1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco

89 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 488,81 KB

Nội dung

Nói chung, lĩnh vực nghiên cứu của phân tích kinh doanh không ngoài cáchoạt động sản xuất kinh doanh như là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc biệt: đểphân chia tổng hợp và đánh giá các

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa i

Trang phụ bìa ii

Danh sách nhóm iii

Lời cam đoan iv

Lời cảm ơn v

Mục lục 1

Danh mục các bảng, hình 3

Danh mục các cụm từ viết tắt 5

Phần 1: MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

Phần 2: NỘI DUNG 8

Chương I CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8

1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.1.1 Định nghĩa 8

1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 9

1.2 Các báo cáo dùng phân tích tài chính 13

1.2.1 Bảng cân đối kế toán 13

1.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 17

1.2.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 20

1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính 24

1.3.1 Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratos) 24

1.3.2 Tỷ số hoạt động (tỷ số quản lý tài sản) (Activity Ratios) 25

1.3.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ) 27

1.3.4 Tỷ số sinh lợi (Profitability ratios) 28

1.3.5 Tỷ số thị trường (Market value ratio) 29

Trang 2

1.4 Phân tích Dupont các chỉ số tài chính 30

Chương II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY DOMESCO34 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 41

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 42

2.2 Thực trạng tình hình tài chính của công ty DOMESCO 45

2.2.1 Phân tích thông qua các báo cáo tài chính 45

2.2.2 Phân tích tài chính công ty thông qua tỷ số tài chính 65

2.2.3 Phân tích Dupont các tỷ số tài chính 77

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÀI CHÍNH CÔNG TY DOMESCO 80

3.1 Tồn tại và nguyên nhân 80

3.1.1 Tồn tại 80

3.1.2 Nguyên nhân 83

3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tài chính công ty DOMESCO 85

3.2.1 Quản lý các yếu tố đầu vào 86

3.2.2 Quản lý các yếu tố đầu ra 87

3.2.3 Chính sách tín dụng với ngân hàng và người bán 87

Phần 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán 13

Bảng 1.2 Bảng phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh 19

Bảng 1.3 Bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ gián tiếp 22

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco 45

Bảng 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 51

Bảng 2.3 Bảng luân chuyển tiền tệ của công ty 57

Bảng 2.4 Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ các năm 63

Bảng 2.5 Chỉ số tài chính của công ty tử năm 2011-2013 64

Bảng 2.6 Bảng so sánh tỷ số nợ/VCSH của công ty với ngành 74

Bảng 2.7 Bảng so sánh ROA của công ty với ngành dụng cụ và dịch vụ y tế 74

Bảng 2.8 Bảng so sánh ROE của công ty với ngành dụng cụ và dịch vụ y tế 75

Bảng 2.9 Bảng so sánh P/E của công ty với ngành dụng cụ và dịch vụ y tế 75

Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn 80

Hình 1.1 Sơ đồ phân tích Dupont 32

Hình 2.1 Biểu đồ tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2011-2013 45

Hình 2.2 Biểu đồ tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn 46

Hình 2.3 Biểu đồ tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2011-2013) 49

Hình 2.4 Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2011- 2013) 49

Hình 2.5 Luân chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2011-2013 60

Hình 2.6 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 2011-2013 61

Hình 2.7 Biểu đồ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính qua các năm 62

Hình 2.8 Biểu đồ lưu chuyển tiền thuần trong kỳ qua các năm 63

Hình 2.9 Biểu đồ tiền và khoản tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ các năm 64

Hình 2.10 Biểu đồ về các tỷ số về khả năng thanh toán qua các năm 66

Hình 2.11 Biểu đồ về các tỷ số vòng quay của công ty trong năm 2011-2013 68

Hình 2.12 Biểu đồ về các tỷ số đòn bẩy của công ty qua các năm 2011-2013 .70

Hình 2.13 Biểu đồ về chỉ số ROS của công ty trong các năm 2011-2013 71

Hình 2.14 Biểu đồ về chỉ số ROA của công ty qua các năm 2011-2013 72

Trang 4

Hình 2.15 Biểu đồ về chỉ số ROE của công ty qua các năm 2011-2013 72

Hình 2.16 Biểu đồ về chỉ số EPS của công ty qua các năm 2011-2013 73

Hình 2.17 Biểu đổ về chỉ số P/E của công ty qua các năm 2011-2013 74

Hình 2.18 Sơ đồ phân tích Dupont của DOMESCO các năm 2011-2013 76

Trang 5

KCN: Khu công nghiệp

KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh

SXKD: Sản xuất kinh doanh

Trang 6

Phần 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao thì sức khỏe con người càngđược quan tâm nhiều nhất DOMESCO là công ty xuất nhập khẩu có tiếng trên thịtrường, là nơi chăm sóc sức khỏe cho người dân Vấn đề tài chính trong công ty làvấn đề quan trọng nhất để công ty có thể tồn tại Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quảmong muốn, đem lại lợi nhuận cho công ty và đem lại sức khỏe cho người dân, đểhạn chế rủi ro thì doanh nghiệp phải biết rõ tình hình kinh doanh của công ty mìnhcũng như tình hình tài chính của công ty

Phân tích tình hình tài chính của công ty để biết được thực trạng tình hình tàichính thực tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố thong qua các tỷ số tài chính của công ty Từ đó có thể khắc phục nhữngnguyên nhân hạn chế và đưa ra những biện pháp để cải thiện tình hình tài chính Vìvậy, có thể khẳng định phân tích tình hình tài chính trong công ty là vấn đề quantrọng không thể thiếu Chính vì lý do đó chúng tôi chọn đề tải “PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO”,nhằm mục đích đưa ra giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phầnxuất nhập khẩu Y tế DOMESCO

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Chuyên đề phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tếDOMESCO từ năm 2011-2013 nhằm đề ra giải pháp để phát triển và cải thiện tìnhhình tài chính của công ty DOMESCO

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các lý luận phân tích tài chính công ty DOMESCO, từ đó tìm

ra các cơ sở lý luận làm định hướng cho các nghiên cứu

- Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty DOMESCO từ năm 2013

Trang 7

2011 Trên cơ sở phân tích thực trạng, chuyên đề đề ra các giải phápcải thiện tìnhhình tài chính công ty DOMESCO.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tếDOMESCO

- Thời gian của số liệu thu thập: đề tài sử dụng số liệu từ năm 2011-2013

- Thời gian thực hiện đề tài: từ 3/3/2014 đến 10/4/2014

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng cân đối kế toán từ báo cáokết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ tạp chí, internet, các trang web,sách báo được cung cấp từ công ty

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Mục tiêu cụ thể 1: sử dụng phương pháp thong tin để tòm ra các cơ sở lý

thuyết cho đề tài

- Mục tiêu cụ thể 2: đề tài sử dụng các phương pháp phân tích các báo cáo tài

chính thong qua so sánh các số tuyệt đối, tương đối, phân tích Dupont các chỉ số tàichính

- Mục tiêu cụ thể 3: đề tài sử dụng phương pháp luận logic, ngoại suy nhằm đề

ra các giải pháp

Trang 8

Phần 2: NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Định nghĩa

Trước hết ta tìm hiểu xem phân tích là như thế nào?

Phân tích trong tự nhiên được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mốiquan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng đó như phân tích cácchất hóa học bằng các phản ứng, phân tích các vi sinh vật bằng kính hiển vi

Còn trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tạibằng những khái niệm trừu tượng Do đó việc phân tích phải bằng những phươngpháp trừu tượng C.Mác chỉ ra rằng: “Khi phân tích các hình thái kinh tế xã hội thìkhông thể sử dụng kính hiển vi, hoặc những phản ứng hóa học lực lượng của trừutượng phải được thay thế cái này hoặc cái kia”

Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kếtquả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành Trên cơ sở đó, bằng các phươngpháp liên hệ,so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xuhướng phát triển của các đối tượng nghiên cứu Phân tích kinh doanh gắn liền vớimọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người Tuy nhiên, trong điều kiện sảnxuất chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản chưa nhiều, chưa phức tạp, côngviệc phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản Khinền kinh tế càng phát triển, những đồi hỏi về quản lý quốc dân không ngừng tănglên Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tíchkinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.Qúa trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển các bộmôn khoa học F Ănghen đã chỉ rõ:

“Nếu một hình thái vận động là do một hình thái vận động khác phát triển lênnhững phản ánh của nó, tức là những ngành khoa học khác cũng phải từ ngành nàyphát triển ra một ngành khác một cách tất yếu”

Trang 9

Là một môn khoa học độc lập, phân tích kinh doanh có đối tượng nghiên cứuriêng Nói chung, lĩnh vực nghiên cứu của phân tích kinh doanh không ngoài cáchoạt động sản xuất kinh doanh như là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc biệt: đểphân chia tổng hợp và đánh giá các hiện tượng của hoạt động kinh doanh, đối tượngnghiên cứu của phân tích kinh doanh là những kết quả kinh doanh cụ thể được thểhiện bằng các chỉ tiên kinh tế, với sự tác động của các tác nhân kinh tế.

Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt củatừng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua hàng, bánhàng, sản xuất ra hàng hóa, hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanhnghiệp

Vậy thế nào là phân tích tài chính của doanh nghiệp?

Phân tích tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả của việcquản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáotài chính, phân tích những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đoánnhững gì sẽ xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụngnhững điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, nâng cao chất lượng quản lý, sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuậtphân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối quan hệ giữa các dữ liệu đểđưa ra các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh.Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực

và vị thế tài chính của Công ty, và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai

1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn vàcông nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanhnghiệp.Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời lànguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp.Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tàichính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản

Trang 10

lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bìnhđẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy

sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủdoanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… kể cả các cơ quan Nhà nước

và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp trên các góc độ khác nhau

1.1.2.1 Đối với người quản lý doanh nghiệp

Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìmkiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệtcác nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phảigiải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :

Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản

xuất kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?

Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải cótiền để đầu tư Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bên phảicủa bảng cân đối kế toán Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc vay nợdài hạn, ngắn hạn Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm còn nợ dài hạn có thờihạn trên một năm Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản

và nợ của doanh nghiệp Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tàitrợ với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất Liệu doanhnghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả cáchình thức đi vay và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phívốn của doanh nghiệp tài chính doanh nghiệp

Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế

nào?

Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn

đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền

Trang 11

với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch phacủa các dòng tiền

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ

sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó

1.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tìnhhình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vàodoanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro Những rủi ro này liên quan tới việcgiảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro vàdoanh lợi đạt được Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năngtăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ Trên cơ sở phântích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhàđầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanhnghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuậnđầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nódương Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ

và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu tư Số tiền vượt quá đó mang lại

sự giàu có cho những người sở hữu doanh nghiệp

Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanhnghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác độngđến thu nhập của họ Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức đượcchia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường Một nguồn tàitrợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừagiúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi

cổ phiếu (EPS) Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanhnghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng Bởi vậy, các yếu tố như

Trang 12

tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trênmột cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định củathị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn đượccác nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính

1.1.2.3 Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp

Phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụngthương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanhnghiệp

Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đượcxem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoản cho vayngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khiđến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khảnăng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽtuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họchủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến

số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với

số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bêncạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới sốvốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợpdoanh nghiệp bị rủi ro Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất vàtheo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạnthì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểmcủa doanh nghiệp đi vay

Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phảiquyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họcần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời giansắp tới

1.1.2.4 Đối với người lao động trong doanh nghiệp

Trang 13

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, ngườiđược hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp

có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động.Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn muamột lượng cổ phần nhất định Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệpnên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp

1.1.2.5 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhànước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt độngkinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúngchính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giáthành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng…

Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tíchcác báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống cácphương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ cácgóc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét mộtcách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểmyếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán,

dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp

1.2 Các báo cáo dùng phân tích tài chính

1.2.1 Bảng cân đối kế toán

1.2.1.1 Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định

1.2.1.2 Mục tiêu phản ánh

Bảng cân đối kế toán nhằm phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanhnghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài

Trang 14

chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khảnăng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1.3 Kết cấu và nội dung phản ánh

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản

kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu của quản lý

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Phần tài sản, phần nguồn vốn

Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán

Tài sản được chia làm hai mục như sau:

Tài sản ngắn hạn

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là những tàisản có thời gian luân chuyển ngắn (thường là trong một chu kỳ kinh doanh haytrong vòng một năm)

Tài sản ngắn hạn gồm nhiều loại với tính chất công dụng khá vì thế để thuậnlợi cho việc quản lý và hoạch toán cần phải tiến hành phân loại tài sản ngắn hạnthành các loại sau:

Trang 15

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ tài sản dài hạn được chia làm các loạisau:

- Tài sản cố định

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

- Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn

* Xét mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh quy mô kết cấu

các loại tài sản dưới hình thái vật chất

* Xét về mặt pháp lý: Đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại

thời điểm báo cáo kế toán

b) Phần nguồn vốn

Các chỉ tiêu phần nguồn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp

Nguồn vốn được phân chia thành:

Nợ phải trả

Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo Chỉtiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với các chủ nợ như: ngân hàng,người cung cấp vật tư hàng hóa, người lao động…

Nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu

Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệpkhông phải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và cácnhà đầu tư đóng góp vốn hoặc hình thành từ quá trình kinh doanh, do đó nguồn vốnchủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí

* Xét về mặt kinh tế: Đây là các chỉ tiêu ở nguồn vốn phản ánh quy mô, kết

cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinhdoanh

Trang 16

* Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt

vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổđông, ngân hàng, nhà cung cấp…)

1.2.1.4 Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT

BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh vào cuối kỳ kế toán Do đó ta có thể đánh giá tình hình biến động của tài sản

và nguồn vốn hình thành tài sản giữa các kỳ kế toán để thấy được tình hình biếnđộng quy mô, cơ cấu vốn, mối quan hệ giữ năng lực sản xuất kinh doanh với trình

độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp

Chính vì việc phân tích BCĐKT là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nênkhi tiến hành phân tích cần đạt những yêu cầu sau:

- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bốtrí tài sàn và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa

- Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kì

và tài sản dài hạn Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp lý là điều cốtyếu tạo điều kiện thuận để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cáchliên tục và có hiệu quả Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích cơ cấu tàisản bằng cách so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ và tính ra tỷ trọng loạitài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độhợp lý của việc phân bổ

Bên phần phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể nhận thấy sự biến động tăng haygiảm của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối Đối

Trang 17

với tài sản ngắn hạn ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biếnđộng của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp

và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn lưu động khác…Đối với tài sảndài hạn thông qua bảng phân tích này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dàihạn của công ty và tình hình trạng bị cơ sở vật chất như thiết bị máy móc của doanhnghiệp

Bảng phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỷ lệ từng khoản vốn chiếm trongtổng số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như thế nào

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng

số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷtrọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo về mặttài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao Ngược lại,nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối vàtương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp

1.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1.2.2.1 Khái niệm

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinhdoanh chính, phụ và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụvới ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp

1.2.2.2 Mục tiêu phản ánh

Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược các khoảndoanh thu, chi phí va kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhấtđịnh Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thựchiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác

1.2.2.3 Kết cấu và nội dung phản ánh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày gồm

ba phần chính:

- Báo cáo lãi lỗ

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Trang 18

- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ được hoàn lại, được miễn giảm.

a) Báo cáo lãi lỗ

Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồmcác hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu của báo cáo lãi

lỗ được trình bày tuần tự như sau:

- Doanh thu thuần

- Giá vốn hàng bán

- Lợi tức gộp

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh

- Lợi tức hoạt động tài chính

- Lợi tức hoạt động bất thường

- Tổng lợi tức trước thuế

- Thuế lợi tức phải nộp

- Lợi tức sau thuế

b) Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Các chỉ tiêu trong phần này được trình bày tuần tự như sau:

Mục I Thuế

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền phải nộp, còn phải nộp cho cáckhoản thuế trong kỳ báo cáo, theo từng loại thuế sau đây:

+ Thuế giá trị gia tăng phải nộp

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế xuất nhập khẩu

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 19

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp về cáckhoản khác theo quy định của nhà nước, chi tiết theo các khoản mục sau:

- Các khoản phụ thu

- Các khoản phí và lệ phí

- Các khoản phải nộp khác

c) Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm

Phản ánh số thuế mà doanh nghiệp đã nộp nhưng được khấu trừ được hoàn lạihay được miễn giảm theo quy định bao gồm:

- Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ

- Thuế giá trị gia tăng được hoàn lại

- Thuế giá trị gia tăng được miễn giảm

1.2.2.4 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo KQHĐKD

Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích ba nội dung cơbản sau:

- Phân tích sơ bộ về kết cấu chi phí và kết quả thông qua các loại hoạt động

- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính

- Phân tích tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh

a) Phân tích kết quả các loại hoạt động

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tiếnhành một loại hoạt động sản xuất mà còn tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đadạng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình Chính vì vậy, lợi nhuận từ cácloại hoạt động thu về khi tổng hợp lại thành lợi nhuận của doanh nghiệp cần phảiđược tiến hành phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quảtrong mối quan hệ chung trong tổng số các mặt hoạt động

b) Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chứcnăng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sởchủ yếu để đánh giá phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tíchnguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chungcủa doanh nghiệp

Trang 20

Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác

sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanhnghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượnghoạt động của doanh nghiệp

Bảng 1.2 Bảng phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh

1 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Giá vốn hàng bán

3 Lãi gộp

4 Chi phí quản lý

5 Chi phí bán hàng

6 Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

7 Doanh thu từ hoạt động tài chính

8 Chi phí từ hoạt động tài chính

9 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

10 Doanh thu từ hoạt động khác

11 Chi phí từ hoạt động khác

12 Lợi nhuận từ hoạt động khác

13 Lợi nhuận trước thuế (6+9+12)

14 Thuế thu nhập doanh nghiệp

15 Lợi nhuận sau thuế

1.2.3 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1.2.3.1 Khái niệm

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, cungcấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấutài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khảnăng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động

1.2.3.2 Mục tiêu phản ánh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm mục tiêu phản ánh tình hình tài chính củadoanh nghiệp Các luồng tiền phản ánh đầy đủ quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp vì nó liên quan đến tất cả các phần hành kế toán của sự thay đổi luồngtiền ra và luồng tiền vào

Trang 21

Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khảnăng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán đượcluồng tiền trong kỳ tiếp theo.

1.2.3.3 Kết cấu và nội dung phản ánh

Nội dung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: Lưu chuyển từ hoạt độngkinh doanh, lưu chuyển từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển từ hoạt động tài chính

a) Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh

Khái niệm: Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh: Luồng tiền từ hoạt động

kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu củadoanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạtđộng tài chính

Phản ánh toàn bộ thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doa

nh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại,các chi phí bằng tiền như:

- Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ

- Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và cáckhoản khác trừ các khoản tiền thu được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư

và hoạt động tài chính)

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ

- Tiền chi trả cho người lao độngvề tiền lương, tiền thưởng, trả người laođộng về bảo hiểm trợ cấp

- Tiền chi trả lãi vay

- Tiền chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tiền thu do được hoàn thuế

- Tiền thu do được bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế

- Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoảntiền khác theo hợp đồng bảo hiểm

-Tiền trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế

b) Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Trang 22

Khái niệm: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Là luồng tiền phát sinh từ

các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và cáckhoản đầu tu khác không thuộc các khoản tương đương tiền

Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Hoạt động đầu tư gồm các phần:

-Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cảnhững khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐVH

- Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản tài sản dài hạn khác

- Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tíndụng và các tổ chức tài chính, tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừtrường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là khoản tương đương tiền và muacông cụ nợ dùng cho mục đích thương mại

- Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ tiền trường hợp tiền thu hồi cho vay củangân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính, tiền thu do bán lại các công cụ

nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là cáckhoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại

- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vớimục đích thương mại

- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổphiếu đó mua với mục đích thương mại

- Tiền thu lãi cho vay cổ tức và lợi nhuận nhận được

c) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Khái niệm: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Là luồng tiền phát sinh từ

các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốnvay của doanh nghiệp

Phản ánh toàn bộ dòng tiền từ thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt độ

ng tài chính của doanh nghịêp Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làmtăng, giảm vốn của doanh nghiệp như:

- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu nhận vốn góp chủ sở hữu

- Tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đãphát hành

Trang 23

- Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn

- Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay

- Tiền chi trả nợ thuê tài chính

- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Bảng 1.3 Bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ gián tiếp

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1 Lợi nhuận trước thuế

2 Điều chỉnh cho các khoản

Khấu hao tài sản cố định

Các khoản dự phòng

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

Chi phí lãi vay

Lãi, lỗ do thanh lý TSCĐ

Thu nhập lãi vay và cổ tức

Phân bổ lợi thế thương mại

Điều chỉnh cho các khoản khác

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

Tăng, giảm các khoản phải thu

Tăng, giảm hàng tồn kho

Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập

phải nộp)

Tăng, giảm chi phí trả trước

Tiền lãi vay đã trả

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

4 Tăng giảm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

5 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

6 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

8 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

9 Mua lại khoản góp vốn của cổ đông thiểu số trong công ty con

10 Tiền thu khác từ hoạt động đầu tư

11 Tiền chi khác từ hoat động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Trang 24

III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh

nghiệp đã phát hành

3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

4 Tiền chi trả nợ gốc vay

5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính

6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

7 Tiền thu khác từ hoạt động tài chính

8 Tiền chi khác từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính

1.3.1 Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratios)

1.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Đây là tỷ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chínhngắn hạn Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt Tỷ số này càng thấp

ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mìnhnhưng một tỷ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi

vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quánhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao

Công thức tính :

Tỷ số thanh toán hiện hành Rc = Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạnTài sản lưu động bao gồm: các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn,các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản lưu động khác

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vaydài hạn đến hạn trả, và các khoản phải trả khác

Tỷ số thanh toán hiện hành Rc cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thểchuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này

đo lường khả năng trả nợ của công ty

Trang 25

1.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio):

Tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn Chỉ những tài sản

có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài sảnngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rấtthấp

Công thức tính :

Tỷ số thanh toán nhanh Rq = Tài sản lưu động – hàng tồn khoNợ ngắn hạn

1.3.2 Tỷ số hoạt động (tỷ số quản lý tài sản) (Activity Ratios)

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty Để năngcao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dung hoặckhông dung không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng

có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quảhoặc tỷ số luân chuyển

1.3.2.1 Vòng vay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio)

Đây là một tỷ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanhnghiệp áp dụng đối với các khách hàng Tỷ số vòng quay càng cao sẽ cho thấydoanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh Nhưng nếu so sánh với cácdoanh nghiệp cùng ngành mà tỷ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ cóthể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của cácđối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn Và như vậy thì doanhnghiệp chúng ta sẽ bị sụt giảm doanh số Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhậnthấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từkhách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức

Công thức tính:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu

Các khoản phải thu trung bình

Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong

báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

1.3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân (Receivable turnover)

Đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của công ty Tỷ số này cho biếtbình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu

Trang 26

Công thức tính:

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quânDoanh thu bình quân ngày

Trong đó:

Doanh thu bình quân ngày = Doanh thu hàng năm360

1.3.2.3 Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio)

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàngtồn kho của mình hiệu quả như thế nào

Vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh.Công thức tính:

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuầnHàng tồn kho

1.3.2.4 Vòng quay tài sản cố định (Sales to Fixed assts ratio)

Tỷ số này nói lên 1$ tài sả cố định tạo ra được bao nhiêu $ doanh thu Qua đóđánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty

Công thức tính:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tài sản cố định bình quânDoanh thu

1.3.2.5 Vòng quay tổng tài sản (Sales to total assets ratio)

Tỷ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vàotổng tài sản Ví dụ tỷ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi $ được đầu tư vào trongtổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3$ doanh thu Các doanh nghiệp trong ngànhthâm dụng vốn thường có tỷ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanhnghiệp khác

Công thức tính:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản bình quânDoanh thu

1.3.2.6 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (Sales to equity ratio)

Tỷ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tưvào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi) Ví dụ tỷ số nàybằng 3 có nghĩa là với mỗi $ đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3$ doanhthu

Trang 27

Công thức tính:

Hiệu suất sử dụng tổng vốn cổ phần = Doanh thuVốn cổ phần

1.3.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage )

Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt độngkinh doanh của mình bằng vốn vay Khi một công ty vay tiền, công ty luôn phảithực hiện chuỗi thanh toán cố định Vì các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lạisau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem là tạo ra đòn bẩy

Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ váo tỷ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãisuất cho vay đối với công ty ( vì công ty càng có nhiều nợ vay, rủi ro về mặt tàichính càng lớn) Ở các nước phát triển, người ta đánh giá mức độ rủi ro này và tínhvào lãi suất cho vay Điều đó có nghĩa là công ty càng vay nhiểu thì lãi suất càngcao

Đối với công ty, tỳ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọncấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty mình Qua tỷ số đòn bẩy tà chính nhà đầu tưthấy được rủi ro tài chính của công ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình

1.3.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio)

Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằngvốn vay

Công thức tính:

Tổng nợ bao gồm: toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo

cáo tài chính gồm các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay pháthành trái phiếu dài hạn

Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.

1.3.3.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio)

Đo lường sự tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của công ty Cho biếtgánh nặng của chủ sỡ hữu với nợ của công ty

Công thức tính:

Tỷ số nợ = Tổng tài sảnTổng nợ

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ

Vốn cổ phần

Trang 28

1.3.3.3 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio)

Sử dụng để tính toán mức độ đi vay mà công ty đang gánh chịu

Công thức tính:

Tổng tài sản trên vốn có định = Toàn bộ tài sảnVốn cổ phần

1.3.3.4 Khả năng thanh toán lãi vay-ICR (Times interest earned ratio)

Lãi vay hằng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công tysẵng sáng trả lãi đến mức nào Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đivay có thể sử dụng tốt tới mức nào, có thể đem lại khoảng lợi nhuận bao nhiêu và

bù đắp lãi vay hay không Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do

sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hằng năm như thế nào

Công thức tính:

Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay

Lãi vay

1.3.4 Tỷ số sinh lợi (Profitability ratios)

Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợinhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần

1.3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu- ROS (Return on sales)

Chỉ tiêu này nói lên 1đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Công thức tính:

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

1.3.4.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản-ROA (Return on total assets ratio)

Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tàichính

Công thức tính:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròngTổng tài sản

Trong đó: tổng tài sản trung bình= (tổng tài sản trong báo báo năm trước+

tổng tài sản hiện hành)/2

1.3.4.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần-ROE (Return on equity ratio)

Trang 29

Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưuđãi.

Công thức tính

Trong đó: vốn cổ phần bình quân= (tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ

phần hiện tại)/2

1.3.5 Tỷ số thị trường (Market value ratio)

1.3.5.1 Thu nhập mỗi cổ phần –EPS (Earning per share)

Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổphần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cáchkhác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần

1.3.5.3 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập-P/E( Price earning ratio)

Đây là chỉ tiêu ma nhà đầu tư rất qua tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ

so với thu nhập

Công thức tính:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận ròngVốn cổ phần

Thu nhập mỗi cổ phần = Thu nhập ròng của cổ đông thườngSố lượng cổ phần thường

Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần

Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)

Cổ tức mỗi phần = Số lượng cổ phần thườngTồng cổ tức

Trang 30

1.3.5.4 Tỷ suất cổ tức (Dividend yield)

Công thức tính:

1.4 Phân tích Dupont các chỉ số tài chính

- Mô hình phân tích tài chính Dupont là gì?

Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinhlãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hìnhDupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán

- Nguồn gốc mô hình Dupont

Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown,một kỹ sư điện người đã gia nhập bộ phận tài chính của công ty hóa học khổng lồnày Một vài năm sau đó, Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn GeneralMotors Và giao cho Brown tái cấu trúc tình hình tài chính lộn xộn của nhà sảnxuất xe hơi này Đây có lẽ là lần cải tổ trên qui mô lớn đầu tiên ở Mỹ.Theo AlfredSloan, nguyên chủ tịch của GM, phần lớn thành công của GM về sau này có sựđóng góp không nhỏ từ hệ thống hoạch định và kiểm soát của Brown Những thànhcông nối tiếp đã đưa mô hình Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn tại

Mỹ Nó vẫn còn được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chínhđến những năm 1970

- Ứng dụng mô hình Dupont

Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng đểkhảo sát hoặc giải thích kết quả của ROE, ROA,…

So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh

Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian

Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh củacông ty

Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng

Tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập = Gía trị thi trường mỗi cổ phần

Thu nhập mỗi cổ phần

Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần

Giá trị thị trường mỗi cổ phần

Trang 31

- Các bước trong phương pháp Dupont

Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính)

Tính toán (sử dụng bảng tính)

Đưa ra kết luận

Nếu kết luận xem xét không chân thực , kiểm tra số liệu và tính toán lại

-Thế mạnh của mô hình Dupont

Tính đơn giản Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiếnthức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty

Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên

Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổnhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng Đôi khi điều cần làmtrước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty Thay vì tìm cách thôn tính công

ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khảnăng sinh lợi yếu kém

- Hạn chế của mô hình phân tích Dupont

Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy

Không bao gồm chi phí vốn

Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầuvào

- Điều kiện áp dụng phương pháp Dupont

Số liệu kế toán đáng tin cậy

- Vậy phương pháp Dupont là gì?

Các tỷ số phân tích theo phương pháp so sánh được trình bày ở phần trên đều

ở dạng một phân số Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùythuộc vào hai nhân tố: mẫu số và tử số của phân số đó Mặt khác các tỷ số tài chínhcòn ảnh hưởng lẫn nhau Hay nói cách khác một tỷ số tái chính lúc này được trìnhbày bằng một vài tỷ số tài chính khác

Lúc này ta có thể phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần theo hiệu suất sửdụng vốn cổ phần và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Muốn tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ta cần tăng hiệu suất sử dụng tổng tàisản, tức sử dụng tối đa công suất tài sản, hoặc tăng tổng số tài sản trên vốn cổ phần

Trang 32

tức cần sử dụng công cụ nợ, hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tức là cốgiảm chi phí.

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời củamột doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Duponttích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán Trong phân tíchtài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉtiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng

ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo mộttrình tự nhất định

Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất

là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu là một phần củatổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuậntrên tổng tài sản Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

Lợi nhuậnròng

Vốn chủ sở hữu=

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản ×

Tổngtài sản Vốnchủ sở hữu

Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

Lợi nhuậnròng

Vốn chủ sở hữu=

Lợi nhuận ròng Doanhthu ×

Doanhthu Tổng tài sản ×

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đònbẩy tài chính

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một sốbiện pháp làm tăng ROE như sau:

– Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ

nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động

– Tăng hiệu suất sử dụng tài sản Nâng cao số vòng quay của tài sản, thôngqua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về

cơ cấu của tổng tài sản

– Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm Từ đótăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối vớiquản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác

Trang 33

động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chứcquản lý của doanh nghiệp.

Dưới đây là sơ đồ phân tích Dupont

Hình 1.1 Sơ đồ phân tích Dupont

ROE

Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng TS

Doanh thu Tổng chi phí Tổng TSLĐ Tổng TSCĐ

Nhân

Nhân

Trang 34

Chương II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Thương hiệu DOMESCO được khai sinh vào ngày 19/5/1989 Qua nhiều nămxây dựng và phát triển DOMESCO đã tạo dựng và khẳng định được vị thế của mìnhtrên thị trường trong nước và quốc tế về lĩnh vực Dược phẩm và Thực phẩm chứcnăng

Với sản phẩm gồm nhiều chủng loại đa dạng như: Viên nang, viên nang mềm,viên nén, viên nén bao phim, viên nén bao phim tan trong ruột, viên nén bao đường,viên sủi, thuốc gói, thuốc bột sủi, thuốc viên nén phóng thích kéo dài, đượcDOMESCO quan tâm đầu tư, nghiên cứu và phát triển từ nguồn dược liệu sẵn cótrong nước, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn và hiệu quảnhất

Nhiều mặt hàng sản xuất của công ty đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhậntương đương sinh học so với thuốc gốc, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường

và nhiều sản phẩm có thể thay thế được hàng ngoại nhập nổi bật là nhóm sản phẩm

về huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,

Hiện nay, hệ thống phân phối DOMESCO rải đều khắp cả nước với 11 chinhánh và hơn 13.000 đại lý; có quan hệ mua bán với hầu hết các Doanh nghiệpDược trong nước và hơn 18 hãng Dược phẩm nước ngoài; xuất khẩu gần 100 mặthàng cho 25 thị trường các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh Công ty đã thành công trong việc ứng dụng tích hợp hệ thống quản lý ISO9001:2008, ISO IEC/17025, ISO 14000, ISO 50001, OHSAS 18000 cùng hệ thốngsản xuất đạt chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức

Y tế Thế giới (GMP-WHO) và hệ thống kinh doanh đạt GDP-GPP

Trang 35

Với một hoài bão ”Vì Chất Lượng Cuộc Sống”, DOMESCO luôn luôn ý thức

và cố gắng trong mọi hoạt động tạo sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả để cóthể mang đến cho cộng đồng một cuộc sống khỏe mạnh và tươi vui

Giai đoạn hình thành 1989 - 2003

Trong bối cảnh đất nước bắt đầu đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế thế giới,Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, bảo đảm các điều kiện cần thiết để các đơn vịkinh tế quốc doanh phát huy quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của

mình Cơ hội đã đến, ngày 19/5/1989 UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định đổi tên Công ty Dịch Vụ và Cung Ứng Vật Tư Y Tế thành Công ty DOMESCO và bổ nhiệm

Dược sĩ Huỳnh Trung Chánh làm Giám đốc với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, quản

lý, cung ứng hàng viện trợ, máy móc thiết bị, dụng cụ y khoa, thuốc men, hóachất…phục vụ ngành y tế trong Tỉnh

Đứng trước cơ hội phát triển mới với nhiều rủi ro và thử thách, Công ty phảiđương đầu với tình trạng vốn yếu, thiếu nhân sự Ban Giám đốc luôn phải linhhoạt vận dụng mọi cơ hội để tìm đường phát triển Công ty.Một cơ hội làm ăn lúcbấy giờ không phải là ngành nghề chính nhưng được Công ty nhạy bén nắm bắt đãđem lại hiệu quả cao đó là thu gom, chi trả kiều hối, đổi vàng Từ đây, Công ty cóngoại tệ và bắt đầu nhập về các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho ngành y tế và cho cảngành nông nghiệp vốn rất lạc hậu thời đó

Với nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, Công

ty quyết định đầu tư vào sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường điểnhình như hợp tác với Công ty khác sản xuất bánh phồng tôm, nước khoáng, vớichiến lược “lấy ngắn nuôi dài” Chiến lược này được vận dụng hết sức thông minh

và linh hoạt để dồn sức cho mục tiêu xa hơn đó là trở thành Doanh nghiệp Dược lớnmạnh trong tương lai

Năm 1992 Công ty DOMESCO đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Đồng Tháp (DOMESCO) vượt qua khó khăn hướng tới mục tiêu tiên phong trong

ngành Dược Lãnh đạo và CBCNV Công ty luôn tranh thủ cơ hội phát triển, tích lũykiến thức, vốn và đặc biệt là xây dựng lòng tin nơi khách hàng, chăm sóc kháchhàng chu đáo với một chiến lược lâu dài

Trang 36

Năm 1993, Công ty bổ sung chức năng sản xuất dược phẩm là sự khởi đầu cho

sự phát triển Công ty sau này Xưởng Dược ra đời là thành quả của sự cố gắng đểvượt qua nhiều khó khăn của Công ty cùng với việc đòi hỏi phải ứng dụng côngnghệ mới trong sản xuất dược phẩm, Ban lãnh đạo Công ty lại tiếp tục ứng dụngcông nghệ tiên tiến nhằm không những đưa Công ty tiến nhanh vào con đường côngnghiệp hóa hiện đại hóa mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn là giải quyết công ăn việclàm ở địa phương và cung cấp một số thuốc tân dược chất lượng cho thị trườngtrong nước Sản phẩm tân dược đầu tiên ra đời là sự hãnh diện, tự hào với bao niềmvui khôn xiết của toàn thể CBCNV Công ty Từ đây bên cạnh xuất nhập khẩu vật tưthiết bị y tế, Công ty còn tiến hành sản xuất dược phẩm

Giai đoạn phát triển 2004 đến nay

Ngày 01/01/2004 Công ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Đồng Tháp (DOMESCO) chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO,

trụ sở chính tại: Số 234A - Quốc lộ 30 - Xã Mỹ Trà - Thị Xã Cao Lãnh - Tỉnh ĐồngTháp, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp

- Năm 2004 – 2005

Vào thời điểm này vốn điều lệ của Công ty là 60 tỷ đồng và được tăng lênthành 80 tỷ đồng vào năm 2005 Với định hướng phát triển bền vững và khôngngừng về chất lượng sản phẩm, song song việc duy trì áp dụng hệ thống quản lýchất lượng ISO 9001:2000, Công ty đã mạnh dạn triển khai bộ tiêu chuẩn ISO17025:2005 - Yêu Cầu Chung Về Năng Lực của Phòng Thử Nghiệm và HiệuChuẩn - và đã được cấp chứng chỉ bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng,càng thể hiện được mong muốn trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu

về Dược phẩm

Tiếp tục duy trì định hướng phát triển Công ty, tạo thế mạnh để tồn tại và pháttriển trong tình hình mới khi Việt Nam chuẩn bị tham gia vào Tổ Chức Thương MạiThế Giới WTO, DOMESCO đã nâng cấp hệ thống sản xuất gồm 3 nhà máy đạtGMP-ASEAN lên GMP-WHO và hoàn thành đưa vào sử dụng Ngoài ra, Công tycòn được Cục Quản Lý Dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận “Thực hành tốt sảnxuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới GMP-WHO, “Thực hànhtốt phòng kiểm nghiệm thuốc – GLP” và “Thực hành tốt quản lý thuốc - GSP”

Trang 37

- Năm 2006

Đánh dấu cho sự phát triển không ngừng, vào ngày 25-12-2006 cổ phiếuDOMESCO chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch tại Trung tâm giao dịchChứng khoán Tp Hồ Chí Minh với mã giao dịch là DMC Từ đây, thương hiệuCông ty DOMESCO được biết đến một cách rộng rãi, và hệ thống phân phối từ đóđược rãi đều khắp cả nước với mong muốn đáp ứng kịp lúc, kịp thời và hiệu quảnhững sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng Không những thế, việckinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng rất phát triển và được ghidấu ấn qua Giải thưởng kinh doanh xuất sắc năm 2006 về “Doanh nghiệp xuất khẩumặt hàng/ nhóm mặt hàng có tính cạnh tranh cao” do Ủy Ban Quốc gia về Hợp táckinh tế và Báo Thương Mại chứng nhận

- Năm 2007

Cùng với sự phát triển chung của đất nước sau một năm gia nhập Tổ chứcThương mại Thế Giới WTO, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCOtrong năm 2007 đã đạt được một kết quả khả quan trong tất cả các mặt hoạt động,lĩnh vực kinh doanh của toàn Công ty Với tổng doanh thu đạt 813,2 tỷ đồng bằng105,64% so kế hoạch đã được đăng ký với Đại hội cổ đông và tăng 22,84% so vớicùng kỳ năm 2006 Về lợi nhuận trước thuế năm 2007 đã thực hiện được 64,3 tỷđồng bằng 100,94% so với kế hoạch và tăng 18,89% so với cùng kỳ năm 2006

- Năm 2008

Năm 2008 có thể nói là năm với nhiều biến động phức tạp, tình hình kinh tếthế giới và trong nước rất khó khăn, ngành Dược cũng không ngoại lệ, phải đươngđầu với thách thức đó và cả sự cạnh tranh của các tập đoàn dược phẩm thế giới Banđiều hành Công ty đã đề ra nhiều giải pháp cấp bách như thắt chặt các chi phí, táiphân khúc thị trường, mở rộng mạng lưới phân phối, sàng lọc các dự án đầu tư… điđôi với tăng cường công tác dự báo cùng với sự điều hành linh hoạt và sự nỗ lựcvượt bậc của cán bộ công nhân lao động nên Công ty đã hoàn thành xuất sắc vàvượt chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh năm 2008

Không dậm chân tại chỗ, DOMESCO đầu tư xây dựng thêm hạ tầng cụm côngnghiệp Cần Lố trên diện tích 111.320,8 m2, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, côngsuất 1.200 m3/ ngày đêm, dự toán 15.518.578.052 đồng Chuyển quyền sử dụng đất

Trang 38

và mở rộng văn phòng làm việc tại trụ sở Công ty tại: Số 66 Quốc lộ 30 - Phường

Mỹ Phú - Thành phố Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp

Với những phấn đấu trên đều quy vào một mục đích chung đó là mang đến sứckhỏe cho cộng đồng, tạo lòng tin nơi người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩmtrong nước mà chất lượng tương đương hàng ngoại nhập với giá thành hợp lý và đặcbiệt sản phẩm DOMESCO được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn thực hànhtốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới GMP-WHO Công cụ

có thể nói đã mang đến sự không ngừng phát triển cho DOMESCO đó là Hệ thốngChất lượng Toàn diện (TQM), tích hợp bộ tiêu chuẩn ISO - OHSAS (ISO9001:2000 / ISO 17025 / ISO 14001:2004 / OHSAS 18001:2007) và thực hành sảnxuất thuốc GMP-WHO, tiến tới cGMP làm công cụ cho việc xây dựng hệ thốngchất lượng hoàn chỉnh của Công ty Càng khẳng định vị thế mình hơn khiDOMESCO nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, đặc biệt là giải thưởng WiPO

do Tổ chức Sở hữu Trí Tuệ Thế giới chứng nhận

- Năm 2009

Bắt đầu năm 2009, Công ty đã tăng vốn đầu tư lên đến 178.093.360.000 đồng,phát hành cổ phiếu tỷ lệ 30% cho cổ đông hiện hữu từ nguồn quỹ đầu tư phát triển.Cũng vào thời điểm này, DOMESCO đã đưa vào sử dụng Tổng kho tại KCN TânTạo – Tp.HCM và xây dựng hoàn thành Nhà máy Chiết xuất

Công ty đã không ngừng phát triển mạnh với 8 chi nhánh, cùng hệ thống phânphối đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc GDP và hệ thống nhà thuốc đạtchuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP” Với tổng số 10.035 nhà thuốc, tăng 61,23%

so với 6.224 điểm năm 2008 Đồng thời khai thác lợi thế hệ thống Tổng kho đạtchuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP làm dịch vụ kho vận và dịch vụ phânphối cho Công ty Hisamitsu (Nhật Bản) và Công ty Aguettant (Pháp) cùng hệ thốngphân phối Công ty DOMESCO cho cả nước

Mặc dù ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,giá cả nguyên vật liệu biến động bất thường, tác động đến hoạt động của Công tynhưng Ban lãnh đạo Công ty đã ra sức điều hành và kiểm soát tốt chi phí Kết thúcnăm 2009 Công ty đã đạt kết quả cao với lợi nhuận trước thuế 112 tỷ đồng, tăng120% so với kế hoạch điều chỉnh và đạt 132% so với kế hoạch ban đầu

Trang 39

- Năm 2010

Năm 2010, tiếp tục đối đầu với những khó khăn nhưng lợi nhuận sau thuế vẫntăng trưởng so với 2009 là 6,429 tỷ đồng tỷ lệ tăng 8,42%, doanh thu đạt 1.113,1 tỷđồng tương đương tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó, doanh thu hàngsản xuất đạt 641 tỷ đồng, tăng 7,77% so với cùng kỳ năm 2009, lợi nhuận trướcthuế đạt 113,4 tỷ đồng tương đương tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2009, lợi nhuậnsau thuế đạt 82,8 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2009 Nhà máy Chiết xuất Nguyênliệu dược liệu đưa vào sản xuất nhằm chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu chonhà máy sản xuất thuốc của Công ty, đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất,

đa dạng hóa các mặt hàng dược phẩm, đặc biệt là ngành hàng từ nguyên liệu thảodược và tạo ra một mô hình khép kín trong quá trình sản xuất

Công ty đã nghiên cứu và sản xuất mới được 23 sản phẩm, trong đó có 12 sảnphẩm dược theo toa, 5 sản phẩm dược OTC, và 6 sản phẩm dược liệu và thực phẩmchức năng Các sản phẩm dược phẩm mới được sản xuất dưới các dạng bào chế đadạng: viên nén, viên nén sủi, viên nén bao phim, viên nén sủi, viên nang mềm, viênnang cứng, thuốc bột… đặc biệt có dạng bào chế hiện đại là viên nén bao phimphóng thích kéo dài (Vosfarel MR) và đã được Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCMchứng minh là tương đương sinh học với đối chứng Nhiều hoạt chất mới đã đượcđưa vào sản xuất như: Bisoprolol fumarat, Valsartan, Cefatamet trong đóDOMESCO là Công ty trong nước đầu tiên sản xuất sản phẩm có hoạt chấtCefetamet

DOMESCO tiên phong trong việc đánh giá tương đương sinh học, các sảnphẩm được ưu tiên thực hiện đánh giá là những sản phẩm thuộc nhóm điều trị tiểuđường, tăng huyết áp và kháng sinh như: Glucofine 850 mg và 500 mg, Zinmax –DOMESCO 500 mg, Amlodipin 5 mg, Vosfarel MR, Dorover Kết quả nghiên cứucho thấy các thuốc này đều tương đương sinh học với các thuốc đối chiếu Đây làbằng chứng rõ ràng nhất về uy tín và chất lượng sản phẩm của Công ty

- Năm 2011

DOMESCO đã tìm được đối tác chiến lược CFR International Spa của Chi Lê

để cùng hợp tác, hỗ trợ phát triển trong tương lai Cũng trong năm 2011,

Trang 40

DOMESCO được vinh hạnh là 1 trong 21 Công ty niêm yết có hoạt động Quan hệNhà đầu tư tốt nhất do Vietstock tổ chức khảo sát.

- Năm 2012

Năm 2012 là năm DOMESCO đã gặt hái được thành công Doanh thu thuầntăng vọt từ 504 tỷ đồng năm 2004 lên đến 1.261 tỷ đồng năm 2012 với tỷ lệ tăngtrưởng bình quân là 12,36% Do việc quản lý giá thành hiệu quả nên mức tăngtrưởng bình quân của lợi nhuận gộp là 22,1%, riêng lợi nhuận thuần đã tăng hơn 3lần so với trước khi cổ phần hoá đạt hơn 90 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bìnhquân là 16,3% Không dừng lại ở đó với cơ cấu doanh thu có 30% là sản phẩm kêtoa nhưng DOMESCO đã phấn đấu là một trong top 20 Công ty hàng đầu về sảnxuất và kinh doanh dược phẩm trong nước trong 3 năm qua đặc biệt trong phânkhúc thị trường thuốc kê toa Ngoài ra DOMESCO còn vinh dự được nhận nhữnggiải thưởng như:

Huân chương Độc lập hạng III do Chủ tịch nước trao tặng cho công tyDOMESCO đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác góp phần vào xâydựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2011 (Bộ Công Thương)

- Năm 2013

Với sự phát triển không ngừng, năm 2013 Công ty đã mở rộng thêm mạng

lưới phân phối, với tổng chi nhánh là 11 chi nhánh rải đều khắp cả nước để có thể

mang sức khỏe đến cho cộng đồng bằng những sản phẩm chất lượng với giá thànhhợp lý nhất

Luôn có tầm nhìn xa và rộng, Ban lãnh đạo Công ty đã tiến hành áp dụng Hệthống Quản lý Năng lượng ISO 50001 lồng ghép với các chương trình quản lý Chấtlượng, Môi trường, An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp một cách nhịp nhàng và hiệuquả Vì DOMESCO hiểu rõ, bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc quản lý sử dụng nănglượng hiệu quả sẽ đóng góp tích cực cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vàgiảm thiểu những tác động toàn cầu của việc sử dụng năng lượng

Tin rằng công ty DOMESCO luôn là một trong những doanh nghiệp Dượcphát triển không ngừng, luôn nâng tầm sánh ngang với các doanh nghiệp cùng

Ngày đăng: 16/09/2014, 21:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Bảng c ân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản (Trang 13)
Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Bảng ph ân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác (Trang 19)
Bảng 1.3. Bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ gián tiếp - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Bảng 1.3. Bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ gián tiếp (Trang 22)
Hình 1.1. Sơ đồ phân tích Dupont - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Hình 1.1. Sơ đồ phân tích Dupont (Trang 32)
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco (Trang 45)
2.2.1.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
2.2.1.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 49)
2.2.1.3. Bảng luân chuyển tiền tệ - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
2.2.1.3. Bảng luân chuyển tiền tệ (Trang 56)
Hình 2.5.  Luân chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Hình 2.5. Luân chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2011-2013 (Trang 58)
Bảng 2.4. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ  năm 2011- 2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Bảng 2.4. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ năm 2011- 2011-2013 (Trang 61)
Bảng 2.9. So sánh chỉ số giá thị trường trên thu nhập – P/E  của công  ty với ngành Dụng cụ và dịch vụ y tế - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Bảng 2.9. So sánh chỉ số giá thị trường trên thu nhập – P/E của công ty với ngành Dụng cụ và dịch vụ y tế (Trang 70)
Hình 2.18. Sơ đồ phân tích Dupont của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO các năm 2011-2013 - Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Hình 2.18. Sơ đồ phân tích Dupont của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO các năm 2011-2013 (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w