Hình 2.2. Biểu đồ tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Trang 46 - 49)

Chú thích:

+ A: Tiền và các khoản tương đương tiền. + B: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. + C: Các khoản phải thu ngắn hạn.

+ D: Hàng tồn kho.

+ E: Tài sản ngắn hạn khác.

TSNH là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình SXKD của công ty, nhìn chung TSNH trong 3 năm vừa qua tăng đều.

TSNH tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng không đáng kể tăng 37,153 triệu đồng gấp 7.38% năm 2011(bảng 2.1); từ năm 2013 tăng nhanh đột ngột tăng 172,394 triệu đồng gấp 31.89% năm 2012(bảng 2.1). Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng qua các năm làm cho TSNH tăng theo. Đặc biệt giai năm 2013 TSNH tăng nhanh là do năm 2013 có thêm khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Còn các yếu tố còn lại tuy giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc TSNH tăng.

(1) Tiền và các khoản tương đương tiền

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền qua 3 năm giảm đều. Năm 2012 khoản mục này giảm 25,070 triệu đồng, tương đương 40.18% so với năm 2011. Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 10,735 triệu đồng, tương đương 28.77% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm thất là do sự biến động của thị trường mà công ty chưa thích ứng kịp thời với môi trường biến động đó.

Việc giảm lượng tiền và các khoản tương đương tiền sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời .

(2) Các khoản phải thu ngắn hạn

Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH của DMC. Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ khoản 30,381 triệu đồng tương đương 12.61%; còn năm 2013 cũng tăng một khoản 63,296 triệu đồng, gấp 23.33% năm 2012. Nhìn chung các khoản phải thu có sự biến động qua các năm; có xu hướng tăng là điều bất lợi cho hoạt động của công ty,nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và giảm hiệu quả dử dụng vốn lưu động nói riêng.

(3) Hàng tồn kho

Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong TSNH của DMC

Hàng tồn kho của DMC có xu hướng tăng qua các năm ,năm 2012 tăng khoản 32,706 triệu đồng, tương đương 17.39% năm 2011; còn năm 2013 tăng 91,243 triệu đồng, gấp 41.32% năm 2012. Việc hàng tồn kho tăng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong việc làm tăng TSNH. Đối với DMC thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao cũng là điều dễ hiểu vì DMC là doanh nghiệp kinh danh mặt hàng xuất nhập khẩu y tế,mặt hàng thiết yếu của con người.

* Về tài sản dài hạn

TSDH có sự biến động qua các năm. Cả trong hai giai đoạn thì TSDH điều có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Nguyên nhân làm TSDH giảm là do lượng tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn điều có xu hướng giảm kéo theo làm giảm TSDH.

Qua phân tích sơ bộ như trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp tăng trong cả hai giai đoạn ,giai đoạn 2011-2012 và giai đoạn 2012-2013, nhưng giai đoạn 2012-2013 có dấu hiệu tăng mạnh hơn giai đoạn 2011-2012. Trong đó tập trung tăng TSNH và giảm TSDH. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang dần thay đổi cơ cấu tài sản trong công ty, tập trung vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Đồng thời cũng thấy rằng doanh nghiệp khá chủ động trong việc điều chỉnh quy mô và cơ cấu tài sản của mình.

Nguồn vốn doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán phản ánh các nguồn hình thành nên phần tài sản của doanh nghiệp, gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Dựa vào các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn, doanh nghiệp có thể biết được cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có. Đồng thời quan hệ kết cấu này cũng giúp đánh giá tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Hình 2.3. Biểu đồ tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm ( 2011-2013)

Nhìn vào hình ta thấy nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua tăng cụ thể như sao:

- Năm 2012 tổng cộng nguồn vốn tăng 14,952 triệu đồng tương ứng với 1.79% so với năm 2011.

- Năm 2013 tổng nguồn vốn tăng mạnh, tăng 170,825 triệu đồng khoản 20.12% so với năm 2012

Điều đó cho thấy khả năng huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty là tốt.

Hình 2.4. Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2011- 2013)

Về mặt kết cấu, qua biểu đồ trên ta thấy trong 3 năm vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả. Năm 2011, vốn chủ sở hữu chiếm 69% trong tổng nguồn vốn; vào năm 2012 thì vốn chủ sở hữu giảm nhẹ còn 67% trong tổng nguồn vốn và năm 2013 thì vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm còn 62% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2011 chiếm 31% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2012 nợ phải trả chiếm 33% trong tổng nguồn vốn. Và năm 2013 nợ phải trả tăng lên chiếm 38% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của công ty phần lớn là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn rất ít. Sự thay đổi của nợ ngắn hạn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giảm của nợ phải trả.

Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vồn của công ty trong 3 năm qua ta phân tích cụ thể hơn sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

* Nợ phải trả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w