ĐẶT VẤN ĐỀTrẻ em là tương lai của đất nước.Trong bất cứ thời đại nào thì việcchăm sóc và giáo dục trẻ em cũng cần được đầu tư đúng mức nhằm tạo nênthế hệ kế thừa đủ tài đức và sức khỏe đ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ YẾN
T×NH TR¹NG DINH D¦ìNG Vµ KHÈU PHÇN ¡N 24 GIê CñA TRÎ Tõ 24 - 59 TH¸NG TUæI T¹I X· XU¢N QUANG -
CHI£M HãA - TUY£N QUANG N¡M 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009-2013
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trang 3NGUYỄN THỊ YẾN
T×NH TR¹NG DINH D¦ìNG Vµ KHÈU PHÇN ¡N 24 GIê CñA TRÎ Tõ 24 - 59 TH¸NG TUæI T¹I X· XU¢N QUANG -
CHI£M HãA - TUY£N QUANG N¡M 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009-2013
Người hướng dẫn khoa học:
ThS Bs Nguyễn Thùy Linh
HÀ NỘI - 2013
Lời cảm ơn!
Trang 4Sau khi cuốn khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành, tận đáy lòngmình, tôixin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo trong các bộ môn trong trường Đại học Y Hà Nội đãnhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình họctập Đặc biệt là Ban lãnh đạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện khóa luận này
Ths BS Nguyễn Thùy Linh, người đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi nhiềukiến thức của nghiên cứu khoa học, người đã hướng dẫn tôi từ việc xác địnhvấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, chia sẻ thông tin để hoànthành khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong bộmôn Dinh dưỡng và ATTP đã có những đóng góp hữu ích cho khóa luận này.Các bác, các cô, các chú đang công tác tại trạm Y tế xã Xuân Quang ,huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã cung cấp những thông tin cần thiếtcho nghiên cứu này
Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập trong 4năm học qua
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới mẹ và em trai tôi, nhữngngười đã quan tâm, chăm sóc, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trongsuốt quá trình học tập cũng như làm khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Trang 5
*** LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội,
Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công Cộng,
Bộ môn Dinh dưỡng & ATTP - Trường Đại học Y Hà Nội,Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp:
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực
Nếu có sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN/T Cân nặng theo tuổi
CC/T Chiều cao theo tuổi
CN/CC Cân nặng theo chiều cao
NCHS Trung tâm thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ
LTTP Lương thực thực phẩm
SD Độ lệch chuẩn
SDD Suy dinh dưỡng
TTDD Tình trạng dinh dưỡng
WAZ Cân nặng/Tuổi (Weight Age Z-Score)
HAZ Chiều cao/Tuổi (Height Age Z-Score)
WHZ Cân nặng/Chiều cao (Weight Height Z-Score)WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là tương lai của đất nước.Trong bất cứ thời đại nào thì việcchăm sóc và giáo dục trẻ em cũng cần được đầu tư đúng mức nhằm tạo nênthế hệ kế thừa đủ tài đức và sức khỏe để gánh vác trọng trách xây dựng đấtnước.Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng được ưu tiên nhất khi đề cập đến vấn đềdinh dưỡng và sức khỏe vì đây là lứa tuổi trẻ còn non nớt, phụ thuộc hoàntoàn vào tác động từ bên ngoài, là thời kỳ nguy cơ cao của các bệnh nhiễmtrùng,suy dinh dưỡng và tử vong [11].Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng ởtrẻ em đang là một gánh nặng của thế giới,đặc biệt nghiêm trọng ở các nướcđang phát triển trong đó có Việt Nam Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởngđến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ
và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội[10] Hiện nay, trên thế giới có tới 180triệu trẻ em phát triển còi cọc và hơn 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinhdưỡngnghiêm trọng Theo ước tính của WHO,hàng năm có khoảng 10,9 triệutrường hợp tử vong ở trẻ em,trong đó có tới gần 60% trường hợp bị ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do suy dinh dưỡng[17] Ở Việt Nam,mặc dùtrong những năm qua tình hình dinh dưỡng trẻ em đã được cải thiện đáng kểnhưng thiếu năng lượng trường diễn vẫn còn ở mức cao so với phân loại củaWHO.Việt Nam đứng thứ 13 trong số 36 nước trên thế giới có tỷ lệ suy dinhdưỡngthấp còi cao Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc giatỷ lệ trẻ emsuy dinh dưỡngthể thấp còi ở nước ta năm 2011 là 27,5% tương đương gần1/3 trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta trong tình trạng SDD thể thấp còi
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,xã hội,hoạt động phòng chốngSDD ở trẻ em tại Việt Nam đã được triển khai rộng rãi và đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, tuy nhiên việc tiếp tục hạ thấp tỷ lệ SDD và hạ thấp mộtcách đồng đều giữa các vùng vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn.Đối với khu
Trang 8vực miền núi,tình trạng dinh dưỡng còn khá trầm trọng và khống chế SDD làmột bài toán phức tạp bởi SDD do nhiều nguyên nhân chồng chéo,đan xencùng tác động.
Xuân Quang là một xã miền núi nằm ở phía bắc của huyện ChiêmHóa.Người dân sống chủ yếu bằng lao động sản xuất nông nghiệp (96,94%), tỷ
lệ hộ nghèo khá cao (19,63%) Năm 2011,tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ởtrẻ từ 2-5 tuổi là 29,1% (CC/T), thể nhẹ cân là 24,5% (CN/T) và thể gầy còm
là 14,3% (CN/CC) (Theo số liệu thông kê của TYT xã Xuân Quang năm2011)
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24h của trẻ từ 24- 59 tháng tuổi
tại xã Xuân Quang – Chiêm Hóa – Tuyên Quang năm 2012’’ nhằm:
1 Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 24- 59 tháng tuổi tại xã Xuân
Quang- Chiêm Hóa- Tuyên Quang năm 2012.
2 Mô tả khẩu phần ăn 24h của trẻ từ 24 -59 tháng tuổitại xã Xuân
Quang- ChiêmHóa- Tuyên Quang năm 2012.
Trang 9CHƯƠNG1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2.Phân loại
1.2.1.Phân loại theo Gomez (1956)
Là phương pháp phân loại đượcdùng sớm nhất dựa trên chỉ số cân nặngtheo tuổi và sử dụng quần thể tham khảo Havard
Bảng 1.1: Phân loại SDD theo Gomez (1956)
Từ 75% - 90% của cân nặng chuẩn SDD độ I
Từ 60% - 75% của cân nặng chuẩn SDD độ II
Từ dưới 60% của cân nặng chuẩn SDD độ III
Cách phân loại này không phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkorcũng như giữa SDD cấp hay mạn bởi vì cách phân loại này không đánh giátới chiều cao
1.2.2 Phân loại theo Wellcome (1970)
Bảng 1.2: Phân loại SDD theo Wellcome (1970)
Cân nặng (%) so với
chuẩn
Phù
Trang 1060% - 80% Kwashiorkor Thiếu cân
< 60% Marasmus – Kwashiorkor MarasmusPhân loại này phù hợp để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor
1.2.3 Phân loại theo Waterlow (1972)
Để khắc phục nhược điểm phân loại Wellcome là không phân biệt đượcSDD hiện tại hay quá khứ
Bảng 1.3: Phân loại SDD theo Waterlow (1972)
Cân nặng theo chiều cao (80% hay -2SD)
cọc
Thiếu dinhdưỡngnặng kéo dài
Thiếu dinh dưỡng gầy còm là thiếu dinh dưỡng cấp tính Thiếu dinh dưỡngcòi cọc là biểu hiện thiếu dinh dưỡng trường diễn và đã xuất hiện từ lâu
1.2.4.Phân loại theo WHO 2005
SDD trong cộng đồng được chia thành 3 thể: SDD nhẹ cân, SDD thấpcòi và SDD gầy còm[9] Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thườngdùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiềucao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) Thiếu dinh dưỡngđược ghi nhận khi các chỉ tiêunói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (<-2SD) sovới quần thể tham chiếu NCHS (National Center For Health Statistics) củaHoa Kỳ[36] Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh cácmức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng quần thể tham chiếu NCHS để đánhgiá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em không phù hợp với thực tế vì vậy đểđánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, từ năm 2006 WHO đưa ra “chuẩn tăng
Trang 11trưởng mới ở trẻ em” và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới [37] WHO đềnghị lấy điểm ngưỡng < 2 độ lệch chuẩn (< - 2SD) so với quần thể WHO
2005 để đánh giá trẻ bị SDD
Dựa vào Z - Score (điểm – Z), tính theo công thức:
Z – Score = Chỉ số đo được – số trung bình của quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
- Khi CN/T: Z - score < - 2, SDD thể thiếu cân
- Khi CC/T: Z - score < - 2, SDD thể thấp còi
- Khi CN/CC: Z - score < - 2, SDD thể gầy còm
2.Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Mục đích của quá trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng là xác định đượcthực trạng dinh dưỡng, xác lập được nhóm đối tượng có nguy cơ cao, tìm cácyếu tố liên quan, trên cơ sở đó dự báo tình hình và đề xuất những biện phápcan thiệp[13]
Hiện nay có 4 nhóm chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình trạng dinhdưỡng của trẻ em[7]:
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống
- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật
có liên quan đến ăn uống
- Các chỉ tiêu nhân trắc
- Các xét nghiệm hóa sinh
Trong đó 2 nhóm chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất là nhân trắc và điềutra khẩu phần ăn mà các số đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tìnhtrạng dinh dưỡng
WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theotuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi[36].Cụ thể như sau:
• Cân nặng theo tuổi:
Trang 12Là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất Chỉ số này thường đượcdùng để đánh giá tình trạng SDD chung nhưng không cho biết cụ thể đó làloại suy dinh dưỡng hiện tại hay trong quá khứ Vì việc theo dõi cân nặngtương đối đơn giản hơn chiều cao ở cộng đồng nên tỷ lệ nhẹ cân vẫn đượcxem như tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng Chỉ số cân nặng theo tuổi có thểquan sát trong một thời gian ngắn.
• Chiều cao theo tuổi:
Phản ánh tiền sử dinh dưỡng Chỉ sốnàyđãđượckhuyến cáosử dụngđểphát hiệntrẻ "thấp còi" kết hợpvớicân nặng theo chiều cao Thấp còilàmchậmtăng trưởngxươngvàtầm vóc, được định nghĩa làkết quả cuốicùnggiảmtốc độtăng trưởngtuyến tính Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tìnhtrạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị thấp còi
và làm gia tăng khả năng mắc bệnh
• Cân nặng theo chiều cao:
Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại, nhạy Chỉ số này phảnánh tình trạng SDD cấp hay còn gọi “Wasting” Cân nặng theo chiều cao thấpphản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiềucao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhânchính dẫn đến tình trạng này Tỷ lệ gầy còm được quan sát rõ nhất khi xảy racác nạn đói, mất mùa hoặc những bệnh nặng Tuy nhiên, khi bị phù thì chỉ sốnày sẽ không còn chính xác
3.Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi
3.1.Trên thế giới
SDD là bệnh phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới Theo ước tính củaWHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng,phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh Có ít nhất 2/3 số trẻSDD ở châu Á và một nửa số trẻ SDD sống ở khu vực Nam Á[31].Theo thống
Trang 13kê của UNICEF năm 1998, ở các nước khu vực Đông Nam Á còn một số nước
có tỷ lệ SDD khá cao như Lào (40%), campuchia (52%), Indonexia (34%)
3.2 Tại Việt Nam
Hiện nay, SDD ở nước ta vẫn còn ở mức cao so với phân loại của WHO (1997)
Tỷ lệ SDD cũng có sự chênh lệch giữa các vùng sinh thái, miền núi caohơn đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị, những vùng bị hạn hán – thiêntai –lũ lụt thường có tỷ lệ cao hơn các vùng khác Theo điều tra dinh dưỡngtoàn quốc năm 2010 cho thấy tỷ lệ SDD cao nhất ở vùng núi như Tây Nguyên24,7%; miền núi Tây Bắc 22,1%; khu vực phía Bắc miền Trung 19,8%; đồngbằng sông Cửu Long 16,8%; đồng bằng sông Hồng 14,6% và thấp nhất ởĐông Nam Bộ 10,7%[8] Do vậy can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em cần được tiếnhành ở các cấp và phải dựa vào tình hình cụ thể của từng địa phương
Trang 144.Nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của SDD
4.1.Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em
SDD ở trẻ em rất phức tạp,do nhiều nguyên nhân chồng chéo,đan xencùng tác động.Lứa tuổi dưới 5 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt của trẻ với cácnhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm cơ thể khác hẳn với trẻ lớn.Trẻ càng nhỏ nhucầu cành cao Do tốc độ pháttriển nhanh nên đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao, vìvậy nếu thiếu ăn, nhu cầu dinh dưỡng không thỏa mãn sẽ dẫn đến tình trạng dinhdưỡng kém.Để đảm bảo sự phát triển tốt cho trẻ em ngay từ những năm thángđầu tiên thì trước hết cần quan tâm đến việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổsung hợp lý[16] Cho bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chămsóc nuôi dưỡng đầu tiên và thiết yếu đảm bảo cho đứa trẻ phát triển tốt[12].Theo WHO sữa mẹ chỉ thỏa mãn nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu vì cơ thể trẻ ngàycàng lớn lên[33].Do vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ đến một giai đoạn
Trang 15nhất định, trẻ cần được ăn bổ sung thức ăn khác ngoài sữa mẹ Thời gian bắt đầucho trẻ ăn bổ sung là một yếu tố nguy cơ [12] Ăn bổ sung quá sớm hoặc quámuộn, thức ăn không đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng đều dẫn đến tìnhtrạng SDD của trẻ Vì vậy việc đảm bảo nhu cầu trong chế độ ăn cho trẻ là rất cơbản Song , dù nhu cầu bữa ăn có đầy đủ nhưng cách nuôi dưỡng không hợp lýkéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến SDD ở trẻ[15].Thực hành chăm sóctrẻ là kết quả của nhiều yếu tố như văn hóa, tập quán, điều kiện kinh tế gia đìnhtác động đến hiểu biết của người phụ nữ về cách thức lựa chọn thực phẩm, chếbiến thức ăn cho đến cách cho trẻ ăn Mẹ là người gần gũi con nhất nên kiếnthức cũng như thực hành nuôi con của mỗi bà mẹ có ý nghĩa quyết định tìnhtrạng sức khỏe Những sơ xuất trong cách nuôi và cách dạy trẻ ăn đều có ảnhhưởng xấu nhất định đến sự trưởng thành sau này của trẻ[15] Tình trạng dinhdưỡng của trẻ dưới 5 tuổi còn chịu ảnh hưởng rất lớn của cân nặng sơ sinh Quanghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hưng và cộng sự vào năm 1999 ở trẻ dưới 5tuổi tại TPHCM cho thấy tình trạng dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với cânnặng lúc sinh Trẻ có cân nặng sơ sinh < 2500gr có tỷ lệ SDD là 38,7% so với16,5% ở nhóm trẻ sinh ra có cân nặng lúc sinh ≥ 2500gr Nghiên cứu cũng chothấy, trẻ có cân nặng sơ sinh cao sẽ ăn được tốt hơn và ít mắc bệnh hơn[14] Mộtyếu tố làm tăng tỷ lệ SDD mà từ lâu người ta đã thừa nhận nó là một trongnhững nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD ở trẻ em đó là các bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng SDD và nhiễm trùng là một vòng xoắn bệnh lý Ở giai đoạnnày, sức đề kháng của trẻ rất yếu nên mọi sự xâm nhập của vi trùng đều có khảnăng gây bệnh cao cho trẻ , ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng hấpthu của trẻ làm cho tình trạng dinh dưỡng càng trở nên trầm trọng Trẻ bị SDDkhả năngđề kháng với bệnh nhiễm trùng cũng giảm[35] Bên cạnh đó, tình trạngdinh dưỡng của trẻ lứa tuổi này còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như điềukiện sống, vệ sinh môi trường và sự lưu hành của các bệnh nhiễm khuẩn Do đó
Trang 16việc phòng chống SDD không còn là một vấn đề sức khỏe đơn thuần mà nó đãmang ý nghĩa rộng lớn về kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ của mọi ban ngành đoànthể, việc xã hội hóa công tác dinh dưỡng là một trong những vấn đề cần ưu tiêntrong chiến lược của mỗi quốc gia.
4.2 Hậu quả của SDD
- Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54%trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liênquan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ
- Tăng các nguy cơ bệnh lý: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy Suy dinh dưỡng
là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm chotrẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngàycàng trở nên nặng nề hơn
- Chậm phát triển thể chất: Ảnh hưởng trên tầm vóc Thiếu dinh dưỡng lànguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm pháttriển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡngdiễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớmtrước khi trẻ được 2 tuổi[1] Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thờigian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn Chiềucao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiệncần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình
- Chậm phát triển tâm thần: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bìnhthường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi Trẻ bị thiếu dinh dưỡngthường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sựphát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Trẻ
bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hộithường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu
Trang 17- Nguy cơ về mặt xã hội:
Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng suy dinhdưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ
Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người suydinh dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối
ưu, là một sự lãng phí vôcùng lớn với những nước đang phát triển có nhu cầu
về nguồn nhân lực rất cao
Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thểlực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản
II KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ
1 Nhu cầu năng lượng của trẻ dưới từ 24- 59 tháng tuổi
Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ đã có thể bắt đầu làm quen với việc ăn dặm Khibắt đầu cho trẻ ăn dặm, cần phối hợp một cách cân đối và hợp lý các loại thức ănbám sát theo ô vuông thức ăn Ô vuông thức ăn có thể được mô tả như sau:
Thức ăn giàu glucidBột ngũ cốc
Thức ăn giàu proteinThịt, cá, trứngĐậu đỗ
Thức ăn giàu Vitamin
Rau xanhQuả chín
Thức ăn giàu lipidDầu, mỡLạc, vừng
1.1.Nhu cầu về năng lượng
SỮA MẸ
Trang 18Nhu cầu năng lượng của trẻ ở thời kỳ này là rất cao, nhu cầu năng lượngtheo bảng khuyến nghị của Việt Nam trẻ từ 1-3 tuổi thì năng lượng cần là1180kcal/ngày, trẻ từ 4-6 tuổi là 1470kcal/ngày [19]
1.2.Nhu cầu về glucid
Nhu cầu glucid của trẻ bú mẹ hoàn toàn được cung cấp từ nguồn sữa mẹ,8% trong sữa mẹ là lactose, cứ 100ml sữa mẹ cung cấp 7g glucid.Trong6tháng đầuđời, trẻ sơ sinhtiêu thụsữakhoảng780ml/ngàyhoặc60gglucid,chiếm37%tổngnăng lượngtrong lượng sữađưa vàocủa trẻ Trẻ từ 7đến 12 tháng,nhu cầu glucidlà91g/ngàytrongđótừsữamẹ khoảng 600ml/ngày, tương đươngvới glucidlà 44g/ngày, cộngthêmtừnguồn thức ănbổ sunglà 51g/ngày Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì nhu cầuglucid là khoảng 100g/ngày, trẻ từ 4-6 tuổi là khoảng hơn 200g/ngày [19], [38],[45]
1.3.Nhu cầu về protid
Trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu protid khuyến nghị là 35-44g/ngày và trẻ từ 4-6tuổi là 44-55g/ngày [19]
1.4.Nhu cầu về lipid
Đã từ lâu, lipid được nhận biết là thành phần thiết yếu của bữa ăn.Lipid là nguồn cung cấp năng lượng (với đậm độ cao gấp hơn 2 lần so vớiprotein và glucid, khoảng 9,3 Kcal/1gam lipid) và các acid béo, đồng thời làvật mang (carrier) của các chất dinh dưỡng cần thiết tan trong dung môi dầu
mỡ (như các vitamin A, D, E và K) Giá trị sinh học của các chất dinh dưỡngtan trong dầu phụ thuộc vào khả năng hấp thu lipid của cơ thể (60)
Tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chứcphận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinhở trẻ
em và trẻ nhỏ Hậu quả là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do thiếu
protein năng lượng Tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn đến thừa cân-béo phì,
Trang 19có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyểnhoá (22, 40, 46, 58, 90, 103, 109).
Nhu cầu lipidvà các acid béo cần thiết ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu vềnăng lượngvà hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K)
Ở trẻ đang bú mẹ, vì 50-60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa
mẹ cung cấp, nên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, nhất là khi trẻ cai sữa mẹ cần hếtsức chú ý ngăn ngừa tình trạng giảm chất béo đột ngột do được bú mẹ ít đihoặc không còn được bú sữa mẹ nữa Do đó, nhu cầu khuyến nghị về lipidcho trẻ em rất cao
Bảng 1.5:Nhu cầu lipid khuyến nghị cho trẻ dưới 5 tuổi [ 19 ]
(% tổng năng lượng/ngày )
Từ 1- 3 tuổi 35-40
Từ 4-6 tuổi 20-25
1.5.Nhu cầu về vitamin và chất khoáng
Vitamin là thành phần không thể thiếu đối với trẻ nhỏ mặc dù trong cơthể sự hiện diện của vitamin rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết Phần lớn vitaminkhông được tổng hợp bởi cơ thể mà được cung cấp từ thức ăn Do đòi hỏi vềcường độ phát triển và sự chuyển hoá cao nên nhu cầu vitamin ở trẻ em caohơn người lớn Vì thế trong sữa mẹ cũng như khẩu phần ăn của trẻ cần cungcấp nhiều loại vitamin, nhất là vitamin A và C từ các nguồn tự nhiên trongrau, củ quả, trái cây Bên cạnh đó vitamin D cũng rất cần thiết cho sự tái tạo
và phát triển của xương, trong khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đủnhu cầu Tắm nắng hợp lý mỗi ngày giúp cho quá trình tổng hợp vitamin Dnội sinh tăng lên trong những điều kiện nhất định
Trang 20Bảng 1.6: Nhu cầu khuyến nghị một số loại Vitamin
Loại Nhóm tuổi
Vitamin
1- 3 tuổi 4- 6 tuổi
Vitamin A(mcg/ngày) 400 450Vitamin B1(mg/ngày) 0,5 0,6Vitamin B2(mg/ngày) 0,5 0,6
để cung cấp đủ cho trẻ Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nhu cầu calci là 500mg/ngày; nhucầu photpho là 460 mg/ngày và từ 4-6 tuổi nhu cầu calci là 600mg/ngày; nhucầu photpho là 500mg/ngày Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi vàphotpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này Tỷ lệtốt nhất giữa calci/photpho là 1-1,5 đặc biệt là đối với trẻ em [19] Sắt cũng làmột khoáng chất quan trọng, rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là với trẻ
em Tuy nhiên ở một số nước đang phát triển, khả năng tiếp cận các nguồnthực phẩm động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao rất thấp và khẩu phầnhàng ngày chủ yếu gồm các thực phẩm nguồn gốc thực vật nên nguy cơ bịthiếu sắt cao
Bảng 1.7: Nhu cầu sắt khuyến nghị
Trang 21** Loại khẩu phần có giá trị sinh học trung bình (khoảng 10% sắt đượchấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượngvitamin C từ 25mg - 75 mg/ngày.
*** Loại khẩu phần có giá trị sinh họccao (khoảng 15% sắt được hấpthu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C >
75 mg/ngày
2 Các phương pháp đánh giá khẩu phần ăn
Đánh giá khẩu phần ăn là một phần quan trọng của đánh giá tình trạngdinh dưỡng nhằm tìm hiểu loại và số lượng thực phẩm mà đối tượng tiêu thụ.Đây là cách quan trọng để đánh giá nhu cầu của ăn uống với sức khỏe, bệnhtật Nghiên cứu về khẩu phần còn để biết được chiều hướng cần cung cấpthực phẩm[13],[32] Có nhiều phương pháp để đánh giá khẩu phần ăn Ở cộngđồng có 2 phương pháp thông dụng hay được dùng, đó là phương pháp cânđong và phương pháp hỏi ghi 24h
2.1.Phương pháp cân đong
Là phương pháp thường được dùng để đánh giá mức tiêu thụ LTTPcủa tập thể hoặc hộ gia đình Phương pháp này chính xác, chất lượng cao,nhưng mất nhiều thời gian, tốn kém và đôi khi làm cản trở tới thói quen ănuống bình thường của đối tượng
Trang 22Người điều tra cân từng loại thực phẩm một cách chính xác ở các giaiđoạn khác nhau như: trước khi làm sạch ( TL1), sau khi làm sạch (TL2 ), saukhi nấu chín (TL3) và lượng thức ăn thừa (TL4)
Lượng thực phẩm chín đối tượng ăn sẽ được là TL3- TL4
Lượng thực phẩm sống sạch đối tượng ăn được = (TL3-TL4) * TL2/ TL3
Để có thể thu thập được thông tin chính xác, điều tra viên phải được tậphuấn đầy đủ về kỹ thuật và kỹ năng điều tra Không điều tra vào những dịpđặc biệt như giỗ tết và liên hoan, nên hỏi liên tục 3 ngày để có được thông tinđại diện nhất
2.2.Phương pháp hỏi ghi 24h
Là phương pháp điều tra thường được dùng để đánh giá mức tiêu thụLTTP của cá thể.Phương pháp này tương đối nhanh, rẻ nhưng đòi hỏi sự hợptác cao của đối tượng Tuy nhiên, hỏi ghi 24h lại phụ thuộc nhiều vào trí nhớcủa đối tượng được hỏi [34].Trong phương pháp này,đối tượng kể lại tỷ mỉloại thực phẩm,cách chế biến và ước lượng số lượng của những gì đã ăn ngàyhôm trước hoặc 24h trước phỏng vấn
Để hỗ trợ cho công tác hỏi ghi cần dùng những mô hình về thực phẩm vànhững dụng cụ có kích thước khác nhau để ước lượng lượng thực phẩm đốitượng sử dụng Có thể sử dụng album thực phẩm thông dụng so sánh với thựcphẩm đối tượng sử dụng để ước lượng số lượng thực phẩm đối tượng ăn được
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Xuân Quang – Chiêm Hóa –Tuyên Quang
Xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Trang 23Xuân Quang là một xã nông thôn miền núi, nằm ở phía Bắc của huyệnChiêm Hóa, có diện tích 3696 ha, cách trung tâm huyện 5km, có tuyến đường
đô thị 188 chạy qua trung tâm xã tạo thành mạng lưới giao thông nối liền vớicác xã trong huyện.Xã gồm có 10 dân tộc anh em sinh sống trên 13 thôn bảnnhư Kinh, Tày, Nùng, Mường, Mông, Giao, Hoa , Sán trong đó dân tộcTày chiếm 78,05%, Kinh chiếm 11,70%
Tổng số hộ gia đình trong xã là 1192, trong đó có tới 234 hộ nghèo và
331 hộ cận nghèo Xã có tổng số dân là gần 5000, số trẻ em dưới 5 tuổi tại xã
là khoảng 500 trẻ, số trẻ 24-59 tháng tuổi vào khoảng trên dưới 200 trẻ
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 24- 59 tháng tuổi trên địa bàn nghiên cứu
Bà mẹ có con từ 24- 59 tháng tuổi đang có mặt trên địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
Trẻ từ 24- 59 tháng tuổi có mặt tại thời điểm và trên địa bàn nghiên cứu
Trang 24Trẻ không bị mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính, hiện tại khôngmắc các bệnh cấp tính
Bà mẹ: là mẹ của các trẻ được lựa chọn, không bị tâm thần, không bịrối loạn trí nhớ và hợp tác
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, các bệnh mạn tính hoặc đang mắc các bệnhcấp tính
Bà mẹ bị tâm thần, rối loạn trí nhớ, không hợp tác
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả- cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1 Cỡ mẫu
* Chọn mẫu cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Chọn toàn bộ số trẻ từ 24-59 tháng tuổi đủ tiêu chuẩn trên địa bàn xãXuân Quang
→ Vậy cỡ mẫu cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng là 237 trẻ
* Tính cỡ mẫu cho điều tra khẩu phần
Áp dụng công thức :
2 2 2
2 2
δ
δ
t N e
N t
• n : Số lượng mẫu điều tra
• t : Phân vị chuẩn hóa (= 2 ở xác suất 0,954)
• δ : Độ lệch chuẩn thường gặp ở các cuộc điều tra trước (= 400 kcal)
• e : Sai số chuẩn (chọn là 70 kcal )
• N :Tổng số trẻ từ 24- 59 tháng tuổi tại xã Xuân Quang
Trang 25→ Vậy, cỡ mẫu điều tra khẩu phần trẻ 24-59 tháng tuổi sẽ là 79 trẻ,cộng xấp xỉ 10% bỏ cuộc hoặc không trả lời đầy đủ, cỡ mẫu sẽ là 90 trẻ tạimột thời điểm cắt ngang cho xã nghiên cứu
Chọn mẫu: 90 trẻ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách 237 trẻ 24-59tháng tuổi của xã
2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
2.4.Thu thập thông tin
2.4.1 Đo các chỉ số nhân trắc của trẻ từ 24 đến 59 tháng tuổi đã được lựa chọn
- Đo chiều cao
- Cân trẻ
- Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ tiêu nhân trắc (theoWHO 2005):
Dựa vào Z- Score (điểm –Z), tính theo công thức:
Chỉ số Z- Score tính được sẽ được đưa vào đánh giá tình trạng dinhdưỡng theo sơ đồ:
Bảng 2.1: Phân loại SDD theo các chỉ số nhân trắc của trẻ
Sd CN/T(WAZ) CC/T (HAZ) CN/CC(WHZ)
≥-2 Không SDD Không SDD Không SDD
< -2 Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm
<-3 Nhẹ cân nặng Thấp còi nặng Gầy còm nặng
Trang 262.4.2 Hỏi ghi khẩu phần ăn 24 giờ của các trẻ đã được chọn bằng cách phỏng vấn các bà mẹ
2.5.Sai số và hạn chế sai số
Các loại sai số có thể gặp:
• Sai số ngẫu nhiên nhớ lại trong quá trình thu thập thông tin quaphỏng vấn
• Sai số hệ thống trong quá trình cân, đo chiều dài cho trẻ
• Sai số do điều tra viên chưa có kinh nghiệm phỏng vấn
• Sai số trong quá trình điều tra viên nhập liệu
Cách khống chế:
- Phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hơp của bộ câu hỏi
- Chọn lựa các điều tra viên có kinh nghiệm trong điều tra dinh dưỡng,
có kinh nghiệm làm việc với y tế thôn bản
-Tổ chức tập huấn chi tiết về bảng hỏi và kỹ thuật cân đo trước khi điềutra
- Có bảng kiểm hướng dẫn cho điều tra viên
- Trong quá trình điều tra có giám sát viên tham gia giám sát
2.7 Xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu từ phiếu
- Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm EPI và STATA 10.0
- Chỉ số z-score được tính toán bằng phần mềm Anthro2005 của WHO
- Số liệu về khẩu phần ăn 24 giờ được nhập vào phần mềm Access đãđược cải tiến bởi Viện Dinh dưỡng
- Lập các bảng, biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu
2.8 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 05/2012- 05/2013
Trang 272.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và đượcđọc bản thoả thuận nghiên cứu được xây dựng theo hướng dẫn về đạo đứctrong nghiên cứu
- Nghiên cứu này không có bất cứảnh hưởng nào tới phong tục, tậpquán, truyền thống văn hóa, sức khỏe của địa phương
- Đối tượng điều tra có quyền từ chối trả lời phỏng vấn, chỉ điều tranhững người đồng ý tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu này được thông báo cho chính quyềnđịa phương về quy
mô và thời gian tiến hành nghiên cứu
Trang 28CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1 Phân bố tuổi theo giới của trẻ tham gia nghiên cứu
Trang 293.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ:
Trẻ nam (n = 114 )
Trẻ nữ (n =123 )
P (Mann – Whitney test)
Cân nặng (kg ) 17,2±2,0 13,0±2,1 12,4±1,8 p<0,05
Chiều cao (cm ) 93,0±7,8 93,4±7,8 92,6±7,8 p>0,05WAZ (Zcore ) -1,4±0,9 -1,3±0,9 -1,5±0,8 p>0,05HAZ ( Zcore ) -1,5±1,2 -1,4±1,1 -1,5±1,2 p>0,05WHZ ( Zcore ) -1,8±1,1 -0,8±1,1 -0,9±1,0 p>0,05
Nhận xét:
Bảng 3.2cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cân nặng trungbình giữa trẻ nam và trẻ nữ (p<0,05 Mann- Whitney test) Tuy nhiên,giá trịZcore trung bình theo các chỉ tiêu CN/T,CC/T, CN/CC không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa trẻ nam và trẻ nữ
Bảng 3.3 Phân bố chỉ tiêu nhân trắc theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Chỉ số
24- 35 tháng (n=87)
36- 47 tháng (n=71)
48-59 tháng (n=79)
p (Kruskal Wallis test)
WAZ (Zcore) -1,3±0,8 -1,4±1,0 -1,6±0,8 >0,05HAZ (Zcore) -1,5±1,1 -1,4±1,1 -1,5±1,3 >0,05WHZ (Zcore) -0,7±1,0 -1,8±1,0 -1,0±1,1 >0,05