Khẩu phần ăn thực tế của trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24h của trẻ từ 24- 59 tháng tuổi tại xã xuân quang – chiêm hóa – tuyên quang năm 2012 (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2. Khẩu phần ăn thực tế của trẻ

Nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của mọi cơ thể sống.Đây là một nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, không thể thiếu được.Cơ thể con người cần sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, để tăng trưởng và thực hiện các chức phận bình thường của các cơ quan, các mơ trong cơ thể, cũng như để tạo ra năng lượng cho lao động và cho các hoạt động khác của con người. Do đó phải dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về năng lượng, các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng để xây dựng khẩu phần hợp lý, cân đối, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong cơng tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm nhanh trong những năm gần đây thể hiện những cố gắng nỗ lực của toàn xã hội.

Đặc điểm bữa ăn truyền thống của người Việt Nam thiên về các thực phẩm có nguồn gốc thực vật (gạo, rau) cùng với cá được xem là có lợi cho

sức khỏe xét theo kiến thức dinh dưỡng hiện đại. Ở các vùng đều có các loại lương thực, khoai củ, vừng lạc, rau quả với các cách chế biến riêng của từng địa phương [20],[ 22],[ 26].

Trẻ 24-59 tháng tuổi là lứa tuổi đã bắt đầu ăn chung bữa cơm cùng gia đình chứ khơng cịn chế độ ăn riêng nữa. Do đó số bữa ăn hàng ngày hầu hết phụ thuộc vào bữa cơm gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy số bữa chính trung bình trẻ ăn trong ngày là 3,0 và số bữa phụ trung bình là 2- 3 bữa.Trong đó, nhóm trẻ khơng SDD được ăn nhiều bữa hơn nhóm trẻ SDD về cả bữa chính và bữa phụ.Kết quả này là cao hơn so với kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng là số bữa ăn trung bình của trẻ em hàng ngày khơng đạt theo u cầu (trung bình 3 bữa/ngày) [18].

Có tới 87,8% trẻ 24-59 tháng tuổi tham gia nghiên cứu được ăn từ 3 bữa chính/ngày trở lên, kết quả này cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng là nhóm trẻ 26-36 tháng tuổi, là nhóm trẻ được quan tâm về chế độ dinh dưỡng hơn cả cũng chỉ có 17,5% được ăn trên 3 bữa/ngày và tỷ lệ này còn thấp hơn hẳn ở vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Sự khác biệt này có thể là do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn rất nhiều so với điều tra của Viện Dinh dưỡng[18].

Khẩu phần ăn hiện nay của trẻ tập trung chủ yếu vào gạo và thịt(thịt/tơm/cua/cá ăn 1,6 lần/ ngày), rất ít thựcphẩm có nguồn gốc thực vật (rau củ 1,3 lần/ngày, quả chín chỉ ăn 0,7 lần/ngày). Những thực phẩm này, theo chúng tơi thường sẵn có tại địa phương lại rẻ tiền và có giá trị dinh dưỡng,xong các bà mẹ lại quan niệm rằng thịt là thức ăn tốt nhất, bổ nhất nên đã sử dụng thịt như một loại thức ăn thơng dụng nhất.Chính từ cơ cấu bữa ăn như vậy nên giá trịkhẩu phần cũng thay đổi.

Xét về tính cân đối của khẩu phần ăn, cơ cấu sinh năng lượng của các chất trong khẩu phần ăn ở trẻ 24-59 tháng tuổi đều chưa đạt nhu cầu khuyến nghị. Chất cung cấp năng lượng chính cho trẻ là glucid, chiếm 73,7%. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của năm 2010, năng lượng do glucid là 67,9% [24]

Biểu đồ 4.1:Tỷ lệ nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn của trẻ 24 – 59 tháng so với nhu cầu khuyến nghị

Trong khi đó năng lượng được cung cấp từ protid lại khá cao so với khuyến nghị về tỷ lệ các chất sinh năng lượng(16,8%), cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Hợp và Cs (15,4%), điều này thể hiện chất lượng bữa ăn đã được cải thiện.

Khẩu phần ăn của trẻ phần lớn đều không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Năng lượng khẩu phần ăn trong ngày của trẻ là 1075,4 Kcal chỉ đạt 73,2% so với nhu cầu khuyến nghị (nhu cầu năng lượng khuyến nghị của trẻ là 1470 Kcal)

Kết quả này phù hợp với điềutra của Viện Dinh dưỡng,thức ăn của trẻ có đậm độ năng lượng thấp, nghèo chất béo, chất đạm động vật và nghèo các vi chất dinh dưỡng [18]. Lý do dẫn đến điều này có thể là do gánh nặng công việc, nhất là ở vùng nông thôn/miền núi nên các bà mẹ ít có thời gian trực tiếp chăm sóc ăn uống cho con. Trẻ từ 24-35 tháng tuổi có khẩu phần ăn đạt nhu cầu khuyến nghị hơn cả so với 2 nhóm trẻ cịn lại, có thể lý giải vì nhóm trẻ này có nhu cầu thấp hơn và vẫn được quan tâm hơn, mặt khác cỡ mẫu nhỏ nên cũng có những hạn chế.

Chế độ ăn của người Việt Nam ít chất béo, đó khơng chỉ vì nghèo mà là vì thói quen tập qn [22], và thói quen này cũng phần nào được thể hiện trong khẩu phần ăn cho trẻ em. Năng lượng do lipid cung cấp ở đây chỉ đạt 9,5%, bằng một nửa so với nhu cầu khuyến nghị, thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Hợp và Cs (17,6%).

Vitamin là thành phần không thể thiếu đối với trẻ nhỏ mặc dù trong cơ thể sự hiện diện của vitamin rất nhỏ nhưng lại rất cần thiết. Phần lớn vitamin không được tổng hợp bởi cơ thể mà được cung cấp từ thức ăn. Do đòi hỏi về cường độ phát triển và sự chuyển hoá cao nên nhu cầu vitamin ở trẻ em cao hơn người lớn. Vì thế trong khẩu phần ăn của trẻ cần cung cấp nhiều loại vitamin, nhất là vitamin A từ các nguồn tự nhiên trong rau, củ quả, trái cây. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hàm lượng vitamin A trẻ ăn vào là đạt nhu cầu khuyến nghị.

Chất khoáng là các nguyên tố cần thiết để cấu tạo nên các tổ chức cần thiết

của cơ thể và duy trì chức năng sinh lý bình thường. Các chất khống rất cần cho sự tạo xương, tạo rǎng, tạo máu và các hoạt động chức nǎng sinh lý của cơ thể. Ở lứa tuổi này canxi và photpho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa canxi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa calci/photpho là 1,0- 1,5đặc biệt là đối với trẻ em [19]. Tuy nhiên lượng canxi trong khẩu phần lại chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Hàm lượng phospho đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, do đó tỷ số Ca/P chỉ đạt 0,6, thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị.

Sắt cũng là một khoáng chất quan trọng, rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ em. Hàm lượng sắt trong khẩu phần của trẻ trong

nghiên cứu của chúng tơi đạt 6mg/ngày, trong đó nhóm trẻ 24- 35 tháng tuổi chỉ đạt 4,9mg/ngày chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị (nhu cầu khuyến nghị cho trẻ 1- 3 tuổi là 6mg, trẻ 4- 6 tuổi là 7mg).

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn 24h của trẻ từ 24- 59 tháng tuổi tại xã xuân quang – chiêm hóa – tuyên quang năm 2012 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w