Hiểu biết của người dân về nông thôn mới

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã thuộc huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 59)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1.1. Hiểu biết của người dân về nông thôn mới

Mô hình phát triển nông thôn mới đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn. Tuy nhiên không phải người nông dân nào cũng có sự hiểu biết cơ bản về nông thôn mới, cũng có không ít người dân chưa nhận thức được họ là “chủ thể” của chương trình này. Họ cho rằng, đây là chương trình đầu tư của Nhà nước cho địa phương mình, là việc của cấp trên, chứ không phải là việc của mình. Họ cũng chưa hiểu rõ rằng cùng với việc tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, ý kiến vào các hoạt động xây dựng chương trình là việc tự đầu tư để góp phần nâng cao thu nhập trong các hoạt động kinh tế, giữ gìn nếp sống văn hóa, chỉnh trang ngõ xóm, giữ vững an ninh trật tự,… góp phần nâng cao chất lượng đời sống của chính họ. Chính vì vậy, việc làm thế nào để người nông dân hiểu được một cách cơ bản về nông thôn mới và vai trò chủ thể của họ trong xây dựng nông thôn mới trở thành một vấn đề quan trong tiên quyết được cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở quan tâm.

Cũng theo số liệu điều tra được tại Bảng 3.1 cho thấy, 30 hộ được điều tra (chiếm 100%) tại các xã Kim Sơn và Đức Chính có hiểu biết cơ bản về xây dựng nông thôn mới. Tại xã Hưng Đạo tỷ lệ này đạt thấp hơn là 28/30 hộ được điều tra (chiếm 93,33%) có hiểu biết cơ bản về xây dựng nông thôn mới; 6,67% còn lại mới chỉ được nghe chứ chưa hiểu rõ về xây dựng nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Sự hiểu biết và trao đổi thông tin về xây dựng nông thôn mới TT Nội dung Đánh giá

Kim Sơn Đức Chính Hƣng Đạo SL (hộ) (%) TL SL (hộ) (%) TL SL (hộ) (%) TL 1 Hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới Có biết 30 100 30 100 28 93,33

Mới nghe nhưng

chưa hiểu rõ 0 0 0 0 2 6,67

Chưa biết 0 0 0 0 0 0

2 Kênh thông tin

Cấp ủy, chính

quyền địa phương 23 76,67 23 76,67 23 76,67 Các tổ chức, đoàn

thể địa phương 6 20,00 4 13,33 4 13,33 Phương tiện

thông tin đại chúng

1 3,33 3 10,00 3 10,00 Kênh thông tin

khác 0 0 0 0 0 0 3 Mức độ trao đổi thông tin Thường xuyên 17 56,67 16 53,63 16 53,63 Chưa thường xuyên 13 43,33 14 46,67 10 33,33 Không 0 0 0 0 4 13,33

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Về kênh thông tin để người dân có hiểu biết về chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tỷ lệ người dân nắm được chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới qua cấp ủy, chính quyền địa phương là cao nhất chiếm 76,67% (23/30 hộ được điều tra) tại cả ba xã Kim Sơn, Đức Chính, Hưng Đạo; còn lại là qua các tổ chức đoàn thể địa phương 20% (Kim Sơn), 13,33% (Đức Chính, Hưng Đạo) và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, có thể thấy vai trò quan trọng và sự tích cực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền để người dân địa phương hiểu biết về chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ người dân thường xuyên trao đổi thông tin với cán bộ KN và PTNT thôn còn chưa cao, cụ thể xã Kim Sơn đạt 17/30 hộ (chiếm 56,67%); xã Hưng Đạo và xã Đức Chính đạt thấp hơn 16/30 hộ (chiếm 53,63%); còn lại 46,67% số hộ được điều tra tại xã Đức Chính, 43,33% số hộ được điều tra tại xã Kim Sơn và 33,33% số hộ được điều tra tại xã Hưng Đạo chưa thường xuyên trao đổi thông tin với cán bộ KN và PTNT. Riêng xã Hưng Đạo vẫn còn 13,33% số hộ được điều tra không trao đổi thông tin với cán bộ KN và PTNT. Đây chủ yếu là những hộ dân nằm xa trung tâm xã, có đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Qua đó, có thể thấy, chất lượng cuộc sống ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức cũng như khả năng, cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin cũng như những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của người dân.

3.1.2. Người dân đánh giá về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới

Sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới được thể hiện tại Bảng 3.2. Qua bảng số liệu ta thấy, người dân đánh giá xây dựng nông thôn mới rất cần thiết đạt cao nhất tại xã Kim Sơn 24/30 hộ được điều tra (chiếm 80%), thấp hơn là Hưng Đạo 21/30 hộ được điều tra (chiếm 70%) và Đức Chính 20/30 hộ được điều tra (chiếm 66,67%). Còn lại đánh giá xây dựng nông thôn mới cần thiết lần lượt là 33,33% số hộ được điều tra tại xã Đức Chính, 30% số hộ được điều tra tại xã Hưng Đạo và 20% số hộ được điều tra tại xã Kim Sơn.

Như vậy, có thể thấy ở địa phương nào người dân nhận thức được sự cần thiết, vai trò quan trọng của xây dựng nông thôn mới đối với cuộc sống của chính mình, họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng trong hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới ở địa phương mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Đánh giá của người dân về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới

TT

Kim Sơn Đức Chính Hƣng Đạo SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) 1 24 80,00 20 66,67 21 70,00 2 6 20,00 10 33,33 9 30,00 3 0 0 0 0 0 0 30 100 30 100 30 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

80 20 66,67 33,33 70 30 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Kim Sơn Đức Chính Hưng Đạo

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Chỉ tiêu

Hình 3.1. Đánh giá của người dân về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới

3.1.3. Mức độ tự nguyện và lý do người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Về mức độ tự nguyện của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới, 24/30 hộ được điều tra (chiếm 80%) tại xã Kim Sơn tự nguyện hoàn toàn khi tham gia xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ này tại xã Đức Chính và xã Hưng Đạo bằng nhau là 23/30 hộ được điều tra (chiếm 76,67%). 20% số hộ được điều tra tại Kim Sơn cho rằng việc xây dựng nông thôn mới tham gia cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được, không tham gia cũng được; tỷ lệ này ở xã Đức Chính và xã Hưng Đạo là 23,33%; không có hộ dân nào bị bắt buộc phải tham gia xây dựng nông thôn mới.

3.3

xây dựng nông thôn mới T

T

Kim Sơn Đức Chính Hƣng Đạo SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tự nguyện hoàn toàn 24 80,00 23 76,67 23 76,67

2 Tham gia cũng được,

không tham gia cũng được 6 20,00 7 23,33 7 23,33

3 Bắt buộc phải tham gia 0 0 0 0 0 0

30 100 30 100 30 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

80 20 66,67 33,33 76.67 23.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Kim Sơn Đức Chính Hưng Đạo

Tự nguyện hoàn toàn

Tham gia cũng được, không tham gia cũng được Bắt buộc phải tham gia

Chỉ tiêu

Hình 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có rất nhiều lý do để người dân tham gia xây dựng nông thôn mới nhưng đa phần vì sự phát triển chung của cộng đồng, cụ thể, 86,67% số hộ được điều tra tại xã Đức Chính, xã Hưng Đạo và 83,33% số hộ được điều tra tại xã Kim Sơn. Bên cạnh đó, người dân tham gia xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu cá nhân chiếm 16,67% (xã Kim Sơn), 13,33% (xã Đức Chính) và 10% (xã Hưng Đạo); tham gia xây dựng nông thôn mới vì lý do khác chiếm 3,33% (xã Hưng Đạo).

Bảng 3.4. Lý do ngƣời dân tham gia xây dựng nông thôn mới TT

Kim Sơn Đức Chính Hƣng Đạo SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Được lựa chọn 0 0 0 0 0 0 2 Vì mục tiêu cá nhân 5 16,67 4 13,33 3 10,00 3 Vì sự phát triển chung của cộng đồng 25 83,33 26 86,67 26 86,67 4 Lý do khác 0 0 0 0 1 3,33 30 100 30 100 30 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

0 16,67 83,33 0 0 13,33 86,67 0 0 10 86,67 3,33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Kim Sơn Đức Chính Hưng Đạo

Được lựa chọn Vì mục tiêu cá nhân

Vì sự phát triển chung của cộng đồng Lý do khác

Chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, có thể nhận thấy qua các kênh thông tin đa số người dân ở địa bàn nghiên cứu đã có những hiểu biết cơ bản về nông thôn mới và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của cấp ủy và chính quyền địa phương mình về xây dựng nông thôn mới. Phần lớn trong số họ đều nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới và tự nguyện tham gia vì sự phát triển chung của cả cộng đồng.

3.2. Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Sự tham gia của người dân trong công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Mục tiêu chính của chương trình xây dựng nông thôn mới, trước hết là vì lợi ích của người dân vì không ai khác ngoài người dân mới được hưởng những thành quả từ nông thôn mới mang lại. Do đó điều quan trọng cần làm là giúp người dân nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới. Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thì chương trình mới thực sự thành công như mong muốn.

Để triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và hướng dẫn của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương về Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ và có hiệu quả thì công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể và người dân của các địa phương đều tích cực triển khai thực hiện để tạo sự thống nhất về nhận thức trong các thành viên, hội viên, đoàn viên cũng như người dân hiểu, tự nguyện và tự giác tham gia xây dựng xây dựng nông thôn mới.

Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trong địa bàn nghiên cứu được triển khai mạnh mẽ thông qua các hội nghị, các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn xã như phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thi đua làm kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Đối với cán bộ trong các xã thường xuyên cập nhật, đưa thông tin về chương trình xây dựng nông thôn mới về cho người dân trong xã họ thực hiện qua các hoạt động như tăng thời lượng phát thanh, viết tin bài tuyên truyền.

Tuyên truyền vận động không đơn thuần là lời nói, mà cả những hành động cụ thể mới có sức thuyết phục, nên nhiều cán bộ, đảng viên là người gương mẫu, tiên phong trong việc thực hiện các tiêu chí, nhiều người tích cực tham gia hiến đất và vật kiến trúc để làm đường giao thông, nhà văn hóa, kênh mương,… nhờ vậy mà công tác tuyên truyền vận động hiến đất, ngày công lao động có sức thuyết phục và hiệu quả cao hơn.

Việc tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ là vai trò của các cán bộ trong xã mà một lực lượng quan trọng đó chính là người dân, qua điều tra cho thấy những người biết hiểu rõ về chương trình xây dựng nông thôn mới rất tích cực tuyên truyền cho những người chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng nông thôn mới, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia. Qua điều tra tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Hình thức tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

TT Hình thức tham gia tuyên truyền

Kim Sơn Đức Chính Hƣng Đạo SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tuyên truyền miệng 15 50,00 11 36,70 15 50,00

2 Treo băng zôn, khẩu hiệu 7 23,33 6 20,00 7 23,33

3 Viết tin, bài cho Đài phát thanh

địa phương 2 6,67 4 13,33 1 3,33

4 Không tham gia tuyên truyền 6 20,00 9 30,00 7 23,34

Tổng 30 100 30 100 30 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 23,33 6,67 20 36,7 20 13,33 30 50 23,33 3,33 23,34 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Kim Sơn Đức Chính Hưng Đạo

Tuyên truyền miệng Treo băng zôn. khẩu hiệu

Viết tin. bài cho Đài phát thanh địa phương Không tham gia tuyên truyền

Hình 3.4. Hình thức tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ người dân tham gia tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cao nhất là ở xã Kim Sơn với 24/30 hộ được điều tra (chiếm 80%), xếp thứ hai là xã Hưng Đạo với 23/30 hộ được điều tra (chiếm 76,67%) và thấp nhất là xã Đức Chính với 21/30 hộ được điều tra (chiếm 70%). Về các hình thức khi tham gia tuyên truyền xây dựng nông thôn mới chủ yếu thông qua tuyên truyền miệng chiếm 50% số hộ được điều tra tại các xã Kim Sơn và xã Hưng Đạo; 36,7% số hộ được điều tra tại xã Đức Chính. Ngoài ra, người dân còn tham gia treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới chiếm 23,33% số hộ được điều tra tại xã Kim Sơn và xã Hưng Đạo; 20% số hộ được điều tra tại xã Đức Chính. Bên cạnh đó, người dân cũng tham gia viết tin, bài cho Đài phát thanh địa phương song tỷ lệ này còn ít: 13,33% số hộ được điều tra tại xã Đức Chính; 6,67% số hộ được điều tra tại xã Kim Sơn và 3,33% số hộ được điều tra tại xã Hưng Đạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua đó, cho thấy người dân đã rất tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức hiệu quả. Để phát huy những kết quả xây dựng nông thôn mới, cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia tuyên truyền của cán bộ và người dân để cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự đóng góp xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Sự tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược, lập kế hoạch và công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới

Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề thảo luận chiến lược, lập kế hoạch và quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng thì xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch nông thôn mới là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đông Triều.

Quy hoạch nông thôn mới là vấn đề mới, mang tính chiến lược tổng thể về kinh tế - xã hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều người và đòi hỏi cần phải được tư duy, bàn bạc, với sự thảo luận dân chủ, tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi người dân, bởi hơn ai hết, chỉ những người dân sinh sống lâu đời trên địa bàn mới có những kiến thức, hiểu biết cụ thể, chính xác về truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và cũng chính họ mới biết nhu cầu thực sự của mình và cộng đồng mình là gì. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khảo sát, thiết kế là rất quan trọng, cùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã thuộc huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)