Hình 2.6. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 2011-2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Trang 61 - 71)

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 41,393 62,495 37,318 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 62,388 37,318 26,583

Qua bảng trên ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ qua các năm có nhiều biến động, cụ thể năm 2011 là 41,393 triệu đồng, sang 2012 tăng lên 62,495 triệu đồng và giảm mạnh vào năm 2013 chỉ còn 37,318 triệu đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ cũng có biến động, năm 2011 là 62,388 triệu đồng, 2012 là 27,318 triệu đồng, năm 2013 giảm còn 26,583 triệu đồng.

Vào năm 2011, tiền và khoản tương đương đầu kỳ là 41,393 triệu đồng, đến cuối kỳ tăng lên 62,388 triệu đồng, tăng 20,995 triệu đồng, tức tăng 50.72%. Năm 2012, đầu kỳ là 62,495 triệu đồng, đến cuối kỳ còn 37,318 triệu đồng, giảm 25,177 triệu đồng, giảm 40,29%. Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ là 37,318 triệu đồng, đến cuối kỳ gảm còn 26,583 triệu đồng, giảm 10,735 triệu đồng, khoản 28,77%.

Biểu đồ dưới đây giúp ta thấy rõ sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ từng năm, biến động của tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm:

Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ qua các năm từ 2011 đến 2013

2.2.2. Phân tích tài chính công ty thông qua tỷ số tài chính

Bảng 2.5 Chỉ số tài chính của công ty tử năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tỷ số về khả năng thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện hành

- Tỷ số thanh toán nhanh Lần

Lần 2.061.29 1.981.17 1.841.04

2. Tỷ số hoạt động

- Vòng quay các khoản phải thu

- Kỳ thu tiền bình quân Vòng

Ngày 5.7463.57 5.2369.81 4.4873.43

- Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay tài sản cố định - Vòng quay tổng tài sản - Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần Vòng Vòng Vòng Lần 3.91 4.3 1.41 2.01 4.25 4.42 1.5 2.2 3.82 5.02 1.53 2.33 3. Tỷ số đòn bẩy tài chính - Tỷ số nợ trên tổng tài sản - Tỳ số nợ trên vốn cổ phần - Tỷ số tổng tài sản tên vốn cổ phần - Khả năng thanh toán lãi vay –ICR

% % % Lần 31 44.94 144.94 11.82 32.73 48.71 148.85 15.48 38.17 61.93 162.25 26.09 4. Tỷ số sinh lợi

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – ROS - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROA - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – ROE

% % % 7.08 10.01 14.28 7.15 10.72 15.75 7.5 11.51 17.94 5. Tỷ số thị trường

- Thu nhập mỗi cá nhân – EPS

- Chỉ số giá thị trường trên thu nhập – P/E VNĐ

Lần 4,5764.57 5,0685.72 6,0377.83

(Nguồn: www.finance.vietstock.vn)

2.2.2.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

a) Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn hiện hành và tổng nợ ngắn hạn hiện hành. Một công ty muốn biết được có khả năng trả nợ, đầu tiên ta phải xem xét đến tỷ số này.

Tỷ số thanh toán của Công ty Cổ Xuất Nhập Khẩu Y tế DOMESCO năm 2011 là 2.06 lần, cho ta biết được công ty có 2.06 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả. Năm 2012 giảm còn 1.98 lần, cho thấy một đồng nợ đến hạn trả được công ty đảm bảo bằng 1.98 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2013 tỷ số này lại tiếp tục giảm còn 1.84 lần, giảm 0.14 lần so với năm 2012. Con số này cho biết công ty có 1.84 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả. Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện hành của công ty trong giai đoạn 2011-2013 đều là các con số lớn hơn 1, điều này cho biết công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ số này có xu hướng giảm từ 2.06 xuống còn 1.84, tuy giảm nhưng giảm ít. Đây là dấu hiệu dự báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra, công ty cần có những giải pháp hiệu quả để đưa tỷ số này lên mức khoản 2-3 lần thì sẽ tốt hơn và như thế sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.

b) Tỷ số thanh toán nhanh

Việc phân tích tỷ số thanh toán hiện hành chưa thực sự phản ánh chính xác năng lực trả nợ của công ty, vì trong tài sản ngắn hạn còn có những tài sản có khả năng thanh khoản kém. Chính vì thế tỷ số thanh toán nhanh sẽ giúp phần nào phản ánh được chính xác hơn do tỷ số này dựa trên giá trị tài sản có khả năng thanh khoản cao.

Tỷ số thanh toán nhanh của công ty DOMESCO giảm dần trong qua 3 năm. Vào năm 2011 tỷ số thanh toán nhanh là 1.29 lần, cho biết được công ty có 1.29 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn. Năm 2012 là 1.17 lần, giảm 0.12 lần so với năm 2011, cho ta thấy công ty có 1.17 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn. Đến năm 2013 tỷ số này giảm xuống chỉ còn 1.04 lần, giảm hơn năm trước, cụ thể là giảm 0.13 lần so với 2012, qua đây cho ta thấy công ty có 1.04 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn. Qua việc phân tích trên, ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty trong giai đoạn 2011-2013 có chiều hướng giảm sút, nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, vì vậy hàng không tiêu thụ nhiều, nên lượng hàng tồn kho trong công ty ứ đọng, tồn kho với số lượng nhiều. Công ty cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo khả năng trả nợ vay ngắn hạn của công ty.

Hình 2.10. Biểu đồ về các tỷ số về khả năng thanh toán qua các năm 2011-2013 2.2.2.2. Nhóm tỷ số hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Vòng quay các khoản phải thu

Một doanh nghiệp nếu muốn đánh giá được tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ của công ty có hiệu quả không thì chỉ số vòng quay các khoản phải thu sẽ giúp công ty đo lường khả năng này.

Tỷ số vòng quay các khoản phải thu của công ty DOMESCO trong giai đoạn 2011-2013 có chiều hướng giảm. Năm 2011 số vòng quay là 5.74 lần, đến năm 2012 là 5.23 lần, đã giảm 0.51 lần so với năm 2011, và năm 2013 là 4.48 lần, số vòng quay các khoản phải thu lại giảm, giảm 0.75 lần so với năm 2012. Số vòng quay các khoản phải thu của công ty cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán

chịu của công ty, công ty cần xem xét các khoản phải thu để phát hiện khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý hiệu quả.

b) Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân của công ty trong 3 năm 2011-2013 tăng, và tăng nhanh. Năm 2011 số ngày thu tiền bình quân là 63.57 ngày; năm 2012 số ngày thu tiền bình quân là 69.81 ngày tăng thêm 6.24 ngày so với năm 2011; tiếp tục năm 2013 tăng lên 73.43 ngày, tăng 3.62 ngày so với năm 2012. Tuy tăng nhưng số ngày tăng năm 2012-2013 đã giảm hơn năm 2011- 2012. Qua các số liệu cho ta thấy rằng thời gian thu tiền bình quân của công ty đối với khách hàng nằm trong mức từ 63-73 ngày. Số ngày thu tiền bình quân của công ty qua mỗi năm lại kéo dài ra thêm, khả năng thu hồi trong thanh toán tương đối chậm và năm sau lại dài hơn so với năm trước.

c) Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Tỷ số này là một tỷ số quan trọng và không thể thiếu để các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không?

Tính toán trên cho thấy (bảng 2.5), vòng quay hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế DOMESCO trong 3 năm có sự biến động, tăng giảm qua các năm. Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho là 3.91 vòng. Năm 2012 số vòng quay tăng lên 4.25 vòng, tăng 0.34 vòng so với năm 2011. Đến năm 2013 thì con số vòng quay này không tăng mà lại giảm xuống, từ 4.25 vòng năm 2012 giảm còn 3.82 vòng, giảm 0.43 vòng. Qua đây ta thấy được khả năng bán hàng tồn kho của công ty có sự thay đổi, có tăng, giảm nhưng không nhiều, nhìn chung con số này ở mức độ tạm ổn, khả năng quản lý hàng tồn kho của công ty khá ồn định.

d) Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định của công ty DOMESCO tăng dần trong 3 năm. Năm 2011 là 4.3 vòng, năm 2012 là 4.42 vòng, tăng 0.12 vòng so với năm 2011. Vòng quay tài sản cố định năm 2013 5.02 vòng, tăng 0.6 vòng so với năm 2012. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao, điều

này cũng do nguyên nhân là xuất phát từ đặc trưng của ngành mà công ty đang kinh doanh.

e) Vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty. Trong 3 năm, vòng quay tổng tài sản của công ty tăng lên, tuy nhiên tăng tương đối ít qua các năm. Năm 2011 là 1.41 vòng, năm 2012 là 1.5 vòng và năm 2013 là 1.53 vòng. Điều này có nghĩa là 1 đồng tài sản bình quân tạo ra 1.41 đồng doanh thu vào năm 2011, và đến năm 2013 là tạo ra được 1.53 đồng doanh thu. Từ việc tính toán trên cho ta thấy trong 3 năm, hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty tạm ổn.

f) Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Một nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty mà họ quan tâm và chú ý là số vốn mà họ bỏ ra để đầu tư vào công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận cho công ty thì hiệu suất sử dụng vốn cổ phần sẽ giúp nhà đầu tư biết được điều này do đây là hiệu suất dùng để đo lường hiệu quả vốn cồ phần của công ty.

Qua việc tính toán trên ta thấy (bảng 2.5), hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của công ty có sự biến động, có tăng lên nhưng rất ít. Năm 2011 là 2.02 lần, năm 2012 tăng lên 2.2 lần và đến năm 2013 là 2.33 lần trong. Trong 3 năm, hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của công ty ở mức từ 2-2.33 lần. . Điều này cho thấy vốn cổ phần của công ty được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Hình 2.11. Biểu đồ về các tỷ số vòng quay của công ty trong năm 2011-2013 2.2.2.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính:

Các chỉ tiêu cơ cấu tài chính phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chịu sức ép từ vốn vay không đồng thời phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.

a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Qua 3 năm, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế DOMESCO tăng dần. Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2011 là 31%, năm 2012 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 32.73%, tăng 1.73% so với năm 2011, và năm 2013 là 38.17% tỷ số nợ tiếp tục tăng mạnh, tăng 5,44% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty sử dụng nợ sản xuất kinh doanh với số lượng lớn, điều đó sẽ tạo nhiều

điều kiện thuận lợi cho công ty không cần phải trích nhiều lợi nhuận của công ty để đem đi đầu tư, giảm được thuế phải nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên công ty có thể gặp những rủi ro cùng với những hạn chế khả năng bảo vệ các chủ nợ khi họ thu hồi nợ.

b) Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

Cho biết gánh nặng của chủ sở hữu với nợ của công ty. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần của công ty trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng, đặc biệt là từ năm 2012-2013. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần của công ty năm 2011 là 44.94%. Năm 2012 tỷ số nợ trên vốn cổ phần là 48.71%, tăng 3.77% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ số nợ tiếp tục tăng mạnh tăng thêm 13.22% so với năm 2012 đạt ở mức 61.93% . Qua đó ta thấy việc nguồn trả nợ từ vốn cổ phần của công ty là rất thấp, và đây là điều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho công ty. Do đó công ty cần điều chỉnh tỷ số nợ trên tổng tài sản về con số thấp hơn để đảm bảo cho khả năng trả nợ của công ty.

c) Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần

Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần cho biết mức độ đi vay mà công ty đang gánh chịu. Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ của công ty DOMESCO trong giai đoạn 2011-2013 có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2011 đạt ở con số là 144.94%, đến năm 2012 tỷ số tăng lên thêm 3.91% so với năm 2011 đạt 148.85%. Đến năm 2013 thì tiếp tục tăng thêm 13.40% so với năm 2012 đạt 162.25%. Từ đây cho ta thấy tài sản của công ty nhiều trong khi đó thì vốn cổ phần thì lại ít. Công ty cần đưa ra những biện pháp để làm giảm bớt tỷ số này để đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như nhằm hạn chế những rủi ro cho công ty.

d) Khả năng thanh toán lãi vay – ICR

Khả năng thanh toán lãi vay cho ta biết một đồng lãi vay phải trả của công ty thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế.

Trong 3 năm 2011-2013, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế DOMESCO tăng qua các năm. Năm 2011 là 11.82 lần, năm 2012 tăng thêm 3.66 lần so với năm 2011 với khả năng thanh toán lãi vay là 15.48 lần. Năm 2013 tiếp tục tăng và tăng nhiều tăng 10.61 lần so với năm 2012 đạt 26.09 lần. Điều này cho thấy công ty sử dụng các khoản vay rất có hiệu quả đồng thời khả năng sinh lợi của công ty rất lớn.

Hình 2.12. Biểu đồ về các tỷ số đòn bẩy của công ty qua các năm 2011-2013 2.2.2.4. Nhóm tỷ số sinh lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản.

Một nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty nào đó thì tỷ số sinh lợi là một tỷ số cực kỳ quan trọng và là yếu tố quyết định nhất để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư của mình. Bởi đây chính là tỷ số bao quát đo lường được khả năng sinh lời của nhà đầu tư khi họ bỏ ra một đồng đem đi đầu tư thì họ sẽ lời được bao nhiêu đồng?

a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu – ROS

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty DOMESCO trong 3 năm đều tăng. Con số này năm 2011 là 7.08%, đến năm 2012 tăng lên 7.15%, chỉ tăng thêm 0.07%, và năm 2013 tiếp tục tăng thêm 0.35% so với năm 2012, với tỷ số là 7.5%. Giai đoạn năm 2011-2013 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty có tăng nhưng nằm trong mức từ 7 - 7.5%.

Hình 2.13. Biểu đồ về chỉ số ROS của công ty trong các năm 2011-2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Trang 61 - 71)