta vẫn hay gọi là từ ghép chính phụ…

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, lí do các nhà Việt ngữ học xếp ngữ định danh

là ngữ cố định bởi so với cụm từ tự do, ngữ định danh có tính hoàn chỉnh về nghĩa và

ổn định về cấu trúc Mặt khác, so với thành ngữ: i Về nội dung, ngữ định danh là tên gọi thuần túy của sự vật còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của hiện tượng nào đó Do

có tính hình tượng nên nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể trong khi ngữ định danh lại có khả năng diễn đạt đồng thời hai quan hệ chủng và loại; ii Về hình thức, thành ngữ có quan hệ đẳng lập chiếm tới 70%, còn ngữ định danh chủ yếu là những đơn vị có quan hệ chính phụ

Căn cứ vào đặc trưng hình thái, tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được coi là những ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập Theo cách phân loại cội nguồn phổ biến hiện nay, tiếng Sán Dìu thuộc chi Hán, ngữ

hệ Hán – Tạng Theo đó, tiếng Sán Dìu cũng mang đầy đủ đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập Xuất phát từ sự tương đồng về đặc trưng hình thái ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Sán Dìu, cách phân loại các đơn vị từ vựng của tiếng Việt cũng có thể dùng làm mẫu để nhận diện và phân loại các đơn vị từ vựng trong tiếng Sán Dìu, trong

đó có các đơn vị định danh ĐV và TV mà luận án nghiên cứu Tuy nhiên, trên thực tế,

sự phân loại các đơn vị từ vựng – ngữ pháp trong tiếng Việt đến nay còn rất nhiều vấn

đề tranh luận chưa đến hồi kết Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn giáo trình "Vấn đề từ

trong tiếng Việt" đã kết luận rằng việc nhận diện từ trong tiếng Việt là một bức tranh

không rõ ràng và đầy mâu thuẫn [49,110] Đó là: i nhóm tác giả cho rằng từ tiếng

Việt gồm 2 kiểu gồm có M.B Emenneau (từ hạn chế và từ tự do), Lê Văn L , Lê Vân Lăng, Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê (từ đơn và từ kép), Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu và Hồ Lê (từ đơn và từ ghép); ii nhóm tác giả cho từ tiếng Việt có 3 kiểu gồm có Xolnxev (từ đơn, từ láy và từ ghép), Thompson (từ đơn, từ phức và từ

ghép), Đỗ Hữu Châu (từ đơn, từ láy và từ ghép); iii nhóm tác giả cho rằng từ tiếng

Việt có 4 kiểu gồm Nguyễn Kim Thản (từ thuần, từ pha, từ phức, từ chắp), Hoàng Tuệ (từ morphem, từ láy, ghép hợp thành, ghép phụ gia), Đái Xuân Ninh (từ đơn, từ láy, từ

Trang 28

ghép, từ nhánh) Theo đó, ngay cả tên gọi kiểu cấu tạo từ tiếng Việt cũng có nhiều

thuật ngữ chưa thống nhất Thậm chí, đối với các nhà Việt ngữ học, ngay cả việc nhận diện những đơn vị từ ghép và ngữ trong tiếng Việt vẫn còn nhiều lúng túng và chưa nhất quán

Trong công trình này, khởi phát từ những lí do thực dụng và tránh những cách phân loại tồn tại các đơn vị từ vựng trung gian gây tranh cãi, chúng tôi đưa ra tiêu chí phân loại từ, ngữ chỉ ĐV và TV trong tiếng Sán Dìu như sau:

Cũng giống tiếng Việt, đơn vị cơ sở để cấu tạo từ trong tiếng Sán Dìu là hình vị

Do đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập, hình vị trong tiếng Sán Dìu trùng ranh giới của âm tiết hay còn gọi là tiếng Như vậy, tiếng trong tiếng Sán Dìu có giá trị tương đương như đơn vị hình vị trong các ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa tiếng là đơn vị trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên là âm tiết và là đơn vị có nghĩa Như vậy, trong luận án, chúng tôi dùng thuật ngữ tiếng để chỉ đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Sán Dìu Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Sán Dìu được dùng bằng cách: i Dùng một tiếng làm một từ hoặc tổ hợp các tiếng theo lối ghép hoặc láy Kết quả ta có các đơn vị sau:

- Từ đơn: Là những từ do một tiếng tạo nên Về mặt ngữ pháp, từ đơn có đặc điểm là có thể dùng độc lập cả về vị trí và ngữ pháp Ví dụ: cay – gà; cói: - chó…

- Từ láy: Là những từ được cấu tạo theo phương thức láy Trong đó, phương thức

láy là phương thức tác động vào một tiếng rời tự thân có nghĩa ( hoặc một đơn vị phức hợp có nghĩa) làm xuất hiện một tiếng láy có hình thức ngữ âm giống hoặc hoặc gần giống với nó Ví dụ: xièng xièng – xanh xanh; man man – từ từ

- Từ ghép: Là những từ được tạo ra theo phương thức ghép tiếng Phương thức

ghép tác động vào cùng một lúc vào hai vị trí rời tự thân có nghĩa (hoặc đơn vị), kết hợp chúng với nhau, sản sinh một từ mới Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa các

tiếng, người ta chia từ ghép thành: từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập và từ ngẫu hợp

Trong đó:

+ Từ ghép chính phụ: là kiểu từ ghép mà các tiếng (thành tố cấu tạo) không

bình đẳng với nhau về ngữ pháp, tức trong hai tiếng có một tiếng đóng vai trò là thành

tố chính và một thành tố phụ Do đó nghĩa của từ ghép có tính phân nghĩa Ví dụ: u

cay (đen - gà)/ gà đen; vong lám (vàng – trám )/ trám xanh…

Trang 29

+ Từ ghép đẳng lập: là những từ mà các tiếng (thành tố cấu tạo) có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa có quan hệ bình đẳng và cùng từ loại

+ Từ ghép không rõ lí do: là những đơn vị định danh mà giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng không có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa Nói các

khác, các tiếng tổ hợp (ghép) với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên

- Ngữ: là đơn vị tương đương với từ do các từ ghép lại với nhau Ngữ chỉ ĐV và

TV trong tiếng Sán Dìu được xác định là những đơn vị định danh thường có từ 3 tiếng trở lên được kết hợp bởi một từ ghép với một từ đơn hoặc một từ ghép với một từ ghép khác

1.2.1.3 Nghĩa của từ ngữ

a Khái niệm

Nghĩa của từ được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất sớm Lịch sử nghiên cứu ngữ nghĩa học được chia làm ba thời kì: tiền cấu trúc luận, cấu trúc luận và hậu cấu trúc

luận Tương ứng với 3 thời kì phát triển của ngữ nghĩa học là những nhận thức về nghĩa

với mức độ nông sâu và với góc nhìn khác nhau

a1 Thời kì: Nghĩa của từ theo quan điểm của ngữ nghĩa học tiền cấu trúc luận

Thời kì đầu của ngữ nghĩa học gắn liền với những tên tuổi cuả các tác giả M Bresal, Antoine Meillet, Ch Bally, Chaveé Hovelacque…Ngữ nghĩa học truyền thống tập trung đi sâu khai thác quan hệ giữa từ và vật, từ và khái niệm.Theo đó, các nhà ngữ

nghĩa học gia đoạn này cho rằng "nghĩa được định nghĩa như mối quan hệ giữa tên gọi

với ý niệm" [dt 124; 20] Vậy nên, nội dung nổi bật của ngữ nghĩa học thời kì này là

lấy nghĩa của từ làm đối tượng nghiên cứu thường là từ biệt lập, trong đó, tập trung đi

sâu nghiên cứu sự thay đổi nghĩa (meaning and change meaning) Xu hướng tiếp cận

ngữ nghĩa các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu có nhiều hướng khác nhau: hướng lịch sử, hướng xã hội học và tu từ học, hướng tâm lí Trong đó, nổi bật là xu hướng tiếp cận tâm lí học với các tác giả tiêu biểu là Steithan, Lararus, Bresal, Henry, Muray Theo hướng này, các nhà ngôn ngữ coi nghĩa là thực thể tâm lí học, là biểu hiện tinh thần, liên quan đến tâm trí cá nhân của người sử dụng ngôn ngữ Do đó, muốn hiểu được nghĩa hiện tại của từ ngữ cần phải có một tri thức toàn diện về lịch sử của nghĩa từ Họ

cho rằng có hai loại nghĩa: nghĩa thường dùng (nghĩa đã cố định, được chia sẻ bởi các

Trang 30

thành viên của cộng đồng ngôn ngữ, có thể được ghi nhận ở trong từ điển) và nghĩa

tạm thời (là sự cụ thể hóa một khái niệm trong các ngữ cảnh) Tuy nhiên, một nghĩa

tạm thời có thể trở thành một nghĩa thường dùng nếu sử dụng thường xuyên Ở đây, các nhà nghiên cứu đề cao ngữ cảnh và hiện tượng biến đổi nghĩa do ngữ cảnh như sự biến đổi nghĩa chỉ vật gồm chuyên biệt hóa, khái quát hóa, hoán dụ và ẩn dụ; biến đổi của nghĩa phi chỉ vật (nghĩa sắc thái) là nghĩa tốt, nghĩa xấu hoặc nghĩa tích cực (trong uyển ngữ), nghĩa tiêu cực (thô ngữ), nói quá, nói giảm Như vậy, ngữ nghĩa học tiền cấu trúc không chỉ cho rằng nghĩa chính là khái niệm tinh thần, gộp tất cả các tri thức

có liên quan đến từ vào nghĩa của từ mà còn rất chú trọng đến bản chất động của nghĩa, vì cho rằng ngôn ngữ luôn được sử dụng trong các ngữ cảnh và hoàn cảnh mới

a2 Thời kì: Nghĩa của từ theo quan điểm của ngữ nghĩa học cấu trúc luận

Thời kì này gắn với tên tuổi của các tác giả Leonard Bloomfield, N Chomsky, B Guiaurd, G Leech, J Lyons…Quan điểm cấu trúc luận cho rằng các ngôn ngữ là những hệ thống biểu hiệu với những thuộc tính và nguyên tắc nhất định Do đó, trọng tâm nghiên cứu nghĩa được chuyển từ các tín hiệu riêng rẽ sang các quan hệ trong hệ thống Các nhà ngữ nghĩa học cấu trúc cho rằng nghĩa chính là một bộ phận không thể tách rời nằm trong hệ thống Vì thế, "nghĩa của từ trong ngôn ngữ học cấu trúc không là nghĩa của từ biệt lập mà là nghĩa của từ trong hệ thống – cấu trúc từ vựng – ngữ nghĩa, trong các quan hệ hệ hình và kết hợp đa dạng trong hoạt động của ngôn ngữ… Nghĩa của từ được thừa nhận có tính trừu tượng, khái quát tương ứng (nhưng không đồng nhất) với khái niệm" [124; 21] Trong số các quan điểm lí thuyết và phương pháp miêu tả

nghĩa theo cấu trúc luận, có ba hướng quan trọng: i Lí thuyết trường từ vựng là tập hợp

những đơn vị từ vựng có nghĩa liên quan đến nhau, phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên một

cấu trúc khái niệm cho một khu vực nào đó của hiện thực; ii Lí thuyết phân tích thành

tố giả định rằng các nghĩa của từ có thể được miêu tả bằng một tập hợp các thành tố

nghĩa hay nét nghĩa; iii Ngữ nghĩa học quan hệ quan niệm nghĩa của từ như một tập

hợp bao gồm toàn thể các quan hệ ngữ nghĩa có thể có Trong đó, các quan hệ nghĩa chính là đồng nghĩa, trái nghĩa, thuộc nghĩa, phân nghĩa Liên quan chặt chẽ đến từ điển học là mối quan hệ ngữ nghĩa bao gộp

Trang 31

a3 Thời kì: Nghĩa của từ theo quan điểm của ngữ nghĩa học tri nhận

Ngữ nghĩa học cấu trúc gắn liền với các tên tuổi R.Jackendoff, G Lakoff, D Dubois, J Taylor, Jonhson…Khác với những giai đoạn trước đó, ngữ nghĩa ở giai đoạn này được các nhà nghiên cứu coi như "là công cụ để tư duy và tri nhận thế giới…và có tham vọng khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ loài người với hệ thống khái niệm nhân văn" [124; 58] Từ đó, ngôn ngữ học tri nhận cho rằng nghĩa "là một nhân tố tinh thần… Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ tri nhận thể hiện ở cấu trúc khái niệm

và cấu trúc nghĩa mà tập trung điển hình là ở tính đa nghĩa" [124; 59] Hơn thế, nghĩa của ngôn ngữ mang tính bách khoa và tâm lí, nó "không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà có nguồn gốc từ kinh nghiệm được hình thành trong quá trình con người

và thế giới tương tác với nhau và từ tri thức và hệ thống niềm tin của con người" [121; 20] Người nói có thể được coi là hiểu nghĩa khi anh ta nắm được các khung kiến thức nền đã kích hoạt khái niệm mà từ đã mã hóa Theo đó, cấu trúc ngữ nghĩa được coi là cấu trúc niệm Ý niệm bao quát hơn "nghĩa biểu niệm" của từ Nó có mặt trong tất cả các cách sử dụng của từ

Ở Việt Nam, tiếp thu quan điểm về nghĩa của các học giả nước ngoài, các nhà

Việt ngữ cũng đưa ra những quan niệm về nghĩa như sau:

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: "nghĩa là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sử dụng và nghĩa kết cấu" [46; 125]

Tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng: "nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong mọi biểu hiện, mọi cấp độ của ngôn ngữ để thực thi chức năng công cụ và

tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là trong lời nói, trong văn bản, diễn ngôn" [124; 86]

Tiếp thu những quan điểm về nghĩa của từ của trường phái cấu trúc luận, tác giả

Đỗ Hữu Châu cho rằng: "nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ" Nói rõ hơn, "nghĩa của từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa Trong số các nhân tố đó, có những nhân tố ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm

Trang 32

trong ngôn ngữ" [25; 98] Theo ông, hai yếu tố ngoài ngôn ngữ là: sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, có thể thuộc thế giới nội tâm hoặc thế giới ảo tưởng; các hiểu biết về loại nhân tố thứ nhất Từ đó, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra hình tháp nghĩa hình học không gian thay thế tam giác nghĩa hình học phẳng của Stern

Hình 1.1 Sơ đồ tam giác nghĩa của Đỗ Hữu Châu (1998)

Có thể nói, ưu điểm của hình tháp này là một mặt tách được những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra được những quan hệ giữa chúng Tác giả cũng quan niệm rằng nghĩa của từ có thể phân tách thành nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái Trong đó, nghĩa biểu vật quy chiếu đến sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,… ngoài thế giới hiện thực Nghĩa biểu niệm là những tri thức của con người về những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất Ở nghĩa này, nội dung nghĩa của từ được cấu trúc bằng những thành tố nghĩa khác nhau, có những mối quan hệ với nhau, gọi là nét nghĩa Nghĩa biểu niệm tiệm cận đến khái niệm, những tri thức khoa học và bách khoa của từ, theo sự tăng dần của sự hiểu biết của con người về các đối

Trang 33

tượng bên ngoài thế giới Nghĩa của từ do đó còn phụ thuộc và người sử dụng ngôn ngữ Chẳng hạn, với trẻ em, vốn tri thức còn hạn chế, nghĩa của từ có thể chỉ rất đơn giản Dần dần, theo sự lớn lên của trẻ, vốn tri thức tăng dần, khả năng nhận thức trừu tượng cũng tăng theo, nghĩa của từ sẽ gồm nhiều nét nghĩa phong phú hơn, phức tạp hơn Như vậy, từ nhiều quan niệm khác nhau về từ, có thể xác định cách hiểu mang

tính tống quát về nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu hiện, nó

được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố Trong số đó, có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ (sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy người sử dụng) và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ (chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ)

b Các thành phần của nghĩa

Như trên đã nói (mục a), khi đưa ra hình tháp nghĩa hình học không gian, tác giả

Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra mối quan hệ giữa từ và các nhân tố góp phần làm thành nghĩa Tác giả nhấn mạnh: từ mối quan hệ giữa từ và và sự vật hình thành nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành các nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ với nhân tố người dùng hình thành các nghĩa phong cách và liên hội, từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ (với các từ khác) sẽ hình thành nghĩa, cấu trúc và quan hệ giữa nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành các nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp [25;102] Từ sự phân định trên của tác giả Đỗ Hữu Châu, ta thấy từ có các 2 thành phần nghĩa lớn là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp Trong đó, nghĩa từ vựng là nghĩa của riêng từng từ, còn nghĩa ngữ pháp là nghĩa mang tính đồng loạt chung cho nhiều từ Cụ thể như sau:

b1.Nghĩa từ vựng

Trong ngôn ngữ có những từ có chức năng định danh, hay còn gọi là khả năng gọi tên cho các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ…trong thực tại khách

quan Ta gọi đó là các từ định danh (áo, quần, trắng, đỏ, chạy, ăn…) Bên cạnh các từ

định danh, có những từ không có khả năng gọi tên như trên mà chỉ có vai trò thực hiện các chức năng ngữ pháp khác nhau khi tạo câu, tạo văn bản Ta gọi đó là các từ phi

định danh (vì, nên, hoặc, hay, tóm lại…) Nghĩa của từ định danh không phải là một

khối không phân hóa Nó là một thể thống nhất gồm bốn thành phần nghĩa: nghĩa biểu

Trang 34

vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa ngữ pháp Trong đó, ba thành phần nghĩa biểu vật, biểu niệm và biểu thái gộp thành nghĩa từ vựng của từ Vì vậy, hễ nói đến nghĩa từ vựng của từ thì ta chỉ đề cập đến loại từ định danh Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng thành phần nghĩa từ vựng của từ

i Ý nghĩa biểu vật (denotetive meaning): Là phần nghĩa của từ liên quan đến

sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó

Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật Nói cách khác, nghĩa biểu vật của

từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ Tuy nhiên, các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính trong thực tế được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn

toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên Đó là những mẩu, những

mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng khớp với thực tế Nghĩa

là, ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo lại những cái có trong thực tế Hơn thế, ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo, sáng tạo lại những cái có trong thực tế khác nhau theo nhận thức của mỗi cộng đồng dân tộc

ii Ý nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là phần nghĩa của từ liên quan đến

hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ

Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó được phản ánh vào tư duy và hình thành nên khái niệm Vậy nên, khái niệm là một một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng Khi các dấu hiệu bản chất đó được phản ánh vào ngôn ngữ sẽ hình thành nên các nét nghĩa Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ chính là nghĩa biểu niệm của từ Như vậy, nghĩa biểu niệm của từ

là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ Tập hợp các nét nghĩa phạm trù, khái quát chung cho nhiều từ được gọi là cấu trúc biểu niệm

Khi đề cập đến nghĩa biểu niệm của từ, chúng ta cần có sự phân biệt thành phần nghĩa này với khái niệm Khái niệm và nghĩa biểu niệm thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất Trước hết, khái niệm và nghĩa biểu niệm giống nhau ở chỗ

Trang 35

chúng đều sử dụng những vật liệu tinh tần của tư duy Khái niệm có vai trò quyết định đối với nghĩa biểu niệm, không có khái niệm sẽ không có nghĩa biểu niệm Tuy nhiên, khái niệm không đồng nhất với nghĩa biểu niệm về mặt chức năng và tính phổ quát Đó là: i về chức năng, khái niệm có chức năng khái niệm có chức năng nhận thức, phản ánh những thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan còn nghĩa biểu niệm có chức năng công cụ, tổ chức lời nói; ii về tính phổ quát, khái niệm có tính chất chân lí, chung cho nhân loại, trong khi nghĩa biểu niệm có tính dân tộc (có những ý nghĩa biểu niệm có mặt ở ngôn ngữ này mà không có mặt ở ngôn ngữ khác)

iii Ý nghĩa biểu thái (pragmatical meaning): Là phần nghĩa của từ liên quan đến

thái độ, cảm xúc, cách đánh giá

Sự vật, hiện tượng biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người Do đó, khi gọi tên sự vật, hiện tượng, con người thường gửi kèm những cảm xúc, thái độ và cách đánh giá của bản thân vào ngôn ngữ Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá, nhân tố cảm xúc, nhân tố thái độ…mà từ gợi ra cho người nói và người nghe Do đó, nghĩa biểu thái có vai trò quan trọng trong việc định hướng dùng từ trong hoạt động giao tiếp cụ thể

b2 Ý nghĩa ngữ pháp (structural meaning): Là loại nghĩa chung cho cho nhiều

từ và nhiều đơn vị ngữ pháp Ý nghĩa ngữ pháp bao gồm các tiểu loại nhỏ là nghĩa từ

loại, nghĩa tình thái, nghĩa phái sinh và nghĩa quan hệ

Tóm lại, tuy có sự phân biệt nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp của từ nhưng giữa hai loại nghĩa này có sự gắn bó, liên hệ với nhau chặt chẽ Đó là, chỉ biết được khả năng hoạt động ngữ pháp của từ khi biết được nghĩa từ, ngược lại, nhờ vào hoạt động ngữ pháp của từ trong câu cụ thể, ta có thể xác định được đặc điểm nghĩa từ vựng của từ

1.2.1.4 Sự chuyển nghĩa của từ

Theo lí thuyết ngôn ngữ học đại cương, đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ có tính

đa trị Biểu hiện, một hình thức tín hiệu có thể ứng với nhiều nội dung biểu đạt Đó chính là hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm trong ngôn ngữ Trong đó, hiện tượng nhiều nghĩa là hiện tượng xảy ra trong nội bộ một từ, một từ có nhiều

Trang 36

nghĩa, còn hiện tượng đồng âm là hiện tượng xảy ra giữa các từ khác nhau có hình thức âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên

Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là kết quả của sự chuyển biến nghĩa của từ Có một số tác giả coi sự chuyển biến nghĩa cửa từ như một phương thức cấu tạo từ, tuy nhiên kết quả của chuyển nghĩa không tạo nên được một đơn vị ngôn ngữ mới cả về hình thức ngữ âm lẫn ngữ nghĩa như các phương thức chuyển nghĩa khác nên nhiều tác giả không xem xét hiện tượng này như là một phương thức cấu tạo từ mới Lí do của hiện tượng chuyển nghĩa của từ chính là do nhu cầu giao tiếp cần những đơn vị ngôn ngữ mới để biểu đạt những sự vật, hiện tượng, tính chất mới trong đời sống; do nhu cầu đa dạng hóa cách diễn đạt hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của yếu tố tâm lí văn

hóa xã hội (kiêng kị, nói giảm nói tránh…)

Có hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản và phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ: ẩn dụ và hoán dụ Cả ẩn dụ và hoán dụ đều là những phương thức định danh thứ hai mang màu sắc tu từ Trong đó:

i Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi của A để gọi tên cho B dựa trên đặc điểm tương đồng về màu sắc, tính chất, cơ chế, vị trí…của A và B Giữa A và B không có liên hệ thực tế khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau Việc A được lấy để biểu thị, gọi tên cho B là do nhận thức có tính chất chủ quan của con

người về sự giống nhau ngẫu nhiên giữa chúng Ví dụ: từ chân vốn có nghĩa gốc chỉ bộ

phận cơ thể người hay động vật (có đặc điểm tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, và nâng đỡ tòan bộ cơ thể) được chuyển nghĩa sang chỉ những bộ phận khác của các vật thể có đặc

điểm, tính chất tương đồng như: chân tường, chân ghế, chân trời, chân chống xe…

ii Phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi của A để gọi tên cho B dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan (mối quan hệ tượng cận) giữa hai đối tượng A và B Nghĩa là A và B trong thực tế là mối quan hệ có thật nên không tùy thuộc vào nhận thức của con người Mối quan hệ có thật giữa A và B trong hoán

dụ có thể dựa trên những mối quan hệ kiểu: lấy tên gọi bộ phận thay thế cho toàn thể

(VD: có chân trong đội văn nghệ); lấy tên gọi vật chứa gọi tên vật bị chứa (VD: Cả

nhà đi vắng); lấy tên nguyên liệu để gọi tên sản phẩm (VD: cái thau, vài ba đồng)…

Do đó, các hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ

Trang 37

Ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ là sự chuyển từ ý biểu vật này sang ý biểu vật khác Hiện tượng chuyển nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc Thông qua những hiện tượng chuyển nghĩa của từ chúng ta có thể thấy được bức tranh chia cắt thế giới hiện thực của mỗi cộng đồng dân tộc Từ đó, ta có thể nhận diện được nét tư duy văn hóa của mỗi tộc người qua cách biểu đạt bằng ngôn ngữ

1.2.2 Lí thuyết về trường từ vựng

1.2.2.1 Khái niệm

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã đưa ra quan niệm về trường từ vựng như sau: “Trường

từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa” [25;35]

Theo Hoàng Dũng - Bùi Mạnh Hùng, "Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa Như thế dễ thấy rằng những từ có quan hệ nghĩa với nhau (đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa tổng phân tích, giao nghĩa) là cùng trường từ vựng"[41;129]

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng – ngữ nghĩa” Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng – ngữ nghĩa có thể rất khác nhau Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ khái

quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hòa” [47;112] Như vậy, có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp những đơn vị từ vựng có nghĩa

liên quan đến nhau, phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên một cấu trúc khái niệm cho một khu vực nào đó của hiện thực

1.2.2.2 Đặc điểm của trường từ vựng

Đặc điểm quan trọng nhất của trường từ vựng là có tính hệ thống Khi tìm hiểu

về trường, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, lí thuyết trường được “ chấp nhận như

là sự cụ thể hóa lí thuyết về tính hệ thống của ngôn ngữ trong lĩnh vực từ vựng” [25]

Do đó, một trong những đặc điểm quan trọng của trường từ vựng là tính hệ thống

Hệ thống là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có quan hệ với nhau mật thiết và giá trị của mỗi yếu tố là do quan hệ của nó với các yếu tố khác trong hệ thống quyết định Khi phân loại từ ngữ thành các trường mặc nhiên chúng ta thừa nhận tính hệ thống của

nó Bởi mỗi trường đều tồn tại một số từ ngữ (các yếu tố) và có chung một nét nghĩa (quan hệ giữa các yếu tố) Tính hệ thống của trường có vai trò rất lớn trong việc nghiên

Trang 38

có sự vận động biến đổi theo thời gian, nếu nghiên cứu từng từ trong hệ thống ngôn ngữ

để chỉ ra đặc điểm về vốn từ vựng thì quả nhiên khó có công trình nào thực hiện được Song, khi xác lập và phân loại từ ngữ dựa vào các trường, nhờ tính hệ thống mà việc nghiên cứu từ vựng sẽ trở nên gọn ghẽ hơn, việc khái quát những cái chung từ những cái chung nhỏ hơn sẽ dễ dàng hơn khái quát từ những cái chi tiết vụn vặt

Không những thế, trường từ vựng cũng là một khái niệm có tính thứ bậc hay

cong gọi là tính cấp bậc, tôn ti (hierarchique), có nghĩa là một trường có thể chia ra

nhiều trường nhỏ hơn Nói cách khác, trong mỗi hệ thống đó lại có những tiểu hệ thống Trong đó, có những trường có quan hệ trái ngược nhau, có những trường có quan hệ bình đẳng, có những trường có quan hệ đan xem lồng vào nhau Ngược lại, có những trường có quan hệ tôn ti, cấp bậc đối với nhau Một trường lớn có thể bao hàm trong nó một hoặc một vài trường nhỏ Toàn bộ những quan hệ trong hệ thống đó lập thành cấu trúc của hệ thống từ vựng Ví dụ: Trường lớn “bộ phận con người” có các

đơn vị: đầu, mình, chân, tay, tai, mắt, miệng… Trong trường lớn trên còn có thể phân

chia thành những tiểu trường nhỏ thuộc cấp độ 2 như: trường “bộ phận của chân” gồm

các đơn vị: bàn chân, khuỷu chân, bắp chân… trường “bộ phận của mắt” gồm: lông

mày, lông mi, mí, con ngươi… Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có

thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau Ví dụ: trường từ vựng “các bộ phận của tay”:

cánh tay, bàn tay, móng tay, ngón tay… đều là danh từ Trường từ vựng chỉ hoạt động

của tay: cầm, nắm, ném, vẫy… đều là động từ

Hơn nữa, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau Các từ không chỉ đơn thuần có một nghĩa mà trong lòng mỗi từ có thể có nhiều nghĩa Mỗi nghĩa

lại có thể thuộc một trường, miền khác nhau Điều này tạo ra hiện tượng giao thoa hay

còn gọi là tính giao thoa trong các trường Những từ chỉ thuộc một trường nghĩa chiếm tỉ

lệ không lớn Ví dụ: Từ “lành” có thể thuộc vào trường “tính cách con người” (hiền, lành,

ác, dữ…), cũng có thể thuộc vào trường chỉ tin tức (tiếng lành, tiếng dữ…)

1.2.2 Định danh trong ngôn ngữ và bức tranh ngôn ngữ về thế giới

1.2.2.1 Khái niệm về định danh

Con người có nhu cầu được gọi tên và biết tên gọi của các sự vật hiện tượng xung quanh mình Chính vì vậy việc gọi tên hay nói cách khác là sử dụng phương thức

Trang 39

định danh đối với các hiện tượng trong thế giới khách quan chính là sự thể hiện khả năng tư duy của con người trong đời sống xã hội Lí thuyết định danh được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về định danh phát triển mạnh mẽ theo xu hướng liên ngành

Định danh (nomination) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh với nghĩa là tên

gọi Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên của các đơn vị ngôn ngữ Theo

Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học năm 1990 của Viện ngôn ngữ học Liên Xô, định danh là:

“việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ mang chức năng định danh, có nghĩa là phục vụ cho

việc gọi tên và phân chia các khúc đoạn hiện thực và sự hình thành của những khái niệm

tương ứng trong hình thức từ, tổ hợp từ, thành ngữ và câu”

Theo từ Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý [159]: Định danh là

là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách thành các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu

Theo quan niệm của G.V Consansky, định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một

kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm biểu vật (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất địnhcủa một biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng

và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ (dt 146;161])

Vậy, hiểu một cách đơn giản định danh chính là đặt tên cho một sự vật, hiện tượng Như đã biết, định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng của từ - đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Chức năng định danh được coi là một trong những tiêu chí để xác định từ Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh dùng để gọi tên

sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan và tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các từ, các tổ hợp từ, thành ngữ hoặc câu Do đó, đơn vị định danh không chỉ có từ mà còn có cụm từ (ngữ) hoặc câu, tuy nhiên đối tượng định danh của các đơn vị này là khác nhau Nếu chức năng cơ bản của từ là định danh và từ dùng để định danh sự vật, hiện tượng, quá trình thì chức năng của định danh của câu luôn tồn tại ở dạng tiềm ẩn và câu dùng để định danh cảnh huống

Trang 40

Thuật ngữ định danh được đề cập đến trong nhiều từ điển và được sử dụng làm

công cụ trong các nghiên cứu về định danh Đối tượng của lí thuyết định danh là nghiên cứu, mô tả những quy luật về cách cấu tạo các đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ - hiện thực khách quan Qua tìm hiểu thì cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất

cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó Chính mối tương quan giữa cái biểu nghĩa và cái biểu vật và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh

Vậy nên, nguyên tắc định danh nói chung là lựa chọn những đặc trưng nổi bật, có giá trị khu biệt cao để định danh Song, không phải trong mọi trường hợp và với mọi đối tượng mà chúng ta đều sử dụng nguyên tắc định danh này bởi vì có những đặc trưng không thực sự là nổi bật và dễ tri nhận nhưng vẫn có giá trị cao trong định danh và là dấu hiệu khu biệt đối với các sự vật, hiện tượng khác

Dựa trên nguyên tắc định danh, khi có một đối tượng cần định danh người ta sẽ tiến hành các thao tác sau: i Qui loại đối tượng mới vào nhóm đối tượng nào đó đã có tên trong ngôn ngữ ii Vạch ra những đặc trưng vốn có của đối tượng mới rồi chọn

Ngày đăng: 05/12/2017, 18:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Ái (1972), “Vài nét về hệ thông ngữ âm tiếng Sán Dìu”, Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, tr. 125 – 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về hệ thông ngữ âm tiếng Sán Dìu”, "Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Ái
Năm: 1972
2. Trần Hoàng Anh (2014), Các lớp từ ngữ trong vốn từ chỉ nghề cá ở Đồng Tháp Mười, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lớp từ ngữ trong vốn từ chỉ nghề cá ở Đồng Tháp Mười", Tạp chí "Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Trần Hoàng Anh
Năm: 2014
3. Trần Hoàng Anh, (2014), Lớp từ tên gọi cá ở Đồng Tháp Mười nhìn từ góc độ định danh, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp từ tên gọi cá ở Đồng Tháp Mười nhìn từ góc độ định danh", Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Hoàng Anh
Năm: 2014
4. Phạm Thị Kim Anh (2005), Từ ngữ thuộc trường thực vật trong thơ Việt Nam,Luận án tiến sĩ, ĐHKHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngữ thuộc trường thực vật trong thơ Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Kim Anh
Năm: 2005
5. Nguyễn Thị Vân Anh (2013), Đặc trưng văn hóa vùng miền qua một số tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ, Ngôn ngữ, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa vùng miền qua một số tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2013
6. Ăngghen (1963), Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép biện chứng của tự nhiên
Tác giả: Ăngghen
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1963
7. Diệp Quang Ban (1999), Ngữ pháp tiếng Việt ( tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
8. Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Giáo trình CĐSP), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
9. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Ma Khánh Bằng
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1983
10. Nguyễn Ngọc Bội (1988), Đối chiếu nhóm từ vựng - ngữ nghĩa các động từ chỉ vị trí trong hai ngôn ngữ Nga và Việt, Luận án PTS, Đại học tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu nhóm từ vựng - ngữ nghĩa các động từ chỉ vị trí trong hai ngôn ngữ Nga và Việt
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bội
Năm: 1988
11. Ngôn Thị Bích (2009), Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày
Tác giả: Ngôn Thị Bích
Năm: 2009
12. David Lee (2016), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, Bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: David Lee
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2016
13. Dirk Greeraets (2015), Các lí thuyết ngữ nghĩa học từ vựng, Phạm Văn Lam (dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lí thuyết ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Dirk Greeraets
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
14. Diệp Trung Bình (2005), Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu. Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Diệp Trung Bình
Năm: 2005
15. Diệp Trung Bình (2005), Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu
Tác giả: Diệp Trung Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2005
16. Hoàng Trọng Canh (2001), Các lớp loại trong từ vựng chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh, Ngôn ngữ và đời sống, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lớp loại trong từ vựng chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 2001
18. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng – từ ghép – đoản ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng – từ ghép – đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
19. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
20. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề ngôn ngữ học ở Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề ngôn ngữ học ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
61. Nguyễn Thị Bích Hợp, Ẩn dụ ý niệm vật dụng liên quan đến món ăn trong tiếng Việt, http://nguvan.hnue.edu.vn/, cập nhật ngày 22/12/2014 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w