Cơ cấu phân độ:

Một phần của tài liệu Giáo trình đồ gá nguyễn thanh hảo (Trang 54 - 59)

IV. CÁC CƠ CẤU KHÁC CỦA ĐỒ GÁ:

1. Cơ cấu phân độ:

Để giảm bớt thời gian từng chiếc khi gia công tuần tự các bề mặt chi tiết người ta thường dùng biện pháp gá đặt một lần nhưng gia cơng ở nhiều vị trí nhờ cơ cấu phân độ (còn gọi là bàn quay). Biện pháp này được sử dụng khá rộng rãi khi thực hiện các nguyên công phay, khoan và khi gia công trên đường dây tự động, trung tâm gia công hoặc trên máy tổ hợp.

Một cơ cấu phân độ thường gồm các bộ phận sau:

_ Bộ phận cố định: là phần của cơ cấu nhằm cố định trên bàn máy hoặc trên

băng tải của đường dây tự động. Trên nó sẽ lắp các bộ phận như cấu định vị và cấu kẹp chặt phần quay.

_ Phần quay được định vị trên phần cố định. Trên nó sẽ lắp các cơ cấu định vị và kẹp chặt chi tiết gia công hoặc một đồ gá gia công nghiêm chỉnh tuỳ theo tính chất của các cơ cấu phân độ, yêu cầu công nghệ.

ĐỒ GÁ Tài liệu nội bộ

63 Khi sử dụng cơ cấu phân độ, phải gá đặt chi tiết gia cơng sao cho tâm quay của nó trùng với tâm quay của phần quay. Để đảm bảo yêu cầu đó, trên phần quay phải có mặt chuẩn để định vị đồ gá gia công hay cơ cấu định vị tri tiết. Cơ cấu phân độ có thể có trục quay thẳng đứng hoặc nằm ngang (hình 2.39 và 2.40). Để định vị phần quay có thể dùng nhiều kết cấu khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu công

nghệ và điều kiện sản xuất.

Hình 2.39. Cơ cấu phân độ trục quay thẳng đứng.

Hình 2.40 Cơ cấu phân độ

ĐỒ GÁ Tài liệu nội bộ

64

Hình 2.41 Các kết cấu đồ định vị phần quay

Trên hình 2.41 là các loại kết cấu dùng để định vị phần quay trên phần cố định. Loại (a) có kết cấu tương đối đơn giản nhất, dễ chế tạo nhưng độ chính xác vị trí phân độ thấp, chịu lực kém, độ cững vững khơng cao.

Loại (b) có khả năng chịu lực lớn nhưng độ chính xác vị trí phân độ vẫn thấp vì mối động (

6 g

7 H

) có khe hở giữa bạc và chốt, hoặc trong trường hợp yêu cầu

nâng cao độ chính xác (

6 p

7 H

). Ngồi ra, khi chốt bị mòn còn gây ra sai số lớn

hơn.

Loại (c) tuy có kết cấu phức tạp nhưng đạt độ chính xác caovà tuổi bền cao dù cho chốt bạc có mịn nhưng chúng vẫn tiếp xúc với nhau không khe hở.

Sau khi phân độ kẹp chặt phần quay với phần cố định thành một khối vững vàng đảm bảo khơng có xê dịch giữa chúng khi có tác dụng ngoại lực (lực cắt). Nghĩa là mômen của ngoại lực tác dụng vào phần quay của cơ cấu phân độ bắt buộc phải bé hơn mômen ma sát do lực kẹp chặt phần quay tạo ra. Để kẹp chặt phần quay có thể dùng các loại kết cấu:

_ Kẹp chặt bằng lệch tâm (hình 2.39), có thể dùng cả các bàn quay có trục quay thẳng đứng và nằm ngang.

_ Kẹp chặt bằng ren (hình 2.40), dùng cho bàn quay có trục quay nằm ngang rất thuận tiện.

ĐỒ GÁ Tài liệu nội bộ

65 _ Kẹp chặt bằng mặt cơn (hình 2.42) ,sử dụng thuận lợi nhưng kết cấu khá phức tạp.

Trên các máy tự động, trung tâm gia cơng, các đường dây tự động, ngồi ra các cơ cấu phân độ nói trên cịn dùng phổ biến các cơ cấu phân độ sau:

* Cơ cấu phân độ quay tự động ( hình 2.43 )

Chốt 11 có tác dụng vị sơ bộ phần quay, chốt 6 sẽ định vị chính xác phần quay. Nhờ chuyển động đi xuống của bộ phận máy 7 mà thanh 3 bị đẩy xuống làm đòn 5 quay xung quang gối tựa có tác dụng rút chốt 6 ra khỏi rãnh định vị. Mặt khác khi thanh 3 đi xuống cũng làm địn 1 quay xung quanh gối tựa của nó và đẩy thanh răng 2 qua bên phải làm bánh răng 14 quay, móng 13 đẩy bánh cóc 10 quay làm phần quay của cơ cấu

phân độ ( hoặc đĩa quay của đồ gá). Chốt 7 đi lên phía trên, lị xo 8 kéo thanh3 đi lên, còn thanh 2 bị đòn bẩy 1 đẩy về phía ben trái, địn bảy 5 lại đẩy chốt 6 vào rãnh tiếp theo để định vị chính xác đĩa quay. Loại cơ cấu này có độ chính xác phân độ cao và đủ độ cứng vững vì được định vị bằng hai chốt 6 và 11.

Hình 2.42 Cơ cấu kẹp phần quay nhờ côn và

ĐỒ GÁ Tài liệu nội bộ

66

Hình 2.43 Cơ cấu phân độ quay tự động.

* Cơ cấu phân độ quay góc 90o ( hình 2.44)

Cơ cấu phân độ loại này chỉ để quay góc 900. Đĩa phân độ là một khối hình vng 2 quay được, có tiết diện hình chêm. Đĩa vuông sẽ quay khi thanh 1 chuyển động về phía phải, vào lúc hành trình khơng làm việc của bộ phận máy chuyển động. Trước hết rãnh xẻ của thanh 1 tựa vào mép đĩa vng, sau đó mắc vào rãnh xẻ trên đĩa vuông. Ứng với với

một hành trình xê dịch về bên phải của thanh 1, đĩa vng sẽ quay đi một góc nhỏ hơn 900 một chút. Khi thanh 1 đi ngược lại về phía bên trái, dưới tác dụng của lị xo 3 thì mặt nghiêng của thanh 1 tác động tiếp tục làm quay đĩa vng để đủ góc quay 900. Sau đó chuyển động tiếp theo về phía bên trái của thanh 1 sẽ có tác dụng cố định vị trí của đĩa vng 2. Loại cơ cấu

này có thể dùng để phay, khoan các chi tiết nhỏ của 4 mặt.

Hình 2.44 Cơ cấu phân độ quay góc 900

* Cơ cấu phân độ mantít ( hình 2.45 ) Đây là loại cơ cấu phân độ có mâm quay khơng liên tục theo một chu kỳ nhất định. Đĩa 1 quay theo chiều mũi tên, sau một vịng quay thì chốt 2

ĐỒ GÁ Tài liệu nội bộ

67 sẽ đi vào rãnh của đĩa mantít 4 và gạt đĩa 4 quay đi một góc nhất định. Góc quay phân độ là 21, góc quay khơng phân độ là 20. Cơ cấu man- tít có thể ăn khớp trong hoặc ngồi.

Hình 2.45 Cơ cấu quay phân độ mantít

Một phần của tài liệu Giáo trình đồ gá nguyễn thanh hảo (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)