2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1.6. Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mớ
1.1.6.1. Sự tham gia
Trong chiến lược phát triển cộng đồng "sự tham gia của quần chúng" là yếu tố chủ yếu, nó là một trong những thành tố chính của phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây vì những lý do:
Một là, sự tham gia của quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hai là, nó giúp xác định nhu cầu tiên khởi của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này.
Quan trọng hơn cả là sự tham gia của quần chúng cho dự án hay hoạt động được công nhận, khuyến khích người dân tham gia thực hiện và đảm bảo khả năng bền vững. Kinh nghiệm gần đây trong những hoạt động phát triển cho thấy rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa mức độ và cường độ tham gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển.
Sự tham gia tích cực của người dân mặc dù được xem là một thành tố chủ yếu trong phát triển, vẫn bị chi phối bởi những điều kiện của bối cảnh diễn ra hoạt động phát triển. Hơn nữa, mức độ tham gia khác nhau tuỳ theo tính chất của dự án phát triển. Ở hầu hết các nước, sự tham gia của người dân vào phát triển diễn ra từ mức độ cao cho tới chỗ chỉ tham gia một cách hình thức. Mức độ tham gia khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình phát triển, phong cách quản lý, mức độ nâng cao quyền lực và bối cảnh văn hoá xã hội của đất nước hay cộng đồng. Khả năng vận động người dân, các tổ chức xã hội tham gia và năng lực để tham gia của nhóm đối tượng cũng là những yếu tố quyết định [27].
1.1.6.2. Các hình thức tham gia
Người dân tham gia vào các chương trình, dự án phát triển nông thôn qua một số hình thức sau:
- Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ.
- Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng.
- Được cùng quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng.
- Có trách nhiệm cùng mọi người đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động mang tính lợi ích chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Người dân cùng được lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển cộng đồng.
Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cao bởi lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình [9].
1.1.6.3. Mức độ tham gia
Người dân thường tham gia các chương trình, dự án phát triển nông thôn với mức độ:
- Không có sự tham gia:
+ Cán bộ điều khiển: Người dân làm và thực hiện theo ý của cán bộ, không được hiểu rõ. Như người dân bị gọi đi làm công ích, đóng góp tiền cho một hoạt động nào đó mà không được biết, không được thảo luận.
+ Tham gia mang tính hình thức: Cán bộ cũng có gọi dân đến, cho dân phát biểu ý kiến nhưng chỉ có lệ, mọi việc cán bộ quyết theo ý mình.
- Tham gia ít:
+ Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ: Người dân được thông báo, hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp công sức hay tiền của theo khả năng của mình.
+ Người dân được hỏi ý kiến: Kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản lý, người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng thực hiện.
- Tham gia thực sự:
+ Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định: Cán bộ là người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia cùng cán bộ trong các khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
+ Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định: Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Người dân khởi xướng, quyết định chọn các phương án và có sự hỗ trợ của cán bộ: Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộ đóng vai trò khi người dân cần.
+ Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết. Các mức độ tham gia này có thể minh hoạ phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
cộng thêm bước xuất phát là dân nhận từ nhà nước và bước cuối cùng là dân tự quyết nên chọn nhận những gì [4], [26].
1.1.6.4. Sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới
Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình. Các nội dung trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu là:
Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội tại địa phương vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Khi tham gia phát triển xóm, làng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong các hoạt động trong phát triển xóm làng, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi [16].
Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”.
Các nội dung trong nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới được hiểu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Dân biết: Quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về
những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
- Dân bàn: Sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch phát
triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính,… trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc,
công sức mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
- Dân làm: Là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Dân kiểm tra: Thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.
- Dân quản lý: Các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham
gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình.
- Dân hưởng lợi: Là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần
chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp. Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như thu nhập tăng thêm của năng suất cây trồng do thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng… Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập,…[15] [16].