2012 tăng 28,380 triệu đồng khoản 11.59% năm 2011. Vào năm 2013 có dấu hiệu tăng mạnh, tăng 113,754 triệu đồng khoản 41.63% năm 2012.
(2) Nợ dài hạn
Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tỷ trong nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn năm 2011 là 1.65%, năm 2012 là 0.54% tới năm 2013 chỉ còn 0.22%. Do nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nên việc tăng hay giảm của nợ dài hạn không ảnh hưởng nhiều đến việc tăng hay giảm của tổng nguồn vốn.
*Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ hữu phản ánh sức mạnh về vốn, về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng ta thấy nguồn vồn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua có sự biến động. Trong năm 2012, khoản mục này giảm 5,079 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 0.88% so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 58,165 triệu đồng khoản 10.2% so với năm 2012. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác trong đó vốn chủ sở hữu ảnh hưởng nhiều nhất đến nguồn vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu.
Qua phân tích ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này giúp công ty giảm bớt chi phí lãi vay để tăng thêm lợi nhuận.
2.2.1.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (2012/2011 ) Chênh lệch (2013/2012) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,194,864 1,370,700 1,587,369 175,836 14.72 216,669 15.81 2. Các khoản giảm trừ 62,807 110,169 157,761 47,362 75.41 47,592 43.2
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1,132,056 1,260,531 1,429,609 128,475 11.35 169,078 13.41
4. Giá vốn hàng bán 758,396 868,891 1,017,486 110,495 14.57 148,595 17.1 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 373,660 391,640 412,123 17,980 4.81 20,483 5.23 6.Doanh thu hoạt
động tài chính 11,840 7,238 6,290 (4,602) (38.87) (948) (13.1) 7. Chi phí tài chính 20,347 8,422 9,646 (11,925) (58.61) 1,224 14.53 Trong đó:Chi phí lãi vay 10,920 8,310 5,359 (2,610) (23.9) (2,951) (35.51) 8. Chi phí bán hàng 142,604 140,568 167,215 (2,036) (1.43) 26,647 18.96 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 104,688 129,966 111,177 25,278 24.15 (18,789) (14.46) 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 117,860 119,921 130,375 2,061 1.75 10,454 8.71 11. Thu nhập khác 262 5,929 5,540 5,667 2162.98 (389) (6.56) 12. Chi phí khác 11 499 1,448 488 4436.36 949 119.118 13. Lợi nhuận khác 251 5,430 4,092 5,179 2063.35 (1,338) (24.64) 14.Phần LN/lỗ từ công ty liên kết liên doanh - (5,000) - (5000) - 5000 (100) 15. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế 118,111 120,351 134,467 2,240 1.9 14,116 11.73 16. Chi phí thuế
TNDN hiện hành 40,297 31,699 26,485 (8,598) (21.34) (5,214) (16.45) 17. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại (2,290) (1,471) 750 819 (35.76) 2.221 (150.99) 18. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp
80,103 90,124 107,232 10,021 12.51 17,108 18.98 18.1 Lợi ích của cổ
đông thiểu số - (111) (288) (111) - (177) 159.46
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ
80,103 90,235 107,520 10,132 12.65 17,285 19.16 Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (VNÐ) 4,576 5,067 6,037 491 10.73 970 19.14
(Nguồn: www.finance.vietstock.vn) Phân tích kết quả kinh doanh
Căn cứ vào số liệu trên bảng ta thấy:
a) Doanh thu
Như đã trình bày ở phần đầu chương, thì tổng doanh thu của công ty được hình thành từ 3 nguồn chính là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và cuối cùng là một số khoản thu nhập khác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta đi vào phân tích kết cầu của từng nguồn hình thành nên tổng doanh
thu của công ty, và sự tăng trưởng của từng nguồn cũng như mức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu cùa công ty.
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng dần qua các năm. Nếu như vào năm 2011, tổng doanh thu của công ty đạt 1,194,864 triệu đồng thì sang năm tiếp theo năm 2012 tổng doanh thu đã tăng lên 1,370,700 triệu đồng, tức là tăng thêm 175,836 triệu đồng và tăng 14.82%. Sang năm 2013, tổng doanh thu của công ty cũng tiếp tục tăng, đạt 1,587,369 triệu đồng, tức là tăng 216,669 triệu đồng so với năm 2012, tức tăng 15.81%. Đây cũng là mức doanh thu tương đối cao trong giai đoạn này.
- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, luôn chiếm từ 99% tổng doanh thu trở lên (hầu như qua các năm doanh thu từng bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng đều 99% như nhau). Như vậy có thể chắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp. Điều nà có thể suy ra sự biến động lớn trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty, hay nói cách khác sự tăng trưởng của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại.
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng từ năm 2011 sang 2012, doanh thu thuần tăng 128,475 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 11.35%. Điều này chứng tỏ công ty vẫn đang hoạt động tốt trong năm 2011- 2012. Năm 2013 doanh thu biến động tăng so với năm 2012, là 1,587,369 triệu đồng, tăng 169,078 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 13.41%.
Sở dĩ doanh thu tăng từ năm 2011- 2013 là do DMC tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác nhờ dự đa dạng trong chiến lược sản phẩm, từ các loại thuốc không kê toa phổ thông đến các loại thuốc đặc trị về tim mạch, tiểu đường với giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm ngoại nhờ sự linh hoạt trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu giá rẻ. Bên cạnh đó là hệ thống mạng lưới phân phối của DMC đang tiếp tục mở rộng ra thị trường phía Bắc nhằm khai thác tiềm năng còn rất lớn ở khu vực này.
- Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu tài chính giảm mạnh qua các năm nhất là năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011 giảm 4,602 triệu đồng, tức giảm 38.87%, nhưng năm 2012- 2013 là doanh thu tài chính giảm ít hơn con số âm nhỏ lại, giảm 948 triệu đồng tức giảm 13.1% so với giai đoạn 2011-2012, nguyên nhân sâu xa là do ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới đang bị khủng hoảng bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ, bất ổn của đồng tiền chung Châu Âu, và nền tài chính trong nước bất ổn do vấn đề nan giải nợ xấu ngân hàng, từ các nguyên nhân trên làm cho thị giá cổ phiếu của công ty lẫn các chứng khoán mà công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác bị giảm giá. EPS tăng qua các năm, năm 2011 là 4,351 VNĐ/cổ phiếu, năm 2012 là 5,067 VNĐ/cổ phiếu, năm 2013 là 5,708 VNĐ/cổ phiếu.
b) Giá vốn hàng bán
Riêng tỷ lệ giá vốn trên doanh thu có phần tăng cao hơn so với năm trước và tương đương so với mức bình quân là do những nguyên nhân khách quan từ thị trường về sự tăng giá nguồn nguyên liệu đầu vào và sự bất ổn định của tỷ giá. Ngoài ra, trong năm 2011 và 2012 Domesco tham gia bình ổn giá thuốc tại Tp.HCM nên cũng làm cho giá bán không tăng mà chi phí tăng làm ảnh hưởng đến giá vốn.
Năm 2012 tăng 110,495 triệu đồng tương ứng 14.57 % so với năm 2011. Năm 2013 vẫn tiếp tục tăng nhanh 148,595 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng là 17.1%. Lợi nhuận gộp của năm 2013 vẫn tăng nhiều so với năm 2012 và 2011, vẫn tăng đều đặn qua các năm không có sự chênh lệch đáng kể giữa các năm. Lý do tăng là do chi phí của doanh nghiệp tăng cao vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Công ty đã quản lý chặc chẽ chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí một cách đáng kể và xuất khẩu hàng hóa với giá phù hợp. Nên đã gia tăng tổng công suất. Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng chung của nền kinh tế làm cho giá vốn hàng bán tăng cao, thì còn những nguyên nhân sau làm cho giá vốn hàng bán tăng là:
- Ngành dược chịu sự quản lý của nhà nước về giá điều này cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp dược trong nước. Bên cạnh đó hệ thống văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực dược cũng còn một số bất cập cần được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp.
- Sự cạnh tranh gây gắt trên thị trường dược phẩm cụ thể giữa các công ty dược trong nước với công ty dược nước ngoài và giữa các công ty sản xuất dược trong nước với nhau cũng tạo một bước cản cho sự phát triển bền vững của công ty.
- Do Việt Nam chưa phát triển được ngành công nghiệp hóa dược nên các doanh nghiệp dược vẫn phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu đầu vào. Đây là rủi ro chung của toàn ngành và của cả Domesco khi giá nguyên liệu thế giới biến động khó lường vì nguyên vật liệu chiếm đến 50 – 80% giá vốn. Đi kèm theo đó là rủi ro biến động tỷ giá cũng là một gánh nặng cho doanh nghiệp khi đồng nội tệ chưa thực sự ổn định.
Do đó, chưa đáp ứng nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng làm tăng giá vốn.
c) Chi phí bán hàng
Năm 2012, chi phí bán hàng giảm nhẹ 140,568 triệu đồng, tương ứng giảm 2,036 triệu đống tương ứng giảm 1.43% so với năm 2011. Sang năm 2013 chi phí bán hàng đột ngột tăng rất cao là 167,215 triệu đồng, tăng 26,647 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 18.96% .Đây là một tín hiệu không tốt cho lắm, làm cho công ty không thể tiết kiệm tối đa chi phí trong thời kỳ khủng hoảng khó khăn hiện nay. Công ty đã quản lý chi phí của mình không tốt.
d) Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng đáng kể so với năm 2011, tăng gần 25,278 triệu đồng, tương ứng 24.15%. Năm 2013, đạt 104,688 triệu đồng, giảm 18,789 triệu đồng so với năm trước đó. Điều này cho ta thấy trong năm 2013 công ty đang muốn quản lý chặt chẽ hơn đồng chi phí về quản lý doanh nghiệp của mình để giảm tổn thất công ty đến mức thấp nhất và cố gắng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
e) Lợi nhuận
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đều qua các năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2012 tăng 2,061 triệu đồng so với năm 2011 và sang năm 2013 tăng 10,454 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang được mở rộng dần từ đó dẫn đến doanh thu từ hoạt động kinh doanh cũng ngày càng tăng. Từ đó ta thấy tình hình kinh doanh và tiêu
thụ hàng hóa của công ty đang có chiều hướng phát triển, công ty không bị ảnh hưởng của nền kinh tế đang bị bất ổn hiện nay.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đều qua các năm. Năm 2011- 2012 tăng 17,980 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 4.81%. Năm 2012-2013 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng đều là 20,483 triệu đồng, tương ứng 5.23%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có chiến lược tốt về bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên lợi nhuận ngày càng tăng.
- Lợi nhuận khác
Năm 2011 chỉ là 251 triệu đồng, sang năm 2012 tăng vượt bậc là 5,430 triệu đồng, tức tăng 5,179 triệu đồng, tương ứng 2063.35%. Nhưng sang năm 2013 lợi nhuận khác đã giảm còn 4,092 triệu đồng, tương ứng giảm 1,338 triệu đồng so với năm 2012và giảm 24.64% . Lợi nhuận khác có được là do nhiều nguồn như thanh lý tài sản cố định, hỗ trợ hàng xuất khẩu, tiền bồi thường… Tuy nhiên trong năm 2011-2012 lợi nhuận khác tăng làm EBIT, nhưng điều đó chưa hẵn đã tốt với doanh nghiệp vì lợi nhuận khác nhiều cho thấy doanh nghiệp có thể đang thu hẹp sản xuất, nhượng bán tài sản cố định, nguồn lợi nhuận này không được ổn định, thể hiện lên sự bất ổn của công ty. Trong năm 2012-2013 lợi nhuận này đã giảm đi một phần, tuy không đáng kể nhưng cũng cho thấycông ty không bị thu hẹp sản xuất, nhượng bán các tài sản,…
Những yếu tố cấu thành EBIT
- EBIT = Doanh thu - chi phí hoạt động.
- EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí lãi vay.
- EBIT = lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng – chi phí quản lý danh nghiệp. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2011 so với năm 2012 tăng khoảng 2,0612 triệu đồng, tương đương 1.75%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng mạnh 10,454 triệu đồng tương đương 8.71%. Danh thu thuần tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 169,078 triệu đồng tương ứng 13.41%, chi phí hoạt động cũng tăng dần kéo theo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng. Lợi nhuận tăng mạnh do công ty tiếp cân được với thị trường nên hoạt động kinh doanh chính là hoạt động tài chính.
f) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Chứng tỏ công ty vẫn đang hoạt động tốtvà trên đà phát triển.
Năm 2011 là 126,368 triệu đồng, năm 2012 là 121,106 triệu đồng, năm 2013 là 133,731 triệu đồng. Tuy ở năm 2012 thuế thu nhập có giảm đôi chút nhưng sang năm 2013 công ty đã tiếp cận tốt với thị trường, không ngừng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng để khẳng định vị trí của mình trên thị trường y tế, dược phẩm.
g) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 sang 2012 tăng 10,021 triệu đồng, ứng với 12.51%. Năm 2012 sang 2013 tăng 17,108 triệu đồng, tương ứng 18.98%. Cho thấy sự cải thiện về hiệu quả kinh doanh của DMC.
Đều đó cho ta thấy công ty đạt làm tốt các mục tiêu đặt ra như:
*Mục tiêu kinh doanh
- Chú trọng chiến lược giảm phí làm “vũ khí” cạnh tranh trên thị trường. - Củng cố toàn diện hệ thống mạng lưới phân phối trên toàn quốc, phát huy chiến lược kinh doanh thị trường ngách “lấy nông thôn bao vây thành thị”, mở rộng kênh OTC (nhà thuốc, đại lý và phòng mạch Bác Sĩ đến tận xã phường). Xuất khẩu theo hướng đa phương đa chủng loại. Tạo cơ chế linh hoạt trong kinh doanh cho các chi nhánh.
- Điều chỉnh chính sách và phương thức bán hàng theo danh mục hàng của Công ty và cho cả người bán và người mua nhằm kích hoạt tiêu thụ sản phẩm.
- Kích hoạt tiêu thụ sản phẩm mục tiêu, tập trung vào các sản phẩm chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao, có sản lượng tiêu thụ lớn.
- Tập trung phát huy các công cụ Marketing – xây dựng thương hiệu và hỉnh ảnh của DOMESCO đồng thời nâng cao hiệu quả kích cầu cho các sản phẩm chủ lực.
- Đưa các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu ngang tầm với thời đại.
*Mục tiêu về nghiên cứu sản xuất
- Quan tâm sâu sắc đến công nghệ sinh học với tính khả thi cao.
- Tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh của Công ty và có dạng bào chế khác biệt SR, MR,...duy trì 9 nhóm sản phẩm chủ lực của Công ty (Tim mạch – Nội tiết tố - Đái tháo đường – Thần kinh – Cơ xương khớp – Hô hấp – Tiêu hoá & Gan mật – Virus – Ung thư). Chú trọng nghiên cứu các sản phẩm trị ung thư và hô hấp cả hoá dược và dược liệu.
- Tập trung đầu tư các dự án phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của