1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kế hoạch chủ điểm về gia đình

5 541 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

1. Phát triển thể chất: Thực hiện các VĐCB đúng tư thế và theo hiệu lệnh của cô: Trườn theo hướng thẳng. Biết phối hợp bộ phận cơ thể trong vận động: Tung và bắt bóng với người đối diện. Ném trúng đích bằng 1 tay Thực hiện được các vận động tinh: tô màu không lem, vẽ chân dung, vẽ nhà, lắp ráp các chi tiết lớn. Biết tên 1 số món ăn hàng ngày ở trường và ở gia đình, biết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sức khỏe Có 1 số thói quen tốt trong ăn uống và giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm, đau. Tự cởi, mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp khi thời tiết thay đổi. Biết 1 số nơi nguy hiểm và nơi không an toàn cho bản thân và gia đình: bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng. Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm. Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. Chỉ số 16: Tự rửa mặt, chải rang hằng ngày.

CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH (Thời gian thực hiện 4 tuần từ 25/11 - đến 20/12/2013) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Thực hiện các VĐCB đúng tư thế và theo hiệu lệnh của cô: Trườn theo hướng thẳng. - Biết phối hợp bộ phận cơ thể trong vận động: Tung và bắt bóng với người đối diện. Ném trúng đích bằng 1 tay - Thực hiện được các vận động tinh: tô màu không lem, vẽ chân dung, vẽ nhà, lắp ráp các chi tiết lớn. - Biết tên 1 số món ăn hàng ngày ở trường và ở gia đình, biết ăn các loại thức ăn khác nhau có lợi cho sức khỏe - Có 1 số thói quen tốt trong ăn uống và giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm, đau. Tự cởi, mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp khi thời tiết thay đổi. Biết 1 số nơi nguy hiểm và nơi không an toàn cho bản thân và gia đình: bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng. Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm. Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. Chỉ số 16: Tự rửa mặt, chải rang hằng ngày. 2. Phát triển nhận thức: - Thích đặt câu hỏi và tìm hiểu các SVHT xung quanh: Quan tâm đến sự thay đổi rõ nét trong gia đình: Thêm người, thêm đồ dùng mới . - Biết được 1 số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác, (họ tên, tuổi, giới tính, sở thích, hình dáng bên ngoài, địa chỉ gia đình…) hiểu biết về mối quan hệ và công việc của mỗi thành viên trong gia đình. - Có khả năng so sánh sự giống và khác nhau của bản thân so với người thân và thể hiện lại sự hiểu biết về sự kiện khám sức khỏe qua trò chơi. - Có 1 số hiểu biết về các nhu cầu của gia đình (nhu cầu dinh dưỡng, quan tâm lẫn nhau…). Nhận biết 1 số qui tắc đơn giản trong gia đình. Chỉ số 97: Kể tên được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Hiểu nghĩa 1 số từ chỉ khái quát về bản thân, 1 số đồ dùng trong gia đình. Nghe đọc, hiểu 1 số bài thơ, ca dao, đồng dao, bài vè phù hợp chủ đề. - Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về bản thân, gia đình, về những sở thích của bản thân và gia đình. - Có khả năng rõ ràng các từ: Biết lắng nghe và trả lời, chào hỏi lễ phép với mọi người, với người thân trong gia đình “Chào hỏi, thưa gởi, cám ơn, xin lỗi ” - Nghe hiểu nội dung truyện kể phù hợp độ tuổi. - Có 1 số kỹ năng cầm sách đúng chiều, lật nhẹ nhàng từng trang sách, nhận ra 1 số ký hiệu đơn giản trong gia đình. Chỉ số 90: Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. 4. Phát triển thẩm mỹ: - Thích tìm hiểu và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước thiên nhiên, cuộc sống 1 - Hát tự nhiên và đúng theo giai điệu bài hát theo chủ đề và thể hiện vận động nhịp nhàng các bài hát theo chủ đề. - Biết sử dụng 1 số nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra 1 số sản phẩm đơn giản, sử dụng các nét vẽ để xé dán tạo ra đồ dùng đồ chơi theo chủ đề. Chỉ số 27: Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. Chỉ số 47: Biết chờ đến lượt khi tham gia và các hoạt động. 5. Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội: - Biết ý thức về bản thân: Nói được tên tuổi của bản thân, của bố mẹ và các thành viên trong gia đình. - Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình. - Biết tham gia vào các hoạt động cùng các bạn và gia đình mạnh dạn tự tin khi phát biểu. - Có ý thức tôn trọng quan tâm và giúp đỡ các thành viên trong gia đình. Biết chờ đến lượt khi khám sức khỏe. - Thực hiện được 1 số qui định ở lớp và gia đình. Biết nói lời cảm ơn, trả lời lễ phép khi bác sĩ khám bệnh. Chỉ số 50: Thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè. II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐỀ - Sưu tầm quần, áo, mũ, giày dép, túi xách cũ các loại khác nhau nhưng còn đẹp (của người lớn và trẻ em). - Hột, hạt các loại và đảm bảo an toàn. - Các vật liệu có sẵn: rơm rạ, lá,mùn cưa,giấy loại, vải vụn, len vụn các màu… - Tranh ảnh và các đồ chơi trong gia đình: xông, nồi, chảo, thìa bát, cốc chén, … - Tranh ảnh và đồ chơi về các đồ dùng trong gia đình: đồ gỗ, đồ nấu ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn. - Album gia đình: ảnh gia đình, ảnh chân dung, ảnh về các hoạt động khác nhau của gia đình (nếu có). - Bộ đồ chơi xây dựng. - Búp bê, các con rối gia đình khác nhau. III. MẠNG NỘI DUNG 2 3 GIA ĐÌNH Gia đình tôi - Các thành viên trong gia đình: Tôi, bố mẹ, anh chị em, … - Công việc của các thành viên trong gia đình. - Gia đình là nơi vui vẽ, hạnh phúc. Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình: Bé than gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình vào các ngày kỉ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách… - Những thay đổi trong gia đình. Họ hàng gia đình - Họ hàng bên nội, bên ngoại. - Cách gọi bên ngoại, bên nội (ông bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác). - Những ngày họ hàng thường tập trung (ngày giỗ, ngày lễ…). Ngôi nhà gia đình ở - Địa chỉ gia đình. - Nhà: Là nơi gia đình cùng chung sống. Dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. - Có nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà một tầng, nhiều tầng, khu tập thể,nhà ngói, nhà tranh…). - Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà. - Những người kĩ sư , thợ xây, thợ mộc… là những người làm nên ngôi nhà. Đồ dùng gia đình - Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình và nhu cầu trong gia đình. - Chất liệu để làm ra đồ dùng gia đình. Các loại thực phẩm cần cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh. - Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG 4 GIA ĐÌNH 1.Phát triển thể chất *Vận động: - Đi khuỵu gối. - Bật xa. - Trèo lên, xuống thang. - Bò theo đường zích-zắc. - Thực hiện vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay. *Trò chơi vận động: - “Tìm đúng nhà”, “Gia đình nào nhanh”, “Gia đình Gấu” 2. Phát triển nhận thức *Làm quen với toán: - Thực hành trên đối tượng: Nhận biết về mối quan hệ hơn, kém trong phạm vi 6 về các đồ dùng trong gia đình, thêm bớt, tách gộp nhóm đồ dùng gia đình tronng phạm vi 6. - Nhận ra và gọi tên khối trụ, khối cầu. - Đếm đến 6 các nhóm có đối tượng 6. *Môi trường xung quanh: - Khám phá các vật liệu làm ra nhà. - Khám phá sử dụng đồ dùng an toàn. - Thảo luận tìm hiểu: về gia đình của các bạn trong lớp. 3. Phát triển ngôn ngữ Đàm thoại về gia đình, công việc của các thanh viên trong gia đình. *Văn học: - Thơ: “Làm anh”, “Giữa vòng gió thơm” - Truyện: Ba cô gái, Hai anh em. *Làm quen chữ cái: - Làm quen với chữ cái a, ă, â 4. Phát triển thẩm mỹ *Tạo hình: - Vẽ chân dung của các thành viên trong gia đình. - Vẽ ngôi nhà của bé. - Nặn đồ dùng gia đình. - Cắt dán đồ dùng trong gia đình. - Làm ngôi nhà của bé. *Âm nhạc: - Hát và vận động: “Ba ngọn nến lung linh”, “Cả nhà thương nhau”… - TC: “Ai nhanh nhất”, “Nghe tiếng hát tìm đồ vật. 5. Phát triển tình cảm xã hội - Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình. - Làm một số công việc giúp bố mẹ và người thân trong gia đình. - Làm quà tặng bố, mẹ và những người thân. - Trò chuyện tìm hiểu về tình cảm, sở thích của các thành viên trong gia đình và những ứng xử lễ phép lịh sự với người thân trong gia đình. - Đóng vai các thành viên gia đình, bác sĩ, người bán hàng. KẾ HOẠCH TUẦN 1 Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH TÔI Thực hiện từ ngày 15/10 – 20/10 TT Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ - Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về gia đình). - Đàm thoại cho trẻ kể về gia đình mình: Gia đình con có những ai? Buổi sáng mọi người trong gia đình con làm gì? THỂ DỤC SÁNG 1. Khởi động: Đi thường, kiễng gót, hạ gót, chạy nhanh, chạy chậm. 2. Trọng động: - Hô hấp: “Thổi bóng” - Tay: Luân phiên từng tay đưa lên cao - Lườn: Cúi về trước, ngửa ra sau - Chân: Khuỵu gối - Bật lùi về phía sau. 3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa. HOẠT ĐỘNG CHUNG Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mĩ Phát triển ngôn ngữ Phát triển thẩm mĩ Môn: Thể dục Môn: Toán Môn: Âm nhạc Môn: Văn học Môn: Tạo hình -Bò theo đường zích- zắc. -Hát: “Cháu yêu bà” -NH: “Cho con” -TC: Nghe tiết tấu đoán đồ vật. Phát triển nhận thức Môn: MTXQ - Tìm hiểu về gia đình: Các thành viên và công việc của họ. Phát triển ngôn ngữ Môn: LQCC - Làm quen chữ cái e, ê. HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - Trò chuyện về gia đình. Kể chuyện về gia đình. - GD trẻ biết chào hỏi, lễ phép với người lớn. - Rèn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. - Chơi trò chơi: “Đoán xem đó là ai”. - Xem tranh về chủ điểm. 5 . lớp (có bức tranh lớn về gia đình, có nhiều đồ dùng, đồ chơi về gia đình) . - Đàm thoại cho trẻ kể về gia đình mình: Gia đình con có những ai? Buổi sáng mọi người trong gia đình con làm gì? THỂ. ngôi nhà. Đồ dùng gia đình - Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình và nhu cầu trong gia đình. - Chất liệu để làm ra đồ dùng gia đình. Các loại thực phẩm cần cho gia đình. Cần ăn thức. viên trong gia đình và những ứng xử lễ phép lịh sự với người thân trong gia đình. - Đóng vai các thành viên gia đình, bác sĩ, người bán hàng. KẾ HOẠCH TUẦN 1 Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH TÔI Thực

Ngày đăng: 15/09/2014, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w