Môn Toán là một môn học có tầm quan trọng to lớn: + Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. + Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến:
Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 1 thực hiện các dạng bài tập so sánh theo hướng tích cực
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho học sinh lớp 1 thực hiện các dạng bài
tập so sánh theo hướng tích cực
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Năm học 2018-2019
4 Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
4.1.1 Ưu điểm
Ở các lần sinh hoạt chuyên môn tổ, chúng tôi cũng thường xuyên xây dựng báo
cáo các chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là phương pháp dạy họcphát huy tính tích cực của học sinh thông qua các môn học Bên cạnh đó, các lần bồidưỡng chuyên môn của trường TH Kim Đồng, ngành GD&ĐT Phú Ninh, thảo luậnchuyên đề về các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, trong đó có môn Toán
Đó chính là những điều kiện giúp tôi có thêm kinh nghiệm chuyên môn trong quá trìnhgiảng dạy
- Môn Toán là một môn học có tầm quan trọng to lớn:
+ Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhậnthức tự nhiên của con người Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếmphần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ
+ Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương phápsuy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triểntoàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới
Trang 2Với những ưu điểm trên, Toán học đã trở thành một trong những môn học đóngvai trò chủ đạo trong nền giáo dục Chính vì vậy, ngay từ lớp Mẫu giáo các em đãđược học qua các thuật ngữ toán học như: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau, biết đếm từ 1đến 10, … Nên việc dạy học môn Toán nói chung và dạy học dạng so sánh ở lớp 1 nóiriêng được thuận lợi hơn.
4.1.2 Nhược điểm
Học sinh lớp 1 đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển tiếp từ Mầm non lênTiểu học Khả năng kiểm soát, sự tập trung chú ý của các em còn yếu, thiếu tính bềnvững Trong lớp, số lượng học sinh khá đông, phân bố các các mức độ khác nhau Một
số em khả năng nhận biết, suy luận và ghi nhớ chưa tốt Đó cũng là một vấn đề khókhăn để giúp tất cả các em tiếp cận, nắm bắt tốt kiến thức và thực hành đúng, nhanh.Một hạn chế nữa là một số ít phụ huynh trong lớp chưa thực sự quan tâm đến việc họccủa con em mình, nhất là những em tiếp thu chậm và ghi nhớ chưa tốt, và dĩ nhiên việcthực hành các bài tập so sánh bị nhập nhằng nay lại nhập nhằng hơn
Ngoài ra, khả năng tập trung vào bài học của các em còn hạn chế do các em cònham chơi hơn ham học Ý thức tự giác học tập chưa cao, chưa có kỹ năng làm bài, các
em chưa đọc được yêu cầu bài hoặc không đọc kỹ yêu cầu bài tập, dẫn đến việc làmbài còn sai sót nhiều đặc biệt là dạng toán so sánh
Trong chương trình, dạng bài tập so sánh gồm nhiều dạng như : so sánh hai số cụ
thể, so sánh một số với một phép tính, so sánh 2 phép tính bằng cách điền dấu <, >, =
sắp xếp theo thứ tự, khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất, điền khuyết Trong quá trình
làm bài các em còn nhầm lẫn giữa dấu <, >; sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ
bé đến lớn còn lúng túng và thực hành chưa thành thạo, nhất là học sinh đạt mức 1, 2
Đây là thực trạng của lớp tôi trong những ngày đầu khi học dạng toán so sánh:
Bảng thông kê kỹ năng làm toán đầu năm của học sinh
số
Làm còn chậm, chưa chính xác, chưa hiểu bản chất các phép toán
Làm tương đối chính xác, nhưng cần nhiều thời gian
Làm nhanh, chính xác, hiểu bản chất các phép toán
Trang 34.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Sau khi nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa, tôi nhận thấy cácbài học có dạng bài so sánh và các mục tiêu kiến thức cần đạt cụ thể như sau:
Tuần
1
Tiết 2 Nhiều hơn,
ít hơn
Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật,
sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh
Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ lớn hơn hơn và dấu lớn hơn để so sánh các số
Bằng nhau Dấu =
Luyện tậpLuyện tập
Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính nó, biết sử dụng
từ bằng nhau và dấu = để so sánh
Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn,
lớn hơn và các dấu =,<, > để so sánh các
số trong phạm vi 5Tuần
26
Tiết 104
So sánh các số có hai chữ số
Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh hai
số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bénhất trong 3 số
Từ việc nhận thức về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực: Giúp họcsinh lớp 1 thực hiện các dạng bài tập so sánh tôi nhận thấy, người giáo viên Tiểuhọc là lực lượng giáo dục chính, là người tổ chức quá trình hoạt động của trẻ bằngphương thức nhà trường Chính vì vậy mà tôi hiểu: Nâng cao chất lượng giáo viên
Trang 4là trọng tâm, đổi mới phương pháp dạy học là then chốt Vì thế, tôi đã rút ra một sốvấn đề còn tồn tại trong việc dạy và học Từ đó, tôi đã nghiên cứu và tìm ra cáchkhắc phục các vấn đề đó như sau:
Xác định trọng tâm yêu cầu
bài học còn mơ hồ và khi lên
lớp giáo viên chỉ biết bám vào
SGK, áp đặt kiến thức cho học
sinh vì thế giờ dạy trở nên khô
khan Hệ thống bài tập chưa
được đầu tư sâu,sắp xếp một
cách khoa học cho phù hợp với
trình độ từng đối tượng học
sinh
Nghiên cứu, xác định nội dung, kiến thứctrọng tâm cần truyền đạt cho học sinh Sáng tạocác trò chơi giúp học sinh tiếp thu kiến thức mộtcách tự nhiên theo hình thức vừa chơi vừa học,giúp giờ học không bị rập khuôn một cách khôkhan, học sinh không bị áp đặt kiến thức Tuỳtheo trình độ của học sinh trong lớp, tôi đã chia
hệ thống bài tập theo các mức độ để tất cả cácđối tượng học sinh trong lớp đều được tham giamột cách dễ dàng, thoải mái, phát triển tư duymột cách tự nhiên
Chưa có sự chuẩn bị chu
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, vậtmẫu thật minh hoạ phải sát với từng dạng toán Quá trình chuyển tiếp từ
Mầm non lên Tiểu học Khả
năng kiểm soát, sự tập trung
chú ý của các em còn yếu, thiếu
Tuyên dương, động viên, khích lệ các em làchính
Đa số phụ huynh nắm được
chương trình SGK và phương
Tuyên truyền đến quý bậc phụ huynh cácphương pháp học tập mới cũng như cách hướng
Trang 5pháp dạy học mới chưa nhiều
nên gặp khó khăn trong việc
hướng dẫn,gợi ý cho các em
học bài
dẫn cho các em tự học tập tại nhà Thườngxuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tậpcủa con em để kịp thời giúp đỡ các em
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
- Sách giáo viên, Sách giáo khoa Toán lớp 1.Tập san giáo dục Thế giới trongta.Giáo dục Tiểu học.Tài liệu Toán của Bộ giáo dục
- Tài liệu phân tích về các dạng toán trong chương trình.
- Các phương pháp, trò chơi được thiết kế phù hợp với từng dạng toán
- Sự phối hợp giữa phụ huynh ,học sinh và giáo viên
- Tranh ảnh vật thật, phiếu ghi
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, sát với thực tế và phù hợp với nội dung bài học
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
4.4.1 Xác định các dạng bài tập so sánh trong chương trình toán lớp một:
a Nhận biết nhiều hơn, ít hơn
Dạng bài tập này có một bài trang 6 SGK toán Đây là bài đầu tiên hình thànhcho học sinh biểu tượng toán học “Nhiều hơn, ít hơn” Tuy nội dung bài tập rấtđơn giản và chỉ có một bài nhưng nó là kiến thức cơ bản, như là “Bước chân đầutiên” để học sinh bước tiếp ở những chặng đường kiến thức sau này
b Quan sát hình vẽ và viết được biểu thức so sánh theo mẫu
Nội dung này được phân bố trong 5 tiết học ở tuần 3 và tuần 4:
- Tiết 10 – Bài: Bé hơn Dấu < (Trang 17)
- Tiết 11 - Bài: Lớn hơn Dấu > (Trang 19)
- Tiết 12 - Bài: Luyện tập (Trang 21)
- Tiết 13 - Bài: Bằng nhau Dấu = (Trang 22)
- Tiết 14 - Bài: Luyện tập (Trang 24)
c Điền dấu <,>, =
Dạng bài tập này xuất hiện phổ biến trong chương trình Yêu cầu bài tập khá
rõ ràng Học sinh ở các mức độ đều nhận biết nội dung bài tập và hướng giải
Trang 6quyết Bài tập này vận dụng khi học dấu < , dấu >, dấu =, khi học các số trong
phạm vi 10, ngay cả khi học phép tính cộng trừ trong phạm vi 10, 100 Nó gồm sosánh 2 số cụ thể hoặc so sánh một số với một phép tính hoặc hai phép tính vớinhau
d So sánh một số với nhiều số thông qua bài tập nối
Dạng bài tập này chiếm tỉ lệ rất ít Nó chỉ xuất hiện ở một số tiết học các sốtrong phạm vi 5 còn những tiết học khác chủ yếu dành cho đối tượng ở mức độ 4
e Điền khuyết để có biểu thức so sánh hoàn chỉnh:
Đây là dạng bài tập tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải thành thạo kĩ năngtính toán và có khả năng suy luận tốt Trong chương trình dạng bài tập này đượcbiên soạn chủ yếu dành cho đối tượng học sinh ở mức độ 4
f So sánh nhiều số:
Trong chương trình có hai dạng bài tập so sánh nhiều số là khoanh tròn vào số lớn nhất, số bé nhất và viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé Dạng bài tập khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất xuất hiện cũng khá nhiềutrong chương trình Đề bài sẽ cho từ 3 -5 chữ số, yêu cầu học sinh tìm và khoanhvào số bé nhất hay lớn nhất trong các số đó Đây là dạng bài tập chuẩn kiến thức kĩnăng yêu cầu mọi đối tượng học sinh phải hoàn thành
Dạng bài tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé trongchương trình học kì I là sắp xếp các số có một chữ số Sang học kì II, dạng bài tậpnày được thực hành với số có hai chữ số và số tròn chục
4.4.2 Các biện pháp giúp học sinh thực hiện các dạng bài tập so sánh theo
hướng tích cực:
Biện pháp 1 : Nhận biết nhiều hơn, ít hơn:
Nhận biết được nhiều hơn, ít hơn là dạng bài tập so sánh ở mức đơn giảnnhất Đối với dạng toán này, giáo viên cần thực hiện các bước:
- Cho học sinh quan sát tranh và nhận biết tranh vẽ đồ vật gì?
- Hướng dẫn học sinh đếm số lượng các đồ vật
- Hướng dẫn học sinh nhận biết hai nhóm đồ vật , nhóm đồ vật nào thừa ra lànhiều hơn và nhóm đồ vật nào thiếu là ít hơn
Trang 7- Cho học sinh nói thành câu có so sánh nhiều hơn và ít hơn.
- Hướng dẫn học sinh biết mối quan hệ nhiều hơn và ít hơn giữa hai đồ vật
- Chẳng hạn với tranh vẽ ở mục 3 trang 6 về chú thỏ và củ cà rốt
Học sinh quan sát tranh và nhận biết được rằng có 2 củ cà rốt và 3 chú thỏ
Từ đó, các em biết số củ cà rốt bị thiếu nên nó sẽ ít hơn số con thỏ và số con thỏthừa ra nên sẽ nhiều hơn số củ cà rốt Cuối cùng học sinh phải nói điều mình hiểuthành câu: “Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ” hoặc “Số con thỏ nhiều hơn số củ càrốt” Những học sinh ở mức 3, 4, giáo viên nên khuyến khích học sinh hiểu mốiquan hệ qua lại giữa nhiều hơn và ít hơn: “Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ” nên “Sốcon thỏ sẽ nhiều hơn số củ cà rốt” và ngược lại “Số con thỏ nhiều hơn số củ cà rốt”nên “Số củ cà rốt sẽ ít hơn số con thỏ”
Với các bước trên, học sinh sẽ có biểu tượng ban đầu về so sánh, học sinhhiểu được như thế nào là nhiều hơn(có nghĩa là lớn hơn) và như thế nào là íthơn(có nghĩa là bé hơn) Từ đó, các em sẽ bước sang hình thành biểu tượng về bé
hơn, dấu < và lớn hơn, dấu >.
Để củng cố biểu tượng nhiều hơn và ít hơn, trong các tiết học tiếp theo vềhình học, tôi thường tổ chức trò chơi như trò chơi “Đố bạn” Học sinh sẽ quan sátcác đồ vật, nhận biết và nói được đồ vật này sẽ nhiều hơn đồ vật kia và ngược lại
Biện pháp 2: Quan sát hình vẽ và viết được biểu thức so sánh theo mẫu:
Trang 8Đây là dạng bài tập sử dụng dấu < dấu >, dấu = để viết được biểu thức so
sánh theo tranh vẽ Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh nhận biết, số lượng đồ vật
nào ít hơn sẽ bé hơn và khi đó ta sẽ dùng dấu < để viết biểu thức so sánh, số lượng
đồ vật nào nhiều hơn thì sẽ lớn hơn và ta dùng dấu > để viết biểu thức so sánh,số lượng đồ vật bằng nhau sẽ bằng nhau và ta dùng dấu = để viết biểu thức so sánh và
qua đó học sinh hiểu được mối quan hệ bé hơn, lớn hơn giữa hai số
Ví dụ: Bài 2 trang 17 SGK Toán 1:
Đối với bài này yêu cầu các em đếm nhận biết bên trái có 2 cái ô, bên phải
có 4 cái ô và học sinh hiểu 2 ít hơn 4, ít hơn là bé hơn , ta viết số 2 vào ô thứ nhất
và số 4 vào ô thứ 3 rồi so sánh 2 bé hơn 4 nên viết dấu < vào ô ở giữa.(Tương tựvới hình ảnh cái nấm) Yêu cầu các em viết số và dấu vào ô trống và đọc lại kết quả Ví dụ: Bài 2 trang 19 SGK Toán 1
Trang 9Với bài này thì yêu cầu các em nhận biết bên trái có 4 cái ô, bên phải có 2cái ô và học sinh hiểu 4 nhiều hơn 2, nhiều hơn là lớn hơn , ta viết số 4 vào ô thứnhất và số 2 vào ô thứ 3 rồi so sánh 4 lớn hơn 2 nên viết dấu > vào ô ở giữa (Tương tự với hình ảnh cái nơ) Yêu cầu các em viết số và dấu vào ô trống và một
số em đọc lại kết quả
Ví dụ: Bài 2 trang 21 SGK Toán 1
Ở bài tập này cô giáo cho học sinh liên hệ ở hai bài tập trên ,yêu cầu các emhiểu mối quan hệ giữa hai nhóm đồ vật,học sinh nhận biết số lượng thuyền buồm ởtrên nhiều hơn số lượng lá cờ ở dưới và số lượng lá cờ ở dưới ít hơn số lượngthuyền buồm ở trên.(Tương tự với hình ảnh quả táo cà cái đĩa) Số quả táo ít hơn số
Trang 10cái đĩa và ngược lại số cái đĩa nhiều hơn số quả táo Yêu cầu các em viết số và dấuvào ô trống và một số em đọc lại kết quả
Dạng bài tập này tôi thường tổ chức cho học sinh thi đua giữa các tổ bằnghình thức hỏi đáp theo nhóm 2, một học sinh nói câu nhiều hơn, một học sinh khácnói câu ít hơn Với hình thức này tất cả học sinh được tham gia làm bài tập mộtcách tích cực, hưng phấn và sôi nổi Giáo viên tuyên dương , động viên, khuyếnkhích, giúp đỡ các em tiếp thu bài còn chậm, khả năng nói còn hạn chế
Ví dụ:Bài 2 trang 22 SGK Toán 1
Bài tập này cô giáo hướng dẫn các em làm cột thứ nhất, học sinh nhận thấy
ở trên có 2 hình tam giác,ở dưới có 2 hình tam giác vậy hai nhóm có số lượng hình
tam giác bằng nhau nên chúng bằng nhau, các em viết số và dấu = vào ô trống,
phần còn lại các em tự làm, cô theo dõi và nhắc nhở các em
Biện pháp 3: Điền dấu <,>, =
Dạng bài tập điền dấu <,>, = chiếm phần nhiều trong chương trình lớp 1 để
rèn kĩ năng so sánh cho học sinh Các bài tập dạng này mang tính trừu tượng hơn.Học sinh dựa vào kiến thức đã học để làm bài, không dùng đến đồ dùng trực quan
a So sánh hai số cụ thể trong phạm vi 10:
Ví dụ: bài 3 trang 33 SGK Toán 1
Điền dấu <, > , = :
Trang 11được số nào đứng trước, số nào đứng sau và học sinh tự điền đúng dấu <, >, = vào
chỗ chấm
Dạng bài tập này đa số học sinh nhận biết được bé hơn, lớn hơn nhưng hạnchế là khi thực hành, học sinh mức 1, mức 2 lại thực hành chưa tốt Nguyên nhânchủ yếu là các em mới làm quen với kí hiệu Toán học, các em còn nhẫm lẫn giữa
dấu bé (<) và dấu lớn (>) Để khắc phục tình trạng này, tôi cho học sinh nhận biết
số nào bé hơn, đầu mũi nhọn sẽ quay về số đó, số nào lớn hơn thì vòm to sẽ quay
về số đó Với cách làm này sẽ rút ngắn bớt thời gian giảng giải và sửa chữa chohọc sinh trong một tiết học Học sinh có khả năng tự làm bài Quá trình này diễn raliên tục tạo cho học sinh một sự ghi nhớ và sẽ hình thành biểu tượng đúng về dấu
<, dấu >
b So sánh hai số cụ thể trong phạm vi 100
Dạng bài này gồm so sánh các số có hai chữ số và các số tròn chục
+ Đối với dạng bài các số tròn chục, các em có thể nhẩm :