Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã thuộc huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 53)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1.Thu thập thông tin thứ cấp

- Là phương pháp thu thập các thông tin số liệu có sẵn trong các loại sách, bài giảng, các bài báo có liên quan đến đề tài, tài liệu từ các website có liên quan, các luận văn nghiên cứu đã công bố trước đó, các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, báo cáo tiến độ và kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu,…

- Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung như: Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội địa bàn nghiên cứu; Tổng quan tài liệu nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp khác nhau như: Phương pháp quan sát trực tiếp, điều tra bảng hỏi, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA,... - Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:

+ Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng để

thu thập thông tin sơ cấp thông qua quan sát trực tiếp của tác giả về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn 03 xã Kim Sơn, Đức Chính và Hưng Đạo... Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA: PRA là

một quá trình học hỏi lẫn nhau một cách linh hoạt giữa người dân địa phương với nhau, giữa người dân địa phương với người từ nơi khác đến (cán bộ Khuyến nông, người nghiên cứu...), tạo điều kiện cho người dân có điều kiện trao đổi, phân tích các hiểu biết vào điều kiện sống của họ để tiếp thu kinh nghiệm và lập kế hoạch hành động để khơi dậy được vai trò của người dân sống ở địa phương tham gia xây dựng và thực hiện mô hình, làm cho mọi người hiểu thêm về môi trường của địa phương và giúp cho họ thực sự tham gia vào mô hình theo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi thành quả của mô hình. Tôi sử dụng phương pháp này để lựa chọn nơi điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung, trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chọn mẫu điều tra:

Chọn địa bàn nghiên cứu: Kim Sơn, Đức Chính và Hưng Đạo là 3 xã có những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau song đều có vai trò, vị trí quan trọng chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Cả ba xã này đều được quy hoạch nằm trong vùng lõi đô thị của huyện Đông Triều trong quy hoạch phát triển đô thị huyện. Xã Kim Sơn đăng ký lộ trình về đích nông thôn mới vào năm 2012, xã Đức Chính và Hưng Đạo lần lượt đăng ký về đích vào năm 2013 và 2014 trong quy hoạch phát triển nông thôn mới của huyện. Có thể thấy sự tương đồng và khác biệt của ba xã địa bàn nghiên cứu có thể có những tác động khác nhau đến nhận thức cũng như sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, tôi chọn ba xã Kim Sơn, Đức Chính và Hưng Đạo làm địa điểm nghiên cứu đề tài này.

Chọn mẫu điều tra: Để thực hiện Luận văn này, tôi tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với 90 hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu (30 hộ/xã) để điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước cho mục đích nghiên cứu. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới, những thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân nhằm xây dựng nông thôn mới bền vững.

Nội dung của phiếu điều tra gồm: Các thông tin chung về hộ; nhận thức của các hộ về xây dựng nông thôn mới; sự tham gia, mức độ tham gia của hộ trong xây dựng mô hình nông thôn mới; đánh giá của các hộ về sự tham gia; các ý kiến, nguyện vọng đóng góp để tăng cường sự tham gia. Những thông tin này được thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để người dân hiểu và trả lời đầy đủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân tại các hộ đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiểu và quan sát trực tiếp tình hình địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã thuộc huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)