1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Fiditour và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp

35 1,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 221,02 KB
File đính kèm QT302_taichinhdoanhnghiep.zip (211 KB)

Nội dung

CHỦ ĐỀ: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Fiditour và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệpPhân tích tài chính là đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay đồng thời dự đoán tình hình tài chính trong tương lai bằng các phương pháp cho phép. Phân tích tài chính giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác, giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định tối ưu phù hợp với mục tiêu của họ. 2.1. Khái quát bảng cân đối kế toán2.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toánBảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt về tình hình tài chính của một công ty, toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể2.1.2 Cách thức hoạt động của bảng cân đối kế toánBảng cân đối kế toán được chia làm hai phần mà đảm bảo các phương trình sau đây, phải bằng nhau, hoặc cân bằng lẫn nhau.Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữuĐiều này có nghĩa là tài sản hoặc những công cụ được sử dụng để vận hành công ty, phải cân bằng với nợ tài chính của công ty cộng với vốn đầu tư chủ sở hữu đưa vào công ty và lợi nhuận giữ lại. Tài sản là những gì một doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, trong khi nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hai nguồn phục vụ tài sản này. Vốn chủ sở hữu, được gọi là vốn sở hữu của các cổ đông trong công ty niêm yết đại chúng, là số tiền ban đầu được đầu tư vào các công ty cộng với bất kỳ lợi nhuận giữ lại nào, và nó là nguồn vốn cho các doanh nghiệp

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG

- -BÀI TẬP NHÓM MÔN QT302

Nhóm 5- Lớp 164232.CD9

CHỦ ĐỀ: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Fiditour và

đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp

CÁC THÀNH VIÊN NHÓM:

1 Lê Thanh Hà; 2 Cao Trùng Dương; 3 Lê Túy Linh; 4 Phạm Ngọc Quý;

5 Vũ Đức Thiện; 6 Đặng Duy; 7 Nguyễn Hoàng Minh

8 Lê Ngọc Thành; 9 Nguyễn Hữu Tuấn

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Nhóm trưởng: Lê Thanh Hà

Email: halt07854@student-topica.edu.vn

Trang 2

1 Thông tin chung về doanh nghiệp

Fiditour là một trong những đơn vị kinh doanh du lịch đầu tiên tại thành phố HồChí Minh, được thành lập ngày 25/03/1989 với hoạt động kinh doanh ban đầu là tổchức các chương trình du lịch cho du khách nước ngoài vào tham quan Việt Nam Trảiqua 26 năm xây dựng và phát triển (1989–2015), đến nay Fiditour đã trở thành mộttrong 10 hãng lữ hành hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam và đã xây dựng được một

hệ thống chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ và mạng lưới đại

lý ở nhiều tỉnh thành trên cả nước Fiditour có hơn 80 đầu mối kinh doanh du lịchtrong nước và hiện là đối tác của nhiều hãng lữ hành nước ngoài ở các nước khácnhau Fiditour là thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch quốc tế PATA, ASTA vàJATA

1.1 Thông tin doanh nghiệp:

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN FIDITOUR

- Tên giao dịch: FIDITOUR

- Thành lập: Ngày 25/03/1989

- Nhân sự: 500 người

- Số lượng chi nhánh: 09

- Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Việt Hùng

- Trụ sở chính: 129 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

- Website: www.fiditour.com

- Điện thoại: (+84-28) 39 14 14 14

- Fax: (+84-28) 39 14 13 63

- E-mail:fidi@fiditour.com

* Lĩnh vực hoạt động:

- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế

- Dịch vụ vé máy bay

- Trung tâm tổ chức sự kiện – MICE

- Trung tâm du học và dịch vụ visa

- Trung tâm vận chuyển

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn

- Văn phòng cho thuê

Trang 3

* Mạng lưới quan hệ đối tác:

Fiditour phát triển quan hệ chặt chẽ với hơn 1.500 đối tác trong nước và nước ngoài, làthành viên chính thức của:

- Hiệp hội Du lịch Quốc tế

- Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA)

- Hiệp hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh (HTA)

- Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA)

- Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ (ASTA)

- Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA)

- Hiệp hội Hàng không Quốc tế ( IATA)

* Cấu trúc doanh nghiệp:

Trang 4

1.2 Logo của công ty

Logo Fiditour là một ký hiệu thống nhất cho Công ty Cổ phần Fiditour và nó khẳngđịnh giá trị thương hiệu của Fiditour đối với thị trường toàn cầu

a Tên gọi:

FIDITOUR - FI: First (Đầu tiên, Tiên phong), DI: Discovery (Khám phá, Đột phá),Fiditour là công ty du lịch luôn đi tiên phong trong việc đưa ra những chương trìnhkhám phá tour tuyến mới lạ, độc đáo, cũng như những bước đột phá trong tổ chức dịchvụ du lịch

b Màu sắc:

- Màu xanh: hướng đến môi trường, sự tươi trẻ và an bình với mục tiêu mang đến chokhách hàng những chuyến đi ý nghĩa, thú vị và an toàn

- Màu đỏ: thể hiện sự năng động, nhiệt huyết của Fiditour là không ngừng khám phá

và tiên phong trong các hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ lữ hành Sự kết hợp 2 màuxanh và đỏ tượng trưng âm dương hòa hợp: Xông xáo song An bình và Ổn định

Trang 5

c Hình ảnh:

- Quả đất: Là hình ảnh thế giới - thể hiện phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu củaFiditour với những chuyến đi đó đây, đến khắp năm châu Quả đất kết hợp với đườnglượn tạo thành chữ Q còn mang nghĩa chất lượng (Quality), thể hiện mối quan tâmhàng đầu của Fiditour là mang những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao đến kháchhàng Qua đó, Fiditour cũng muốn nhấn mạnh đến sự tự tin về năng lực phục vụ kháchhàng, sự sẵn sàng hợp tác, kết nối với tất cả đối tác của Fiditour

- Đường lượn: Hình sin tượng trưng cho quy luật thăng trầm nhưng luôn không ngừngphát triển Đường lượn này còn thể hiện tính uyển chuyển, linh hoạt, luôn đáp ứng tất

cả nhu cầu của khách hàng một cách khéo léo và hiệu quả của đội ngũ nhân viênFiditour Và chính sự bền bỉ, năng động của đội ngũ này là bệ đỡ cho mọi thành côngcủa Fiditour

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

Fiditour phấn đấu để luôn giữ vị trí là một trong những công ty du lịch hàng đầu củaViệt Nam và khu vực về qui mô, chất lượng và uy tín.Với các nguồn lực dồi dào, tài chính vững mạnh, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vựcdịch vụ du lịch, mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn khắp nơi trên thế giới, độingũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, Fiditour luôn nỗ lực mang đến cho kháchhàng những sản phẩm du lịch giá trị nhất

1.4 Triết lý kinh doanh

Fiditour luôn coi trọng ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và môitrường, phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh trên tiêu chí hài hòa lợi íchdoanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện môi trường thiên nhiên

1.5 Giá trị cốt lõi

- Luôn tuân thủ các quy chuẩn và cam kết chất lượng đã công bố với khách hàng

- Xem chất lượng dịch vụ và sự tiện ích của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong cácđịnh hướng và hoạt động kinh doanh của Fiditour

- Tiên phong trong việc gợi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàngđể mang đến cho khách những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ mà khách chỉ có thểtìm thấy ở Fiditour

2 Lịch sử hình thành và phát triển

Trang 6

Tiền thân của Công ty cổ phần Fiditour là Trung tâm Dịch vụ Tân Định, Quận

1, Tp.HCM, được thành lập vào năm 1989, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thương mại,khách sạn, và nhà hàng với số vốn ban đầu là 5.000.000 đồng

Năm 1994, Trung tâm Dịch vụ Tân Định được nâng lên thành Công ty Thương mại vàDịch vụ Du lịch Tân Định trên cơ sở sáp nhập thêm Chi nhánh Dịch vụ Du lịchFiditourist trực thuộc Liên hiệp Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Quận 1(Sunimex), tiền thân của Tổng Công ty Bến Thành sau này Kể từ ngày14/07/2000,căn cứ theo Quyết định số 4583/QĐ.UB.CNV ngày 14/07/2000 của Ủy ban Nhân dânThành phố Hồ Chí Minh, Công ty Thương mại và Dịch vụ Du lịch Tân Định là thànhviên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn

Kể từ tháng 1/2005, Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Tân Định Fiditourist được

cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist

Ngày 24/01/2005,vốn điều lệ 25 tỷ đồng do cổ phần hóa, chuyển doanh nghiệp nhànước thành công ty cổ phần

Tháng 7/2007, vốn điều lệ 30,545 tỷ đồng tăng do phát hành cổ phiếu thưởng cho cổđông hiện hữu, HĐQT, BKS và cán bộ chủ chốt theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày30/03/2007

Ngày 12/9/2011, cổ phiếu của công ty được niêm yết lần đầu tiên tại Sở giao dịchchứng khoán Hà Nội

Tháng 4/2012 Công ty được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 đổi tênthành Công ty cổ phần Fiditour

Năm 1989 với hoạt động kinh doanh ban đầu là tổ chức các chương trình du lịch cho

du khách nước ngoài vào tham quan Việt Nam và từng bước thử nghiệm các chươngtrình đưa du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, các dịch vụ vận chuyển, visa Năm 1994, Fiditour là một trong những công ty du lịch đầu tiên của Việt Nam mở thịtrường du lịch nước ngoài và chỉ trong vòng 1 năm đã nằm trong top 4 hãng lữ hành có

Đầu năm 1998, Fiditour đẩy mạnh thị trường du lịch trong nước Ngay từ thời điểmnày, Fiditour đã tổ chức được những đoàn khách lớn từ vài trăm lên đến hàng ngànngười

Trang 7

Từ những năm 2002-2003, Fiditour đã khai thác mạnh thị trường du lịch MICE, loạihình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và hiện nay đang là mũi nhọn trong định hướngkinh doanh của Fiditour

Năm 2005, Fiditour chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần.Lĩnh vực kinh doanh ngày càng mở rộng thêm như: Dịch vụ tư vấn du học, Dịch vụthiết kế quảng cáo, Tổ chức sự kiện, Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, kinh doanh chothuê văn phòng…

Từ năm 2009, Fiditour đã đưa ra 4 cam kết chất lượng và trở thành tôn chỉ cho mọihoạt động của công ty trong giai đoạn mới:

- Bảo đảm thực hiện đúng cam kết

- Bảo đảm cung cấp những sản phẩm đã được chọn lọc

- Bảo đảm giá cả hợp lý

2.2 Các giải thưởng:

2.2.1 Giải thưởng trong nước:

giải

Năm đạt giải

1 TOPTEN Lữ hành Nội địa hàng đầu

(14 năm liên tiếp; hạng nhì 2 năm liên tiếp

2013, 2014)

Tổng cục Du lịch Việt Nam

2000 và 2014

2 TOPTEN Lữ hành Quốc tế hàng đầu đưa khách

du lịch nước ngoài (14 năm liên tiếp, hạng 3

năm 2013, hạng 2 năm 2014)

Tổng cục Du lịch Việt Nam

2000 và 2014

3 TOPTEN Lữ hành hàng đầu đón khách du lịch

vào Việt Nam

Tổng cục Du lịch Việt Nam

2012, 2014

4 Website TMĐT hàng đầu Tổng cục Du

lịch Việt Nam

2012, 2014

5 Doanh nghiệp Lữ hành

INBOUND hàng đầu (3 năm liên tiếp)

Sở Du lịch TPHCM 2012, 2013, 2014

Trang 8

OUTBOUND hàng đầu (5 năm liên tiếp) TPHCM

2012, 2013, 2014

lịch Việt Nam

1997 và 2001

11 Huân chương Lao động hạng Ba Chủ tịch nước

CHXHCN Việt Nam

2002

12 Huân chương Lao động hạng Hai Chủ tịch nước

CHXHCN Việt Nam

2007

Chính phủ, UBND TPHCM, UBND tỉnh Bình Thuận

2001, 2006, 2008

14 Doanh nghiệp du lịch tiêu biểu Sở Văn hóa,

Thể thao &

Du lịch – Hiệp hội Du lịch Bình Thuận

2008

15 Thương hiệu Việt

được yêu thích nhất (9 lần liên tiếp) Báo Sài GònGiải Phóng 2006 và 2015

16 Thương hiệu Vàng (5 lần liên tiếp) Báo Sài Gòn

Giải Phóng 2007 và 2010, 2013, 2014, 2015

17 Mạng du lịch đặt tour trực tuyến tốt nhất (5 lần

liên tiếp) Báo Sài GònGiải Phóng 2010 và 2015

18 Nhà điều hành có dịch vụ chăm sóc

khách hàng tốt nhật Báo Sài GònGiải Phóng 2007

Trang 9

19 Dịch vụ lữ hành nước ngoài

được hài lòng nhất Báo Sài GònTiếp Thị 2003, 2004, 2005, 2007, 2008

20 Dịch vụ lữ hành trong nước

được hài lòng nhất Báo Sài GònTiếp Thị 2003, 2004, 2005, 2007, 2008

21 Dịch vụ lữ hành

được hài lòng nhất Báo Sài GònTiếp Thị 2003, 2004, 2005, 2007, 2008

22 Sản phẩm dịch vụ tốt nhất Báo Sài Gòn

Tiếp Thị 2003, 2004, 2005, 2007, 2008

23 Đơn vị tham gia chương trình kích cầu đạt kết

quả cao Ban Tổ chứcHội chợ Du

lịch Quốc tế VITM

2015

2.2.2 Giải thưởng nước ngoài:

STT Tên giải thưởng Đơn vị trao giải Năm đạt giải

1 Top 100 nhà cung cấp

đáng tin cậy (Bộ Công thương) + Tổ chức Chứng nhận QuốcCục Xúc tiến Thương mại

tế NQA (Vương quốc Anh)

2010

2 Friend of Thailand Tổng cục Du lịch

3 The 1st travel agent for the

4 Outstanding tour operator Tổng cục Du lịch

5 Best supporting Vietnam

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Phân tích tài chính là đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay đồng thời dựđoán tình hình tài chính trong tương lai bằng các phương pháp cho phép Phân tích tàichính giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chuẩn xác, giúp các đốitượng quan tâm đưa ra các quyết định tối ưu phù hợp với mục tiêu của họ

2.1 Khái quát bảng cân đối kế toán

2.1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt về tình hình tài chính của một công ty, toàn

bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụthể

2.1.2 Cách thức hoạt động của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần mà đảm bảo các phương trình sau đây,phải bằng nhau, hoặc cân bằng lẫn nhau

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Điều này có nghĩa là tài sản hoặc những công cụ được sử dụng để vận hành công ty,phải cân bằng với nợ tài chính của công ty cộng với vốn đầu tư chủ sở hữu đưa vàocông ty và lợi nhuận giữ lại Tài sản là những gì một doanh nghiệp sử dụng để phục vụcho hoạt động kinh doanh của mình, trong khi nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là hainguồn phục vụ tài sản này Vốn chủ sở hữu, được gọi là vốn sở hữu của các cổ đôngtrong công ty niêm yết đại chúng, là số tiền ban đầu được đầu tư vào các công ty cộngvới bất kỳ lợi nhuận giữ lại nào, và nó là nguồn vốn cho các doanh nghiệp

2.1.3 Tài sản của một công ty gốm:

2.1.3.1 Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn có tuổi thọ không quá một năm, có nghĩa là chúng có thể dễ dàngchuyển đổi thành tiền mặt Tài sản này bao gồm tiền mặt và tương đương tiền, cáckhoản phải thu và hàng tồn kho Tiền mặt là tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, nó cũng baogồm các tài khoản ngân hàng và các chi phiếu Tương đương tiền là tài sản rất an toàn,

có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ví dụ như trái phiếu kho bạc Các khoản phảithu bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng đối với công ty Các công tythường bán sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng thanh toán bằng hình thức tín dụng,

Trang 11

các khoản giao ước này được tính trong danh mục tài sản ngắn hạn cho đến khi kháchhàng thanh toán tiền Cuối cùng, hàng tồn kho đại diện cho các nguyên vật liệu, hànghóa dở dang và hàng thành phẩm của công ty Tùy thuộc vào từng công ty, phân bổchính xác của tài khoản hàng tồn kho sẽ khác nhau Ví dụ, một công ty sản xuất sẽ sửdụng một lượng lớn nguyên liệu thô, trong khi công ty bán lẻ thì không sử dụng Phân

bổ hàng tồn kho của công ty bán lẻ thông thường bao gồm hàng hóa mua từ nhà sảnxuất và nhà bán buôn

2.1.3.2 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những tài sản không được chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng,dự kiến sẽ được chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc có một tuổi thọ hơnmột năm Tài sản dài hạn được quy thành tài sản hữu hình (như máy móc thiết bị, nhàxưởng, đất đai….) và tài sản vô hình (như lợi thế thương mại, bằng sáng chế, quyềntác giả) Tài sản vô hình không phải là vật chất, nó thường là những nguồn có thể tạodựng hoặc phá vỡ giá trị công ty – ví dụ như giá trị của một thương hiệu thì không nênđánh giá thấp về nó Khấu hao được tính toán và khấu trừ cho hầu hết các loại tài sản,

nó thể hiện chi phí sử dụng trên thời gian sử dụng hữu ích của loại tài sản đó

2.1.3.4 Các lọai nợ phải trả khác nhau

Nợ là những nghĩa vụ tài chính của công ty đối với bên ngoài Giống với tài sản, Nợphải trả cũng có ngắn hạn và hài hạn Nợ dài hạn là các khoản nợ và các khoản nghĩavụ tài chính khác mà hết hạn sau thời gian ít nhất một năm kể từ ngày lập bảng cân đối

kế toán Nợ ngắn hạn là các khoản nợ của công ty sẽ đến hạn, hoặc phải được thanhtoán, trong vòng một năm Nó bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn hơn, như cáckhoản phải trả, phải nộp các tài khoản, cùng với một phần phải trả ngắn hạn của cáckhoản vay dài hạn, chẳng hạn như khoản tiền thanh toán lãi suất gần đây nhất củakhoản vay nợ 10 năm

2.1.3.5 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số tiền ban đầu được đầu tư vào một doanh nghiệp Nếu vào cuốinăm tài chính, công ty quyết định tái đầu tư lợi nhuận ròng của mình vào công ty (sauthuế), thì lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhvào tài khoản vốn chủ sở hữu của cổ đông trên bảng cân đối kế toán Mục này đại diện

Trang 12

cho tổng giá trị tài sản ròng của công ty Để cho bảng cân đối kế toán cân bằng, tổngtài sản phải bằng tổng nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu.

2.1.4 Cách trình bày của bảng cân đối kế toán

Có thể nhìn thấy từ bảng cân đối kế toán, nó được chia thành hai bên Tài sản ở phíabên trái và bên phải gồm nghĩa vụ nợ và vốn chủ sở hữu của cổ đông Dễ nhận thấyrằng bảng cân đối kế toán này có sự cân bằng giữa tổng giá trị của các tài sản tươngđương với tổng giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Một khía cạnh thú vị khác củabảng cân đối kế toán là cách nó được sắp xếp Tài sản và phần nợ phải trả của bảngcân đối kế toán được sắp xếp dựa trên tính ngắn hạn của tài khoản Vì vậy, ở phía bêntài sản, các tài khoản được phân loại từ tính thanh khoản cao nhất đến tài sản có tínhthanh khoản thấp nhất Bên phía nợ phải trả, các tài khoản được sắp xếp từ ngắn hạnđến các khoản vay dài hạn và các nghĩa vụ khác

2.2 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán2.2.1 Đánh giá khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn

Nghiên cứu sự biến động về vốn và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về quy

mô và năng lực kinh doanh của công ty

2.2.1.1 Đánh giá sự biến động về vốn

Bảng 1: Phân tích sự biến động về vốn

Trang 13

Tổng 118.627.962.926 106.883.571.278 101.697.970.824 11.744.391.648 10,99% 5.185.600.454 5,09%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Tổng giá trị tài sản tăng theo từng năm Tỷ lệ tăng 2015/2014 là 5,09% Tỷ lệ

2016/2015 tăng đáng kể là 10,99% chứng tỏ qui mô kinh doanh của công ty mở rộng

qua mỗi năm

2.2.1.2 Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn

Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng giá trị

của tổng tài sản Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả,

do đó chúng ta cần biết sự gia tăng này là từ đâu, có hợp pháp không

Việc vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm là điều tốt, cho thấy công ty đang hoạt

động có lãi, và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính

Bảng 2: Phân tích sự biến động về nguồn vốn

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên năm 2015 chủ yếu là do vay và nợ thuê

tài chính ngắn hạn và dài hạn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu giảm hơn 12 tỷ (tức

30,37%) do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Năm 2016 nguồn vốn chủ sở hữu tăng

lên chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng Cần chú ý năm 2015 để mở rộng qui mô kinh doanh

công ty đã tăng phần nợ lên quá cao gần 30%, điều

Trang 14

này có thể làm chi phí tài chính tăng theo Năm 2016 có vẻ khả quan hơn, công ty đãgiảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.

2.2.2 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản

Trong phần phân tích cơ cấu tài tài sản này, bên cạnh việc so sánh sự biến động giữađầu kỳ với cuối kỳ, chúng ta còn xem xét từng tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số

và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng tài sản

Một số chỉ tiêu bảng cân đối kế toán

Tỷ trọng 2016 Tỷ trọng TÀI SẢN 101.697.970.824 100% 106,883,571,279 100% 118,627,962,926 100%

A Tài sản ngắn hạn 84.821.768.812 83,40% 77,640,581,696 72.64% 92,340,662,020 77.84%

I Tiền và tương đương tiền 16.102.533.151 15,83% 16,315,510,404 15.26% 19,968,466,274 16.83%

II Các khoản phải thu ngắn

hạn 47.394.644.369 46,60% 41,621,373,450 38.94% 48,538,122,669 40.92% III Hàng tồn kho 17.990.238.614 17,69% 15,875,886,545 14.85% 22,033,767,676 18.57%

IV TSNH khác 3.334.352.678 3,827,811,297 1,800,305,401

B Tài sản dài hạn 16.876.202.012 26,42% 29,242,989,583 27.36% 26,287,300,906 22.16%

I Các khoản phải thu dài hạn 716.824.400 0,70% 716,824,400 0.67% 625,824,400 0.53%

II TSCĐ 11.289.265.648 11,10% 13,185,436,781 12.34% 10,909,864,441 9.20%

IV Đầu tư tài chính dài hạn 3.474.390.400 3,474,390,400 3,380,780,000

V TSDH khác 1.395.721.564 1,384,997,416 889,491,479

A Tài sản ngắn hạn (7,181,187,116) (8.47) 14,700,080,324 18.93

II Các khoản phải thu ngắn hạn (5,773,270,919) (12.18) 6,916,749,219 16.62

B Tài sản dài hạn 12,366,787,571 73.28 (2,955,688,677) (10.11)

Trang 15

III BĐS đầu tư -

2.2.2.1 Tài sản ngắn hạn

Ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty có sự tăng lên rồi giảm xuống về mặt giá trị cũngnhư tỷ trọng Cụ thể:

Năm 2014, tài sản ngắn hạn là hơn 84 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,40%

Nắm 2015, tổng giá trị là hơn 106 tỷ, tăng hơn 5 tỷ so với năm 2014 với tốc độ giatăng là 5,10% Tuy nhiên tài sản ngắn hạn giảm hơn 7 tỷ, chiếm tỷ trọng 72,64% tổnggiá trị tài sản

Năm 2016, tài sản ngắn hạn tăng lên tới hơn 92 tỷ, tăng hơn 14 tỷ so với năm 2015,với tốc độ tăng là 18,93% Tỷ trọng cũng tăng, chiếm 77,84%

Sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn là do sự ảnh hưởng và biến động của cácnhân tố:

a vốn bằng tiền

Năm 2014 vốn bằng tiền của công ty là 16 tỷ, chiếm tỷ trọng 15,83%

Năm 2015 vốn bằng tiền tăng nhẹ hơn 212 so với năm 2014 là 1,32% Tỷ trọng vốnbằng tiền so với tổng giá trị tài sản năm 2015 so với năm 2015 chênh lệch không đángkể

Năm 2016 vốn bằng tiền tăng lên đáng kể, hơn 22,39% so với năm 2015 Tỷ trọngcũng tăng, chiếm 16,83% tổng giá trị tài sản

b Các khoản phải thu

Năm 2014, khoản phải thu là hơn 47 tỷ, chiếm tỷ trọng 46,60%

Năm 2015, khoản phải thu là hơn 41 tỷ, giảm 6 tỷ so với năm 2014, tương đương12,18%, và chiếm tỷ trọng 38,94 %

Năm 2016, khoản phải thu là hơn 48 tỷ, tăng hơn 7 tỷ so với năm 2015, tương đương16,62%, và chiếm tỷ trọng 40,92%

Năm 2015 công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ nhưng đếnnăm 2016 tỷ trọng của khoản phải thu chiếm con số đáng kể 40,92 % trong tổng giá trịtài sản, nghĩa là vốn bị chiếm dụng của công ty lớn

Trang 16

Lượng hàng tồn kho giảm rồi tăng qua ba năm, cụ thể là:

Năm 2014, hàng tồn kho là gần 18 tỷ, chiếm tỷ trọng 17,69%

Năm 2015, hàng tồn kho là 16 tỷ, giảm 2 tỷ so với năm 2014 và chiếm tỷ trọng14,85%

Năm 2016, hàng tồn kho là 22 tỷ, tăng so với năm 2015 là 6 tỷ, tương ứng 38.67% và

tỷ trọng là 18,57%

Ta thấy hàng tồn kho năm 2016 là khá cao so với năm 2015, 2014 Ta cần xem xétxem lượng hàng tồn kho bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục khácnhư chi phí tồn kho, chi phí lãi vay…ta sẽ xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho trongphần phân tích tỷ số của hàng tồn kho

2.2.2.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tổng giá trị tài sản cố định tăng trong năm 2015 và giảm năm 2016, cụ thể là:

Năm 2014, tổng tài sản dài hạn là hơn 16 tỷ, chiếm tỷ trọng 26,42%

Năm 2015, tổng tài sản dài hạn là 29 tỷ, tăng 12 tỷ so với năm 2014, tương đương73,28%, và chiếm tỷ trọng 27,36%

Năm 2016, tổng tài sản dài hạn là 26 tỷ, giảm 3 tỷ so với năm 2015, tương đương10,11% và chiếm tỷ trọng 22,16%

Vì công ty không có hoạt động đầu tư tài chính hay xây dựng nên khoản mục tài sản

cố định và đầu tư dài hạn giảm dần, nguyên nhân do tài sản cố định hữu hình giảm Tài sản dài hạn năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 chủ yếu là do công ty có bấtđộng sản đầu tư Năm 2016 giảm so với năm 2015 chủ yếu là do khấu hao tài sản cốđịnh hàng năm

2.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh

Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh cũng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản,chúng ta sẽ so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồnvốn giữa các năm, ngoài ra chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng từng khoản mục nguồnvốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp

lý và an toàn trong việc huy động vốn

79

118,627,962,9

26

5,185,600,455 5.10%

11,744,391,64

7

10.99

%

Trang 17

8

63.38

%

78,545,806,45

1

66.21

%

11,910,655,378 21.33%

10,797,669,47

7,521,259,367 6.34%

5,993,141,917

150.60

%

(2,451,485,34 0)

24.58

4

27.28

%

32,560,897,10

8

27.45

%

(12,718,196,84 0)

30.37%

3,398,207,514

4

32,560,897,10

8

2.2.3.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả năm 2014 là gần 60 tỷ, chiểm tỷ trọng 58,82% trên tổng nguồn vốn

Năm 2015, nợ phải tăng gần 18 tỷ so với năm 2014, tỷ lệ tăng là 19,93% và tỷ trọng là72,72%, do công ty mở rộng qui mô kinh doanh nhưng vốn chủ sở hữu không đủ đápứng nên công ty phải vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

Năm 2016, tăng 7 tỷ so năm 2015 tương đương 10,99%, tỷ trọng là 72,55% chủ yếu dochủ yếu do khách hàng trả tiền trước ngắn hạn và doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn.việc nợ của công ty tăng đáng kể trong năm 2015 & 2016 làm cho khả năng tự chủ vềtài chính của công ty giảm

2.2.3.2 Vốn chủ sở hữu

Năm 2014 vốn chủ sở hữu là gần 42 tỷ chiếm tỷ trọng 41,18%

Năm 2015 vốn chủ sở hữu chỉ còn 19 tỷ, tỷ trọng là 27,28%, giảm 12 tỷ tương đương30,37% so với năm 2015

Vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận giữ lại qua năm giảm

Năm 2016, vốn chủ sở hữu tăng 11,65% so với năm 2015 do lợi nhuận giữ lại tăng

2.2.2.3 Đánh giá chung tình hình nguồn vốn

Qua phân tích ta thấy nợ phải trả tăng cao năm 2015 & 2016 Nợ ngân hàng quá cao sẽkhông tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính tăng theo Nguồn vốn chủ sở hữu năm2015/2014 giảm đáng kể chứng tỏ công ty làm ăn chưa hiệu quả nhưng năm 2016 hoạtđộng kinh doanh đã cải thiện hơn

2.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh

Ngày đăng: 27/12/2017, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w