1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012

84 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng phá thai đang là vấn đề được quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tình trạng phá thai gia tăng một cách nhanh chóng và nhu cầu chấm dứt thai nghén ngoài ý muốn còn rất lớn: năm 1990 có 26 triệu trường hợp, năm 1995 có hơn 40 triệu trường hợp và đến năm 2000 đã có hơn 50 triệu trường hợp. Việt Nam là nước được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp loại có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong năm nước phá thai nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng một triệu trường hợp phá thai, tương ứng khoảng 51,9 trường hợp phá thai/100 trường hợp sinh sống [1]. Tỷ lệ phá thai là 83/1000 phụ nữ tuổi sinh sản và tỷ suất phá thai là 2,5 lần/ phụ nữ, nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam sẽ có 2,5 lần phá thai trong cuộc đời sinh đẻ [2]. Trong chiến lược sinh đẻ kế hoạch,nạo phá thai không được coi là biện pháp tích cực để điều hòa sinh sản và không được khuyến khích. Thiếu hiểu biết và không áp dụng các biện pháp tránh thai cũng là một lý do chính dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Có tới 70- 80% phụ nữ tuổi từ 15-24 đã quan hệ tình dục nhưng chưa từng sử dụng một biện pháp tránh thai nào làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn [3], [4]. Nạo phá thai không chỉ gây tác động xấu đến tâm lý, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ra nhiều tai biến, nhất là phá thai to.Đặc biệt là tình trạng nạo phá thai không an toàn đang gia tăng một cách nhanh chóng gây nên những mối nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người phá thai. Theo thống kê của WHO, năm 2003 trên thế giới có 19,7 triệu ca phá thai không an toàn, năm 2008 con số này tăng lên 21,2 triệu trường hợp (trong đó các nước đang phát triển chiếm trên 97 %) và có khoảng 358.000 phụ nữ chết 2 do tai biến của phá thai không an toàn năm 2008 (chiếm tỷ lệ ≈13 % tổng số chết của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ). Hà Nội là thành phố đứng thứ 2 trong cả nước với số trường hợp phá thai là 48.140 sau thành phố Hồ Chí Minh (120.124 trường hợp-năm 2003). PTT chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với tổng số ca phá thai. Trong 2 năm (2004-2005) bệnh viện phụ sản trung ương có 11.826 ca phá thai trong đó có 1.080 trường hợp phá thai to, chiếm tỷ lệ 9,1% [5]. Tại BVPS HN năm 2007 là 1045 trường hợp và năm 2008 tăng lên là 1062 trường hợp.Vì vậy vấn đề đặt ra đối với bệnh viện là hạn chế các tai biến có thể xảy ra và tư vấn tốt để giảm tỷ lệ phá thai đặc biệt là phá thai to từ 13 đến 22 tuần. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh Viện Phụ sản HN năm 2012” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm của các người phụ nữ đến phá thai tại BVPSHN năm 2012. 2. Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các phương pháp phá thai này. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu và mô học của tử cung khi có thai 3 Khi có thai, cơ thể có nhiều thay đổi. Hai nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn này là hormon sinh dục (estrogen, progestin) và hormone hướng sinh dục (hCG) [6],[7]. Những thay đổi của nội tiết là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng của TC. 1.1.1. Thân tử cung Là bộ phận thay đổi nhiều nhất khi có thai. 1.1.1.1. Vị trí Khi chưa có thai, TC nằm ở đáy chậu trong tiểu khung, khi có thai TC lớn dần lên và tiến vào ổ bụng. TC cao dần lên và tiếp xúc với thành bụng trước, đẩy ruột sang bên và lên trên. Cuối cùng đáy TC tiến dần đến gần gan. Khi TC lên cao sẽ kéo giãn dây chằng rộng và dây chằng tròn theo [1],[6],[8]. Cùng với việc TC cao dần lên vào ổ bụng, TC thường lệch sang bên phải và xoay về phía phải, do đó sừng trái TC thường nhô ra phía trước. Sừng bên phải chìm sâu xuống do ổ bụng phía đó rộng hơn [8]. Tháng đầu tiên TC còn ở khớp vệ. Từ tháng thứ hai trở đi, trung bình mỗi tháng TC cao lên trên khớp vệ 4cm. Nhờ tính chất này, người ta có thể tính tuổi thai theo công thức: Chiều cao TC Tuổi thai (tháng) = + 1 4 1.1.1.2. Cấu tạo TC gồm ba phần: Thân, eo và CTC. Thành TC gồm ba lớp từ ngoài vào trong: phúc mạc, cơ và niêm mạc. - Phúc mạc: ở thân TC, phúc mạc dính chặt vào lớp cơ. Ở eo TC phúc mạc có thể bóc tách dễ dàng ra khỏi lớp cơ TC. Ranh giới giữa hai vùng là đường bám chặt của phúc mạc. Đó là ranh giới để phân biệt thân TC và đoạn dưới TC. Người ta thường mổ lấy thai ở đoạn dưới TC để có thể che phủ được phúc mạc sau khi đóng kín vết mổ qua lớp cơ TC. 4 - Cơ TC gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong Lớp ngoài: là lớp cơ dọc. Lớp này vòng qua đáy TC và kéo dài tới các dây chằng của TC. Lớp trong : là lớp cơ vòng, nó giống như cơ thắt quanh các lỗ vòi trứng và lỗ trong CTC. Giữa hai lớp cơ này là lớp cơ chéo, lớp cơ này phát triển mạnh nhất khi có thai. Khi có thai ở TC có hiện tượng tăng sinh cơ TC, tăng giữ nước và phì đại các sợi cơ dẫn đến tăng dung tích TC. - Niêm mạc TC: Niêm mạc TC khi có thai biến đổi dần thành ngoại sản mạc. Ngoại sản mạc gồm ba phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc TC và phần phát triển mạnh nhất là ngoại sản mạc TC- rau [8]. 1.1.1.3. Mật độ Khi không có thai, mật độ cơ TC chắc có tính đàn hồi.Khi có thai TC mềm, các sợi cơ giảm trương lực, mềm đi do tác dụng của progesteron [8]. 1.1.2. CTC So với thân TC, CTC ít thay đổi hơn. Khi chưa có thai CTC rắn chắc, khi có thai CTC mềm dần theo sự phát triển của thai (mềm từ ngoại vi vào trung tâm). Ở những tuần thai đầu, khi khám sẽ thấy CTC như cái trụ gỗ bọc nhung ở ngoài. Sự mềm mại của CTC là do các tổ chức liên kết tăng sinh và giữ nước. 1.2. Các phương pháp tính tuổi thai 1.2.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng Được áp dụng đối với thai phụ nhớ chính xác được ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và chu kỳ kinh đều (28-30 ngày). Từ ngày này dựa vào vòng tính tuổi thai có thể tính được tuổi thai. 1.2.2. Dựa vào siêu âm Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay. Việc xác định tuổi thai bằng siêu âm có thể dựa vào: * Đường kính túi ối khi tuổi thai < 8 tuần. 5 * Chiều dài đầu –mông khi tuổi thai từ 8- tuần 13. * Đường kính lưỡng đỉnh hoặc chiều dài xương đùi khi tuổi thai từ tuần 14 trở lên 1.2.3. Dựa vào chiều cao TC Phương pháp này được tiến hành đơn giản, hiện đang được tiến hành tại các phòng khám thai theo công thức đã nêu ở trên. Tuy nhiên phương pháp này không xác định được chính xác tuổi thai trong các trường hợp thai chậm phát triển hoặc bất thường về số lượng nước ối. 1.3. Phá thai to và các yếu tố tác động lên phá thai to 1.3.1. Phá thai to Phá thai là việc sử dụng một phương pháp nào đó,có thể là nội khoa hoặc ngoại khoa, để đưa thai ra khỏi buồng tử cung người mẹ. PTT là những trường hợp phá thai từ tuần 13 đến 22 tuần [9]. Bản chất của hiện tượng phá thai này sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khác để thai bị đẩy ra khỏi BTC. Động lực chính để đẩy thai ra khỏi BTC là CCTC. Những diễn biến trong quá trình sảy thai có một số điểm giống và khác với chuyển dạ thai đủ tháng. Thay đổi ở thân TC không khác thai đủ tháng, tuy nhiên cơ TC ở tuổi thai này dầy hơn cơ TC khi thai đủ tháng dẫn đến áp lực tạo ra CCTC sẽ khác nhau. Tại tuổi thai từ 13- 22 tuần, đoạn dưới TC chưa hình thành, tác động của CCTC chủ yếu thể hiện trên sự biến đổi ở CTC làm CTC co ngắn dần mở ra. Kích thước và trọng lượng thai chưa lớn, các bộ phận cơ thể chưa đủ chắc, dưới áp lực mạnh co bóp của thân TC nên thai bị đẩy ra ngoài mà không cần CTC mở hết. Ba yếu tố chính tác động lên quá trình sảy thai to giống như sinh lý chuyển dạ đủ tháng: CCTC, ngôi thai và sự chín muồi của CTC. Ở tuổi thai này, ngôi thai chưa ổn định nên bất kỳ phần nào của thai cũng có thể trở thành ngôi. Tác động mở CTC không phải do ngôi thai mà do nước ối ít nên cũng 6 không có tác dụng làm mở CTC, vì vậy CCTC là động lực chính gây xóa mở CTC. Nhưng do chưa có chuyển dạ, không có CCTC vì vậy phải có sự tác động để gây CCTC đồng thời có yếu tố làm chín muồi CTC thì mới đẩy thai và phần phụ ra khỏi BTC. Mặt khác, tế bào cơ TC ít nhạy cảm đối với các yếu tố kích thích gây cơn co và CTC có chiều dài lớn nhất trong toàn bộ thai kỳ [10] sẽ gây khó khăn cho sự giãn nở và mở CTC trong quá trình sảy thai từ 13- 22 tuần [11], [12],[13]. 1.3.2. Các yếu tố tác động đến phá thai tại Việt Nam 1.3.2.1. Chính sách dân số Chính sách dân số của nước ta là khuyến khích mỗi gia đình có 2 con và giữ qui mô gia đình nhỏ. Năm 2003, chính phủ Việt Nam thông qua pháp lệnh Dân số khẳng định mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Nếu cán bộ viên chức Nhà nước có thêm con thứ 3 sẽ bị kỷ luật tại cơ quan hoặc tổ chức đang tham gia hoạt động, nếu là người ngoài tổ chức, cơ quan thì thuộc sự quản lý của chính quyền xã phường, mà mỗi gia đình phần lớn đã đủ 2 con nên chính sách và quy định của nhà nước là một áp lực để cho người phụ nữ có con thứ 3 phải đi phá thai. 1.3.2.2. Yếu tố xã hội Do phong tục Á Đông vẫn còn nhiều bất bình đẳng giới tính, trọng nam khinh nữ nên nhiều gia đình đã có 2 con gái vẫn mong muốn có con trai. Chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lý do phá thai do giới tính, nhưng trong thực tế dường như phá thai do giới tính đang hình thành rõ rệt. Nghiên cứu những yếu tố tác động đến người phá thai (NPT) ở phụ nữ chưa chồng và những người chỉ có con gái ở một số bệnh viện phụ sản và trung tâm CS SKSS, Nguyễn Đức Vy –Vương Tiến Hòa và cộng sự cho thấy có 2,89% NPT vì biết rõ giới tính là thai nữ và 7,58% NPT vì sợ lại đẻ ra con gái [14]. Chứng tỏ có sự lựa chọn giới trong NPT. 7 Ngoài ra do thiếu hiểu biết và không áp dụng các biện pháp tránh thai hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai không đúng cách, khi có thai không phát hiện và xử lý kịp thời để thai to đặc biệt hay gặp ở những người có thai lần đầu và chưa có chồng, có tới 68,95% phá thai là do chưa kết hôn [14]. Những áp lực do công ăn việc làm, nhiều người trẻ tuổi khi vào làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp phải cam kết không sinh con trong một thời gian nhất định, vì vậy khi vỡ kế hoạch họ phải đi phá thai để đảm bảo không bị mất việc làm. Nguyễn Đức Vy và cộng sự thấy nguyên nhân này chiếm 1,42- 4,21 % [14]. 1.3.2.3. Yếu tố kinh tế Do kinh tế phát triển những người trẻ muốn có một công việc tốt hoặc kinh tế ổn định rồi mới có con. Vì vậy khi có thai họ lưỡng lự nửa muốn giữ lại, nhưng sau khi suy nghĩ họ quyết định phá thai khi thai đã to làm tăng tình trạng phá thai trên 12 tuần. Lý do khó khăn về kinh tế hoặc chưa thỏa mãn với kinh tế hiện tại, chưa đủ điều kiện nuôi con chiếm khoảng 10,53 đến 19,49% [14]. 1.4. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến 22 tuần 1.4.1. Phương pháp đặt túi nước Nghiên cứu được công bố sớm nhất là phương pháp tạo áp lực cơ học lên buồng TC để khởi phát chuyển dạ của Krause. Năm 1855 tác giả sử dụng sonde Nelaton số 16-18, luồn vào BTC ngoài buồng ối và bơm một lượng dịch nhất định đồng thời chèn gạc vào âm đạo để giữ cho sonde không bị trôi ra ngoài. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng kết quả thấp, thời gian sảy thai dài, nguy cơ nhiễm trùng cao [15]. Năm 1988, Champiertier de Ribes cải tiến phương pháp của Krause bằng chế tạo một bóng cao su quấn quanh sonde Nelaton như điếu xì gà và gọi là bóng Champertier de Ribes. Bóng có tác dụng thay thế túi ối, giúp cho CTC mở nhanh hơn, được sử dụng cho PTT bằng cách đặt vào eo TC và bơm một lượng dịch 200 -300 ml, bóng sẽ mắc lại phía trong CTC đồng thời người ta tạo ra một lực kéo ra ngoài liên tục làm CTC mở dần. 8 Năm 1933, Aburrel người Rumani đề xuất phương pháp bơm dịch vào buồng ối với mục đích làm tăng áp lực BTC. Tác giả sử dụng một kim chọc qua thành bụng hoặc âm đạo và bơm vào buồng ối 200ml dung dịch mặn ưu trương 20%. Được áp dụng từ những năm 40 của thế kỷ 20, Phương pháp Kovac là một phương pháp gây sảy thai to bằng cách đặt sonde Nelaton vào BTC ngoài buồng ối được buộc vào một túi cao su và bơm vào đó dung dịch đẳng trương. Lượng dịch đưa vào thường ≤ 500ml, rút sonde sau 12h làm tăng áp lực BTC gây sảy thai. Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng vì hay gây ra biến chứng: nhiễm khuẩn, chảy máu, vỡ tử cung. Năm 1999, Nguyễn Huy Bạo và cộng sự so sánh gây sảy thai bằng Kovac với phương pháp đặt MSP liều 200mcg /6h đặt âm đạo, ghi nhận hiệu quả tương đương nhau nhưng tỷ lệ biến chứng của phá thai bằng MSP giảm đi 8,6% [16]. 1.4.2. Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai Được áp dụng từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, khởi đầu cho sự ra đời của phương pháp ngoại khoa trong ba tháng giữa, người ta làm rộng CTC bằng cách sử dụng các nong kim loại sau đó nạo hút buồng TC bằng các ống hút cỡ 12 – 16 mm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể được áp dụng với những thai ở giai đoạn đầu của ba tháng giữa. Để nới rộng tuổi thai, các bác sỹ châu Âu đã sáng chế ra các kẹp gắp thai non (kẹp phải khỏe, dễ dàng điều khiển) để gắp các tổ chức trong buồng TC. Phương pháp nong và gắp (D & E) thực sự được định hình từ đó. Kể từ đầu thập kỷ 80 cho đến nay, nong và gắp trở thành phương pháp phá thai ba tháng giữa phổ biến nhất ở Mỹ. Vào những năm 1995, tới 95% các trường hợp phá thai ba tháng giữa ở Mỹ được thực hiện bằng phương pháp nong và gắp. Cho đến nay, phương pháp này cũng chiếm vị trí chủ đạo trong phá thai ba tháng giữa ở nhiều nước phát triển khác như Canada, Anh, Hà Lan, Pháp. 9 Tại Việt Nam, phương pháp nong và gắp được áp dụng với tuổi thai từ 13- 18 tuần [9]. Trước khi tiến hành nong và gắp thai bệnh nhân được ngậm 400mcg MSP trước 4 - 6h để làm chín muồi CTC. 1.4.3. Phương pháp gây sảy thai bằng thuốc: Có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng để gây sảy thai ba tháng giữa là: Oxytocin và Prostaglandin và ethacridin lactate. 1.4.3.1. Gây chuyển dạ bằng etharidin lactate Các phương pháp bơm dịch đẳng trương, ưu trương hoặc các chất gây tăng CCTC như bơm ure vào buồng ối đã không còn được sử dụng khoảng hơn 20 năm nay vì các phương pháp này đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tắc mạch ối, đồng thời phải được thực hiện ở những nhà chuyên môn có kinh nghiệm. Khi phương pháp này còn được sử dụng, dung dịch thường được dùng là muối ưu trương. Dưới siêu âm, các tác giả chọc hút ra 200ml nước ối và bơm vào đó 200ml dung dịch muối ưu trương, sảy thai thường trong khoảng 24h. Phương pháp này thường gây chết thai, thời gian nằm viện dài và có biến chứng thường gặp là bong rau sớm. Một dung dịch khác được dùng thay nước muối ưu trương là ure có độ thẩm thấu cao.Phương pháp dùng ure có thời gian ra thai ngắn hơn nhưng tai biến tắc mạch cao hơn [17]. 1.4.3.2. Gây sảy thai bằng prostaglandin (PG) Các PG được coi là các hormone tại chỗ (hormone của mô), gặp ở rất nhiều mô khác nhau trong cơ thể, tại hệ thống sinh sản nữ là PGE2 và PG F2. Chất này tìm thấy ở buồng trứng, cơ TC, dịch kinh nguyệt. Khi có thai và càng gần đến ngày chuyển dạ, nồng độ PG tăng cao trong máu mẹ, dịch ối, dây rốn và máu thai. Ngày nay, các dẫn xuất tương tự PG đã được sản xuất và sử dụng trên người như: PGF2 (Carboprost), PGE2 (sulprostol), PGE1(MSP) MSP là prostaglandine thuộc nhóm E1. Năm 2002, Clarb ghi nhận MSP có khả năng làm mềm CTC, tạo thuận lợi cho việc xóa mở CTC và tạo 10 CCTC gây đẩy thai ra ngoài [18].Vì vậy MSP được ứng dụng trong sản khoa: gây sảy thai, gây chuyển dạ, chuẩn bị làm mềm CTC trước thủ thuật, chống chảy máu TC sau đẻ. Các nghiên cứu luôn cảnh báo khả năng tạo CCTC mạnh có thể vỡ TC khi gây chuyển dạ, kể cả những trường hợp thai nhỏ. Tác dụng không mong muốn thường thấy của MSP là : buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, sốt rét run [19],[20], [21]. 1.4.3.2. Gây sảy thai bằng Oxytocin Là cuộc đẻ do người thầy thuốc sản khoa khởi động và điều khiển bằng cách dùng Oxytocin truyền nhỏ giọt tĩnh mạch để chỉ huy các CCTC nhằm gây chuyển dạ [7],[22],[23]. Tác dụng không mong muốn của Oxytocin hay xảy ra là gây CCTC cường tính, tăng trương lực cơ bản của TC dẫn đến VTC, đờ TC sau đẻ [24], [25]. Tác dụng đáng quan tâm của Oxytocin là chống bài niệu [26],[27]. Cách sử dụng: Pha 5UI Oxytocin vào 500ml dung dịch Glucose 5%, truyền nhỏ giọt TM 5-7 giọt/phút, sau đó điều chỉnh tốc độ giọt theo cơn co và độ xóa mở CTC. Oxytocin được sử dụng rộng rãi như một chất làm co TC nhờ tác dụng kích thích lên các receptor của cơ TC. Trong trường hợp thai chưa đủ tháng, TC ít receptor hơn vì vậy liều lượng Oxytocin thường cao hơn so với thai đủ tháng. Trong các nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ gây sảy thành công của Oxytocin đạt từ 80-90%, tỷ lệ sót rau và thai phải nạo lại ở mức 27%. Thời gian sảy trung bình dao động khoảng từ 8-13h [28],[29], [30]. 1.3.4. Mổ lấy thai(MLT) hoặc cắt TC bán phần cả khối Mổ lấy thai là trường hợp thai và phần phụ của thai được lấy ra khỏi TC qua đường rạch của thành bụng và thành TC. Định nghĩa này không bao hàm mổ bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng hoặc vỡ tử cung đã nằm trong ổ bụng [31]. [...]... phương pháp nghiên cứu Các trường hợp xin phá thai tại khoa kế hoạch hóa gia đình BV PSHN, có tuổi thai từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 22 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn - Tuổi thai từ tuần 13 đến 22 tuần (dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng hoặc dựa vào siêu âm: Thai từ tuần thứ 13 tương đương chiều dài đầu mông 52mm đến hết tuần thứ 22 tương đương đường kính lưỡng đỉnh 52mm) - Thai phụ khỏe mạnh - Thai. .. 12 tháng (từ ngày 01/01 /2012 đến hết ngày 31/12 /2012) , chúng tôi lựa chọn được 912 đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn đã đề ra 3.1 Tình hình nạo phá thai tại bệnh viện 3.1.1 Tỷ lệ phá thai so với tổng số có thai đến khám tại BVPSHN năm 2012 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phá thai so với tổng số đẻ tại viện Trong năm 2012 tại BV PSHN có 21.812 ca phá thai chiếm 32% tổng số ca có thai đến khám và điều trị tại viện và chiếm... không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18 Tuyến áp dụng Các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh Người thực hiện 15 Bác sĩ chuyên khoa phụ sản đã thành thạo kỹ thuật phá thai đến hết 12 tuần bằng phương pháp ngoại khoa và được đào tạo kỹ thuật phá thai bằng phương pháp nong và gắp 1.5.1.1 Chỉ định Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều... - Tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn, kết hôn, ly hôn, góa chồng - Lý do phá thai: Chưa chồng, đủ con, do KT- CV, sợ dư luận XH - Tiền sử phá thai: Chưa phá thai, phá thai 1 lần, phá thai ≥ 2 lần - Số lần đẻ: Chưa đẻ, 1 lần, đẻ 2 lần, đẻ ≥ 3 lần - Tuổi thai: 13 - ≤ 16 tuần, 17 - ≤ 22 tuần - Số sản phụ có tiền sử MC: Đẻ thường, MC 1 lần, MC ≥ 2lần 2.2.4.2 Phương pháp phá thai - Phương pháp phá thai: Nong... từ tuần 13 đến hết tuần 22 Sử dụng misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng mifepriston kết hợp với misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22 Tuyến áp dụng Các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên Người được phép thực hiện Bác sĩ chuyên khoa phụ sản được huấn luyện về phá thai bằng thuốc và thành thạo kỹ thuật phá thai bằng phương pháp ngoại khoa 1.5.2.1 Chỉ định Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều... trung bình) - Thai phụ bị tâm thần - Tuổi thai không phù hợp - Có dấu hiệu sảy thai - Thai dị dạng, thai chết lưu trong TC - Dị ứng với MSP - Có sẹo mổ ở thân TC hoặc dị dạng đường sinh dục dưới 32 2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tại khoa kế hoạch hóa gia đình BV PSHN từ ngày 01/01 /2012 đến hết ngày 31/12 /2012 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt... tuổi phá thai nhỏ nhất là 14 tuổi, tuổi phá thai lớn nhất là 48 tuổi Tuổi trung bình phá thai : 27 ± 0.236, tuổi gặp nhiều nhất là 20 tuổi 36 3.2.2 Tuổi thai Bảng 3.2 Phân bố tuổi thai của ĐTNC Tuổi thai 13 ─ ≤16 tuần 17 ─ 22 tuần Tổng số n 691 221 912 % 75.8 24.2 100 Qua bảng thống kê trên cho thấy tuổi thai từ 13 – 16 tuần chiếm 75.8 %, tuổi thai trên 17 tuần chỉ chiếm 24,2% Sự phân bố tuổi thai. .. chứng có thể xảy ra khi phá thai - Các phương pháp phá thai phù hợp với tuổi thai hiện có - Qui trình phá thai bằng thuốc - Tự theo dõi và chăm sóc sau phá thai - Các dấu hiệu cần khám lại ngay - Khả năng có thai lại sau phá thai Các dấu hiệu thai nghén sớm dễ nhận biết để tránh phá thai - Thôn tin về các BPTT, hướng dẫn chọn lựa BPTT thích hợp và sử dụng đúng để tránh phá thai lần nữa - Trả lời những... cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu 2.2.2 Cỡ mẫu Tất cả các hồ sơ bệnh án vào viện vì phá thai to từ ngày 01/01 /2012 đến hết ngày 31/12 /2012 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin: Hồi cứu số liệu, thu thập thông tin theo mẫu định sẵn 2.2.4 Các chỉ số nghiên cứu: 2.2.4.1 Đặc trưng của người phụ nữ đến phá thai: - Tuổi: Chia làm 5 nhóm (≤ 18 tuổi, 19-24, 25-35, 36 -... có 21.812 ca phá thai chiếm 32% tổng số ca có thai đến khám và điều trị tại viện và chiếm gần 1/2 số ca đẻ 35 3.1.2.Tỷ lệ phá thai to so với tổng số phá thai năm 2012 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phá thai to so với tổng số phá thai Tỷ lệ phá thai to chiếm 6% so với tổng số phá thai tại viện 3.2 Đặc điểm của ĐTNC 3.2.1 Tuổi của ĐTNC Bảng 3.1 Phân bố tuổi của ĐTNC Nhóm tuổi ≤ 18 19 – 24 25 – 35 36 – 40 > 40 Tổng . phá thai đặc biệt là phá thai to từ 13 đến 22 tuần. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh Viện Phụ sản. lại sau 2 tuần. 1.5.2. Phá thai bằng thuốc từ tuần 13 đến hết tuần 22 Sử dụng misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng mifepriston kết hợp với misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22. Tuyến. phương pháp phá thai từ tuần 13 đến 22 tuần 1.4.1. Phương pháp đặt túi nước Nghiên cứu được công bố sớm nhất là phương pháp tạo áp lực cơ học lên buồng TC để khởi phát chuyển dạ của Krause. Năm

Ngày đăng: 06/09/2014, 18:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Parsons M, Sawai S, Kramenner J, et al (1991), ”Evalution of 22 hourythms in progesterone, estradiol, estriol and cortisol with advancing gestation in women”, Procecdings of the 38 th Annual Meeting of the Society of Gynecologic Investigation Abstract #86 San Antonio, TX Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pro"c"ecdings of the 38"th" Annual Meeting of the Society of Gynecologic Investigation Abstract
Tác giả: Parsons M, Sawai S, Kramenner J, et al
Năm: 1991
13. Van Drop DA, Beerthuis RK, Nugteren DH, Vonkeman H (1964),Byochim et biophys Acta, 90: 204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Byochim et biophys Acta
Tác giả: Van Drop DA, Beerthuis RK, Nugteren DH, Vonkeman H
Năm: 1964
14. Nguyễn Đức Vy- Vương Tiến Hòa &amp; cs(2007).”Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến nạo phá thai ở phụ nữ chưa con và phụ nữ chỉ có một con gái tại một số BV PS và cơ sở dịch vụ SKSS năm 2006).Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ(Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến nạo phá thai ở phụ nữ chưa con và phụ nữ chỉ có một con gái tại một số BV PS và cơ sở dịch vụ SKSS năm 2006
Tác giả: Nguyễn Đức Vy- Vương Tiến Hòa &amp; cs
Năm: 2007
15. Collin PW (1990), “ MSP: Dícovery,development and clinical applications”, Med Res Rev, 149-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MSP: Dícovery,development and clinical applications”, "Med Res Rev
Tác giả: Collin PW
Năm: 1990
16. Nguyễn Huy Bạo &amp; cs (1999). “Đánh giá tác dụng gây sảy thai ba tháng giữa bằng Misoprostol đặt âm đạo so vói phương pháp đặt túi nước”.Công trình NCKH cấp ngành của thành phố Hà nội, nghiệm thu năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác dụng gây sảy thai ba tháng giữa bằng Misoprostol đặt âm đạo so vói phương pháp đặt túi nước
Tác giả: Nguyễn Huy Bạo &amp; cs
Năm: 1999
17. Cox SM, King MR, Casey MC, Mac Donald DC (1993), “ Interleukin- 1B, 1anpha and 6 PG in vaginal cervical fluids of pregnant women before and during labor ”, J Clin Endocrinol Metab, 77:805.42(24) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interleukin- 1B, 1anpha and 6 PG in vaginal cervical fluids of pregnant women before and during labor ”, "J Clin Endocrinol Metab
Tác giả: Cox SM, King MR, Casey MC, Mac Donald DC
Năm: 1993
19. Chard T, Hudson CN, Edward CRF, Boyd NHR (1971), “ Release of Oxytocin and Vasopressine by the human fetus during labor ”, Natuer 234: 52-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Release of Oxytocin and Vasopressine by the human fetus during labor ”, "Natuer 234
Tác giả: Chard T, Hudson CN, Edward CRF, Boyd NHR
Năm: 1971
20. Gonzales JA, Carlan SJ, Alverson MW (2001),” Out patient second trimester pregnancy termination ”, Contraception, 63: 89-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contraception
Tác giả: Gonzales JA, Carlan SJ, Alverson MW
Năm: 2001
21. Schrey MP, Read AM, Steer JP (1986), “Oxytocin and Vasopresine stimulate innositol phosphate production in human gestational myometrium and deciduas cells”, Biosci Rep, 6 (7): 613-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oxytocin and Vasopresine stimulate innositol phosphate production in human gestational myometrium and deciduas cells”, "Biosci Rep
Tác giả: Schrey MP, Read AM, Steer JP
Năm: 1986
22. Nguyễn Huy Bạo (2004).”Các phương pháp đình chỉ thai nghén”. Bài giảng Sản –Phụ khoa.NXB Y học, trang 400-404 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Sản –Phụ khoa
Tác giả: Nguyễn Huy Bạo
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2004
23. Bộ Y Tế (2003).”Đẻ chỉ huy tĩnh mạch”.Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS, trang 43-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2003
24. Nguyễn Đức Hinh (1997) “Tình hình thai chết lưu tại BV BVBM- TSS trong 2 năm 1994-1995”, Công trình NCKH Viện BVBM-TSS, 34-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thai chết lưu tại BV BVBM- TSS trong 2 năm 1994-1995
25. Phạm Thanh Nga (1997), “ Góp phần nghiên cứu cách xử trí thai chết lưu bằng MSP”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú BV- BYT- trường ĐHY HN 26. Chilty L (1981), “ Prenatal screening for chromosome abnenmalities”,Bristist Medical Bulletion 54,4: 839-858 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu cách xử trí thai chết lưu bằng MSP”," Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú BV- BYT- trường ĐHY HN26. Chilty L (1981), “ Prenatal screening for chromosome abnenmalities”, "Bristist Medical Bulletion
Tác giả: Phạm Thanh Nga (1997), “ Góp phần nghiên cứu cách xử trí thai chết lưu bằng MSP”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú BV- BYT- trường ĐHY HN 26. Chilty L
Năm: 1981
27. Harkell VM, Easterling TR, Lichtenbing ES (1999), “Surgical abortion after the first trimester In: Pau M, Lichtenbing ES, Borgotlal S, Grime s DA, Stibble PG, editors”, A chinal guide domechidal and surgical Churchill living stone: Abortion Chapter 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surgical abortion after the first trimester In: Pau M, Lichtenbing ES, Borgotlal S, Grime s DA, Stibble PG, editors”, "A chinal guide domechidal and surgical Churchill living stone
Tác giả: Harkell VM, Easterling TR, Lichtenbing ES
Năm: 1999
29. Heimstad R, Backe B (2003). “Mifepristone for induction of trimester abortion”, Eur J. Gynecol, Sep, vol 11,No 123, p.2412-2413 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mifepristone for induction of trimester abortion”, "Eur J. Gynecol
Tác giả: Heimstad R, Backe B
Năm: 2003
30. Jain JK, Kuo J, Mishell DR (1999),” A comparision of two dosing regimens of intravaginal misoprostol for second- trimester pregnancy termination”, Obstet Gynecol, 93: 571-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”, Obstet Gynecol
Tác giả: Jain JK, Kuo J, Mishell DR
Năm: 1999
31. Nguyễn Đức Hinh (2006).” Chỉ định, kỹ thuật, tai biến của mổ lấy thai”. Bài giảng Sản Phụ khoa dùng cho sau đại học. NXB y học, trang 110-121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”. Bài giảng Sản Phụ khoa dùng cho sau đại học
Tác giả: Nguyễn Đức Hinh
Nhà XB: NXB y học
Năm: 2006
32. Tạ Xuân Lan, Nguyễn Ngọc Khanh (1997),”Thái độ xử trí thai phụ có tiền sử MLT trong 2 năm 1995-1996”, Tạp chí thông tin Y Dược 12/97: 162-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí thông tin Y Dược 12/97
Tác giả: Tạ Xuân Lan, Nguyễn Ngọc Khanh
Năm: 1997
33. Tạ Xuân Lan, Nguyễn Ngọc Khanh (1997), “ Nhận xét trên 634 sản phụ có tiền sử MLT tại BV BVBM- TSS năm 1997”, Tạp chí thông tin Y Dược 12/99: 166-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét trên 634 sản phụ có tiền sử MLT tại BV BVBM- TSS năm 1997”, "Tạp chí thông tin Y Dược 12/99
Tác giả: Tạ Xuân Lan, Nguyễn Ngọc Khanh
Năm: 1997
34. Nguyễn Ngọc Khanh, Tạ Xuân Lan (1999), “Thái độ xử trí với sản phụ có sẹo mổ cũ tại BV BVBM- TSS 1991- 1992”, Công trình NCKH BV BVBM- TSS : 51-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ xử trí với sản phụ có sẹo mổ cũ tại BV BVBM- TSS 1991- 1992”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khanh, Tạ Xuân Lan
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Liên quan giữa nhóm tuổi thai và tuổi của ĐTNC - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.3. Liên quan giữa nhóm tuổi thai và tuổi của ĐTNC (Trang 36)
Bảng 3.5. Phân bố lý do phá thai - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.5. Phân bố lý do phá thai (Trang 39)
Bảng 3.7. Liên quan giữa lý do phá thai và tuổi thai - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.7. Liên quan giữa lý do phá thai và tuổi thai (Trang 41)
Bảng 3.9. Phân bố phương pháp PTT  liên quan với tiền sử đẻ của thai phụ - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.9. Phân bố phương pháp PTT liên quan với tiền sử đẻ của thai phụ (Trang 44)
Bảng 3.10. Thời gian sảy thai - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.10. Thời gian sảy thai (Trang 45)
Bảng 3.11. Tổng liều MSP gây sảy thai - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.11. Tổng liều MSP gây sảy thai (Trang 47)
Bảng 3.12. Liều lượng MSP dùng để làm chín muồi CTC - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.12. Liều lượng MSP dùng để làm chín muồi CTC (Trang 47)
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện của các phương pháp - nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện của các phương pháp (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w