SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁNChuẩn mực kế toán là những qui định, những nguyên tắc cơ bản, những hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin phải đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính.Ở Việt Nam chuẩn mực kế toán được ban hành nhiều đợt từ năm 2001, đến nay đã có 26 chuẩn mực. Đây là một phần quan trọng giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế được dễ dàng và thuận tiện hơn. Hệ thống kế toán được chuyển đổi từ việc chỉ đáp ứng nhu cầu cho những cơ quan thuế Nhà nước thành một hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu của hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp hiện đại.Tuy nhiên, từ khi ra đời cho tới nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Do đó vấn đề sửa đổi hệ thống chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực số 23 các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nói riêng để người làm kế toán được thực hiện dễ dàng và phản ánh đúng thực tế các nghiệp vụ phát sinh. Giúp doanh nghiệp Việt Nam có định hướng phát triển, vươn tầm quốc tế.Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”.
Trang 1MỤC LỤC
Phụ bìa i
MỤC LỤC 1
Chương 1 GIỚI THIỆU 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 4
1.3.1 Phương pháp so sánh 4
1.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 4
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 4
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 5
2.1 Sơ lược về chuẩn mực kế toán quốc tế 5
2.1.1 Lịch sử hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế 5
2.1.2 Sự cần thiết của việc ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế 6
2.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam 7
2.2.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán 7
2.2.2 Lịch sử ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam 7
2.2.3 Cơ sở ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam 9
2.2.4 Vai trò của chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam 10
Trang 2Chương 3 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ CÁC
SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN 13
3.1 Về những quy định chung 13
3.1.1 Mục đích của chuẩn mực 13
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 13
3.1.3 Các thuật ngữ 13
3.2 Về nội dung chuẩn mực 15
3.2.1 Ghi nhận và xác định 15
3.2.2 Hoạt động liên tục 19
3.2.3 Trình bày báo cáo 19
Chương 4 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 22
4.1 Kết luận 22
4.2 Đề xuất một số giải pháp 22
4.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuẩn mực kế toán số 23 22
4.2.2 Một số giải pháp nhằm giúp chuẩn mực kế toán Việt Nam tiến gần hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế 22
4.3 Kiến nghị 24
4.3.1 Đối với Bộ tài chính 24
4.3.2 Đối với Cơ sở giáo dục 24
4.3.3 Đối với các doanh nghiệp 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
LỜI CẢM ƠN 26
Trang 3Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuẩn mực kế toán là những qui định, những nguyên tắc cơ bản, những hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin phải đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính.
Ở Việt Nam chuẩn mực kế toán được ban hành nhiều đợt từ năm 2001, đến nay đã có 26 chuẩn mực Đây là một phần quan trọng giúp Việt Nam hội nhập với nềnkinh tế quốc tế được dễ dàng và thuận tiện hơn Hệ thống kế toán được chuyển đổi từviệc chỉ đáp ứng nhu cầu cho những cơ quan thuế Nhà nước thành một hệ thống có thểđáp ứng nhu cầu của hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp hiện đại
Tuy nhiên, từ khi ra đời cho tới nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫnchưa được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế Do đó vấn đề sửa đổi hệ thốngchuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực số 23 - các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm nói riêng để người làm kế toán được thực hiện dễ dàng và phản ánh đúngthực tế các nghiệp vụ phát sinh Giúp doanh nghiệp Việt Nam có định hướng phát triển,vươn tầm quốc tế
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh chuẩn mực kế
toán quốc tế và Việt Nam về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về các sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm nhằm đưa ra đề xuất để hoàn thiện chuẩn mực số 23 nói riêng và
chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung, nhằm giúp Việt Nam tiến gần hơn với chuẩnmực kế toán quốc tế
Trang 41.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu điểm giống nhau và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc
tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toánnăm
Mục tiêu 2: Đánh giá những khuyết điểm và ưu điểm khi sử dụng chuẩn mực số 23 Mục tiêu 3: Đưa ra một số đề xuất đề giúp chuẩn mực kế toán Việt Nam tiến gần
hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin từ các tạp chí, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ, internet, vàthông tin đại chúng có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề vận dụng chuẩn mực kế toán của cácdoanh nghiệp, tích hợp nội dung chuẩn mực kế toán, các tài liệu sửa đổi, bổ sung chuẩnmực kế toán Việt Nam
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam vềcác sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Không gian: Nghiên cứu tài liệu về chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế liên
quan đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, trên cơ sở đã được banhành phạm vi trong và ngoài nước
Trang 5Chuẩn mực kế toán Việt Nam về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toánnăm: VAS 23.
Chuẩn mực kế toán quốc tế: IAS 10
Thời gian: Căn cứ vào thời gian ban hành, sửa đổi, bổ sung của các VAS và
IAS/IFRS
Trang 6Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
2.1 Sơ lược về chuẩn mực kế toán quốc tế
2.1.1 Lịch sử hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế
Năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tạiLondon nước Anh với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thếgiới Sự ra đời của IASC là kết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp củacác nước Autralia, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và Mỹ.IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng kiến nhiều biến động trong quy định
kế toán Ở Mỹ hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) mới được thành lập Ở Anh
cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời (accounting standads committee –ASC) Trong khi đó, EU đang soạn thảo những điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệthống kế toán ban hành ngày 25/7/1978 bởi hội đồng liên minh Châu Âu
Hiện nay trên Thế giới đã có một tổ chức riêng ban hành các chuẩn mực kế toánquốc tế, tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm: Tổ chức Ủy ban chuẩn mực kếtoán quốc tế (IASCF), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố vấnchuẩn mực (SAC), Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) Cụ thể nhưsau:
- IASCF có trách nhiệm giám sát IASB, là tổ chức ban hành chuẩn mực báo cáo tàichính Quốc tế (IFRS).IASCF gồm mười chín ủy thác viên gồm sáu từ Bắc Mỹ, sáu từchâu Âu, bốn từ châu Á - Thái Bình Dương, và ba từ bất kỳ khu vực nào khác miễn là sựcân bằng về khu vực địa lý được giữ vững
- IASB có 14 thành viên đến từ 9 quốc gia với các thành viên chính là Mỹ, Anh,Ôxtrâylia, New Zealand, Đức và Ấn Độ có nhiệm vụ phổ biến rộng rãi một hệ thống cácchuẩn mực kế toán thống nhất mang tính toàn cầu với chất lượng cao dễ hiểu, có tính khảthi và có chức năng phát triển và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế(IFRS), trình các dự thảo và thông qua các đề xuất do Ủy ban báo cáo tài chính Quốc tếđưa ra
Trang 7- Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) bao gồm các nhóm cá nhân có các nguồn gốcchức năng và khu vực địa lý khác nhau nhằm cố vấn cho IASB, tư vấn các vấn đề kỹthuật và lịch làm việc cho IASB.
- Các thành viên của IFRIC đến từ các khu vực địa lý, có trình độ giao dịch cao, đạidiện của các kế toán viên trong các ngành nghề và người sử dụng các báo cáo tài chính.IFRIC dưới sự quản lý của IASB, có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn báo cáo tàichính quốc tế
- Thêm vào đó, tất cả các thành viên của IASB có trách nhiệm liên hệ với các nhàthiết lập chuẩn mực quốc gia không có thành viên trong tổ chức IASB
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng cácchuẩn mực quốc tế của IASC Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng khoán Mỹ(US SEC), tổng thư ký IASC ông David Cairns đã ký một thỏa thuận với tổ chức thế giớicác ủy ban chứng khoán (IOSCO) Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kếtoán quốc tế hiện có để có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp cácchuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công tymuốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm 1993 Thếnhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thất vọng, thay vì sửdụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọn một
số chuẩn mực để áp dụng
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét vàsửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mong muốnkhắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế toán
2.1.2 Sự cần thiết của việc ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế
Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán là thống nhấthoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (có thể là áp dụng trong một quốc gia, mộtkhu vực hay trên toàn cầu) Nếu như không có chuẩn mực kế toán, các công ty sẽ sử dụngnhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính
Sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới đang diễn biến nhanh chóng và thị trường quốc
tế đã giúp cho những người làm nghề kế toán tại các nước xích lại gần với các chuẩn mực
kế toán toàn cầu hơn Với một sự bảo đảm mang tính chắc chắn như cầu nối từ Hội đồng
Trang 8chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) thìchuẩn mực kế toán quốc tế sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa.
Lợi ích của chuẩn mực kế toán quốc tế đối với thị trường toàn cầu ngày nay là:
Thứ nhất: Tạo ra sự tự do có thể so sánh được của các báo cáo tài chính, tạo điều
kiện để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khi các thông tin tài chính được báo cáodưới nhiều hình thức khác nhau
Thứ hai: Làm giảm chi phí đầu tư ở các thị trường khác nhau, các công ty đa quốc
gia cũng có thể hợp lý hóa các loại báo cáo và giảm bớt các chi phí liên quan bằngcách phát triển một hệ thống kế toán áp dụng chung Các chi phí liên quan trong việcthiết kế lại các báo cáo kế toán khác nhau thành những báo cáo kế toán dễ đọc và dễ sosánh cho các nhà quản lý
Thứ ba: Với việc sử dụng chuẩn mực kế toán toàn cầu sẽ tạo ra các hoạt động mang
tính toàn cầu Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán toàn cầu sẽ làm tăng niềm tin cho cácnhà đầu tư trên thị trường với điều kiện là chuẩn mực này phải được áp dụng một cáchnghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao Các công ty có thể có đánh giá để tiến hành đầu tư, thiếtlập các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoặc thậm chí đầu tư vào các lĩnh vực mớitại nước ngoài
2.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam
2.2.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có tráchnhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình
bày trên báo cáo tài chính (Điều 8, Luật Kế toán năm 2003 do Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003).
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :
- Mục đích của chuẩn mực;
- Phạm vi của chuẩn mực;
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực;
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập vàtrình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (viết tắt là VAS), tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2001
Bộ Tài Chính là cơ quan ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm các
Trang 9chuẩn mực kế toán Cho đến thời điểm này Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam đãban hành được 26 chuẩn mực và ban hành dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợpvới tình hình thực tế của nền kinh tế tại Việt Nam
2.2.2 Lịch sử ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam viết đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) vànhững chuẩn bị cần thiết về hệ thống kế toán Việt Nam được đặc ra cho Bộ Tài chính.Được sự giúp đỡ của EU, Việt Nam bắt đầu triễn khai và nghiên cứu chuẩn mực kế toánViệt Nam vào năm 1999 Trong gần 7 năm, đến năm 2006, Việt Nam đã ban hành 26chuẩn mực kế toán Các chuẩn mực được ban hành thành từng đợt dưới hình thức mộtquyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mỗi đợt ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn
để áp dụng Cụ thể các VAS được ban hành qua từng giai đoạn như sau:
Đợt 1, ban hành ngày 31/12/2001, gồm 4 chuẩn mực:
- Chuẩn mực kế toán 02 – Hàng tồn kho;
- Chuẩn mực kế toán 03 – Tài sản cố định hữu hình;
- Chuẩn mực kế toán 04 – Tài sản cố định vô hình;
- Chuẩn mực kế toán 14 – Doanh thu và thu nhập khác
(Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư số161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính)
Đợt 2, ban hành ngày 31/12/2002, gồm 6 chuẩn mực:
- Chuẩn mực kế toán 01 – Chuẩn mực chung;
- Chuẩn mực kế toán 06 – Thuê tài sản;
- Chuẩn mực kế toán 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đối;
- Chuẩn mực kế toán 15 – Hợp đồng xây dựng;
- Chuẩn mực kế toán 16 – Chi phí vay;
- Chuẩn mực kế toán 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư số161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính)
Đợt 3, ban hành ngày 30/12/2003, gồm 6 chuẩn mực:
- Chuẩn mực kế toán 05 – Bất động sản đầu tư;
- Chuẩn mực kế toán 07 – Các khoản đầu tư vào công ty liên kết;
- Chuẩn mực kế toán 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh;
- Chuẩn mực kế toán 21 – Trình bày báo cáo tài chính;
Trang 10- Chuẩn mực kế toán 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào công
ty con;
- Chuẩn mực kế toán 24 – Thông tin các bên liên quan
(Theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính)
Đợt 4, ban hành ngày 15/02/2005, gồm 6 chuẩn mực:
- Chuẩn mực kế toán 16 – Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Chuẩn mực kế toán 22 – Trình bày và bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng
và tổ chức tín dụng tương tự;
- Chuẩn mực kế toán 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
- Chuẩn mực kế toán 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ;
- Chuẩn mực kế toán 28 – Báo cáo bộ phận;
- Chuẩn mực kế toán 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các saisót
(Theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và Thông tư số20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính)
Đợt 5, ban hành ngày 28/12/2005, gồm 4 chuẩn mực:
- Chuẩn mực kế toán 11 – Hợp nhất kinh doanh;
- Chuẩn mực kế toán 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng;
- Chuẩn mực kế toán 19 – Hợp đồng bảo hiểm;
- Chuẩn mực kế toán 30 – Lãi trên cổ phiếu
(Theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính)
2.2.3 Cơ sở ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam
Các chuẩn mực Việt Nam được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế
đã được ban hành nhưng có sửa đổi bổ sung một số điều, được thể hiện rõ ở khoản 2 điều
8 Luật kế toán số 03/2003/QH1: “Bộ Tài Chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sởchuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật kế toán”
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kế toánquốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọng cho mục đích tínhthuế sang một hệ thống kế toán toàn diện hơn, gần hơn với những quy định báo cáo tài
Trang 11chính phức tạp trong các chuẩn mực kế toán quốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòa quốc tế
về hoạt động kế toán
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điều kiện cho cácnhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thểtiếp cận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Điều này không chỉ gópphần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với
sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường mà quan trọng hơn là tạo môitrường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực
Tuy nhiên, tính đến nay chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương vớichuẫn mực kế toán quốc tế Đã có 5 đợt Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kế toánvới 26 chuẩn mực kế toán
Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao gồm 9 IFRS
và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tương đương Điều đó cho thấy cómột số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn phải nghiên cứu để soạn thảo nhằm đáp ứngnhu cầu hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mà các giaodịch mới phát sinh ngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh tế ngày một phứctạp Việc thiếu các chuẩn mực hướng dẫn cho các doanh nghiệp xử lý các giao dịch khichúng phát sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực và hợp lý của báo cáotài chính cũng như không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho người sử dụng
Một vấn đề lớn đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ở ViệtNam là hiện nay chưa có một khung khái niệm (conceptual framework) để cung cấp nềntảng và những nguyên tắc cơ bản cho việc soạn thảo cũng như phát triển các chuẩn mực
kế toán Mục đích của việc xây dựng khung khái niệm là để đảm bảo rằng các chuẩn mực
kế toánquốc tế được soạn thảo không mâu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ sở để đánhgiá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhận hay không nếunhư nó không đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trong khung khái niệm Có thểnói, khung khái niệm có chức năng như hiến pháp của một nước, đề ra các nguyên tắc cơbản cho một hệ thống kế toán mà các chuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khung kháiniệm này không được có bất cứ quy định nào đi ngược lại tinh thần của khung khái niệm
đó
Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực
tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ
Trang 12thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kếtoán của Việt Nam Những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ dần dần được giải quyết khinền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, trình độ của nguồn nhân lực kế toántốt hơn.
2.2.4 Vai trò của chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam
Một là, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam
Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạnghóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhànước Trước đây, chỉ có những chính sách tài chính quy định dành riêng cho các doanhnghiệp Nhà nước mà không có các chính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổ phần
và trách nhiệm hữu hạn, từ đó không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất có thể
so sánh được Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanhnghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệu để tăng cường thu hút đầu tư Thêmvào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so sánh các công ty với nhau nhằm đưa
ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinh cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoánViệt Nam và sự thay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam
Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minh bạchhóa thông tin của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính có khả năng phản ánhđúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung để so sánh cácdoanh nghiệp với nhau Không phải chỉ là sự so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ởViệt Nam mà còn có thể so sánh doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nướcngoài và ngược lại Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất cao khác hẳn với cơchế chính sách mà Việt Nam đã có từ những năm trước
Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vì yêucầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáotài chính trung thực, là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi ro đốivới việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã được giảm bớt,nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam
Cả hai điều này đã giúp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn được dễ dàng hơn, lànền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
Hai là, quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà nước.
Trang 13Hệ thống chuẩn mực kế toán đóng vai trò trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô củaNhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như: Thuế, thanh tra tài chính Đốivới các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trongnhững cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người cóliên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các
cơ quan quản lý Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính phải thường xuyên bồidưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầucông việc
Ba là, góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểmtoán Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừanhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng dẫn và kiểm tra là tất yếu.Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nộidung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung đột vớicác cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trongquá trình thực hiện